DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 37

Chủ đề: Tối Thượng Thừa

  1. #11
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.11
    __________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :
    * B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)
    * a. _ THẾ GIỚI HẢI
    * b. _ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN


    * c. _ "Xả bỏ BÁO THÂN"

    Các bạn ơi ! mình rất bức xúc khi thấy các Liên hữu, các Phật tử ngoan đạo, lại xử dụng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy như là "một cái gì văn hoa bay bướm" để ám chỉ cái chết của xác thân tứ đại.

    Đơn giản là "Có Sinh thì có Tử", chuyện sống chết như nước thủy triều _ nước ròng rồi nước lớn _ sóng sau xô sóng trước _ có gì quan trọng lắm đâu. Chỉ bởi chúng ta quan trọng của sống phù du nầy quá, cho nên chúng ta thích dùng những ngôn từ "quá trớn" để ám chỉ một chuyện rất đổi bình thường chăng ?!

    1. Có ba trường hợp xả bỏ báo thân :

    Trường hợp 1: Đối với hạng người cực thiện, tức là hạng người thân luôn luôn làm điều thiện, miệng luôn luôn nói thiện, tâm luôn luôn nghĩ thiện. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, tức khắc sinh vào cõi thiện, không qua giai đọan của Trung Ấm thân.

    Trường hợp 2: Đối với hạng người cực ác, nghĩa là miệng luôn luôn nói ác, thân họ luôn luôn làm ác, tâm họ luôn luôn nghĩ ác. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, là tâm thức của họ liền rơi vào cảnh giới địa ngục như tên bắn mà không có một lực nào cản nổi.

    Trường hợp 3: Đối với hạng người thiện ác xen lẫn, chánh tà không phân minh. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, phải trải qua một giai đọan của Trung ấm thân, tức là tiếp nhận cái thân sau khi chết và trước khi tái sinh. Thân ấy có thể sau ba ngày mới được tái sinh vào cảnh giới mà tùy theo nghiệp thiện ác của mình đã tạo. Hoặc một tuần, ba tuần, hoặc bốn mươi chín ngày,....

    (G/s T.T.H)

    2. Dẫu rằng Ta-bà là quán trọ, cõi Phật mới là quê hương, hòa thượng đã xả bỏ báo thân này trở về cố hương, đây là điều hàng hậu học chúng con phải lấy làm niềm vinh hạnh noi theo công đức tu tập của một bậc Thầy mô phạm.

    3. Hòa thượng ..... tuổi cao sức yếu đến ngày đã xả bỏ báo thân để thể nhập pháp thân thường trụ,....

    .......


    Chúng ta thấy đa phần các Phật tử (kể cả Tăng Ni) đeo đuổi pháp môn Niệm Phật đều dùng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy, mà không để ý đến THẬT NGHĨA.

    Người bình thường chúng ta thì những Nghiệp Thiện, Ác mà chúng ta đã làm trong quá khứ, hiện tại, vị lai hình thành nên NGHIỆP BÁO THÂN _ trong đó có Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp (Tội báo thân). Cái Nghiệp Báo Thân nầy nó tồn tại mãi trên bước đường tiến hoá của chúng ta, trừ khi chúng ta đắc quả A-La-Hán _ nhập Niết Bàn.

    Còn các Liên Hữu Niệm Phật, tuy Phật ra điều kiện Vãng Sanh rất dễ-dàng _ chỉ cần một Niệm đến 10 niệm chí thành _ nhưng cái Nghiệp, cái Tội Báo Thân nó sẽ ngăn cản quyết liệt khi hành giả lâm chung, khiến cho 10 người chưa chắc có được 1 người THẬT SỰ VÃNG SANH.

    Giả sử như đương sự thật sự vãng sanh, thì điều đó cũng không có nghĩa là "XẢ BỎ BÁO THÂN".

    Mà là ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH, nghĩa là Phật A-Di-Đà cho mang cả Tội Báo, Nghiệp Chướng về Tây Phương Cực Lạc.
    Cho nhập thai trong Hoa Sen hàng trăm triệu năm là bỏ vào "LÒ HẤP GIẢI NGHIỆP"(chớ lúc đó các Liên Tử chúng ta mơ mơ màng màng, chẳng có tu hành gì cả đâu !). Sau khi đương sự được nhẹ Nghiệp, thì Hoa Sen mới nở ra "Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sanh".

    "Kiến Phật" là thấy Bản Thể Tâm của mình (vốn Vô Sanh), chớ không phải thấy Phật A-Di-Đà với hình tướng một "Đại Trượng Phu" như trong tranh vẽ.

    Những người dày công Niệm Phật thì họ cũng mang theo _ bên cạnh Tội Báo Thân _ là Công Đức Báo Thân.
    Chính nhờ Công Đức Báo Thân nầy mà họ được nhập thai trong nhưng Hoa Sen Trung phẫm, Thượng phẫm.

    Kết luận : Một người chết là bỏ cái xác thúi, chớ Báo Thân _ dù là Tội Báo Thân hay Công Đức Báo Thân _ thì không có ai xả bỏ hết (Ngoại trừ Bậc Thánh A-La-Hán _ Nhập Niết-bàn).

    Mà Tịnh Tông vì quy hướng Tịnh-Độ cho nên tuyệt-đối không có ai đắc quả A-La-Hán _ Nhập Niết-Bàn _ cả !
    Nếu hành giả tinh-tấn được "Niệm Phật Tam-Muội" tại thế, thì khi vãng-sanh cũng mang theo Công Đức Báo Thân chớ không có ai "XẢ BỎ" được gì cả.

    Trong những trích dẫn trên chúng ta còn đọc thấy cụm từ "THỂ NHẬP PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ", Ôi ! Sao chúng ta thích dùng NGOA NGÔN (phóng đại, quá trớn) như thế nhỉ ? Làm sai lạc những nghĩa lý sâu mầu của Phật pháp hết trơn, chẳng lẻ chúng ta không hiểu biết tí gì về Phật pháp hết hay sao ?

    "THỂ NHẬP PHÁP THÂN" : Chỉ những Bậc Đại Giác-Ngộ đã VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN mới tuỳ ý Nhập hay không Nhập, chớ những Bồ Tát CỬU ĐỊA trở xuống không ai nhập được hết.
    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021)

  3. #12
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.12

    __________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :
    * B. BÁO THÂN

    *C. HOÁ THÂN


    HOÁ THÂN là gì ?

    HOÁ THÂN là "một phiên bản" đại diện cho Báo Thân, cũng đại diện cho Pháp Thân.
    HOÁ THÂN là "hình ảnh F3" của Chân-Như (mà Thể F2 là Báo Thân, thể F1 là Pháp Thân).

    HOÁ THÂN là Nguồn Tuệ Giác HIỄN THỊ trong Vô Minh, với hình ảnh của một chúng sinh của cõi đó. Hay nói khác đi HOÁ THÂN là CHÂN LÝ TRONG VÔ MINH.

    HOÁ THÂN có thể ví như là ảnh avartar của chúng ta _ có thêm chức năng "liên kết web" (khi chúng ta rê chuột vào thì liền có phản ứng, tác dụng _ trong các Diễn-đàn online.
    Phật Thích Ca là HÓA THÂN của Thể Báo Thân Đại Nhật Phật.

    Trích:
    Phật bảo A Nan :
    – Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    A Nan bạch Phật :
    – Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? - Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người đại Bà la môn. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến bảo con : “Này A Nan ? Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế ?”.

    Con đáp : “Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa”.

    Ông Duy Ma Cật nói : “Thôi thôi ! Ngài A Nan chớ nói lời ấy ! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì ? - Im lặng bước đi, Ngài A Nan ! Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh độ phương khác đến đây nghe được lời ấy ! Ngài A Nan ! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bịnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư ? Hãy đi Ngài A Nan ? Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm Chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng : “Sao gọi là Thầy, bịnh của mình không cứu nổi mả cứu được bịnh ngươi khác ư ?” Nên lẽn đi mau, chớ để cho người nghe ! Ngài A nan ! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp Thân, không phải thân tư dục. Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bịnh gì ?”.

    Bạch Thế Tôn ! Lúc đó con thật quá hổ thẹn không lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư ? Con liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng : “A Nan ! Đúng như lời Cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược nên hiện ra việc ấy, để độ thoát chúng sanh thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa chớ có thẹn”.


    http://www.thuvienhoasen.org/dmc-03-detu.htm

    Khi Ngài Duy-Ma-Cật nói với Ngài A-Nan điều trên là để dạy cho hậu thế HIỂU RÕ HƠN VỀ THỂ HOÁ THÂN PHẬT :
    Khi nói "Thân Như-Lai là thể Kim Cang" là Ngài muốn nói đến PHÁP THÂN (thật thân của Chư Phật),

    Khi nói "các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì ?" là Ngài muốn nói đến thể Báo Thân.

    Phật thì có 3 Thân (hay 3 Thể), chúng ta chỉ thấy có ảnh của Hoá thân, cái ảnh ấy thì nó cũng giống như mọi cái ảnh khác. Nghĩa là nếu Avatar của bạn là một tập hợp những pixel được số hoá, thì ảnh avartar của Phật Thích Ca cũng thế, (cũng sanh già bệnh chết, ăn ngủ nói năng đi lại tầm thường) có khác chăng là "cài đặt liên kết web". Với Avartar Phật Thích Ca chúng ta có thể có được nhịp cầu đến với KHO TÀNG PHẬT PHÁP VÔ TẬN.
    Om Mani Padme Hum !

  4. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    gaiden (10-22-2021)

  5. #13
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.13

    __________________


    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :
    * B. BÁO THÂN

    C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)


    a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.

    Đây là một cách nói để nhấn mạnh sự tương đồng giữa mỗi chúng sinh và Phật.

    Phật thì sao ?

    Phật thì có Cái Thể Chung Cùng, Tướng Bao Trùm (Pháp Thân), Cái Dụng Thu Nhiếp, An Bày (Báo Thân).
    Trong cái dụng độ Thu Nhiếp của Báo Thân (Đà-La-Ni Tạng) có cái Dụng Soi-Sáng (Tuệ, Đại Bát-Nhã _ Thể Hoá Thân) lại có cái Dụng Hân-Uỷ _ tình thương bao la lan tỏa giữa các Hoá Ảnh trong khắp Cõi Mơ, vì đồng Nhất thể _ mà biểu tượng là Đức Đại Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát.

    Chúng sinh thì sao ?

    Chúng sinh thì cũng có một cá thể chung cùng, có Cái Biết, có Cái Sống, có Tình cảm.
    Cái Biết, Cái Sống, Cái Tình cảm nầy do đâu mà có ?

    Mình xin mượn những hình ảnh nầy để minh họa nhé:




    Đá trong ly và những giọt nước đọng lại ngoài thành ly.

    Bạn ơi ! Những giọt nước trên mặt kiếng là do "đá đang tan" mà có, và những giọt nước đọng lại ngoài thành ly nước đá, tuy từ Không mà Có nhưng do ảnh hưởng độ lạnh của những viên đá trong ly mà tạm có, tuy độ lạnh không bằng những viên đá trong ly nhưng cũng thể hiện phần nào sự mát lạnh.


    ĐÓ ! MỖI CHÚNG SINH LÀ MỘT VỊ HOÁ PHẬT LÀ NHƯ THẾ ĐÓ !

    Một ví dụ khác là :
    Khi bạn ngủ, nằm chiêm bao, bạn thấy bạn đi Đông, đi Tây, làm chuyện nầy chuyện nọ, bạn thương người này, bạn chạy trốn người kia...v...v...Nhân vật trong chiêm bao tuy không thật, không hoàn toàn là bạn nhưng cũng không ngoài bạn, "hắn" là một phần của bạn, do bạn MƠ mà "hắn" có, nếu bạn muốn (và bạn đủ tỉnh-táo) bạn có thể dừng giấc MƠ _ thôi không MƠ nữa _ thì "hắn" lập tức là bạn.

    Thế thì "hắn" không phải là "Hoá thân" của bạn hay sao ?!
    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 10-22-2021 lúc 12:31 PM
    Om Mani Padme Hum !

  6. #14
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.14

    __________________



    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN :
    * B. BÁO THÂN
    * C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)
    a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.


    b. Tứ Trí

    Thưa các bạn !
    Ví dụ bạn là Nguyễn văn Xoài (tên cúng cơm) rồi lớn lên bạn làm Tổng Giám Đốc, bạn có con thì bạn là Cha. Như thế chúng ta thấy có nhiều danh xưng khi bạn nói chuyện với mọi người : Nói với người nhà : "XOÀI yêu Mẹ !" _ nói với nhân viên : "TÔI, Tổng Giám Đốc tuyên bố..." _ nói với con của bạn : "BA không thích con như vậy...!". Ba danh xưng ấy chỉ là một người duy nhất nhưng ở ba vị thế khác nhau.

    Khi Phật nói "Thực, Ta thành đạo đã rất lâu xa (không thể tính đếm suy lường được)....."(Kinh Pháp Hoa) là Phật nương Nhứt Thiết Chủng Trí nói lời chân thật nhất _ THIỆT THUYẾT, cho nên mọi người nghe trái lỗ tai, mà Phật vẫn nói "Như-Lai không hề nói dối...".

    Trong pháp hội Linh Thứu, Phật cầm cành Hoa giơ lên, Ngài Ca Diếp mĩm cười. Lúc đó Phật nương Bình Đẳng Tánh Trí giảng cái Chân Lý Cao Tột của Phật pháp : PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, TẤT CẢ ĐÃ TRỌN VẸN, MỖI CHÚNG SINH LÀ MỘT ĐOÁ SEN HỒNG TRONG HOA TẠNG THẾ GIỚI HẢI. (không có gì chưa làm xong, không có gì cần làm thêm).

    Khi nói "Ta thấy chúng sinh đều có đức tướng Trí Tuệ của Như Lai,...." là đức Phật nương Diệu Quan Sát Trí mà nói.

    Khi nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" (hãy ráng tu rồi mọi người cũng sẽ thành Phật như Ta không khác !) là Phật nương Thành Sở Tác Trí _ Trí Phương Tiện, nói trong tinh thần KHUYẾN TẤN.

    Thể Hóa Thân là nguồn tuệ giác của Chân Lý, đem ánh sáng Chân lý soi rọi cho chúng ta _ những chúng sinh vô minh. Trong cuộc sống thường nhật, nhục thân vị Hóa Thân là một chúng sinh 100%; khi thuyết giảng đạo lý vị Hóa Thân mới dùng đến Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí; khi duyên chúng sinh tròn đủ, vị Hóa Thân mới dùng Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí để giảng những điều cao tột của Phật pháp.

    Giảng nói thì thể Hóa thân giảng nói, gieo duyên là thể Hóa Thân gieo duyên. Nhưng thực sự độ sinh là Thể Báo Thân làm, chứ Hóa thân không có làm gì. Không phải giảng Kinh thuyết pháp là độ sinh đâu, giảng Kinh thuyết pháp chỉ là giới thiệu về Chân Lý !


    Om Mani Padme Hum !

  7. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    Ngọc Quế (06-02-2015)

  8. #15
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.15

    __________________

    1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
    Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
    * A. CHƠN THƯỜNG
    * B. CHƠN LẠC
    * C. CHƠN NGÃ
    * D. CHƠN TỊNH
    Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
    2. BA THÂN
    * A. PHÁP THÂN
    * B. BÁO THÂN
    * C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)
    a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.
    b. Tứ Trí.


    c. Hoá Thân Phật (Nguồn sáng từ Mặt trời).

    Thưa các bạn ! Nói Hoá Thân Phật : Nguồn sáng từ Mặt Trời, là nói ví dụ, chớ không phải Phật duy chỉ là Ánh Sáng.



    Trong hang sâu tăm-tối, nhờ ánh sáng từ miệng hang, chúng ta đã có thể dò dẫm đi mà không sợ vấp ngả.
    Ánh sáng này ắt hẵn có nguồn từ trên cao cao kia, đó là mặt trời. Mặc dầu chúng ta không trực tiếp thấy mặt trời, nhưng nương theo ánh sáng ta biết rằng CÓ MẶT TRỜI.


    Thường chúng ta nói "mặt trăng sáng" hay "ánh sáng mặt trăng" thực ra mặt trăng không có sáng, mặt trăng nhận ánh sáng của mặt trời rồi phản chiếu lại cho chúng ta. Thế đó Hóa thân là thế đó ! Một nhục thân thì cũng bình thường thôi, nhưng ....cái mà nhục thân ấy chuyển tải đến cho chúng ta mới là quan trọng.

    Ánh Sáng từ mặt trời thì vô hình vô tướng trong không gian, nhưng khi tiếp xúc với khí quyển qua những đám mây, chạm mặt đất, ánh sáng đã có những "biểu hiện nhất định".


    Một trong những "biểu hiện nhất định ấy" là ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI. Cái bóng ảnh nầy đã tạm có cách nay hơn 2 thiên niên kỷ. Đây gọi là "Một vị Hoá Thân Phật" !

    Dĩ nhiên "Cái biểu hiện nhất định" nầy không chỉ duy nhất một Đức Phật Thích Ca, mà bất cứ ở đâu, thời kỳ nào ("thời kỳ" chỉ có với chúng ta) hể có chỗ cho ánh sáng từ mặt trời rọi vào thì chỗ ấy sáng lên, và chúng ta nhận được phản ánh (nghĩa là vật thể ấy chiếu ngược lại cho chúng ta) để thấy sự vật rõ-ràng hơn (có thể là mặt đất, có thể là mặt nước,....).
    Om Mani Padme Hum !

  9. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    Admin (05-31-2015),Ngọc Quế (06-02-2015)

  10. #16
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.16

    __________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN


    Các bạn ơi ! Đây cũng là điều tuyệt vời của Phật pháp.


    Mượn bức tranh trên đăng lên đây, h/t muốn minh hoạ cho điều gì ?

    a. _ Sự VIÊN MÃN của Đạo Lý, Phật pháp.

    b. _ Sự THÔNG SUỐT TỘT CÙNG, Chùm sáng từ trên cao, tượng trưng cho sự soi sáng của thể Hoá Thân.

    c. _ Sự ĐỘ SINH TRỌN XONG, Đoá sen ngàn cách đã toàn nở, tượng trưng cho sự trọn vẹn của đạo lý, mỗi chúng sinh như một cánh sen hồng lung linh khoe sắc.

    d._ Toàn LÝ là SỰ, toàn Sự là Lý, LÝ SỰ VIÊN DUNG.

    Om Mani Padme Hum !

  11. #17
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.17

    __________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ


    Các bạn ơi, cụm từ nầy trong Kinh Kim Cang :
    "Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai"
    (Như Lai, không từ đâu mà đến cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai).



    Theo mình thì khi nói câu nầy, không phải đức Thế Tôn muốn nói đến chuyện "ĐI và ĐẾN" (That which comes from nowhere and goes nowhere) như một số bạn hiểu lầm.

    Không đâu ! hiểu như vậy là phụ lòng đức Thế Tôn rồi !

    "VÔ SỞ TÙNG LAI" nghĩa là KHÔNG PHẢI TỪ MỘT CHÚNG SINH MÀ THÀNH.

    Đây là điều lầm lẫn của hầu hết những người học Phật chúng ta, ai cũng nghĩ "Mình tu theo Phật rồi mình sẽ thành Phật".

    MÌNH là cái gì ?

    MÌNH chỉ là một "cái Hoa đốm" trôi dật-dờ trong không gian hư-ảo, há lại có thể thành thứ nầy thứ nọ được hay sao ?

    Nếu MÌNH có thể dồn nén chỉnh sửa thành Phật được, té ra Phật là "kết tinh của Giả" hay sao ?

    Như vậy thì Phật (do Giả thành) không đáng cho mọi người ngưỡng mộ, cái Chân-lý ấy đâu có đáng cho Thế Tôn phải "vất-vả" truyền trao, đâu có đáng cho Chư Tổ phải nhọc-nhằn tuyên thuyết.

    Nếu một cái "gốc mít" mà đẻo tạc thành tượng Phật thì tượng Phật ấy sẽ chịu sự hủy diệt của thời gian, của nước, lửa; như vậy thì Phật có chỗ "KHỨ" (đi đến) rồi đó.

    Đi đến đâu ? _ đến bị huỷ diệt như mọi thứ trên đời này rồi !.



    Cái Giáo lý nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành, hãy ráng tu rồi sẽ thành Phật như ta không khác" là Giáo Lý Quyền thuyết, chớ không phải THIỆT THUYẾT, mà chủ đề nầy là THIỆT THUYẾT cho nên đành phải "mạo phạm" đến đa số các vị Chân tu vậy.
    Om Mani Padme Hum !

  12. #18
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.18

    __________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG


    "NHƯ-LAI GIẢ _ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA"
    (Như-Lai là CÁI GỐC CHÂN THẬT CỦA CÁC PHÁP) câu nầy cũng trong Kinh Kim Cang.


    Bạn ơi ! Ngày xưa Trang Tử nằm ngủ mơ thấy mình là con bướm xinh, bay lượn chập chờn trên những cánh hoa thích chí vô cùng. Cái cãm giác ấy rất thật, đến độ khi bàng hoàng tỉnh giấc, ông ngẩn-ngơ "giữa Trang Tử và Bướm, cảnh nào là Thật ? cảnh nào là giả ? Trang Tử mơ thấy mình là bướm hay Bướm mơ thấy mình là Trang Tử ?"


    Bạn ơi ! Tất cả Người hay vật hay cảnh trong Mơ đều có cái GỐC CHÂN THẬT là cái người đang nằm trên giường nệm kia ! Không có cái người nằm trên giường kia thì không có tất cả _ những hoa những bướm trong mơ.

    Ở bài trước (TỐI THƯỢNG THỪA 17) chúng ta thấy Phật phủ nhận chuyện "chúng sinh thành Phật" thì ở câu nầy Phật nói rõ thêm : Tuy chúng sinh không thể thành Phật, nhưng chúng sinh cũng không ngoài Phật mà tự có. Cái GỐC CHÂN THẬT của chúng sinh là Phật đó !

    Chỉ cần chúng ta đừng lầm nhận Giả là Thật mà thôi, chứ không cần phải "làm cho cái Giả trở thành Thật", hay "tiêu diệt cái Giả để cho cái Thật hiễn lộ"

    Phật là HÌNH, chúng sinh là BÓNG, BÓNG từ HÌNH mà có, HÌNH không ngại gì BÓNG (BÓNG đổ dài, BÓNG gấp khúc hay BÓNG chập chờp _ không thành vấn đề đâu !)
    Om Mani Padme Hum !

  13. #19
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối Thượng Thừa.20

    __________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU


    CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU (CKDH) là gì ?

    CKDH là "Tánh Không" mà không có Không !

    CKDH là "Trong Không có Có"

    CKDH là trình Giáo lý TỘT CÙNG của Phật pháp mà :

    _ Trình cấp 1 là "hoà cùng cái thấy của kẻ Mê _ THẤY CÁC PHÁP ĐỀU CÓ" (Hàng Nhị Thừa)

    _ Trình cấp 2 là "THẤY CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG, ĐỀU GIẢ HUYỄN"(Các hàng Bồ Tát cho đến địa thứ 7 _ Bất Thối bồ-Tát)

    _ Trình cấp 3 là "THẤY CÁC PHÁP CŨNG CÓ CŨNG KHÔNG _ TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG" (Bồ-tát địa thứ 7 đến thứ 9)

    _ Trình cấp 4 là "CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU". (Bậc Diệu Giác _ Đẳng giác)

    Tánh Không _ Chân lý của đạo Phật _ không phải là Ngoan Không _ mà là CÁI GỐC CỦA VẠN HỮU, cho nên gọi là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU :

    "Nguyên Tánh Quang Bất Động
    Dụng Tướng Hạnh Tam Thiên."


    Tánh năng sanh Tướng, Tánh là Chơn Không _ Tướng là Diệu Hữu.

    "Tánh chúng sinh cùng Phật Quốc có một,
    Tướng Bồ-Đề hoá Liên-Hoa muôn vạn."


    Liên-Hoa là Vạn Hữu, Vạn Hữu được hoá sinh từ Chơn Không nên gọi là Diệu Hữu.

    CÓ mà không thực CÓ _ KHÔNG cũng chẳng hoàn toàn KHÔNG, là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.


    Trong bức ảnh trên, một đóa sen tượng trưng cho tất cả "các pháp CÓ _ VẠN HỮU" vốn thiệt từ CHÂN KHÔNG mà ảo hiện. Nói "ảo hiện" mà có thực là có hiện ra hay không hay chỉ là giả ảnh trên máy tính ?!

    Cái DIỆU HỮU nầy bao gồm luôn đức Phật có hình có tướng như đức Thích-Ca-Mâu-Ni nên nói :

    "Phật (và) Chúng sinh, Tánh thường rỗng lặng,
    Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
    Lưới Đế châu ví đạo tràng,
    Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
    ....."
    Om Mani Padme Hum !

  14. #20
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Tối thượng thừa.21


    __________________

    1. PHẬT TÁNH
    2. BA THÂN
    3. VIÊN MÃN
    4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
    5. HÌNH và BÓNG
    6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
    7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

    * a. HẠNH HUỆ VIÊN DUNG



    Để có thể giúp cho chúng ta dễ-dàng thâm nhập Phật đạo buộc lòng các bậc Đại Giác Ngộ phải rạch ròi :

    Đây là Hạnh, đây là Huệ, chứ thật ra trong dụng độ thu nhiếp chúng sinh Hạnh Huệ luôn tương dung, tương tức "QUY NHẤT ĐẠI NHẬT THÁNH MINH".

    Huệ luôn soi sáng cho Hạnh, Hạnh thêm năng lượng cho Huệ.

    Nếu Huệ không Hạnh thì Huệ chẳng tột cùng, nếu Hạnh không Huệ thì Hạnh chẳng bao giờ tròn đủ.

    (Sự hổ tương giữa Hạnh và Huệ có thể ví như chân trái chân phải, khi thì chân trái lên trước, khi thì chân phải lên trước, nếu chân phải đã lên trước thì cơ thể hay quán tính sẽ nâng chân trái lên trước để bước tiếp.)

    Điều nầy là "mặc định" của HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ không thể sai khác !


    Thưa các bạn ! Đây là một bức ảnh ở vịnh Hạ Long, một bức ảnh đẹp đã hội tụ 2 yếu tố : bố cục, đường nét rõ ràng tinh xảo, yếu tố thứ 2 là sự giao thoa ánh sáng sắc màu.



    Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát là 2 vị xuất hiện trong Tranh tượng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tượng trưng cho Hạnh Huệ luôn song hành để HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC ĐÔNG PHƯƠNG.

    Ở đây, Hoàng Trí chỉ muốn tạm mượn hình ảnh nầy để diễn tả sự THÀNH TỰU TUYỆT ĐỐI mà thôi !
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •