Cám ơn các bạn đã trả lời đúng.
Thưa các bạn ! Trước khi nói đến Hữu Ngã thì chúng ta xác định lại Vô Ngã đấy thôi.
Đoạn Kinh trên, đức Phật đã khẳng định mọi thấy nghe hiểu biết của ta đều cần có "chất liệu" (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) mới có biết; Giả sử không có "chất liệu" thì những cái biết này không sinh khởi được, những cái biết này là những cái biết có điều kiện. Chúng ta hãy tạm đặt tên cho nó là CÁI BỊ BIẾT đi nhé ! (Hè hè...! N/q đã né đi những ngôn từ "bác học" rồi đấy nhé !)
CÁI BỊ BIẾT thì không tự có, phải có điều kiện tiếp xúc với trần cảnh (hay ngoại cảnh) nó mới sinh ra, có sinh ra thì có biến mất (có thể chỉ trong sát na thôi), đúng như minhdinh nói : nó là Vọng Tâm !
Tất cả loài người và Chư Thiên đều lầm nhận Vọng Tâm là MÌNH, TA, TÔI, NGÃ; Vì nhận Vọng Tâm là mình cho nên theo Vọng Tâm mà trôi nổi trong Sinh Tử Luân Hồi. Cái Vọng Tâm này, phàm phu chúng ta và Ngoại Đạo thường gọi nó là Linh Hồn. Trong Kinh Lăng Nghiêm này đức Phật gọi tất cả sự hiểu lầm này là "Nhận giặc làm con", tức là chúng ta đã lầm CÁI VỌNG TÂM này, CÁI BỊ BIẾT này, CÁI LINH HỒN này là Ta, là con người thật của mình _ như con tằm nhả tơ tự trói mình, tự trói mình thì tơ đó là giặc chứ còn là gì nữa ! *
Nhưng đặc biệt, đoạn Kinh này :
cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài, bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần, tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.
Đức Phật chỉ luôn "cho dầu không còn gì hết, chỉ còn cảnh giới tịch tỉnh của Ý Thức cũng vẫn là LẦM".
Đây là cái lầm của 4 tầng Trời Vô Sắc giới, đây là cái lầm _ ngở rằng Chân Tâm _ của Ông Krisnamurti khi đặt tên cho trạng thái "không không" là The as is đã được dịch là CÁI ĐANG LÀ. Thực chất vẫn là Ý Thức _ trạng thái tĩnh của Ý Thức.
Rồi một Đại Thiền Sư cũng vội vàng "chụp" lấy cái không không ấy để bảo là Niết Bàn, là Bản Thể Chân Tâm, khuyên chúng đệ tử hãy buông xả tất cả giữ tâm không mà đi cũng cười, ngồi cũng cười, ......Dẫu rằng khuyên chúng đệ tử như vầy cũng tốt, tương lai sẽ có hàng nghìn vị được thác sinh lên những cảnh Trời; nhưng vẫn là làm cho "bờ Mê sương thêm khói" mà thôi.
Đây là Bệnh CHỈ (dừng đứng Tư tưởng và Tình Cảm) mà trong Kinh Viên Giác đức Phật đã quở.
Có những vị Tổ xưa cũng đã quở "nấu cát muốn thành cơm" là ý này. Cát dụ cho Linh Hồn, Ý thức, Thần Thức; Cơm dụ cho Giải Thoát, Niết Bàn, Đại Niết Bàn.
Xin kính chia sẻ !
Phụ chú :
*
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”
Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003