DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/9 ĐầuĐầu ... 56789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 86
  1. #61
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    36.- THAM THIỀN NHẬN TỆ ĐOAN CỦA THIỀN LÀ DỤNG CÔNG.

    Cổ Đức có luận về tệ đoan của Thiền rằng: “Từ đời Tống đến nay, tệ đoan của Thiền đặc biệt nhiều, nay thử đề ra có loại gọi là xướng họa tọa thiền, công án tọa thiền, niệm Phật tọa thiền, ông địa tọa thiền, điều phục tọa thiền, v.v...”.

    Nói xướng họa tọa thiền là: người Thầy lấy một câu thoại đầu truyền thọ cho người học, người học vừa ngồi vừa xướng, ví như truyền cho một chữ VÔ của Triệu Châu, thì tất cả chúng người học cũng xướng lên “Vô, vô, vô, vô ...”, giống như con tú hú kêu mưa vậy. Nếu truyền cho câu NÚI TU DI của Vân Môn thì bọn chúng cùng nhau xướng lên “Núi Tu Di, Núi Tu Di ...” giống như con ve kêu. Nếu như thế mà được khai ngộ thì con tu hú với con ve cũng được khai ngộ.

    Còn công án tọa thiền thì người Thầy truyền cho một công án, bảo người học làm công phu, làm rồi đến trình Thầy, thuật lại cảnh giới của mình thấy, nếu hợp với ý thầy thì được ấn khả chứng minh, rồi truyền cho một công án khác. Từ công án này qua công án kia, gọi là “Thấu công án”, ngoài ra còn bày đặt việc kỳ dị, dùng lời nói tỏ vẻ quái lạ, như trong mộng nói mơ, chẳng biết hổ thẹn, cũng như con khỉ vượn chụp trăng trong nước. Nếu làm như thế mà đắc đạo thì con khỉ vượn cũng phải đắc đạo.

    Còn niệm Phật tọa thiền thì người Thầy xưa nay thật chẳng tham thiền, lại chưa hiểu Phật pháp, nhờ có phước si được làm Trụ trì; hoặc người Thầy có theo qui tắc ngồi thiền mà chưa dạy bảo người học một việc gì, chỉ thỉnh Di Đà, Quan Âm, Văn Thù, Di Lặc, chư Phật, chư Bồ Tát để làm Bản tôn, ngồi im niệm danh hiệu hoặc niệm chú nói nhờ thành lực, kiếp này ngộ đạo, kiếp sau sanh Tịnh độ, tự lầm và dạy người, chùm đầu mà ngồi, giống như con sứa nhờ mắt tôm để tìm món ăn. Nếu làm như thế mà đắc đạo thì con sứa cũng sẽ đắc đạo.

    Còn nói ông Địa tọa thiền là ngồi im lặng như cây khô, chẳng làm việc gì, chẳng nói chẳng nhìn, cũng chẳng xướng thoại đầu, như ông Địa làm bằng đất sình ở trong làng. Chẳng biết theo lý quán xét, chỉ giữ lời dạy của thầy nói “Phi suy lường, chẳng phân biệt, ngồi kiết già mãi, đợi khi thời tiết đến thì thân tâm tự nhiên giải thoát, hoát nhiên đại ngộ”. Nếu làm như thế mà được ngộ, thì người đá, người gỗ, ông Địa cũng phải đại ngộ.

    Còn nói điều phục tọa thiền, ví như ngựa rừng gắn yên; rắn rừng vào ống tre, chỉ biết giữ theo lời dạy của Thầy, dùng công phu tọa thiền để hàng phục phiền não vọng tưỏng. Nếu làm như thế mà khai ngộ thì ngựa rừng, rắn rừng cũng được khai ngộ.

    Những tệ đoan của loại thiền này vẫn còn giữ trong tùng lâm, như niệm thoại đầu, đả ngạ thất (ngồi luôn bảy ngày đêm nhịn đói), bất đảo đơn v.v... Thậm chí có người đặt ra thần thoại, nói là mười ngày, tám ngày chẳng ăn, thì được nhìn thấu qua vách tường mà thấy sự vật bên ngoài thấy Thần thấy Ma v.v... Sự bày đặt ma quái ngày càng tăng thêm để làm hại cho người học.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  2. #62
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    37.- LẦM NHẬN “MỘT ĐƯỜNG HƯỚNG THƯỢNG, NGÀN THÁNH CHẲNG TRUYỀN” LÀ PHÁP MÔN ĐỂ DỤNG CÔNG.

    Người xưa nói: ‘Một đường hướng thượng, ngàn Thánh chẳng truyền”, ý là phàm nói được, truyền được thì chẳng phải Chơn như, Chơn như Phật tánh phải tự chứng lấy, chẳng thể nói cho người. Nay người ta hiểu lầm rằng pháp tham thiền chẳng thể truyền thọ, chỉ có thể tự mình đi tìm tòi, ấy là sai lầm lớn. Phật tánh dù chẳng thể ngôn truyền, nhưng pháp dụng công tham thiền thì do ngàn Thánh sở truyền, Phật Phật tự tay thân thọ nhau. Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, hoặc quyền hoặc thật, hoặc đốn hoặc tiệm, đời đời kế thừa nhau, Thánh Thánh nối tiếp nhau, Tổ Sư hét, gậy, chửi mắng, dựng phất trần, giơ cây chỉa đều là thân thiết bảo nhau cho người, nhưng phải xem người ấy có thể thừa đương hay không, chớ đâu phải chẳng truyền!

    38.- LẦM NHẬN “DẪU CHO BIỂN XANH BIẾN THÀNH RUỘNG DÂU CŨNG CHẲNG VÌ ÔNG NÓI TRẮNG RA” LÀ PHÁP MÔN DỤNG CÔNG.

    Người xưa nói: “Dẫu cho biển xanh biến thành ruộng dâu cũng chẳng vì ông nói trắng ra”, ý nói Phật tánh Chơn như chỉ có thể tự chứng tự ngô, chẳng thể dùng ngôn ngữ nói cho người biết.

    Xưa kia khi Hương Nghiêm chưa ngộ, cứ xin Qui Sơn nói trắng ra, Qui Sơn nói: “Ta nói là của ta, chẳng dính dáng với ngươi”, sau ở Nam Dương đang cuốc đất quăng miếng ngói trúng nhằm cây tre phát ra tiếng, mới phát minh Tâm địa. Còn Thái Nguyên Phù Thượng Tọa giảng Kinh Niết Bàn, tỏ bày diệu lý của Pháp thân, có thiền khách nghe xong nói: “Ông dù giảng hay, nhưng thật thì chẳng biết”. Bèn ngưng giảng tham cứu, nửa đêm nghe tiếng trống mới ngộ Pháp thân. Người đời nay hiểu lầm ý chỉ rằng “Dẫu cho biển xanh biến thành ruộng dâu, cũng chẳng vì ông nói trắng ra” là sự bí mật truyền thọ của Tông môn, chẳng thể dạy người, ấy là sai lầm lớn. Há chẳng nghe Lục Tổ nói: “Ngươi nếu phản chiếu, mật ở bên ngươi “ sao!

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  3. #63
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    39.- HIỂU LẦM “TÂM TỊNH THÌ ĐỘ TỰ TỊNH” THÀNH BỆNH.

    “Tâm tịnh thì Độ tự tịnh” là nói sau khi Minh Tâm Kiến Tánh, tất cả đều biến thành Phật tánh, trong Phật tánh chẳng cấu chẳng tịnh, nên uế độ tức là Tịnh độ, Người đời nay không hiểu ý này, nói đem ác niệm sửa lại thành thiện niệm, đem nhiễm duyên biến thành tịnh duyên, trong tâm trong sạch tự nhiên thế giới trong sạch gọi là tâm tịnh thì độ tự tịnh, ấy là sai lầm lớn.

    Tâm niệm biến đổi vô thường, khởi diệt chẳng định, nếu trong tâm trong sạch một hồi thì là Tịnh độ, vọng niệm sanh khởi một hồi lại biến thành Uế độ, như thế sáng tịnh, chiều uế, ngày thiện đêm ác, thay phiên tuần hoàn khi nào mới hết? Kỳ thật tâm tịnh tâm nhiễm là tác dụng của bộ não (Ý Thức + Mạt Na Thức), chẳng liên quan với Tịnh độ, nếu là Tịnh độ chơn chánh thì chẳng biến chẳng đổi, chẳng cấu chẳng tịnh, tức Thường Tịch Quang Tịnh Độ, cũng là Pháp thân của chư Phật. Nếu được đốn ngộ chơn như ngay đó liền sanh Thường Tịch Quang Tịnh Độ, với chư Phật cùng một Pháp thân thì vĩnh viễn siêu thoát sanh tử luân hồi, khi ấy tìm tâm tìm độ trọn bất khả đắc, còn gì để nói tịnh hay uế ư!

    40.- NHẬN LẦM “CHẲNG SỢ VỌNG KHỞI, CHỈ E GIÁC CHẬM” LÀ PHÁP DỤNG CÔNG.

    Có người thường cho “Chẳng sợ vọng khởi, chỉ e giác chậm” là phương pháp tu hành, ấy là sai lầm. Nếu khởi giác niệm để phá vọng niệm thì giác đồng như vọng, cũng là nhất niệm vô minh. Huỳnh Bá Thiền Sư nói: “Nay khi ngươi giác biết vọng khởi, giác chính là Phật, nếu vốn chẳng vọng niệm thì Phật cũng chẳng có. Tại sao? Vì ngươi khởi tâm chấp Phật mới nói có Phật để thành, chấp chúng sanh mới nói có chúng sanh để độ, phàm khởi tâm động niệm đều là chỗ kiến chấp của ngươi, nếu không có tất cả kiến chấp thì Phật đâu có xứ sở! Cũng như Văn Thù vừa khởi kiến chấp có Phật liền bị đày nơi núi Nhị Thiết Vi, cho nên nói: “Chẳng sợ vọng khởi, chỉ e giác chậm!”. Bổn lai chẳng vọng, nói chi là giác? Nếu lấy giác bỏ vọng, giác cũng thành vọng.

    Kinh Viên Giác nói: “Tất cả thế giới thủy, chung, sanh, diệt, trước, sau, có, không, tụ tán, khởi, dừng, niệm niệm tương tục, tuần hoàn xoay chuyển, đủ thứ thủ xã đều là luân hồi, nếu chưa ra khỏi luân hồi mà phân biệt Viên Giác, thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi, vậy muốn khỏi bị luân hồi thì chẳng có chỗ đúng”.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  4. #64
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    41.- LẦM NHẬN “GÓT CHÂN CHẤM ĐẤT” LÀ PHÁP DỤNG CÔNG.

    “Gót chân chấm đất” là lời nói sau khi đã ngộ, người đã Minh Tâm Kiến Tánh, siêu xuất sanh tử luân hồi, đạt đến bản thể tuyệt đối thì việc lớn đã xong, gọi là gót chân chấm đất. Nay có người hiểu lầm ý này, cho là làm một ông Tăng chơn thật, siêng năng tu hành, bước chân vững vàng tức gót chân chấm đất, ấy là sai.

    42.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “VÔ TÂM LÀ ĐẠO”.

    Huỳnh Bá Thiền Sư nói: “Tức Tâm là Phật, vô Tâm là đạo”, Tổ Sư nói: “Phật thuyết tất cả Pháp, vì trừ tất cả Tâm, Ta chẳng tất cả Tâm, đâu cần tất cả Pháp”, đây là lời sau khi đã ngộ, ý nói Phật phương tiện thuyết pháp độ người Tam Thừa, người thượng thượng căn tự minh tâm địa, tự thấy bản tánh thì đâu cần tất cả pháp. Ý chỉ đồng với Kinh Kim Cang, nói: “Biết ta thuyết pháp ví như chiếc bè qua sông, đến bờ thì phải bỏ bè, vậy pháp còn bỏ huống là phi pháp!”, với Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh, tu tập tâm này nếu được thành tựu, mới biết ngay đó chẳng tu cũng chẳng thành tựu”. Ngay nơi chứng ngộ chẳng năng chẳng sở, rốt cuộc chẳng chứng, cũng chẳng kẻ chứng” chính là đồng nhau. Mà người đời sau hiểu lầm ý này, cho là đem vọng tâm đừng nghỉ tư tưởng dứt sạch tức là vô tâm, tức là ngộ đạo, ấy là sai lầm lớn. Vọng tâm là nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh dừng nghỉ tức là cảnh giới đen tối của vô thỉ vô minh, cảnh giới này chưa phá tan thì chưa thể thấy Phật tánh, chẳng phải ngộ đạo. Nên người xưa nói: “Chớ cho vô tâm tức là đạo, vô tâm còn cách núi muôn trùng”, chính là chỉ ngay thứ hiểu lầm này.

    43.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN ‘BÌNH THƯỜNG TÂM LÀ ĐẠO”.

    Triệu Châu hỏi Nam Tuyền thế nào là đạo, Tuyền nói: “bình thường Tâm là đạo”. Châu nói: “Có chỗ xu hướng chăng?”. Tuyền nói: “Tính hướng thì sai”. Châu nói: “Chẳng tính sao biết là đạo?”. Tuyền nói: “Đạo chẳng thuộc biết, chẳng thuộc không biết; biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu chơn đạt đến cái đạo “chẳng tính” thì giống như hư không, mênh mông trống rỗng, đâu có thể cưỡng cho là đúng sai ư!”. Châu ngay đó đại ngộ.

    Lời “bình thường tâm là đạo” của Nam Tuyền, ý nói sau khi kiến tánh, khởi niệm động niệm đều là Phật tánh, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều là Chơn như, ấy là cảnh giới sau khi chứng ngộ. Nay người ta hiểu lầm câu “Bình thường tâm là đạo” tức là bình bình thường thường để qua ngày, bình bình thường thường làm một người tốt, chẳng làm thiện, chẳng tạo ác, mặc kệ tùy duyên uổng qua một đời tức là ngộ đạo, như vậy khác chì người lười biếng, ăn no suốt ngày chẳng làm việc gì! Thật đáng thương xót!

    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 05-19-2018 lúc 08:10 AM
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  5. #65
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    44.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG”.

    Kinh Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”, ý nói sau khi Kiến Tánh, khởi tâm động niệm đều là Phật tánh hiện hành, chỉ một tâm ngay thẳng, chẳng biến chẳng đổi. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Nếu trong tất cả nơi, đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ một tâm ngay thẳng, là đạo tràng chẳng động, là Tịnh độ chơn thật, gọi là Nhất hạnh tam muội”. Người đời sau hiểu lầm cho con người chỉ cần ngay thẳng tức là ngộ đạo, ấy là sai.

    45.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “ĐẦU SÀO TRĂM THƯỚC”.

    Trường Sa Sầm Thiền Sư dẫn dụ lời Cổ Đức rằng: “Người trụ nơi đầu sào trăm thước, mặc dù đắc nhập nhưng chưa phải chơn, đầu sào trăm thước cần tiến tới, mười phương thế giới hiện toàn thân”. Đây là lời khẩn yếu của sự dụng công để khuyên bảo người hậu học, đầu sào trăm thước là dụ cho quá trình dụng công của người tu hành, được leo tới đầu sào trăm thước công phu đã khá rồi, hễ lên nữa tức là hư không, là việc rất khó tiến lên, nếu được tiến thêm một bước thì ngay đó Kiến Tánh Thành Phật mà chứng đắc Pháp thân, nên nói “Đầu sào trăm thước cần tiến tới, mười phương thế giới hiện toàn thân”.

    Chỗ đầu sào này là dụ cho cảnh giới vô thỉ vô minh, người dụng công đến nơi cảnh giới trống rỗng đen tối chẳng có gì cả, tức là đầu sào trăm thước, cũng là vô thỉ vô minh, chớ nên lầm nhận cho cảnh giới này là Chơn như Phật tánh, đến đây cần phải tiến lên để phá tan vô thỉ vô minh mới được kiến tánh thành Phật. Nay có người hiểu lầm cho dứt trừ vọng niệm là đến đầu sào trăm thước, rồi luôn cả cái niệm dứt trừ cũng tiêu sạch tức là “Đầu sào trăm thước cần tiến tới” ấy là sai.

    46.- HIỂU LẦM “BẤT NHỊ PHÁP MÔN” THÀNH BỆNH.

    “Pháp môn Bất Nhị” là nói Phật tánh tuyệt đối, chẳng có năng sở đối đãi là Bất Nhị, xưa kia trong hội Tỳ Da, Văn Thù Bồ Tát để ý chỉ bất nhị, khi ấy sở thuyết của ba mươi hai vị Hiền triết đều sai, chỉ có Duy Ma Cật im lặng chẳng nói, Văn Thù Bồ Tát khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Đến chỗ chẳng có văn tự lới nói mới thật là nhập pháp môn Bất Nhị”. Nên biết tuyệt đối của Phật tánh chẳng phải văn tự lời nói có thể đến, nên nói ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Hiện nay các chùa chiền, trên cửa thường đề bốn chữ “Bất Nhị Pháp Môn”, bắt chước nhau từ lâu, Kinh nói: “Vô môn là pháp môn”, thì cửa chùa làm sao so bằng được!

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  6. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thanh Mai (05-19-2018)

  7. #66
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG II _ YẾU CHỈ THIỀN TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    47.- LẦM NHẬN “TỌA VONG” (NGỒI QUÊN) TRONG ĐẠI TÔNG SƯ THIÊN CỦA TRANG TỬ LÀ PHẬT PHÁP.

    Nhan Hồi nói: “Hồi được ích rồi!”.

    Khổng Tử hỏi: “Là thế nào?”.

    Hồi nói: “Hồi đã quên nhân nghĩa rồi”.

    Khổng Tử nói: “Được, nhưng còn chưa”. Hôm khác Hồi lại trình: “Hồi được ích rồi”.

    Khổng Tử hỏi: “Là thế nào?”.

    Hồi nói: “Hồi đã quên lễ nhạc rồi”.

    Khổng Tử nói: “Được rồi, nhưng còn chưa”. Hôm khác lại trình rằng: “Hồi được ích rồi”.

    Khổng Tử hỏi: “Là thế nào?”.

    Hồi nói: “Hồi tọa vong rồi!”.

    Khổng Tử hỏi: “Thế nào là tọa vong?”.

    Hồi nói: “Đọa cơ thể, bặt thông minh, lìa hình bỏ trí, dụng nơi đại đạo gọi là tọa vong”.

    Khổng Tử nói: “Đồng thì chẳng hai, hóa thì vô thường, Hồi quả thật là bậc Hiền, ta xin theo sau”.

    Như thế lý đạo của tọa vong, tức là cảnh giới vô thỉ vô minh của nhà Phật vậy.

    48.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “ĐẠI THỦ ẤN”.

    Đại Thủ ấn tức là thể tánh bản tâm của tất cả chúng sanh với chư Phật bình đẳng chẳng khác bản tâm bình đẳng vốn trong sạch thường trụ, dù bị vô minh che khuất nhưng thể tánh chơn tâm vẫn tự sáng tỏ trong sạch, dẫu ở nơi lục đạo luân hồi vẫn chẳng thêm chẳng bớt. Cái bản thể vi diệu này, có khi gọi là Bản Giác Như lai, Phổ Hiền Như Lai, Bổn Kiến Thanh Tịnh v.v... tên khác thể đồng, tức một tâm này là căn bản của Đại Thủ Ấn.

    Phái cũ của Mật Tông có nói: “Phổ Hiền Như Lai này là Phật nguyên thỉ chẳng cần dùng sức tẩy trừ nghiệp chướng, ví như nước biển bị gió khơi động mà sanh khởi làn sóng, nếu còn khuấy động (dùng sức tẩy trừ) thì làn sóng không khi nào được dừng lại mà thành trong lặng. Cũng như mây mù dù trôi nổi trên không, khi mây mù tan rã thì trong sạch của hư không tự hiện; lúc mây mù che khuất hư không, tánh không vẫn là tánh không, chưa hề giảm bớt chút nào. Nếu tâm của con người vốn chẳng có thể tánh sáng tỏ trong sạch thì bất cứ dùng phương tiện nào cũng chẳng thể tẩy sạch, vì bản tâm vốn sẵn trong sạch diệu minh mới có thể dùng phương tiện tẩy trừ vọng niệm cho đến thành Phật".

    “Bản tâm vốn trong sạch” là Phật tánh, Phật tánh chẳng thể sanh khởi vô minh, sanh khởi vô minh là do linh tánh của kiến, văn, giác, tri, linh tánh chẳng phải Phật tánh, như nước biển kia vì bị gió khơi động mà sanh làn sóng, nước biển là dụ cho linh tánh của kiến, văn, giác, tri, nếu nhận lầm cho là Phật tánh thì tu cũng vô ích.

    49.- DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “MINH ĐẾ” CỦA BÀ LA MÔN.

    Các nhà Phật học Trung Quốc xưa nay rất nhiều Đại Đức cao Tăng lầm nhận “Minh Đế” cho là Phật tánh, Minh Đế phi không phi hữu, là Bản tánh của thế gian, vì Minh Đế khởi một niệm sanh giác, do giác sanh hai mươi lăm đế, từ hai mươi lăm đế trở về bản thể Minh Đế, tức là vô thỉ vô minh, cũng là chỗ nhận lầm của một số cao Tăng Trung Quốc nói từ Phật tánh sanh khởi vô minh, đoạn dứt vô minh trở về Phật tánh, ấy là sai lầm từ căn bản, tu hành vô ích.
    Kỳ thật Minh Đế của Bà La Môn tức là vô thỉ vô minh, sanh giác tức là kiến, văn, giác, tri, sanh khởi một niệm, do một niệm này sanh ra tám mươi bốn ngàn niệm, cũng gọi là tám mươi bốn ngàn trần lao phiền não vậy.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  8. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thanh Mai (05-19-2018),Thanh Trúc (05-20-2018)

  9. #67
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Cội Nguồn Truyền Thừa (7)

    THỈNH ÍCH (Hỏi đạo)


    Tác giả: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch Giả: Thích Duy Lực






    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  10. #68
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG III _ THỈNH ÍCH (Hỏi đạo)
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III

    THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)


    Tăng hỏi: Lúc con ngồi tham thiền dứt vọng niệm, nhưng vọng niệm càng dứt càng nhiều, ví như một chén nước, khi đục thì đất cát thấy không rõ, khi lắng thì đất cát thấy rõ ràng. Cho nên khi chẳng dứt vọng niệm, vọng niệm lại ít hơn, hễ dứt vọng niệm thì càng dứt càng nhiều. Trước kia có Thiện tri thức bảo con: “Vọng niệm dứt sạch là Phật tánh, tại sao càng dứt càng nhiều? Làm thế nào mới dứt sạch được? Con nhiều nhất dứt được năm phút thì vọng niệm lại khởi nữa, Đức Phật nói: “Pháp cũng là vọng”, tại sao Phật chẳng dứt vọng niệm mà bảo chúng con dứt vọng niệm? Lại ngồi lâu thì nhức đầu, vậy dụng công như thế nào mới học đúng cách tu của Thiền Tông? Xin Sư từ bi khai thị”.

    Sư nói: Ông đã đi lầm đường, niệm khởi niệm diệt chẳng phải Phật tánh, Phật tánh là như như bất động, chẳng khởi vọng niệm; khởi vọng niệm là nhất niệm vô minh, hễ lay động liền phân làm hai mặt: tức là chánh niệm và bất chánh niệm. Bất chánh niệm là vọng, chánh niệm cũng là vọng, đều là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, chẳng liên quan với Phật tánh. Nếu vọng niệm từ bên ngoài đến thì chẳng dính dáng với ông, ông đâu cần đoạn dứt nó! Nếu vọng niệm từ bên trong ra thì cũng như nguồn suối luôn luôn có nước ra, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết? Vậy tu hành dứt vọng niệm, lý này thật chẳng thông. Thật ra kiến, văn, giác, tri, có hai mặt: nhiễm duyên và tịnh duyên, đều là vọng niệm của nhất niệm vô minh. Người tu hành suy nghĩ điều lành, hành việc thiện là tịnh duyên; suy nghĩ điều ác, hành việc tà là nhiễm duyên, hai thứ đều là vọng. Đem nhiễm duyên, tịnh duyên dứt sạch, kiến, văn, giác, tri chẳng còn, ấy là chỗ đen tối trống rỗng của vô thỉ vô minh. Nay Phật tánh bị vô thỉ vô minh che khuất, muốn thấy Phật tánh ắt phải đập tan vô thỉ vô minh mới thấy được.

    Muốn đập tan vô thỉ vô minh, cần phải dùng lục căn của vọng niệm hướng vào chỗ hầm sâu đen tối nhìn thẳng đi, chớ nên gián đoạn, nhìn đi nhìn lại, khi thời tiết đã đến, “ồ” lên một tiếng thì vô minh tan rã, cái bản thể cùng khắp hư không của Phật tánh ngay đó liền hiện ra. Sau khi kiến tánh, thì sanh tử, thiện ác, thị phi từ vô lượng kiếp trọn mâm trình ra, lúc bấy giờ kiến, văn, giác, tri, lục căn, vọng niệm, tất cả đều biến thành Phật tánh. Phật thuyết pháp là Phật niệm, chẳng phải vọng niệm, người chưa kiến tánh mới là vọng niệm.

    Mã Tổ nói: “Tham thiền chẳng thuộc ngồi, chấp ngồi thi bị dính mắc”, đi đứng, nằm, ngồi đều phải dụng công, ngồi lâu sẽ bị nhức đầu. Ông cho kiến, văn, giác, tri nghiệp thức là Phật tánh thì vĩnh viễn chẳng thể kiến tánh, há chẳng nghe Trường Sa Sầm Thiền Sư nói: “Sao người học đạo chẳng biết chơn? Chỉ vì xưa nay nhận thức thần, nguồn gốc sanh tử từ vô thỉ, si mê cho là bổn lai nhơn (Phật tánh) ư!”.

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  11. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thanh Trúc (05-20-2018)

  12. #69
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG III _ THỈNH ÍCH (Hỏi đạo)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tăng hỏi: Con dụng công tu Thiền Tông đã nhiều năm, trước kia ở núi Chung Nam, khi tĩnh tọa, thân tâm hoàn toàn quên mất, ban sơ trống rỗng được mười phút, sau kéo dài đến hai mươi phút, cái không của thân tâm với cái không của hư không hợp lại, khi ấy thân tâm rỗng như gương, hư không cũng như gương, giống như gương chiếu gương, cảnh giới này phải là minh tâm kiến tánh chăng?

    Sư nói: Minh tâm kiến tánh là việc vĩnh viễn vô tận, chẳng thể mê trở lại, cảnh giới của ông thấy khi ngồi chẳng phải Phật tánh, ấy là vô ký không của Lục Tổ nói, cũng gọi là hầm sâu vô minh. Ông cho khi ngồi thấy cảnh giới này thì ngộ, khi đứng dậy thì mê, vậy bỗng mê bỗng ngộ thì Phật tánh cùng thành luân hồi. Theo phương tiện dụng công của ông là cảnh giới ngoại đạo Tiểu thừa. Ông chớ nên dứt niệm, phải lợi dụng căn hướng vào chỗ cảnh giới mênh mông trống rỗng nhìn thẳng đi, khi công phu thuần thục, cơ duyên bỗng đến, “Ồ” lên một tiếng thì hầm sâu vô minh bị phá tan, liền thấy Phật tánh. Dụng công như thế này mới hợp vói phương pháp của Thiền Tông.

    ***

    Tăng hỏi: Trước kia con ở Đại Triệt Đường trong chùa Kim Sơn, khi tĩnh tọa dụng công, chẳng chấp có cũng chẳng chấp không; nếu chấp có Phật tánh thì là ngoài pháp sanh tâm, nếu chấp không có Phật tánh thì là phế bỏ nhân quả, còn có với không đều chẳng chấp, cũng chẳng dứt niệm, vậy hợp với cách dụng công của Thiền Tông chăng?

    Sư nói: Ông chẳng chấp Có, Không là thuộc tác dụng suy nghĩ của kiến, văn, giác, tri, với Phật tánh trọn chẳng dính dáng. Phật tánh là như như bất động, ông phải buông bỏ cái niệm “chẳng chấp có không” ấy, rồi đề thoại đầu khởi nghi tình, khi công phu đến mức, hễ vô thỉ vô minh được phá tan, liền thấy Phật tánh.

    ***

    Tăng hỏi : Lục Tổ nói chẳng suy nghĩ thiện ác thì có thể minh tâm kiến tánh, con hiện nay chẳng suy nghĩ thiện ác, tại sao không được kiến tánh?

    Sư nói: Lục Tổ nói: “Chẳng suy nghĩ thiện ác, đang lúc ấy lai là Bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”, ý của Lục Tổ là bảo ngay chỗ chẳng suy nghĩ thiện ác ấy phát khởi nghi tình tham cứu thì được thấy bản lai diện mục. Ông chỉ là chẳng suy nghĩ thiện ác, không có tham cứu thì đâu thể kiến tánh được!

    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  13. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thanh Trúc (05-20-2018)

  14. #70
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    CHƯƠNG III _ THỈNH ÍCH (Hỏi đạo)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Có Cư sĩ hỏi: Phật tánh vô sanh, vậy Phật tánh từ chỗ nào đến? Nếu Phật tánh từ vô sanh đến lúc đang dụng công, khởi niệm là sanh, niệm dứt rồi là chẳng sanh tức là Phật tánh vô sanh, dụng công như thế này hợp với cách tu của Thiền Tông chăng?

    Sư nói: Phật tánh là như như bất động, bổn lai vô sanh nên vô diệt. Theo lời giải thích của ông thì Phật tánh biến thành có sanh có diệt rồi, dụng công như thế này giống như Lão Tử nói “Vạn vật sanh nơi hữu, hữu sanh nơi vô”, ấy là luân hồi. Phật Pháp là muốn siêu thoát luân hồi, đâu còn muốn chui vào luân hồi như ông vậy! Dụng công như thế thành người Tiểu thừa, Nhị thừa, nhà lý học, chẳng hợp với Thiền Tông. Vô sanh của ông nói tức là hầm sâu vô minh, ông hãy dùng niệm hướng vào chỗ vô sanh phát khởi nghi tình nhìn thẳng đi, như ngọn dao đâm vào, phá tan vô thỉ vô minh, liền thấy Phật tánh, tức là chứng Vô sanh Pháp Nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn nghĩa là Phật tánh chẳng sanh chẳng diệt, vạn tượng trang nghiêm muôn đức tròn đầy, khi ấy vũ trụ vạn vật tất cả đều biến thành Phật tánh.

    ***

    Tăng hỏi: Lúc con ở Thiền đường chùa Cao Mân, một hôm đang tĩnh tọa, thân tâm vọng niệm tạm dứt sạch, bỗng thấy một tia sáng màu trắng, đại khái có hai phút mới tan mất. Lúc sau cách vách tường thấy vật, có một lần qua sông bị trôi xa năm dặm gặp người cứu, chẳng bị chết chìm; có một lần hai tay ôm cục đá trăm cân chẳng thấy phí sức; có một lần tĩnh tọa nhập định bảy ngày chẳng ăn uống; có một lần nhập định hai mươi mốt ngày chẳng ăn cơm. Những cảnh giới kể trên có phải là Thần thông với Ngộ đạo chăng?

    Sư hỏi: Nay ông cách tường còn thấy vật chăng? Còn có thể bảy ngày chẳng ăn cơm và ôm lên cục đá sáu trăm cân được chăng?

    Tăng nói: Hiện nay thì không thể được.

    Sư nói: Tham thiền ngộ đạo là muốn minh tâm kiến tánh, liễu thoát sanh tử. Trong Phật tánh vốn đủ ngũ nhãn, lục thông, chẳng cần cầu bên ngoài, nếu người đã kiến tánh thì đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều ở trong định. Thuở xưa Ngoại đạo có một phương pháp bí truyền, mỗi ngày uống một tách mật ong hoặc nước muối, có thể luôn bảy ngày chẳng ăn cơm. Ông là Phật tử, sao lại học Ngoại đạo Tà ma! Nay ông nên đem tư tưởng cảnh giới Ngoại đạo đã kể trên quăng hết xuống biển, trở lại dụng công tham cứu, khi thân tâm diệt chớ nên dứt hẳn tư tưởng tham cứu, cần phải tham mãi, khi cơ duyên đến, “ồ” lên một tiếng thì vô thỉ vô minh phá tan, liền được Kiến Tánh. Phật tánh là đại định, đâu có xuất nhập!

    Tăng nghe Sư nói, cảm kích rơi lệ, lễ tạ rồi ra đi.

    ***

    Tăng hỏi: Khi con dụng công, quán xét thế giới thân tâm đều là Giả là Không, con lìa Không với Giả, đem tâm niệm ngưng nới chính giữa của Không với Giả, dụng công như thế này hợp với pháp tu của Thiền Tông chăng?

    Sư nói: Dụng công như thế chẳng hợp cách tu của Thiền Tông, giữa Không với Giả là tương đối, Phật tánh là tuyệt đối. Ông đem tâm niệm ngưng nơi khoảng giữa, khoảng giữa chẳng phải Phật tánh. Ông hãy đem cái niệm ngưng nơi khoảng giữa này nhìn thẳng hầm sâu vô minh (tức là khởi nghi tình), khi vô minh tan rã mới được thấy Phật tánh, ấy mới là phương pháp dụng công của Thiền Tông.

    Lần sửa cuối bởi cunconmocoi; 05-21-2018 lúc 07:58 AM
    Giả + Giả + 0 = Giả !
    Chân + Giả + . = Chân

  15. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    Thanh Trúc (05-20-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Nguỵên cầu
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Thơ văn liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-31-2015, 08:49 AM
  2. Nhớ và Nguỵên
    Gửi bởi Nguyên Chiếu trong mục Thơ văn liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-27-2015, 03:16 PM
  3. Suối Nguồn Từ Bi
    Gửi bởi lamebay trong mục Âm nhạc Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-24-2015, 09:13 PM
  4. Truyện tiền thân đức Phật Thích Ca
    Gửi bởi ongmat trong mục Gương sáng tu học Phật pháp
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 07-14-2015, 03:08 PM
  5. Cội nguồn của Mật Tông
    Gửi bởi cát bụi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 11
    Bài cuối: 05-29-2015, 10:53 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •