DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/35 ĐầuĐầu ... 4567816 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 341
  1. #51
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 4 _ GIẢI THÍCH: Trong núi Kỳ-xà-quật
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, vua Tần-bà-tà-la đến ở đền thờ Già-gia, rước Phật và một ngàn A-la-hán đã trừ kiết sử. Lúc ấy Phật thuyết pháp cho vua, vua được đạo quả Tu-đà-hoàn, liền thỉnh Phật: "Xin Phật và tăng đi đến thành Vương-xá của con, suốt đời thọ nhận y phục, ẩm thực, ngọa cụ, y dược". Phật liền nhận lời. Vì vậy Phật trú ở thành Vương-xá nhiều.

    Lại nữa, trong bốn phương của Diêm-phù-đề, phương Đông kể đầu, vì nơi mặt trời mọc, tiếp đến phương Nam, Tây, Bắc. Tại phương Đông, nước Ma-kiệt-đà là tối thắng. Trong nước Ma-kiệt-đà, thành Vương-xá là tối thắng, trong đó có mười hai ức nhà. Sau khi Phật Niết-bàn, vua A-xà-thế vì lẽ nhân dân ít dần nên bỏ đại thành Vương-xá, mà dựng một thành nhỏ bên đó, rộng và dài một do tuần, đặt tên là Ba-ta-lhất-đa-la (Pataliputra) còn lớn hơn các thành khác, huống gì thành cũ Vương-xá.

    Lại nữa, trong thành đó người phần nhiều thông minh, đều học rộng biết nhiều, các nước khác không như thế.

    Lại nữa, Phật dự biết có người đáng được độ, chờ thời, chờ nói, chờ người giáo hóa mới có thể đắc đạo, đó là Thích-đề-hoàn-nhơn và tám vạn chư thiên, phải ở trong thạch thất của Ma-già-đà mà đắc đạo, vì thế nên Phật trú ở thành Vương-xá nhiều.

    Lại nữa, nước Ma-già-đà giàu vui, khất thực dễ được, các nước khác không bằng. Vì ba nhân duyên: Một, vua Tần-bà-ta-la ước sắc trong cung thường sắm sửa thức ăn cho một ngàn Tỳ-kheo. Hai, Thọ-đề-già (Yiska) tuy sanh ở trong loài người mà hưởng thọ khoái lạc chư Thiên; lại có nhiều Ưu-bà-tắc giàu sang. Ba, Long vương Ba-la-la có thiện tâm vâng theo giáo hóa, làm đệ tử Phật, thường làm mưa tốt, trừ cơ cẩn cho đời, nên nước được no đủ. Như sau khi đức Phật Niết-bàn, Trưởng lão Đại Ca-diếp muốn kết tập Pháp tạng, suy nghĩ: "Nước nào no đủ an vui, khất thực dễ được, để dễ chóng được kết tập pháp tạng?", suy nghĩ như vậy xong, nhớ trong thành Vương-xá, có vua Tần-bà-ta-la ước sắc thường sắm sửa thức ăn cho một ngàn Tỳ-kheo. Vua Tần-bà-ta-la tuy đã chết, mà lệ ấy vẫn còn, ở đó khất thực dễ được, dễ kết tập pháp tạng. Các chỗ khác không thể thường cúng dường như vậy. Nếu lúc đi khất thực, gặp các ngoại đạo đến luận nghị, nếu luận nghị với họ thì việc kết tập pháp tạng bị bê trễ, nếu không luận nghị với họ, thời họ sẽ nói các Sa-môn không bằng ta". Suy nghĩ như vậy, Ngài Ca-diếp chọn lấy một ngàn A-la-hán tối thượng, dẫn đến núi Kỳ-xà-quật kết tập Kinh tạng. Như trong A-hàm và Tỳ-ni nói rằng nước Tỳ-gia-ly có lúc cũng đói khát. Như trong kinh Hàng-nan-đà-bà, Nan-đà Long vương nói: "Nước Bà-xá-đề đói kém, các nước khác cũng thường khi đói kém, còn trong nước Ma-kiệt-đà không có chuyện đó".

    Vì vậy nên biết nước Ma-kiệt-đà sung túc yên vui, khất thực dễ được.

    Lại nữa, thành Vương-xá ở giữa các núi nhàn tĩnh, tinh xá các nước khác ở bình địa, nhiều người phức tạp ra vào, vì qua lại dễ nên không được nhàn tĩnh. Lại trong các núi này có nhiều tinh xá, các người tọa thiền, các người thánh nhân đều ưa chỗ nhàn tĩnh, nên phần nhiều ở núi. Phật là chủ tể của các bậc Thánh và người tọa thiền, nên trú ở thành Vương-xá nhiều.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #52
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 4 _ GIẢI THÍCH: Trong núi Kỳ-xà-quật
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Nếu Phật trú ở thành Vương-xá, được rồi, nhưng sao không trú ở Trúc viên mà thường trú ở Kỳ-xá-quật?

    Đáp: Tôi đã trả lời là Thánh nhân và người tọa thiền ưa ở chỗ nhàn tĩnh.

    Hỏi: Còn bốn núi khác, là Bệ-bà-la-bạt-thứ v.v… sao không thường ở mà thường ở Kỳ-xà-quật?

    Đáp: Kỳ-xá-quật là tối thắng trong năm núi, tối thắng thế nào? Kỳ-xá-quật có tinh xá gần thành mà núi thì khó lên, nên hạng người tạp không hay đến, gần thành nên đi khất thực không nhọc, vì vậy Phật thường trú ở Kỳ-xà-quật, mà không ở các chỗ khác.

    Lại nữa, Trưởng lão Đại Ca-diếp ở trong Kỳ-xà-quật kết tập ba Pháp tạng, độ xong những chúng sanh khả độ, muốn theo Phật vào Niết-bàn nên sáng sớm đắp y, ôm bát vào thành Vương-xá khất thực rồi lên Kỳ-xà-quật nói với các đệ tử: "Ta nay muốn vào Vô-dư Niết-bàn". Nói như vậy xong, vào phòng ngồi kiết-già, các thiền định vô lậu tự huân ướp thân. Đệ tử của Đại Ca-diếp nói với các quý nhân: "Các người biết không, hôm nay Tôn giả Đại Ca-diếp vào Vô-dư Niết-bàn ?" Các quý nhân nghe được đều hết sức u sầu nói: "Phật đã diệt độ, Đại Ca-diếp hộ trì Phật pháp nay lại muốn vào Vô-dư Niết-bàn!".

    Các quý nhân, các Tỳ-kheo, vào lúc xế chiều tụ tập ở Kỳ-xà-quật. Trưởng lão Đại Ca-diếp lúc xế chiều từ thiền định dậy, vào giữa chúng ngồi tán thuyết về vô thường, rằng hết thảy pháp hữu vi vì nhân duyên sanh nên vô thường. Trước không nay có, có rồi hoàn không nên vô thường. Nhân duyên sanh nên vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên vô ngã, vì vô ngã nên người có trí không nên chấp ngã và ngã sở. Nếu chấp ngã và ngã sở thì bị vô lượng ưu sầu khổ não. Trong hết thảy thế giới, tâm nên nhàn chán mà cầu ly-dục. Thuyết các thứ khổ não như thế trong thế giới, khai mở tâm cho đại chúng, khiến vào Niết-bàn.

    Nói lời ấy xong, Tôn giả liền mặc y Tăng-già-lê nhận được từ Phật, mang y bát, cầm tích trượng, như chim Kim-sí hiện bay lên hư không, với bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi của thân; một thân hiện ra vô lượng thân, khắp cả thế giới phương Đông; từ vô lượng thân trở lại một thân, phần thân trên xuất lửa, phần thân dưới xuất nước, phần thân trên xuất nước, phần thân dưới xuất lửa. Ở phương Nam, Tây, Bắc cũng như vậy, làm cho chúng tâm nhàm chán đời, đều hoan hỷ xong, Tôn giả ở tại đỉnh Kỳ-xà-quật, cùng y bát đầy đủ, phát nguyện "Nguyện cho thân tôi không hoại, khi đức Di-lặc thành Phật, cốt thân này của tôi xuất hiện trở lại, lấy nhân duyên ấy để độ chúng sanh". Phát nguyện như vậy, Tôn giả đi thẳng vào trong đá ở trên đỉnh Kỳ-xà-quật, như đi vào bùn nhuyễn, vào xong, núi khép lại. Về sau, khi con người sống tám vạn bốn ngàn tuổi, thân cao tám mươi thước. Phật Di-lặc ra đời, thân Phật cao một trăm sáu mươi thước, mặt Phật hai mươi bốn thước, vòng hào quang mười dặm. Lúc ấy chúng sanh nghe đức Phật Di-lặc ra đời, vô lượng người theo Phật xuất gia. Lúc Phật ở giữa đại chúng thuyết pháp lần đầu tiên, có chín mươi chín ức người chứng được đạo quả La-hán, đầy đủ sáu thông. Hội thứ hai, có chín mươi ức người chứng được đạo quả La-hán. Hội thứ ba, có chín mươi ba ức người chứng được đạo quả La-hán. Từ đó về sau, độ vô số người.

    Nhân dân bấy giờ dần dần về sau sinh biếng nhác, chán nản. Phật Di-lặc thấy chúng nhân như vậy, dùng ngón chân mà mở núi Kỳ-xà-quật ra. Lúc ấy, cốt thân của Trưởng lão Đại Ca-diếp mặc y Tăng-già-lê hiện ra, đảnh lễ chân Phật Di-lặc, rồi bay lên hư không hiện các thần biến như trước, liền ở giữa hư không tự diệt thân mà vào Niết-bàn.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #53
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 4 _ GIẢI THÍCH: Trong núi Kỳ-xà-quật
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, các đệ tử của Phật Di-lặc trông thấy, lấy làm lạ hỏi: "Đó là giới nào, tợ như người mà nhỏ, thân mặc pháp y mà có thể làm biến hóa?" Đức Phật Di-lặc đáp: ""Đó là đệ tử của Phật Thích-Ca Mâu-ni ở đời quá khứ tên là Đại Ca-Diếp, tu hạnh A-lan-nhã; ít muốn, biết đủ; bậc nhất về hạnh tu Đầu Đà trong hàng Tỳ-kheo, chứng được Sáu thần thông, cọng giải thoát và là đại A-la-hán. Lúc ấy, con người sống một trăm tuổi, tăng thì ít mà giảm thì nhiều, cho nên thân nhỏ mà có thể làm chuyện to như thế. Các người thân lớn, lợi căn, tại sao không làm được công đức như vậy?"

    Bấy giờ các đệ tử đều hổ thẹn, sanh tâm rất nhàm chán, Phật Di-lặc tùy theo tâm chúng sanh mà thuyết các pháp cho họ. Có người được A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tư-đà-hoàn, có người gieo giống thiện căn Bích-chi Phật, có người được Vô sanh pháp nhẫn, Bất thối Bồ-tát, có người sanh trong loài Trời, loài người hưởng thọ phước báo.

    Do vậy, nên biết núi Kỳ-xà-quật là chỗ phước đức cát tường, các bậc Thánh ưa ở. Phật là chủ tể của các bậc Thánh, nên Phật thường ở núi Kỳ-xà-quật.

    Lại nữa, núi Kỳ-xà-quật, là trú xứ của các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Như trong Kinh Phú-lâu-na nói: "Phật nói với Phú-lâu-na: Giả sử cho Tam thiên đại thiên thế giới đến kiếp thiêu cháy rồi lại sanh. Ta vẫn thường trú trong núi này. Hết thảy chúng sanh, vì kiết sử buộc ràng, không tạo công đức để thấy Phật, nên không thấy Ta".

    Lại nữa, núi Kỳ-xà-quật là chỗ thanh tịnh, tươi tốt của Tam thế Phật và các Bồ-tát, không còn chỗ nào như vậy, nên Phật hay trú ở núi Kỳ-xà-quật.

    Lại nữa, các kinh Đại thừa đều thuyết ở núi Kỳ-xà-quật, các chỗ khác thì ít, vì sao vậy? Vì ở đó là chỗ thanh tịnh, có phúc đức, nhàn tĩnh, là chỗ tam thế chư Phật ở và mười phương các Bồ-tát cùng tán thán cung kính chỗ đó. Chư Thiên, Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, Ca-lầu-la, Càn-thát-bà, Chân-đà-la, Ma-hầu-la-già v.v… Các Quỷ thần đại lực thủ hộ, cúng dường cung kính chỗ đó, như kệ nói:

    "Núi Kỳ-xà-quật này,

    Trú xứ của chư Phật,

    An nghỉ của Thánh nhân,

    Vì che mát tất cả,

    Các khổ được giải thoát,

    Chỉ còn chân pháp thôi".


    Lại nữa, vì ở đó, vô lượng đại Bồ-tát có trí tuệ phước đức lực trong mười phương thường đến chiêm ngưỡng đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cung kính nghe pháp. Phật thuyết Kinh Đại thừa phần nhiều ở núi Kỳ-xà-quật. Trong các Kinh Đại thừa, Kinh Bát nhã là tối đại, sao không thuyết ở núi Kỳ-xà-quật được!?

    Lược nói núi Kỳ-xà-quật xong.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #54
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG 5

    KINH: Cùng với chúng Đại Tỳ-kheo Tăng

    LUẬN: "Cùng" là cùng một chỗ, cùng một thời, cùng một tâm, cùng một giới, cùng một sự thấy (kiến), cùng một đạo, cùng một giải thoát, ấy gọi là "Cùng".

    "Ma-ha" là lớn (đại) hoặc nhiều, hoặc hơn. Vì sao gọi là"Lớn"? Nghĩa là ở trên tất cả mọi người, là đã dứt hết mọi chướng ngại, là được Thiên vương, đại nhân cung kính, ấy gọi là lớn. Vì sao gọi là "Nhiều"? Số đến năm mươi ngàn nên gọi là nhiều. Sao gọi là "Hơn"? Nghĩa là có thể phá hết luận nghị của chín mươi sáu phái ngoại đạo, nên gọi là hơn.

    Vì sao gọi là "Tỳ-kheo"? Tỳ-kheo còn gọi là Khất sĩ, vì nuôi sống mình một cách trong sạch nên gọi là Khất sĩ. Như trong Kinh nói: "Xá-lợi-phất vào thành khất thực, được rồi hướng vào vách ngồi ăn. Lúc ấy có nữ Phạm-chí tên là Tịnh Mục đi đến, thấy Xá-lợi-phất, hỏi:

    "Sa-môn, ông ăn phải không?"

    Đáp: "Phải, tôi ăn".

    Ông là Sa-môn cúi miệng xuống mà ăn phải không?

    Không phải.

    Ngửa miệng lên mà ăn phải không?

    Không phải.

    Ông vuông miệng mà ăn phải không?

    Không phải.

    Ông quay miệng theo bốn phía mà ăn phải không?

    Không phải.

    Tịnh mục nói: "Cách ăn có bốn, tôi hỏi ông, ông đều trả lời không phải; tôi không hiểu, xin ông hãy nói cho".

    - Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như hòa hiệp thuốc men, gieo lúa, trồng cây v.v…; ấy gọi là cúi miệng xuống mà ăn.
    - Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như xem tinh tú, trời trăng, đoán gió mưa, sấm sét v.v…; ấy gọi là ngửa miệng mà ăn.
    - Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như dua vạy theo cường hào thế lực, thông sứ bốn phương, nói lời xảo trá để cầu được nhiều v.v…; ấy gọi là vuông miệng mà ăn.
    - Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như học các chú thuật, bói toán tốt xấu v.v…; ấy gọi là quay miệng theo bốn phía mà ăn.
    - Này cô, tôi không rơi vào bốn cách ăn bất tịnh đó. Tôi theo phép khất thực thanh tịnh mà nuôi sống mình".

    Lúc ấy Tịnh Mục nghe nói một cách thanh tịnh như vậy, sanh tâm hoan hỷ tín giải. Xá-lợi-phất nhân đó nói pháp cho nghe khiến chứng được đạo quả Tu-đà-hoàn.

    Thanh tịnh khất thực để nuôi sống mình như vậy, nên gọi là Khất sĩ.

    Lại nữa, "Tỳ" có nghĩa là phá, "Kheo" có nghĩa là phiền não. Phá được phiền não nên gọi là Tỳ-kheo.

    Lại nữa, người xuất gia gọi là Tỳ-kheo, cũng như người Hồ, Hán, Khương, Lỗ đều có danh tự riêng.

    Lại nữa, khi thọ giới tự nói: "Tôi là … Tỳ-kheo, suốt đời giữ giới" nên gọi là Tỳ-kheo.

    Lại nữa, "Tỳ" có nghĩa làm cho sợ, "Kheo" có nghĩa là có thể, là có thể làm cho Ma vương và Ma dân sợ. Đương khi xuất gia, cạo tóc, mặc pháp y, thụ giới, là lúc làm cho Ma sợ, vì sao sợ? Ma vương nói: "Người ấy ắt được vào Niết-bàn". Như Phật nói: "Người nào hay cạo đầu, mặc pháp y, nhất tâm thụ giới, người ấy dần dần dứt kiết sử, lìa khổ mà vào Niết-bàn".

    Sao gọi là Tăng già? "Tăng già" Tàu dịch là "Chúng". Nhiều Tỳ-kheo hòa hợp một chỗ, gọi là Tăng già. Như các cây lớn tụ lại rậm rạp gọi là rừng, mỗi một cây không phải là rừng, trừ mỗi một cây ra cũng không là rừng. Như vậy mỗi một Tỳ-kheo không gọi là Tăng, trừ mỗi một Tỳ-kheo ra cũng không là Tăng. Các Tỳ-kheo hòa hợp lại mới gọi là Tăng. Tăng có bốn hạng: Tăng biết xấu hổ, Tăng không biết xấu hổ, Tăng như dê câm, Tăng chơn thật.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #55
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    - Sao gọi là Tăng biết xấu hổ Trì giới không phá giới, thân miệng thanh tịnh, có thể phân biệt tốt xấu, chưa đắc đạo, ấy gọi là Tăng biết xấu hổ.

    - Sao gọi là Tăng không biết xấu hổ Phá giới, thân miệng không thanh tịnh, không việc ác nào không làm, ấy gọi là Tăng không biết xấu hổ.

    - Sao gọi là Tăng như dê câm? Tuy không phá giới, nhưng độn căn không trí tuệ, không phân biệt được tốt xấu, không biết phạm khinh phạm trọng, không biết có tội không tội. Nếu có việc, Tăng hai người cùng cãi, thời không thể quyết đoán, im lặng không nói. Ví như dê trắng, cho đến bị người ta đem giết, cũng không thể la lên một tiếng, ấy gọi là Tăng dê câm.

    - Sao gọi là Tăng chơn thật? Hoặc bậc Hữu học, hoặc bậc Vô học, trụ trong bốn quả, thường hành đạo tứ hướng, ấy gọi là Tăng chơn thật. Trong đây, hai hạng Tăng (Tăng có biết xấu, Tăng như dê câm) có thể cùng chung làm một trăm lẻ một Kiết-ma, như Kiết-ma thuyết giới, thọ tuế; các việc đều được phép làm. Trong đó thiệt Thanh-văn Tăng có sáu ngàn năm trăm. Bồ-tát Tăng có hai hạng là Tăng có biết xấu hổ và Tăng chơn thiệt; còn Thanh-văn Tăng có một hạng là Tăng chơn thiệt, vì đây là thiệt Tăng. Các hạng khác đều gọi là Tăng. Do đó nên gọi là Tăng.

    KINH: Một phần năm ngàn trong số lớn.

    LUẬN: Sao gọi là số lớn? Ít tăng lên ít giảm xuống, ấy gọi là số lớn. Sao gọi là một phần? Là trong số đại chúng đông đảo chỉ lấy một phần, ấy gọi là phần. Các Tỳ-kheo ấy từ trong đại chúng ngàn vạn người kể lấy một phần năm ngàn người. Do đó nên gọi là một phần năm ngàn trong số lớn.

    KINH: Đều là A-la-hán.

    LUẬN: Sao gọi là A-la-hán? "A-la" có nghĩa là giặc, "Hán" có nghĩa là phá. Phá hết thảy giặc phiền não, ấy gọi là A-la-hán.

    Lại nữa, A-la-hán đã dứt sạch hết các lậu, nên đáng được nhân gian và chư Thiên cúng dường.

    Lại nữa, "A" có nghĩa là không, "La-hán" có nghĩa là sanh. Nghĩa là không còn sanh lại trong đời sau, nên gọi là A-la-hán.

    KINH: Các lậu đã hết.

    LUẬN: Ba thứ lậu của ba cõi đã dứt sạch hết không còn, nên gọi là "các lậu đã hết".

    KINH: Không còn phiền não.

    LUẬN: Đã đoạn trừ hết thảy các kiết sử, dòng trôi, tham ái, ách, trói, che lấp, buộc v.v… nên nói "không còn phiền não".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #56
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp.

    LUẬN: Hỏi: Vì sao nói tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp?

    Đáp: Hàng ngoại đạo ly dục, tâm chỉ được giải thoát ở một xứ, một đạo, chẳng phải được giải thoát hết thảy pháp chướng ngại. Vì vậy, A-la-hán gọi là "tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp".

    Lại nữa, các A-la-hán ở trong hai đạo tâm được giải thoát là Kiến đế đạo và Tư duy đạo; vì thế nên gọi là tâm được giải thoát tốt đẹp. Học nhân tâm tuy được giải thoát mà chẳng phải giải thoát tốt đẹp, vì cớ sao? Vì còn kiết sử dư tàn.

    Lại nữa, các Ngoại đạo, không đầy đủ pháp trợ đạo, hoặc làm một việc công đức, hoặc làm hai việc công đức mà cầu đạo, tất không cầu được. Như người chỉ bố thí để cầu thanh tịnh, như người tế Trời nói là có thể thoát khỏi ưu não, suy đồi, có thể sanh trong quốc độ thường lạc, cũng lại nói trong tám thanh tịnh đạo là: 1- Tự giác, 2- Nghe, 3- Đọc kinh, 4- Sợ nỗi khổ bên trong, 5- Sợ nỗi khổ của chúng sanh lớn, 6- Sợ nỗi khổ của Người, Trời, 7- Được thầy hay, 8- Bố thí. Chỉ nói điều thứ tám là thanh tịnh đạo. Lại nữa, có ngoại đạo chỉ bố thí, trì giới cho là thanh tịnh; có người chỉ bố thí, cầu trí tuệ cho là thanh tịnh. Các trợ đạo như vậy không đầy đủ, hoặc không công đức, hoặc ít công đức cho là thanh tịnh. Người ấy tuy từ một xứ tâm được giải thoát, không gọi là giải thoát tốt đẹp, vì Niết-bàn đạo không đầy đủ, như kệ nói:

    "Người không công đức không thể qua,

    Biển cả của sanh, già, bệnh, chết,

    Người ít công đức cũng không qua,

    Thiện hành đạo pháp của Phật thuyết".


    Ở đây nên nói đến Kinh Tu-bạt-đà Phạm-chí (Subharabrahma - Càrisutra): Tu-bạt-đà Phạm-chí một trăm hai mươi tuổi được năm thứ Thần thông, ở bên ao A-ma-bạt-đạt-đa. Đêm nọ, Phạm-chí mộng thấy một người mất mắt, lõa hình, đứng trong bóng tối, mặt trời rớt, đất vỡ, nước biển cả khô, gió lớn nổi lên thổi núi Tu-di vỡ tan. Thức dậy sợ hãi, ông ta suy nghĩ: "Cớ sao như vậy, mạng ta sắp hết, hay chúa tể trời đất sắp đọa?" Do dự không tự rõ vì cớ sao lại thấy có ác mộng ấy? Có vị Trời là Thiện tri thức, bạn từ đời trước, từ trên Trời xuống nói với Tu-bạt-đà: "Ông đừng sợ hãi, có một bậc Nhất thiết trí gọi là Phật, nửa cuối đêm sẽ vào Vô-dư Niết-bàn, nên ông mộng thấy như thế chớ không phải vì bản thân của ông đâu".

    Sáng hôm sau, Tu-bạt-đà đi đến rừng cây trong vườn Câu-di-na-kiệt (Kusinayara) thấy A-nan kinh hành, nói với A-nan: "Tôi nghe nói Thầy của ông thuyết pháp về đạo Niết-bàn mới, vào nửa đêm nay Ngài sẽ vào Niết-bàn, tâm tôi có chỗ nghi, xin được gặp Phật nhờ giải quyết chỗ nghi của tôi". A-nan nói: "Thân thể của Thế Tôn đã suy yếu quá chừng, nếu ông đến hỏi, sẽ làm cho Thế Tôn mệt nhọc thêm". Tu-bạt-đà-la ba lần cầu thỉnh, A-nan vẫn đáp một lời. Phật từ xa nghe được, dậy A-nan: "Hãy để cho Tu-bạt-đà đến trước Ta mà tự do nạn vấn. Đây là lần đàm đạo cuối cùng của Ta và Tu-bạt-đà là đệ tử sau chót của ta".

    Lúc ấy, Tu-bạt-đà được đến trước Phật, hỏi han Thế Tôn xong, ngồi xuống một bên, nghĩ như vầy: "Các bọn Ngoại đạo xả bỏ ân ái tài bảo mà xuất gia, đều không đắc đạo, chỉ một mình Sa-môn Cù-đàm đắc đạo". Nghĩ như vậy xong, liền hỏi Phật: "Lục sư ngoại đạo ở cõi Diêm-phù-đề này đều tự xưng ta là người Nhất thiết trí, lời nói ấy đúng không?" Bấy giờ Thế Tôn đáp lại bằng kệ:

    "Ta mới mười chín tuổi,

    Xuất gia học Phật đạo,

    Ta xuất gia đến nay,

    Đã qua năm mươi năm.

    Tịnh giới, thiền, trí, tuệ,

    Ngoại đạo không một phần,

    Ít phần cũng không có,

    Hà huống Nhất thiết trí".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #57
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu không có Bát chánh đạo, thì ở đó không có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Nếu có Bát chánh đạo, thì ở đó có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư . Này Tu-bạt-đà, trong pháp của Ta đây có Bát chánh đạo nên ở trong đó có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư . Trong pháp của các ngoại đạo đều không, không có đạo, không có quả, không có Sa-môn, Bà-la-môn. Ta, ở giữa đại chúng, thật đã cất lên tiếng rống Sư tử như vậy."

    Phạm-chí Tu-bạt-đà nghe pháp ấy liền chứng được đạo quả A-la-hán, rồi suy nghĩ: "Ta không nên Bát Niết-bàn sau Phật". Suy nghĩ như vậy xong, ở trước Phật ngồi kiết già, tự dùng thần lực, từ trong thân xuất ra lửa đốt thân mà thủ lấy diệt độ.

    Vì vậy, Phật nói không có công đức hay ít công đức, là pháp trợ đạo không đầy đủ, đều không độ thoát được. Phật Thuyết đủ hết thảy công đức, nên Ngài hay độ thoát được các đệ tử, như vị thầy thuốc nhỏ (lang y) chỉ dùng một, hai thứ thuốc không đầy đủ, nên không thể chữa lành trọng bệnh. Các thầy thuốc lớn (giỏi) biết đủ các thứ thuốc nên có thể chữa lành các bệnh.

    Hỏi: Nếu xa lìa hết thảy phiền não trong tam giới, tâm được giải thoát, sao Phật nói xa lìa nhiễm ái thì tâm được giải thoát?

    Đáp: Ái có sức mạnh to lớn, trói buộc, đóng kín tâm, cho nên nói đến ái mà không nói đến các phiền não khác. Ái dứt thì các phiền não khác dứt.

    Lại nữa, nếu khi nghe người ta nói "vua đến" thì biết chắc chắn có các kẻ tùy tùng. Nhiễm ái cũng như vậy, như nắm lấy đầu khăn thì cả cái khăn đều đi theo. Ái nhiễm cũng như vậy, hễ ái dứt thì biết các phiền não khác đều dứt.

    Lại nữa, các kiết sử đều thuộc ái và kiến. Phiền não thuộc ái thì che đậy tâm; phiền não thuộc kiến thì che đậy tuệ. Như vậy, hễ ái xa lìa thì kiết sử thuộc ái cũng xa lìa, được tâm giải thoát; hễ vô minh xa lìa thì kiết sử thuộc kiến cũng xa lìa, được tuệ giải thoát.

    Lại nữa, năm ngàn A-la-hán này đã được pháp bất thoái, được trí vô sanh, vì thế nên tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp, vì không bị thối. Thối pháp A-la-hán được thời giải thoát, như Cù-đề-ca v.v… tuy được giải thoát song không phải giải thoát tốt đẹp, vì còn bị thối pháp.

    KINH: Tâm đã điều phục nhu nhuyến.

    LUẬN: Hoặc được cung kính cúng dường, hoặc bị sân hận mắng nhiếc, đánh đập, tâm vẫn bình đẳng, không thay đổi; hoặc gặp trân bảo, hay ngói đá, tâm vẫn xem như nhau; hoặc có người cầm dao cắt chặt tay chân, hay có người đem Chiên đàn thoa thân, tâm cũng bình đẳng, không thay đổi.

    Lại nữa, vì đã dứt hết cội gốc dâm dục, sân nhuế, kiêu mạn, nghi, kiến nên gọi là tâm đã được điều phục nhu nhuyến.

    Lại nữa, các A-la-hán ấy, ở nơi dục nhiễm mà không nhiễm, ở nơi đáng giận mà không giận, ở nơi si mà không si, thủ hộ sáu căn, thế nên gọi là tâm đã được điều phục nhu nhuyến, như kệ nói:

    "Người thủ hộ các căn,

    Như ngựa tốt khéo dậy,

    Như vậy, người thật trí,

    Được chư Thiên kính thị".


    Những kẻ phàm nhân không hay thủ hộ sáu căn, không dứt dục, sân, mạn, si, nghi nên không gọi là điều phục nhu nhuyến.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #58
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Ma-ha Na-già.

    LUẬN: "Ma-ha" có nghĩa là lớn; "Na" nghĩa là không; "Già" nghĩa là tội. A-la-hán đã dứt hết các phiền não, nên gọi là đại vô tội.

    Lại nữa, Na-già (Naga) hoặc gọi là Rồng, hoặc gọi là Voi. Năm ngàn A-la-hán ấy là bậc tối đại lực trong các hàng A-la-hán, nên gọi là như Rồng như Voi. Vì đi trong nước sức Rồng lớn nhất, đi trên đất thì sức Voi mạnh nhất.

    Lại nữa, như voi chúa khéo được điều khiển, có thể phá đại quân, xông thẳng tới không quay lui, không sợ đao gậy, không ngại nước lửa, không bỏ chạy, không thối lui, đến chết không tránh. Các A-la-hán cũng lại như thế, do tu thiền định trí tuệ, có thể phá dẹp Ma quân và các giặc kiết sử, cho dù bị mắng chửi, đánh đập, không hối không giận; già chết hay nước lửa, không sợ không ngại.

    Lại nữa, như đại Long vương, từ biển cả bay lên bủa mây che khắp cả hư không, phóng điển chớp sáng, chiếu sáng trời đất, tuông trận mưa lớn, thấm nhuần muôn vật. Các A-la-hán cũng lại như thế, từ trong biển cả thiền định trí tuệ mà ra, giăng bủa mây từ bi che khắp những căn cơ đáng được độ, hiện ánh sáng lớn và các thứ biến hóa, nói pháp thật tướng, mưa vào tâm đệ tử, làm sanh khởi thiện căn.

    KINH: Những gì phải làm đã làm xong.

    LUẬN: Hỏi: Sao gọi là "những gì phải làm"; và sao gọi là "đã làm xong"?

    Đáp: Đã được các thiện pháp tín, giới, định, xã, v.v… nên gọi là "những gì phải làm"; đã được các thiện pháp trí tuệ, tinh tấn, giải thoát v.v… nên gọi là "đã làm xong". Vì hai pháp ấy đầy đủ nên gọi là "những gì phải làm đã làm xong".

    Lại nữa, phiền não gồm có hai thứ: Một thứ thuộc ái, một thứ thuộc kiến. Thứ phiền não thuộc ái dứt nên gọi là "những gì phải làm"; thứ phiền não thuộc kiến dứt nên gọi là "đã làm xong ".

    Lại nữa, sắc pháp đã khéo thấy rõ nên gọi là "những gì phải làm"; vô sắc pháp đã khéo thấy rõ nên gọi là "đã làm xong". Đối hai pháp khả kiến bất khả kiến, hữu đối vô đối v.v… cũng như thế.

    Lại nữa, dứt pháp bất thiện và vô ký nên gọi là "những gì phải làm"; pháp thiện đã tư duy nên gọi là "đã làm xong". Văn tuệ, tư tuệ thành tựu nên gọi là "những gì phải làm"; tư tuệ thành tựu nên gọi là"đã làm xong". Những loại ba pháp cũng như thế.

    Lại nữa, được noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp nên gọi là "những gì phải làm"; được các thiện căn vô lậu về Khổ pháp nhẫn v.v… nên gọi là "đã làm xong". Được kiến đế đạo gọi là "những gì phải làm"; được tư duy đạo gọi là "đã làm xong". Được học đạo gọi là "những gì phải làm"; được vô học đạo gọi là "đã làm xong". Được tâm giải thoát gọi là "những gì phải làm"; được tuệ giải thoát gọi là "đã làm xong". Lậu tận nên gọi là "những gì phải làm"; được cọng giải thoát nên gọi là "đã làm xong". Trừ tất cả kiết sử nên gọi là "những gì phải làm"; được phi thời giải thoát nên gọi là "đã làm xong". Tự lợi ích xong nên gọi là "những gì phải làm"; làm lợi ích người khác nên gọi là "đã làm xong".

    Nghĩa của "Những gì phải làm đã làm xong" như vậy, tự do giải thuyết.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #59
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Vứt bỏ gánh và có thể gánh.

    LUẬN: Năm uẩn thô nặng thường gây khổ não gọi là "gánh", như Phật đã nói: "Sao gọi là gánh? Năm uẩn là gánh nặng". Các A-la-hán đã trừ bỏ gánh ấy nên nói là "vứt bỏ gánh". "Có thể gánh" là trong Phật pháp có hai gánh: Một là tự lợi, hai là lợi tha. Hết thảy các lậu đã sạch, được các công đức giải thoát, không còn phải hối hận, ấy là tự lợi. Các công đức tín, giới, xả, định, tuệ có thể đem cho người gọi là lợi tha. Các A-la-hán ấy, có thể gánh gánh của mình, gánh của người, nên gọi là "có thể gánh".

    Lại nữa, ví như trâu lớn sức mạnh, có thể chở nặng. Các A-la-hán ấy cũng như thế, được vô lậu căn, lực, giác, đạo, có thể gánh gánh Phật pháp đại sự.

    Do đó nên các A-la-hán gọi là "có thể gánh".

    KINH: Đã làm được lợi mình.

    LUẬN: Sao gọi là lợi mình, và sao gọi là không phải lợi mình? Làm các thiện pháp ấy là lợi mình, làm các điều phi pháp khác, ấy gọi là không phải lợi mình.

    Lại nữa, các công đức tín, giới, xả, định, tuệ là hơn hết thảy tài bảo, vì đời này, đời sau thường được vui, vì có thể đưa đến thành cam lồ; vì ba nhân duyên đó nên gọi là lợi mình, như bài kệ trong phẩm Tín nói:

    "Người có được tín, tuệ,

    Là tài bảo bậc nhất.

    Các tài lợi ở đời,

    Không bằng pháp bảo ấy".


    Lại nữa, nếu người đời nay được vui, đời sau được vui, và được Niết-bàn thường vui, ấy là lợi mình. Ngoài ra không phải lợi mình, như kệ nói:

    "Đời biết các thứ vô đạo pháp,

    Cùng với cầm thú không có khác,

    Hãy cầu chánh trí và đạo pháp,

    Được thoát già chết vào Niết-bàn".


    Lại nữa, Bát chánh đạo và Sa-môn quả, ấy gọi là các A-la-hán lợi mình. Năm ngàn A-la-hán ấy được đạo và quả. Cả hai sự đều được nên gọi là lợi mình.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #60
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 3 _ Chương 5 _ GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH: Sạch hết các hữu, kết.

    LUẬN: Có ba thứ hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Thế nào là Dục hữu? Nhân duyên của nghiệp và thủ hệ thuộc vào Dục giới có thể sanh ra đời sau, đây cũng là nghiệp báo; ấy gọi là Dục hữu. Sắc hữu, vô sắc hữu cũng như thế, ấy gọi là "hữu". "Kết hết" là: kết có chín thứ kết là ái kết, nhuế kết, mạn kết, si kết, nghi kết, kiến kết, thủ kết, xan kết, tật kết. Kết sử ấy dứt hết cùng với "hữu", "hữu" ấy dứt hết cùng với kết sử. Vì vậy nên gọi là "hữu, kết hết".

    Hỏi: Các A-la-hán, về kết sử thô thì đã dứt hết vĩnh viễn, vì đã dứt hết phiền não; còn "hữu" thì chưa phải dứt hết, vì sao? Vì A-la-hán khi chưa diệt độ thì còn có các hữu nhãn căn v.v… năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới?

    Đáp: Không quan ngại gì, ấy là ở trong quả mà thuyết nhân. Như Phật dạy khi cúng thí đồ ăn thì sẽ được năm điều: Sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh, an vui, biện tài. Đồ ăn không phải bao giờ cũng làm cho người ta có được năm điều ấy, vì có người được ăn uống nhiều mà chết, có người được ăn uống ít màsống. Nhưng vì đồ ăn là nhân của năm điều ấy, cho nên Phật dạy thí đồ ăn sẽ có được năm điều, như kệ nói:

    "Không ăn thì chắc chết,

    Có ăn, chết chưa định,

    Cho nên Phật thuyết rằng:

    Cho ăn, được năm điều".


    Cũng như người ăn năm trăm cân vàng ròng, vàng không thể ăn, nhưng vàng là nhân của ăn nên nói ăn vàng. Phật nói: "Nữ nhân là giới cấu (cấu, uế của giới). Nữ nhân không phải là giới cấu, nhưng là nhân của giới cấu, nên nói nữ nhân là giới cấu. Như người từ chỗ cao rơi xuống chưa thấu đất mà nói người ấy chết. Như vậy, các A-la-hán do đã sạch hết kiết sử, mà biết "hữu" chắc chắn sẽ hết, nói là "hữu, kết hết".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •