DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/35 ĐầuĐầu ... 8910111220 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 341
  1. #91
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: "Đã được Đẳng, Nhẫn"

    Hỏi: Thế nào là Đẳng? Thế nào là Nhẫn?

    Đáp: Có hai thứ Đẳng là Chúng sanh đẳng, Pháp đẳng. Nhẫn cũng có hai thứ là Chúng sanh nhẫn, Pháp nhẫn. Thứ nào là Chúng sanh đẳng? Đối với tất cả chúng sanh, tâm bình đẳng, niệm bình đẳng, ái bình đẳng, lợi bình đẳng, ấy gọi là Chúng sanh đẳng.

    Hỏi: Từ bi lực đối với hết thảy chúng sanh nên niệm bình đẳng, không nên quán bình đẳng, vì sao? Vì Bồ-tát hành thật đạo, không điên đảo, đúng như pháp tướng. Vì sao mà đối với người thiện, người bất thiện, người lớn, người nhỏ và súc sanh, mà lại xem một mực bình đẳng? Trong người bất thiện, thật có tướng bất thiện; trong người thiện, thật có tướng thiện? Người lớn, người nhỏ, người và súc sanh cũng như vậy. Như tướng trâu ở nơi trâu, tướng ngựa ở nơi ngựa, tướng trâu không ở trong tướng ngựa, tướng ngựa không ở trong tướng trâu, vì ngựa không làm trâu. Chúng sanh mỗi mỗi có tướng riêng, làm sao một mực quán xem là bình đẳng mà không rơi vào điên đảo?

    Đáp: Nếu tướng thiện, tướng bất thiện là có thật, thì Bồ-tát phải rơi vào điên đảo, vì sao? Vì phá hoại pháp tướng, nhưng vì các pháp chẳng phải thật tướng thiện, chẳng phải thật tướng bất thiện, chẳng phải tướng nhiều, chẳng phải tướng ít, chẳng phải người, chẳng phải súc sanh, chẳng phải một, chẳng phải khác; vì lẽ ấy, ông vấn nạn không đúng, như kệ thuyết về các pháp tướng:

    "Bất sanh bất diệt.

    Bất đoạn bất thường,

    Bất nhất bất dị,

    Bất khứ bất lai.

    Pháp nhân duyên sanh,

    Dứt các hý luận,

    Phật thuyết như vậy,

    Tôi kính lễ Ngài".


    Lại nữa, đối với hết thảy chúng sanh, không trước các thứ tướng, tướng chúng sanh, tướng không, một mực bình đẳng không khác. Quán như vậy, ấy gọi là Chúng sanh đẳng. Nếu người ở trong đó tâm bình đẳng không ngăn ngại, thẳng vào không lui,

    ấy gọi là đẳng, nhẫn. Bồ-tát được đẳng, nhẫn thời đối với hết thảy chúng sanh, không giận, không não hại, như mẹ lành thương con, như kệ nói:

    "Quán âm thanh như tiếng vang,

    Thân hành như bóng trong gương,

    Người quán được như thế,

    Làm sao mà không nhẫn?".

    Ấy gọi là Chúng sanh đẳng, nhẫn.


    Thế nào gọi là Pháp đẳng, nhẫn? Pháp thiện, pháp bất thiện, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi v.v… với các pháp như vậy mà vào bất nhị pháp môn, vào thật pháp tướng môn. Vào như vậy rồi, ở trong đó, khi thâm nhập thật tướng các pháp, thì tâm nhẫn mà trực nhập, không tránh, không ngại, ấy gọi là Pháp đẳng, nhẫn, như kệ nói:

    "Chư pháp bất sanh bất diệt,

    Phi bất sanh bất diệt.

    Cũng bất sanh diệt phi bất sanh diệt,

    Cũng phi bất sanh diệt phi phi bất sanh diệt".


    Đã được giải thoát (lìa khỏi tà kiến gọi là giải thoát), không, phi không (không thủ nơi không nên gọi là phi không) v.v… thảy đều xả bỏ, diệt các hý luận, đường ngôn ngữ dứt, thâm nhập Phật pháp, tâm thông suốt không ngại, bất động bất thối, gọi là Vô sanh nhẫn. Đó là cửa ban đầu hỗ trợ Phật pháp, vì vậy nói "Đã được đẳng, nhẫn".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    vivi (02-10-2022)

  3. #92
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Được vô ngại Đà-la-ni.

    LUẬN: Hỏi: Trước đã nói các Bồ-tát được Đà-la-ni. Nay vì sao lại nói được Vô ngại Đà-la-ni?

    Đáp: Vì Vô ngại Đà-la-ni là tối đại. Như trong tất cả Tam muội, Tam muội vương tam muội là tối đại; như vua trong loài người, như Vô ngại giải thoát trong các giải thoát. Như vậy trong tất cả Đà-la-ni, Vô ngại Đà-la-ni là lớn, cho nên trùng thuyết.

    Lại nữa, trước nói các Bồ-tát đã được Đà-la-ni, không biết ấy là Đà-la-ni gì? Có tiểu Đà-la-ni như của Chuyển luân Thánh vương, tiên nhân v.v… có được. Có Văn trì Đà-la-ni, Phân biệt chúng sanh Đà-la-ni, Quy mạng cứu hộ bất xả Đà-la-ni … Các tiểu Đà-la-ni như vậy, các người khác cũng có được. Còn Vô ngại Đà-la-ni ấy, hàng ngoại đạo, Thanh-văn, Bích-chi Phật, tân học Bồ-tát đều không có được. Chỉ các Bồ-tát đủ vô lượng phước đức, trí tuệ, đại lực là có Đà-la-ni ấy, cho nên nói riêng.

    Lại nữa, hàng Bồ-tát ấy, tự lợi đã đầy đủ, chỉ muốn lợi tha, thuyết pháp giáo hóa vô tận, tất lấy Vô ngại Đà-la-ni làm căn bản; vì thế, các Bồ-tát thường thực hành Vô ngại Đà-la-ni.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #93
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Đều được ngũ thông.

    LUẬN: Như ý, Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm trí, tự biết túc mạng.

    - Thế nào là Như ý thông (Riddhi)? Như ý thông có ba thứ là: Năng đáo, Chuyển biến và Thánh như ý. Năng đáo có bốn thứ: 1- Thân năng phi hành như chim, không ngại. 2- Dời xa lại gần, không đi qua mà đến. 3- Lặn ở đây hiện ở kia. 4- Trong một khoảnh khắc có thể đến được. Chuyển biến là lớn biến làm nhỏ, nhỏ biến làm lớn; một biến thành nhiều, nhiều biến thành một, có thể chuyển biến mọi vật. Hàng ngoại đạo chuyển biến không lâu quá bảy ngày, chư Phật và đệ tử chuyển biến tự tại, không có lâu mau. Thánh như ý là đối với vật bất khả ái bất tịnh của sáu trần bên ngoài, có thể quán làm cho nó tịnh, vật khả ái thanh tịnh, có thể quán làm cho nó bất tịnh. Thánh như ý ấy, chỉ có Phật mới có được. Như ý thông ấy, từ trong bốn Như ý túc mà ra. Như ý túc thông v.v… ấy, vì duyên theo sắc, thứ lớp phát sanh, nên không thể có được trong cùng một lúc.

    - Thế nào là Thiên nhãn thông? Với mắt được sắc thanh tịnh tứ đại của Sắc giới tạo nên, ấy gọi là Thiên nhãn thấy được chúng sanh và các vật trong lục đạo ở cả tự địa và hạ địa; các sắc hoặc gần hoặc xa, hoặc thô hoặc tế, đều có thể soi thấy. Thiên nhãn ấy có hai thứ:

    1- Do quả báo mà được. 2- Do tu mà được. Trong ngũ thông ấy, Thiên nhãn thông do tu mà được, không phải do quả báo được, vì cớ sao? Vì thường nhớ nghĩ các thứ quang minh mà được. Có người nói: Các hàng Bồ-tát ấy vì được lực vô sanh pháp nhẫn nên không thuộc trong sáu đạo, nhưng chỉ vì giáo hoá chúng sanh mà dùng Pháp thân hiện ra trong mười phương ba cõi; còn các Bồ-tát chưa chứng Pháp thân thì Thiên nhãn do tu đắc hoặc do báo đắc.

    Hỏi: Công đức của các Bồ-tát ấy hơn A-la-hán, Bích-chi Phật; vậy cớ sao lại tán thán Thiên nhãn là thứ công đức nhỏ mà phàm phu cũng có chứ không tán thán Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn của các Bồ-tát?

    Đáp: Có ba loại Thiên: 1- Giả hiệu Thiên, 2- Sanh Thiên, 3- Thanh tịnh Thiên. Chuyển luân Thánh vương, các đại vương khác v.v…; ấy là Giả hiệu thiên. Từ trời Tứ thiên vương, cho đến trời Hữu đĩnh; ấy là Sanh thiên. Chư Phật và Pháp thân Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán; ấy là Thanh tịnh Thiên. Thanh tịnh Thiên ấy, tu được Thần nhãn, ấy gọi là Thiên nhãn thông. Thiên nhãn thanh tịnh của Pháp thân Bồ-tát, hết thảy ly dục, Ngũ thông hàng phàm phu không thể có được, Thanh-văn và Bích-chi Phật cũng không có được, vì cớ sao? Vì tiểu A-la-hán, tiểu dụng tâm thì thấy được một ngàn thế giới, đại dụng tâm thì thấy được hai ngàn thế giới. Đại A-la-hán tiểu dụng tâm thì thấy hai ngàn thế giới, đại dụng tâm thì thấy ba ngàn Đại thiên thế giới, Bích-chi Phật cũng vậy, ấy gọi là Thiên nhãn thông.

    - Thế nào là Thiên nhĩ thông? Với tai được sắc thanh tịnh tứ đại của cõi Sắc tạo nên, nghe được hết thảy tiếng, tiếng trời, tiếng người, tiếng của ba ác đạo. Thế nào là được Thiên nhĩ thông do tu đắc? Vì thường ức niệm các thứ tiếng, ấy gọi là Thiên nhĩ thông.

    - Thế nào là biết Túc mạng thông? Thường ức niệm việc của mình trải qua ngày, tháng, năm đến lúc ở trong thai, cho đến trong đời quá khứ, một đời, mười đời, trăm đời, ngàn vạn ức đời, cho đến bậc đại A-la-hán, Bích-chi Phật biết tám đại vạn kiếp, các đại Bồ-tát và Phật biết vô lượng kiếp, ấy gọi là Thần thông biết Túc mạng.

    - Thế nào là Thần thông biết Tha tâm? Biết Tha tâm hoặc có ô cấu, hoặc không ô cấu, khi tự quán tâm sanh, trụ, diệt, thường ức niệm cho nên được Tha tâm thông.

    Lại nữa, quán tướng mừng, tướng giận, tướng sợ, tướng hãi của người khác. Thấy tướng ấy rồi, vậy sau biết tâm. Ấy là cửa ban đầu của Tha tâm trí.

    Ấy là lược nói ngũ Thông.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #94
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Nói ra ắt tín thọ.

    LUẬN: Trời, Người, Rồng, A-tu-la v.v… và tất cả đại nhân, đều tín thọ lời kia, ấy là quả báo của bất ỷ ngữ. Các người bị quả báo ỷ ngữ, tuy có nói thực mà mọi người đều không tín thọ, như kệ nói:

    "Bị đoạ trong ngạ quỷ,

    Lửa cháy từ miệng ra,

    Bốn hướng phát tiếng lớn,

    Là báo của lỗi miệng.

    Tuy có nhiều hiểu biết,

    Thuyết pháp giữa đại chúng,

    Vì nghiệp không thành tín,

    Nên không ai tín thọ.

    Nếu muốn rộng đa văn,

    Được mọi người tín thọ,

    Cho nên hãy chí thành,

    Không nên nói thêu dệt."



    KINH: Không còn biếng nhác.

    LUẬN: Biếng nhác phá hỏng tài lợi, phúc lợi của người tại gia, phá hỏng cái vui sanh Thiên và vui Niết-bàn của người xuất gia. Tại gia xuất gia thanh danh đều diệt. Lỗi bốn giặc lớn không gì hơn biếng nhác, như kệ nói:

    "Biếng nhác mấy thiện tâm,

    Sĩ ám phá trí minh,

    Diệu nguyện đều bị diệt,

    Nghiệp lớn cũng đã mất".

    Vì vậy nên nói "Không còn biếng nhác"



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #95
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Đã bỏ lợi dưỡng và tiếng tăm.

    LUẬN: Sự lợi dưỡng ấy như giặc, phá hoại gốc rễ công đức. Ví như trời mưa đá làm tổn hại ngũ cốc. Lợi dưỡng tiếng tăm cũng như thế, phá hoại lúa công đức, không tăng trưởng được. Như Phật nói ví dụ: Thí như sợi giây bằng lông trói buộc người làm cho đứt da gãy xương, người tham lợi dưỡng làm đứt mất gốc rễ công đức cũng lại như thế, như kệ nói:

    "Được vào rừng Chiên-đàn,

    Mà chỉ nhặt lấy lá,

    Đã vào núi bảy báu,

    Mà lại lấy thủy tinh.

    Có người vào Phật pháp,

    Không cầu vui Niết-bàn,

    Lại cầu lợi cúng dường,

    Hạng ấy là tự dối.

    Thế nên đệ tử Phật,

    Muốn được vị cam lồ,

    Hãy vứt bỏ tạp độc,

    Cần cầu vui Niết-bàn.

    Ví như mưa đá dữ,

    Làm hư hại ngũ cốc,

    Nếu đắm lợi cúng dường,

    Phá tàm quý, đầu đà (Dhùta).

    Đời này mất thiện căn,

    Đời sau đọa địa ngục,

    Như Đề-bà-đạt-đa,

    Vì lợi dưỡng tự đọa".


    Vì thế nên nói "Đã bỏ lợi dưỡng và tiếng tăm".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #96
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Thuyết pháp mà không mong cầu.

    LUẬN: Tâm đại từ thương xót, vì chúng thuyết pháp, không vì cơm áo tiếng tăm, thế lực mà thuyết, mà vì đại từ bi, vì tâm thanh tịnh, vì được Vô sanh pháp nhẫn, như kệ nói:

    "Đa văn, biện tuệ, nói năng hay,

    Thuyết pháp êm đẹp chuyển lòng người.

    Tự không như pháp, hạnh bất chánh,

    Thí như mây sấm mà không mưa.

    Bác học, đa văn có trí tuệ,

    Ngọng miệng vụng lời không khéo léo,

    Không thể hiển bày tạng Pháp bảo,

    Ví như không sấm mà mưa nhỏ.

    Không rộng học vấn, không trí tuệ,

    Không thuyết pháp được, không hành tốt,

    Pháp sư tệ ấy, không tàm quý,

    Ví như mây ít, không sấm mưa.

    Đa văn, quảng trí, nói năng hay,

    Khéo nói các pháp chuyển lòng người,

    Hành pháp, tâm chánh không sợ sệt,

    Như mây sấm lớn đổ mưa to

    Đại tướng của pháp cầm gương pháp,

    Chiếu sáng Phật pháp, kho trí tuệ,

    Trì tụng giảng rộng, rung linh pháp,

    Như thuyền giữa biển độ hết thảy.

    Cũng như Ong chúa nhóm các vị,

    Thuyết như lời Phật, theo ý Phật,

    Giúp Phật sáng pháp, độ chúng sanh,

    Pháp sư như thế thật khó gặp".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #97
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Qua đến bờ thậm thâm Pháp nhẫn.

    LUẬN: Thế nào là Pháp thậm thâm? Mười hai nhân duyên, ấy là Pháp thậm thâm. Như Phật bảo A-nan: "Pháp mười hai nhân duyên ấy rất sâu, khó hiểu, khó biết".

    Lại nữa, lìa hẳn sáu mươi hai lưới tà kiến do nương đời quá khứ, vị lai phát sanh, ấy là Pháp thậm thâm. Như Phật bảo Tỳ-kheo: "Kẻ phàm phu vô văn, nếu muốn tán thán Phật, điều họ tán thán rất ít, đó là hoặc tán thán về giới thanh tịnh, hoặc tán thán sự xa lìa các dục. Nếu tán thán được Pháp thậm thâm khó hiểu khó biết ấy mới thật là tán thán Phật". Điều này trong kinh Phạm Võng có nói rộng.

    Lại nữa, ba môn giải thoát, ấy gọi là Pháp thậm thâm. Như trong Kinh Phật thuyết Kinh Bát-nhã Ba-la-mật, hàng chư thiên tán thán rằng: "Thế Tôn! Pháp ấy thậm thâm!". Phật nói: " Pháp thậm thâm chính Không là nghĩa ấy. Vô tác, Vô tướng là nghĩa ấy".

    Lại nữa, hiểu rõ tướng hết thảy pháp là chân thật, không thể phá, không thể động; ấy là Pháp thậm thâm.

    Lại nữa, trừ tâm tưởng trí lực bên trong, mà chỉ định tâm trú ở trong thật tướng thanh tịnh của các pháp. Cũng như khi khí nóng hưng thịnh, chẳng phải màu vàng mà thấy màu vàng, đó là do tâm tưởng trí lực, đối với các pháp thấy thay đổi, ấy là pháp nông cạn. Ví như người có mắt thanh tịnh, khi không có khí nóng thì đúng như thực thấy màu vàng là màu vàng. Cũng vậy, trừ tâm tưởng trí lực ở bên trong, được tuệ nhãn thanh tịnh thấy thật tướng của các pháp. Cũng như thủy tinh thật, để vào nơi vật có màu vàng thì tùy theo đó mà thành màu vàng; màu xanh, đỏ, trắng đều tùy theo mà biến đổi. Tâm cũng như thế, hạng phàm phu do tâm tưởng trí lực bên trong mà thấy các pháp với dị tướng. Quán thật tướng của các pháp là phi không, phi bất không, bất hữu, phi bất hữu. Trong pháp ấy thâm nhập không lay chuyển, không ngăn ngại; ấy gọi là "Qua đến bờ thậm thâm pháp nhẫn". "Qua đến" nghĩa là được thậm thâm pháp. Được đầy đủ, không ngăn ngại, được qua bờ bên kia, ấy gọi là qua đến bờ (độ).

    KINH: Được sức vô úy.

    LUẬN: Các Bồ-tát thành tựu Bốn lực vô sở úy.

    Hỏi: Như Bồ-tát việc phải làm chưa làm xong, chưa được Nhất thiết trí, vì sao nói là "Được bốn vô sở úy"?

    Đáp: Vô sở úy có hai thứ: Bồ-tát vô sở úy và Phật vô sở úy. Các Bồ-tát ấy tuy chưa được Phật vô sở úy nhưng được Bồ-tát vô sở úy, cho nên gọi là "Được Vô sở úy".

    Hỏi: Những gì là bốn Vô sở úy của Bồ-tát?

    Đáp: 1- Do giữ gìn được tất cả pháp đã được nghe, do được các Đà-la-ni, do thường ức niệm không quên, nên ở trong chúng thuyết pháp mà không sợ sệt. 2- Do biết nhân duyên ý dục giải thoát của hết thảy chúng sanh, lợi căn độn căn, rồi tùy theo chỗ thích hợp mà thuyết pháp, nên Bồ-tát ở giữa đại chúng thuyết mà không sợ sệt. 3- Không thấy có ai từ phương Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên dưới đến nạn vấn làm cho ta không thể đúng như pháp mà giải đáp; vì không thấy một chút ít tướng như vậy, nên ở giữa đại chúng thuyết pháp mà không sợ sệt. 4- Hết thảy chúng sanh lắng nghe lãnh thọ hay vấn nạn, tùy ý đúng như pháp mà giải đáp, khéo đoạn trừ mối nghi cho hết thảy chúng sanh, nên Bồ-tát ở giữa đại chúng thuyết pháp mà không sợ sệt.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #98
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Vượt qua các Ma sự.

    LUẬN: Ma có bốn thứ: 1- Phiền não ma, 2- Ấm ma, 3- Tử ma, 4- Tha-hóa-tự-tại-thiên-tử ma. Các Bồ-tát ấy do được Bồ-tát đạo nên phá Phiền não ma. Do được pháp tánh thân nên phá Ấm ma. Do được đạo, được pháp tánh thân nên phá Tử ma. Do thường nhất tâm, do tâm không dính một nơi nào, do vào bất động tam muội, nên phá Tha-hóa-tự-tại-thiên-tử ma; vì thế nên nói: "Vượt qua các Ma sự".

    Lại nữa, trong phẩm Giác Ma của kinh Bát-nhã ấy, Phật tự nói đến Ma nghiệp, Ma sự. Ma nghiệp, Ma sự ấy đều đã vượt qua, nên gọi là "Đã vượt qua Ma sự".

    Lại nữa, trừ thật tướng của các pháp, tất cả pháp tàn dư đều là Ma. Như các phiền não, kiết sử, dục, phược, thủ, triền, ấm, giới, nhập, Ma vương, Ma dân, Ma nhân, những điều như vậy đều gọi là Ma.

    Hỏi: Chỗ nào bói các kiết sử, dục, phược v.v… đều gọi là Ma?

    Đáp: Trong kinh Tạp tạng, Phật nói kệ với Ma vương rằng:

    "Dục là đạo quân đầu của ngươi,

    Ưu sầu là đạo quân thứ hai,

    Đói khát là đạo quân thứ ba,

    Ái là đạo quân thứ tư.

    Đạo quân thứ năm là ham ngủ,

    Sợ hãi là đạo quân thứ sáu,

    Nghi là đạo quân thứ bảy,

    Ngậm độc là đạo quân thứ tám,

    Đạo quân thứ chín là lợi dưỡng

    Và đắm trước tiếng tăm hư vọng,

    Đạo quân thứ mười là tự cao,

    Khinh mạn với người khác.

    Đám quân của ngươi như vậy,

    Mọi người ở trong thế gian

    Và hết thảy hàng chư thiên,

    Không một ai phá nổi.

    Ta dùng mũi tên trí tuệ,

    Lúc tu định trí tuệ,

    Dẹp phá ma quân ngươi,

    Như bình đất chìm nước.

    Nhất tâm tu trí tuệ,

    Để cứu độ hết thảy,

    Đệ tử ta tinh tấn,

    Thường niệm tu trí tuệ.

    Tùy thuận hành đúng pháp,

    Chắc được đến Niết-bàn,

    Dẫu ngươi không muốn buông,

    Ta vẫn đến chỗ ngươi không đến.

    Ma vương nghe thế rồi,

    Ưu sầu mà bỏ đi.

    Bộ đảng Ma ái ấy,

    Cũng mất không hiện nữa.

    Ấy gọi là Ma kiết sử".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #99
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Năm uẩn, Mười tám giới, Mười hai xứ, chỗ nào nói là Ma?

    Đáp: Khi ở trong núi Mạc-câu-la, Phật dạy đệ tử La-đà: "Sắc uẩn là Ma. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng là Ma".

    Lại nữa, nếu muốn làm thân có sắc trong vị lai, ấy là chỗ động; nếu muốn làm thân không sắc ấy cũng là chỗ động; nếu muốn làm thân có tưởng, không tưởng, phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ấy là tất cả chỗ động. Động là bị Ma trói buộc, không động thời không bị trói buộc, từ chỗ ác được giải thoát. Trong đây nói uẩn, giới, nhập là Ma, còn Tự-tại-thiên-tử Ma, Ma dân, Ma nhân, tức là Ma thời không cần phải nói.

    Hỏi: Sao gọi là Ma?

    Đáp: Đoạt mất Tuệ mạng, phá hoại đạo pháp công đức thiện căn; ấy gọi là Ma. Bọn người Ngoại đạo cũng nói rằng, đó là chúa dục, cũng là mũi tên họa, cũng gọi là năm mũi tên (ngũ dục), phá hỏng các việc thiện. Trong Phật pháp gọi là Ma-la. Nghiệp ấy, sự ấy, gọi là Ma sự. Ma sự của những gì? Như trong phẩm Giác Ma nói rõ.

    Lại nữa, nhân duyên của kiết sử làm cho loài người xoay chuyển trong thế gian thọ khổ vui, cũng là nhân duyên của Ma vương lực. Ma ấy là oán thù của chư Phật, là giặc của Thánh nhân, phá hoại hết thảy sự nghiệp của những người ngược dòng sanh tử, không còn thích Niết-bàn, ấy gọi là Ma.

    Ma ấy có ba việc: 1- Nói phô, cười cợt, ca múa, nhìn bậy v.v…, những việc như vậy đều từ tham ái sanh. 2- Trói buộc, đánh đập, tra khảo, châm chích, cắt chặt v.v…, những việc như vậy đều từ sân sanh. 3- Lấy lửa đốt thân, chịu rét, nhổ tóc, chịu đói, nhảy vào lửa, nhảy vào vực thẳm, nhảy từ chót cao v.v…., những việc như vậy đều từ ngu si sanh.

    Lại những việc tội lỗi to lớn, bất tịnh, nhiễm trước thế gian, đều là Ma sự. Ganh ghét điều lợi ích, không cần biết Niết-bàn và Niết-bàn đạo cũng là Ma sự. Chìm trong biển khổ lớn, không tự giác tri, vô lượng những điều như thế đều là Ma sự. Đã vứt bỏ các thứ đó, ấy là "vượt qua các Ma sự".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  11. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    vivi (02-15-2022)

  12. #100
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 5 _ Chương 9 _ GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Hết thảy nghiệp chướng đều được giải thoát.

    LUẬN: Hết thảy ác nghiệp được giải thoát, ấy gọi là nghiệp chướng được giải thoát.

    Hỏi: Có ba thứ chướng, là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng; tại sao bỏ qua hai chướng mà chỉ nói đến nghiệp chướng?

    Đáp: Trong ba chướng, nghiệp lực lớn hơn cả. Chứa nhóm các nghiệp cho đến trong trăm ngàn vạn kiếp không mất, không cháy, không hoại, khi cùng hiệp với quả báo mà cũng không mất. Các nghiệp ấy tồn tại lâu dài cho đến khi hòa hợp cùng quả báo. Như hạt giống lúa cổ ở dưới đất khi gặp thời tiết thuận lợi thì mọc, không mất không hoại. Chư Phật là bậc Nhất thiết trí, tôn trọng bậc nhất như núi chúa Tu-di, còn không thể chuyển đổi các nghiệp, huống là người phàm như kệ nói:

    "Xe sanh tử chở người,

    Các phiền não kết nghiệp,

    Có sức lớn tự tại xoay chuyển,

    Không ai cấm ngăn được.

    Tự tạo nghiệp đời trước,

    Chuyển làm đủ các hình.

    Nghiệp lực là rất lớn,

    Thế gian không gì sánh,

    Nghiệp đời trước tự tại,

    Dắt người chịu quả báo,

    Do nghiệp lực luân chuyển,

    Quay trong biển sanh tử.

    Nước biển cả khô sạch,

    Đất núi Tu-di tiêu,

    Nghiệp nhân duyên đời trước,

    Không cháy cũng không mất.

    Các nghiệp tích tập từ lâu

    Chạy theo kẻ tạo nghiệp,

    Cũng ví như chủ nợ,

    Chạy đuổi không rời con nợ.



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •