DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 37

Chủ đề: Tối Thượng Thừa

  1. #21
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối thượng thừa.22


    __________________

    . PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

    * a. HẠNH HUỆ VIÊN DUNG


    *b. MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT

    Xin mời các bạn đọc lại những trích đoạn trong Kinh Hoa Nghiêm nhé !

    Trích:

    Bao nhiêu vi-trần trong thế-giới
    Trong mỗi vi-trần thấy các cõi
    Bửu quang hiện Phật vô lượng số
    Cảnh-giới tự-tại của Như-Lai
    .................................................. .

    Vô-lượng vô-số núi Tu-Di
    Ðều đem để vào một sợi lông,
    Một thế-giới để vào tất cả
    Tất cả thế-giới để vào một,
    Thể tướng thế-giới vẫn như cũ
    Vô-đẳng vô-lượng đều cùng khắp.
    .................................................. .
    Trong một chân lông đều thấy rõ
    Vô-số vô-lượng chư Như-Lai
    Tất cả chân lông đều thế cả
    Tôi nay kính lạy tất cả Phật
    .................................................. .

    Kiếp quá-khứ để hiện, vị-lai,
    Kiếp vị-lai để quá, hiện-tại,
    Ba đời nhiều kiếp là một niệm
    Chẳng phải dài vắn : hạnh giải-thoát.
    .................................................. .

    Tôi hay thâm nhập đời vị-lai
    Tất cả kiếp thâu làm một niệm,
    Hết thảy những kiếp trong ba đời
    Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.
    .................................................. .
    Khắp hết mười phương các cõi nước
    Mỗi đầu lông đủ có ba đời
    Phật cùng quốc-độ số vô-lượng
    Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.
    Trong một niệm tôi thấy ba đời
    Tất cả các đấng Nhơn-Sư-Tử
    Cũng thường vào trong cảnh-giới Phật
    Như-huyễn, giải-thoát và oai-lực.




    Chỉ một giọt sương nơi đầu ngọn cỏ thôi, mà nó chứa cả Tam Thiên đấy các bạn ạ ! Chẳng những thế mà nó còn gồm đủ cả 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai).

    Đây là một SỰ THẬT mà Phật pháp sẽ dìu hành giả đến THẬT CHỨNG điều này, chớ không phải là tưởng tượng, mơ hồ viễn vông.
    Những điều Kinh nói trên không phải là "trò chơi chữ", không phải là triết thuyết lý-luận suông. Chúng ta cần thiết phải trải nghiệm điều đó để thật sự tin rằng PHẬT ĐẠO RẤT LÀ CHÂN THẬT.





    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  3. #22
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối thượng thừa.23

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG


    Trước tiên xin mời các bạn đọc lại Kinh Duy-Ma-Cật, Phẫm Bất Tư Nghị nhé :

    Bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
    - Thưa Ngài, Ngài dạo đi trong vô lượng nghìn muôn ức a tăng kỳ (vô số) quốc độ, thấy cõi Phật nào có những tòa Sư tử tốt đẹp thượng diệu do công đức tạo thành ?

    Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :
    - Cư sĩ ! Về phương đông cách đây khỏi ba mươi sáu số cát sông Hằng cõi Phật, có thế giới tên Tu Di Tướng, Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Tu Di Ðăng Vương, hiện vẫn còn. Thân Phật cao tám muôn bốn nghìn do tuần, tòa Sư tử cũng cao như thế, trang nghiêm tốt đẹp bực nhứt.

    Lúc ấy, Trưởng giả Duy Ma Cật hiện sức thần thông, tức thời đức Phật ở cõi nước kia điều khiển ba vạn hai nghìn tòa Sư tử cao rộng nghiêm sạch đến trong nhà ông Duy Ma Cật. Các Bồ Tát, Ðại đệ tử, Ðế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương tất cả đều thấy việc xưa nay chưa từng thấy.

    Nhà ông Duy Ma Cật rộng rãi trùm chứa cả ba vạn hai nghìn tòa Sư tử không ngăn ngại, mà ở nơi thành Tỳ Da Ly cho đến bốn thiên hạ cõi Diêm Phù Ðề cũng không bị ép chật, tất cả đều thấy y nguyên như thế.

    Ông Duy Ma Cật mời Ngài Văn Thù Sư Lợi và các Bồ Tát thượng nhơn ngồi nơi tòa Sư tử, song phải hiện thân mình đứng cao bằng tòa kia. Tức thời các Bồ Tát có thần thông liền biến hiện thân hình cao bốn muôn hai nghìn do tuần đến ngồi nơi tòa Sư tử, còn các Bồ Tát mới phát tâm và hàng Ðại đệ tử đều không lên được.

    Lúc đó, ông Duy Ma Cật mời Ngài Xá Lợi Phất lên tòa Sư tử ngồi.

    Ngài Xá Lợi Phất đáp :
    - Thưa Cư sĩ ! Tòa này cao rộng quá tôi không lên được.

    Ông Duy Ma Cật nói :
    - Ngài Xá Lợì Phất, phải đảnh lễ đức Tu Di Ðăng Vương Như Lai mới có thể ngồi được.

    Khi ấy, các vị Bồ Tát mới phát tâm và hàng Ðại đệ tử đều đảnh lễ đức Tu Di Ðăng Vương Như Lai, rồi ngồi được ngay nơi tòa Sư tử.

    Ngài Xá Lợi Phất nói :
    - Thưa Cư sĩ ! Thật chưa từng có. Như cái nhà nhỏ tí này mà dung được các tòa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly không có ngăn ngại, các tụ lạc, thành ấp, cũng những cung điện chư Thiên, Long Vương, quỉ thần trong bốn thiên hạ ở cõỉ Diêm Phù Ðề cũng không ép chật.

    Ông Duy Ma Cật nói :
    - Ngài Xá Lợi Phất ! Chư Phật và chư Bồ Tát có Pháp “giải thoát” tên là “bất khả tư nghị”. Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di rộng lớn nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà trời Tứ Thiên vương và Ðạo Lợi thiên vương không hay không biết đã vào đấy, chỉ có những người đáng độ được mới thấy núi Tú Di vào trong hột cải, đó là Pháp môn “bất khả tư nghị giải thoát”. Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chưn lông, không có khuấy động các loài thủy tộc như cá trạnh, ngoan đà, mà các biển lớn kia cũng vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỉ thần, A Tu La v.v... đều không hay không biết mình đi vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động.

    Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Bồ Tát ở nơi Pháp bất khả tư nghị giải thoát, rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong bàn tay hữu quăng ra ngoài khỏi những thế giới như số cát sông Hằng, mà chúng sanh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở về chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.

    Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được. Bồ Tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp; hoặc có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.

    Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật gom về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ Tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương bày ra cho ai cũng thấy tất cả mà bản xứ không lay động. – Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ Tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chơn lông. Lại nữa, bao nhiêu nhựt nguyệt, tinh tú trong các cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đều làm cho mọi người thấy rõ nơi một lỗ chưn lông.

    Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ Tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu, ngã, trốc, gảy. Lại khi kiếp lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo mà không có tổn hại.

    Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ cảnh “bất khả tư nghị giải thoát” hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh Văn, thân Ðế Thích, thân Phạm Vương, thân Thế chúa, hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Các thứ tiếng to, tiếng vừa; tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật ở mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.

    Ngài Xá Lợi Phất ! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ Tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.
    Om Mani Padme Hum !

  4. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  5. #23
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG (Tiếp theo)


    Thưa các bạn ! Phật pháp không chỉ có Hiễn giáo _ tức là những dạy bảo rõ-ràng cụ thể mà lục căn của chúng ta có thể nhận biết được _ Phật pháp hãy còn có Mật giáo nữa. Nếu Phật giáo mà không có Mật Lực Đà-La-Ni Tạng thì chẳng khác nào một cái máy vi tính được lắp ráp phần cứng đầy-đủ mà không hề có cài đặt phần mềm nào hết (có khác nào "phế liệu" đâu).

    Đọc đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy Ngài Duy-Ma-Cật NÓI ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC _ Hoá thân Ngài Duy-Ma-Cật nói ra sao thì Báo Thân của Ngài làm được như vậy. Cái nầy gọi là Hiễn Mật Viên Thông !

    Chúng ta vẫn thường thấy trong những buổi lễ, những đàn tràng của Phật giáo, thường thì vị chủ lễ tay bắt thủ ấn, múa may vẽ vời (có thể có thêm ba cây nhang nữa), miệng thì lâm-râm đọc thần chú. Phải thành thật nói đa số trường hợp chỉ là múa may như "kép hát" chớ không có MẬT LỰC. Kép hát thì biết mình chỉ là kép hát, còn quý Thượng Tọa không biết có mắc cỡ hay không khi mình chỉ làm bộ niệm chú bắt ấn mà bản thân mình cũng không tin những Chú, Ấn ấy sẽ đem lại kết quả gì nữa !




    Biết Phật pháp mà chỉ biết trên ngôn-ngữ văn tự, trên hình thức sinh hoạt thì cũng cầm bằng như chưa biết gì hết. Phật pháp chính là SỨC SỐNG CỦA VŨ TRỤ, là MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI TẠNG âm thầm hiện hữu, ĐIỀU KHIỄN CHI PHỐI tất cả mọi sự hiện trong Vô Minh nầy. Chú và Ấn chỉ là 2 biểu hiện của MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI TẠNG nầy.

    Thần Thông và Tam Muội là 2 biểu hiện khác của SỨC SỐNG THẬT.

    Ngày xưa Đức Lục Tổ Huệ Năng sau 16 năm chung sống với đám thợ săn, Ngài trở lại nhập thế để hoằng dương Chánh Pháp thì Ngài đã có một phần MẬT LỰC nầy (qua câu chuyện "Độ thoát một con rồng").

    Thành tựu như Ngài Duy-Ma-Cật mới là HIỄN MẬT VIÊN THÔNG.

    Trong Đại Thừa Viên Giáo không có cụm từ nầy !

    Trở lại cái máy vi tính của chúng ta, nếu không có cài đặt các phần mềm thì nó chẳng khác gì "phế liệu" là mấy. Một Giảng sư nói thật hay nhưng chỉ lý thuyết suông, chưa thật sự tu chứng tí gì thì cũng chỉ như "con bù nhìn" ngoài đồng mà thôi (có khi quạ còn đậu lên "hình nộm" nữa chứ !)


    Om Mani Padme Hum !

  6. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  7. #24
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.25

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG

    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ


    Thưa các bạn, cụm từ nầy gốc trong Kinh "Tứ thập nhị chương" (Kinh 42 chương), chương 11 :

    Phật ngôn: “Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ giới giả. Phạn trì ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu Đà Hoàn. Phạn bách vạn Tu Đà Hoàn, bất như phạn nhất Tư Đà Hàm. Phạn thiên vạn Tư Đà Hàm, bất như phạn nhất A Na Hàm. Phạn nhất ức A Na Hàm, bất như phạn nhất A La Hán. Phạn thập ức A La Hán, bất như phạn nhất Bích Chi Phật. Phạn bách ức Bích Chi Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất vô niệm vô trụ vô tu vô chứng chi giả.”

    (Đức Phật dạy: “Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một nghìn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn, không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn. Cho mười vạn vị Tu Đà Hoàn ăn, không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một nghìn vị Tư Đà Hàm ăn, không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn, không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn, không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn, không bằng cho một vị Phật ăn. Và cho một nghìn ức vị Phật ba đời ăn, không bằng cho một vị vô niệm, vô trụ, vô tu vô chứng ăn.”)


    Vì sao Phật nói điều nầy ?

    Thế nào là nghĩa "Phật ba đời" ở đây ?

    Một vị Phật là hình ảnh tốt đẹp nhất trong cõi Vô Minh nầy mà chúng ta có thể mơ đến được. Hình ảnh ấy cũng chỉ là DIỄN TUỒNG mà thôi, do thuận dòng Mê mà hiễn hiện cho nên không bằng một cái gương KHÔNG DÍNH VÀO MÊ của vị "Vô Tu Vô Chứng Vô Niệm Vô Trụ".


    Nói lên điều nầy Phật muốn dạy chúng ta rằng tất cả, kể cả chuyện thành Phật, Giảng pháp, Độ sinh,....cũng chỉ là chuyện DIỄN TUỒNG trong Mơ mà thôi !

    Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất của Phật pháp đó các bạn ơi !
    Om Mani Padme Hum !

  8. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  9. #25
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    .
    Tối Thượng Thừa.26

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ

    * a. Ngài KIỀN GIÁC.



    Hồi xưa, có một lúc nào đó, ở một xứ nào đó bên Trung Hoa đã từng có một người vô gia cư đi lang thang khắp làng trên xóm dưới, các bạn cũng biết ở Trung Hoa thời bấy giờ, nếu bạn là Du Tăng thì bạn sẽ có thể xin tá túc chùa này chùa nọ dễ dàng (như Ngài Hư Vân Hòa thượng, Ngài thường đi hành cước sống luân chuỷên các chùa cho đến khoảng 80 tuổi mới thôi). Còn ông thì không được như thế, nếu có tá túc cảnh chùa nào thì chỉ ở ngoài mái hiên, Ông chẳng giảng đạo gì, chẳng chữa bệnh "cứu nhân độ thế" gì, Ông chỉ rong chơi và ăn những gì người ta cho, Có một con chó ghẻ lang thang may mắn gặp ông, được ông chia sẻ những miếng bánh "màng-thầu", từ từ nó cũng mướt lông mập mạnh, ông gọi nó là Thiện Thính (vì nó rất biết nghe lời chăng ?). Đó là chuỵên kể về Ngài Kiền Giác !

    Cuối đời, ông ngồi "xếp bằng" đọc mấy câu kệ tiết lộ rằng mình là hóa thân của Ngài Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát rồi bỏ xác. Bây giờ tại nơi đó đã hình thành một ngôi Cỗ Tự danh tiếng, đặc biệt thờ Ngài Địa Tạng.

    Thế đấy bạn ạ ! Một câu chuyện "nhạt hơn nước ốc" nhưng chứa đựng một bài pháp rất ĐẬM-ĐẶC. Một vị Hóa thân đến thế gian có phải là chỉ để rong chơi mà thôi hay sao ? Thế Ngài đến thế gian để làm gì mà không thuýêt giảng đạo lý Phật pháp ? Hoàng Trí không biết rõ Ngài đã âm thầm làm những gì, nhưng Hoàng Trí thấy Ngài đã "thân giáo" một bài Giáo Lý Tối Thượng Thừa, rằng TẤT CẢ ĐÃ TRỌN XONG, PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, KHÔNG CÓ GÌ CẦN LÀM THÊM NỮA !

    Có lẻ Ngài là vị VÔ TU, VÔ CHỨNG, VÔ NIỆM, VÔ TRỤ mà trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương có nhắc đến chăng ?!




    Om Mani Padme Hum !

  10. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  11. #26
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.27

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
    * a. Ngài KIỀN GIÁC.

    * b. Ngài BỐ ĐẠI HÒA THƯỢNG.



    Có một lúc nào đó, Ngài đã đến thế gian để thuyết giảng Chân Lý Tối Thượng Thừa của Phật pháp.

    Ở đâu đó bên Trung Hoa, người ta đã từng thấy có một vị Hoà thượng vai mang một cái túi vải, Ngài rong chơi khắp chốn, Ngài rất vui vẻ, Ngài phát bánh kẹo cho lủ trẻ. Thiên hạ không biết danh hiệu của Ngài bèn gọi là Bố Đại Hoà Thượng, có nghĩa là "Hoà thượng mang túi vải". Và cũng mãi đến khi bỏ xác Ngài mới tiết lộ cho mọi người biết : "Di-Lặc Bồ-tát đã đến thế gian".

    Về sau tạc tượng Ngài, người ta có vẽ thêm 6 đứa bé đang nghịch-ngợm (tượng trưng cho lục tặc _ sáu tên giặc nương theo sáu căn)
    Ở đây Ngài "sống chung hòa bình" với 6 tên giặc, chớ không có trừ giặc. Chỉ là con nít thôi mà, thương còn không hết ......


    Ai muốn giảng "trừ dâm, diệt dục" thì cứ giảng, nhưng có lẻ người giảng nên dòm lại mình, xem mình có dính mắc trong lời giảng hay không ? Nếu DÂM và DỤC quá quan trọng đối với mình, thì rõ-ràng là mình còn đang vướng-vít hồng trần như "gà mắc tóc", cần phải tự giải thoát mình ra khỏi "mớ bòng-bong" ấy !


    Om Mani Padme Hum !

  12. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  13. #27
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.28

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ

    10. NHƯ-LAI GIẢ TỨC CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA



    Bạn ơi ! câu nầy cũng trong Kinh Kim Cang đó :


    Bạn có nhớ chăng ? Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã bảo các vị đệ tử : mỗi người hãy nói "bằng cách nào mà thấy Chân Lý ?". Rồi các vị ấy mỗi người nói lên cái chỗ nương mà vào đạo, có người nương nhãn căn, có người nương sắc trần, có người nương nhãn thức....riêng Bồ-tát Quán Thế Âm thì nương cái nghe mà thấy Chân Lý.

    Điều nầy có nghĩa gì ?

    Tất cả các pháp trong vũ trụ Vô Minh đều có CÁI GỐC CHÂN THẬT là CHÂN NHƯ đó ! Cho nên hành giả có thể nương bất cứ pháp nào, nếu lặn sâu vào tận cùng của nó đều có thể bắt gặp Chân Lý ở đó.

    Điều nầy thì Kinh Thủ Lăng Nghiêm chưa nói MẠNH như Kinh Duy Ma Cật đã nói "DÂM NỘ SI ĐỀU LÀ PHÁP GIẢI THOÁT".

    Và nếu có bạn nào đã từng đọc qua sự tích 84 vị Tổ của Mật Tông ắt đã bắt gặp nhiều trường hợp "TU HÀNH LẠ LÙNG". Có vị làm "đày tớ" cho con điếm, có vị mê tiền quán tiền mà thành đạo, có vị mê cờ bạc quán cờ bạc mà thành đạo, có vị muốn tu mà không muốn mất ngai vàng quyền lực và nữ sắc mà cũng vẫn thành đạo được.


    http://tuvien.com/mat_tong/show.php?...id=03mahamudra
    Om Mani Padme Hum !

  14. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    cunconmocoi (06-11-2015)

  15. #28
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts

    Tối Thượng Thừa.29


    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
    10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA (TIẾP THEO)


    Bạn ơi ! Ngày nào cũng vậy, khoảng 6 giờ chiều là mình mở file Kinh A-Di-Đà để nghe (Tiểu bổn _ do Thầy Thích Trí Thoát tụng), tối hôm qua mình đi ngủ mà bên tai vẫn còn văng vẳng câu "Trì để thuần dĩ kim sa bố địa...." (Dưới đáy ao toàn là cát vàng ròng). Thế là mình đi vào mơ, một giấc mơ khá thú vị, xin kể lại cho bác bạn nghe luôn nhé !

    Mình thấy mình đứng ở bên bờ ao Sen, Ôi ! những cánh sen hồng lay nhẹ dưới cơn gió thoảng, một thoáng hương sen thơm nhẹ làm mình nghe sảng khoái, mình chợt nghĩ "không biết dưới đáy ao có cát vàng hay không nhỉ ?" thì trên không _ hình như có tiếng nói phát ra từ những cây liễu bên hồ :

    _ "Sao con không lặn xuống ao mà tìm biết sự thật, dưới đáy ao có cát vàng hay không ?".

    Nghe lời, mình "ùm" xuống nước :

    _ "Phật ơi ! sao con thấy đáy ao toàn là bùn không vậy ?"

    _ "Con đã đến đáy ao chưa ? Con phải xuyên qua lớp bùn mới thấy cát vàng con ạ !". Mình lật đật trồi lên, quỳ xuống thưa :

    _ "Lạy Phật ! Con không phải là lươn hay chạch làm sao có thể lặn xuyên qua bùn được ?"

    _ "Sao con lại không thể là lươn hay chạch được ?!"

    Lập tức mình thấy mình là lươn và xuyên qua lớp bùn mình đã thấy "quả thật đáy ao có cát vàng !".

    Bạn thân yêu ơi ! Chỉ là một giấc mơ thôi, bạn cho là nhảm-nhí cũng được. Nhưng khi tỉnh giấc "Nam-Kha" mình vẫn còn bâng-khuâng :

    Bùn _ cát vàng, cát vàng _ bùn; cái nào là THẬT ?




    Om Mani Padme Hum !

  16. #29
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Tối Thượng Thừa.30


    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
    10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA

    11. TUỒNG THIÊN DIỄN


    Bạn ơi ! Cái vũ-trụ mơ-màng mà chúng ta đang sống đây, tuy là Giả Có nhưng nó có cái trật-tự, nhịp-nhàng có thể nói là Chân Thiện Mỹ đó !
    Tất cả các pháp đều từ mơ-màng mà tượng hình dường như Có, Có rồi lại lần tựa nhau mà phát triễn, phát triễn mãi cuối cùng hình thành nên một bông hoa Sen TUYỆT MỸ, thế là chấm hết một Vở Tuồng. Thế là chúng ta lại có một quy luật Thành Trụ Hoại Không.
    Đó là chiều đi của Vũ Trụ Tam Thiên hay nói khác hơn là Hành Trình Chân Lý đó các bạn ạ !




    Chính Vô-Minh tưởng chừng như đã hình thành nên vô số chúng sinh, và rồi hình như lần lượt có một cá thể vượt trội "đi tìm Chân Lý", hắn tự trau dồi mình để tiến hoá, đến một trình độ nào đó hắn nghĩ đến Chân Lý Tuyệt Đối, hắn phát Bồ-Đề Tâm, hắn kiên trì Hành Nguyện, trải qua vô số kiếp hay là 3 đại A-Tăng-Kỳ Kiếp gì đó, hắn trở nên Toàn Chân, Toàn Thiện, Chí Mỹ; HẮN ĐÃ THÀNH PHẬT. Thế là "màn chót" của một vở tuồng, và rồi đâu đó lại có những vở tuồng khác tiếp tục hình thành. Cái chuỗi TỪ MÊ ĐẾN TỈNH nầy sẽ còn lặp đi lặp lại mãi hay chăng ? Tuỳ chúng ta thôi ! Nó cũng có thể ngừng dứt bất cứ lúc nào chăng ? Tuỳ chúng ta thôi !
    Đây gọi là TUỒNG THIÊN DIỄN CỦA TAM THIÊN đó !
    Hình vẽ các vị Phật thường được vẽ đứng hay ngồi trên một Hoa Sen, và quan trọng là cái Hoa Sen ấy hình thành trên hư không, nghĩa là Hoa không hề có Gốc.
    Hi...hi..."Hoa nở giữa Hư Không !"



    Om Mani Padme Hum !

  17. #30
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.31

    ___________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
    8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
    9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
    10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
    11. TUỒNG THIÊN DIỄN

    12. SỰ ĐỘ SINH



    Tuồng Thiên Diễn là chuyện một Hạt Sen phát triễn thành một Hoa Sen _ một chúng sinh mê ráng tu để thành Phật _ cũng đồng nghĩa như "HOÀN THÀNH MỘT PHẬT QUỐC".
    Một Phật Quốc hay muôn vạn Phật quốc cũng thế mà thôi !




    Trong Tuồng Thiên Diễn ấy chúng ta thấy có 2 yếu tố quan trọng : thứ nhất là Hạt Sen, phải là hạt chắc _ không thể là hạt lép _ thứ hai là bùn phải "dồi dào dinh-dưỡng".
    Hạt chắc là những chúng sinh có phát Bồ-Đề Tâm, Hạt lép là những chúng sinh không phát Bồ-đề Tâm mà trong Kinh Pháp Hoa Phật đã có nói đến (Phật quở 5000 vị mới "hơi hơi thấy Chân Lý" đã tự đủ, vội đứng dậy bỏ ra về, Phật nói : "đó là những hạt lép").
    Còn bùn "dồi dào dinh dưỡng" là gì ? Là Ba cõi, sáu đường đầy nhiểu-nhương phiền não đó !
    Đức Lục tổ Huệ-Năng há chẳng nói : "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ-đề, cáp như tầm thố giác" đó sao ?! (Phật pháp trong cuộc đời, chẳng phải ở am thanh động vắng mà giác ngộ được, nếu lánh mình ra khỏi cuộc sống "bùn nhơ" mà tìm Giác Ngộ, thì chẳng khác nào đi tìm sừng thỏ _ mà thỏ thì chẳng có sừng bao giờ, ngoại trừ chúng ta ghép hình)
    Vì sao "bùn nhơ" lại quan trọng đến như thế ?
    Các bạn cũng biết rồi mà, Hoa sen đâu có thể mọc trên chỗ đất cao ráo sạch-sẽ, trên cát vàng hay giữa hư không !(Không tính hoa giả, hoa giấy, hoa vải, hoa ny-long).
    Trong hướng dấn thân vào "bùn nhơ" chúng ta thấy xuất hiện đức Quán Thế Âm, đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, đặc biệt là câu nguyện : "ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT" (Còn một chúng sinh chưa thành Phật, ta nguyện không ngồi vào ngôi Chánh Giác).
    Điều nầy có nghĩa là gì ?
    Có lặn sâu vào bùn mới phát hiện "cát vàng" ở đáy ao đó bạn ơi !

    Một vị Bồ-Tát hành nguyện độ sinh là đi vào ba cõi sáu đường, MƯỢN CHÚNG SINH LÀM CHỖ GIẢI MÊ CHO MÌNH.
    Ba cõi sáu đường là gì ?
    Là cơn mê của chúng ta đó !
    Chúng sinh là gì ?
    Là cái BÓNG của chúng ta đó !
    Khi ta còn mê thì còn có chúng sinh, còn có ba cõi sáu đường bất tịnh.
    Một người thực sự tỉnh mộng thì cảnh trong mơ, nhân vật trong mơ há có thể còn tồn-tại được hay sao ?!

    Cho nên TẬN ĐỘ CHÚNG SINH đồng nghĩa với TẬN ĐỘ MÊ LẦM trong ta mà thôi !
    Độ Sinh chính cũng là Độ Ta đó !




    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •