DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 341
  1. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Duyên Khởi Luận
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi:

    * Vì nhân duyên gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật? Phép tắc của chư Phật không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà tự giảng pháp; cũng như núi Tu-di (Sumeru) cũng không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà rung động. Vậy, nay có nhân duyên to lớn gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật?

    Đáp:

    * Ở trong Tam Tạng, Phật dùng đủ loại thí dụ để thuyết pháp cho hàng Thanh-văn mà không thuyết đến Bồ-tát đạo. Duy trong Kinh Bản-mạt (Pùrvaparàntàka sutra) của Trung-A-hàm (Madhyamà), Phật tuy có thọ ký cho Bồ-tát Di-lặc rằng: "Đời sau ông sẽ được thành Phật hiệu là Di-lặc", mà cũng không nói đến Bồ-tát hạnh. Nay Phật muốn giảng đủ các Bồ-tát hạnh cho Di-lặc v.v… cho nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật.

    * Lại nữa, có vị Bồ-tát tu Niệm Phật Tam muội, Phật muốn khiến họ đối với Tam muội này được tăng ích, nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật. Như Phẩm đầu trong kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật nói: "Phật hiện thần túc, phóng ra ánh sáng sắc vàng chiếu khắp mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng. Thị hiện thân lớn, sáng suốt trong sạch, đủ các thứ sắc đẹp đầy khắp hư không, Phật ở giữa chúng, đoan chánh thù diệu không ai sánh kịp; thí như núi chúa Tu-di nổi giữa biển cả, các Bồ-tát nhờ thấy sự thần biến của Phật, nên tăng thêm lợi ích đối với Niệm Phật Tam muội. Vì lẽ đó, Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật.

    * Lại nữa, Bồ-tát (Tất-đạt-đa) lúc mới sanh, phóng ra ánh sáng đầy khắp cả mười phương, đi bảy bước, nhìn khắp bốn phương, với âm thanh như Sư tử rống, Ngài thuyết bài kệ:

    "Phần thai sanh đã hết,

    Đây là thân cuối cùng

    Ta đã được giải thoát,

    Sẽ lại độ chúng sanh".

    Sau khi phát thệ như vậy, thân Ngài lớn dần, Ngài muốn từ bỏ thân thuộc, xuất gia tu đạo. Nửa đêm thức dậy, nhìn thấy các ca nhi, hậu phi, thể nữ, hình trạng như thây thối, Ngài liền sai Xa-nặc (Chandaka) thắng con Ngựa trắng, nửa đêm vượt thành, đi được mười hai do tuần, đến trong cánh rừng có vị Tiên nhân tên Bạt-già-bà (Bhàrgavà) đang ở, lấy dao cắt tóc, cởi y phục quí giá đổi lấy áo Tăng-già-lê thô xấu, rồi ở bên sông Ni-liên-thuyền (Nairànjana), sáu năm tu khổ hạnh, ngày ăn một hạt mè hoặc một hạt gạo, nhưng tự nghĩ: "Đây không phải là Chánh đạo". Bấy giờ Bồ-tát bỏ chỗ tu khổ hạnh, đến dưới gốc Bồ-đề, ngồi tòa Kim-cang. Ma vương đem mười tám ức vạn đồ chúng đến phá hoại Bồ-tát, Bồ-tát dùng sức Công đức và Trí tuệ hàng phục bọn Ma mà chứng quả Vô thượng Bồ-đề. Bấy giờ vị vua Trời cõi Phạm-thiên, chúa tể của ba ngàn đại thiên thế giới, tên là Thi-khí (Sikkin) cùng với chư Thiên ở cõi Sắc, Thích-đề-hoàn-nhơn cùng với chư Thiên ở cõi Dục và Tứ-thiên-vương cùng đến trước Phật, khuyến thỉnh Thế tôn khởi đầu quay bánh xe Chánh pháp. Lại vì Bồ-tát nhớ đến sở nguyện Đại Từ Đại Bi của mình nên nhận lời thỉnh cầu mà thuyết pháp. Pháp sâu xa trong các pháp là Bát-nhã Ba-la-mật vậy. Vì thế Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following 3 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-23-2018),cunconmocoi (04-23-2018),Thanh Mai (04-23-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •