DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/35 ĐầuĐầu 1234513 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 341
  1. #21
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Xứ Thiên Trúc có hai thứ tiếng chỉ cho "Thời" là Ca-la (Kà-là) và Tam-ma-gia (Samya). Sao Phật không nói Ca-la mà nói Tam-ma-gia?

    Đáp: Nếu nói Ca-la thì có điều gì nghi ngờ?

    Hỏi: Nói cho nhẹ nhàng thì nên nói Ca-la vì Ca-la có hai chữ, Tam-ma-gia có ba chữ nặng lời khó đọc hơn?

    Đáp: Vì để trừ tà kiến nên nói Tam-ma-gia không nói Ca-la. Có người nói: "Hết thảy trời đất hay việc tốt xấu đều lấy "Thời" (Ca-la) làm nhân", như trong Thời Kinh có bài kệ nói:

    "Thời đến, chúng sanh thành thục.

    Thời tới thì bị thôi thúc.

    Thời, có thể giác ngộ người,

    Cho nên chính "Thời" làm nhân.

    Thế giới như bánh xe,

    Thời biến như xe quay,

    Người cũng như bánh xe,

    Đi lên hoặc đi xuống".


    Hỏi: Lại có người nói: "Trong trời đất hay việc tốt xấu hết thảy mọi vật không phải do "Thời" làm ra, song "Thời" là cái nguyên nhân không thay đổi, là thật hữu. Pháp "Thời" rất vi tế, không thể thấy, không thể biết, do kết quả của hoa trái v.v… mà biết là có "Thời". Năm qua, năm nay, lâu xa, gần, chậm, mau mà thấy các tướng đó, tuy không thấy "Thời" mà biết là có "Thời", vì sao? Vì thấy quả mà biết có nhân". Do đó nên biết có pháp "Thời". Pháp "Thời" không biến hoại, nên thường?

    Đáp: Như hòn đất là "Thời" hiện tại, đất bụi là "Thời" quá khứ, cái bình là "Thời" vị lai. Tướng của "Thời" là thường nên "Thời" quá khứ không làm "Thời" vị lai. Kinh sách các ông cho "Thời" là một vật, vì thế "Thời" quá khứ không làm "Thời" vị lai, cũng không làm "Thời" hiện tại; vì như vậy thì lộn xộn. Trong "Thời" quá khứ cũng không có "Thời" vị lai, vì thế nên không có "Thời" vị lai. "Thời" hiện tại cũng như thế.

    Hỏi: Ông đã nhận đất bụi là "Thời" quá khứ, nếu có "Thời" quá khứ thì chắc chắn có "Thời" vị lai; vì thế thật có pháp "Thời"?

    Đáp: Ngươi không nghe tôi vừa nói, cái bình ở "Thời" vị lai, đất bụi ở "Thời" quá khứ. "Thời" vị lai không làm "Thời" quá khứ, trong tướng "Thời" vị lai là "Thời" vị lai, sao lại gọi là "Thời" quá khứ. Thế nên "Thời" quá khứ cũng không.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-29-2018)

  3. #22
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 1
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hỏi: Sao lại không có "Thời", chắc chắn phải có "Thời", hiện tại có tướng hiện tại, quá khứ có tướng quá khứ, vị lai có tướng vị lai?

    Đáp: Nếu như hết thảy ba "Thời" đều có tướng riêng (tự tướng), như vậy thì hết thảy là "Thời" hiện tại, không có "Thời" quá khứ và "Thời" vị lai. Nếu có vị lai thì đó không gọi là vị lai mà nên gọi là hiện tại (dĩ lai: đã đến); vì thế lời hỏi ấy không đúng.

    Hỏi: "Thời" quá khứ, "Thời" vị lai không phải là tướng hiện tại, hiện hành. "Thời" quá khứ có tướng quá khứ hiện hành. "Thời" vị lai có tướng vị lai hiện hành, thế nên mỗi pháp tướng đều có "Thời"?

    Đáp: Nếu quá khứ là qua đi, Thời phá mất tướng quá khứ; nếu quá khứ mà không qua đi. Thời không có tướng quá khứ; "Thời" vị lai cũng như thế. Vì thế, pháp thời đã không thật có thì làm sao có thể sanh trời đất, việc tốt xấu và các vật hoa quả, v. v…; vì để trừ các thứ tà kiến như vậy nên không nói thời theo tiếng "Ca-la" mà nói thời theo tiếng "Tam-ma-gia".

    Thấy sự sanh diệt của năm ấm, mười tám giới, sáu nhập mà giả danh là "Thời" chứ không có "Thời" riêng (ngoài sự sanh diệt). Như nói các danh tự: Phương, thời, ly, hợp, nhất, dị, trường, đoản v. v… đều là vượt ra ngoài tâm kẻ phàm phu chấp trước cho là pháp thật có; vì thế nên trừ bỏ được pháp ngữ ngôn danh tự của thế giới (thế gian).

    Hỏi: Nếu không có "Thời", tại sao lại có học giới cho phép ăn đúng Thời, cấm ăn phi Thời?

    Đáp: Trước đây tôi đã nói; theo pháp danh tự thế gian có "Thời", mà không phải thật pháp, ông không nên vấn nạn. Cũng như phép kiết giới ở trong Tỳ-ni chỉ là thật theo thế gian mà không phải là pháp tướng đệ nhất thật. Vì tướng pháp tự ngã không có thật thể, cũng vì chúng nhân mà quở trách, cũng vì muốn hộ trì Phật pháp được tồn tại lâu dài, mà chế định lễ pháp cho đệ tử, cho nên chư Phật thế Tôn kiết giới, ở trong đó không nên tìm xem có gì thật? Có danh tự gì? Cái nào tương ưng? Cái nào không tương ưng? Cái nào là pháp có tướng như vậy? Cái nào là pháp không có tướng như vậy? Vì thế, việc ấy không nên vấn nạn.

    Hỏi: Nếu ăn phi Thời, thuốc phải Thời, y phải Thời, "Thời" ở đây sao không nói là Tam-ma-gia mà nói là Ca-la?

    Đáp: Những điều dạy trong Tỳ-ni, hàng cư sĩ áo trắng không được nghe, thì hàng ngoại đạo làm sao được nghe để mà sanh tà kiến (nên không nói Tam-ma-gia mà nói Ca-la)? Còn kinh khác đều được phép nghe, nên trong đây dùng tiếng Tam-ma-gia. Tam-ma-gia là giả danh, khiến người nghe không sanh tà kiến. Lại trong Phật pháp phần nhiều nói Tam-ma-gia mà ít nói Ca-la; vì ít nên không nên cật nạn.

    Lược nói nghĩa riêng của năm chữ "Như Thị, Nga, Văn, Nhất, Thời" xong.


    (Hết cuốn 1 theo bản Hán)


    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 04-30-2018 lúc 11:14 AM

    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-29-2018),hoamacco (01-07-2022)

  5. #23
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG 2

    GIẢI THÍCH: TỔNG THUYẾT NHƯ THỊ NGÃ VĂN

    Nay sẽ nói tổng quát về "Như vậy tôi nghe"

    Hỏi: Nếu chư Phật là đấng Nhất thiết trí, tự nhiên, không Thầy, không theo lời dạy của người khác, không thọ đạo của người khác, không dùng đạo của người khác, không theo người khác nghe để mà thuyết pháp, tại sao lại nói "Như vậy tôi nghe"?

    Đáp: Đúng như ông nói: " Phật là đấng Nhất thiết trí, tự nhiên, không Thầy, không theo người khác nghe pháp để mà thuyết". Phật pháp không chỉ từ miệng Phật thuyết, mà hết thảy lời nói tốt lành, chân thật, vi diệu của thế gian đều xuất từ Phật pháp. Như trong Tỳ-ni, Phật nói: "Thế nào là Phật pháp?" Phật pháp có năm hạng người nói: Một là Phật tự miệng nói, hai là đệ tử Phật nói, ba là Tiên nhân nói, bốn là chư Thiên nói, năm là Hóa nhân nói.

    Lại như trong Kinh Thích-đề-hoàn-nhơn Đắc đạo, Phật nói với Kiều-thi-ca: "Thiện ngữ chân thật, hảo ngữ vi diệu của thế gian đều xuất từ pháp của Ta", như trong bài kệ tán Phật rằng:

    "Thiện ngữ của thế gian.

    Đều xuất từ Phật pháp.

    Thiện ngữ không sai lầm,

    Không gì hơn Phật ngữ.

    Những nơi khác tuy có,

    Thiện ngữ không sai lầm,

    Nó hết thảy đều là,

    Một phần của Phật pháp.

    Trong các Ngoại đạo,

    Dù có lời hay,

    Như sâu ăn cây,

    Ngẫu nhiên thành chữ.

    Pháp đầu, giữa, cuối,

    Tự phá lẫn nhau,

    Như sắt sanh vàng,

    Ai mà tin được?

    Như ở trong cây Y-lan,

    Sanh hương Ngưu đầu Chiên-đàn.

    Như trong giống cây đắng,

    Sanh ra quả ngon ngọt.

    Nếu tin được điều đó,

    Người ấy sẽ tin rằng:

    Trong Kinh sách Ngoại đạo,

    Tự xuất lời hay đẹp.

    Những lời hay chân thật,

    Đều xuất từ đức Phật,

    Như thứ hương Chiên-đàn,

    Mọc ở núi Ma-lê.

    Ngoài núi Ma-lê-ra,

    Không đâu có Chiên-đàn,

    Như vậy, ngoại trừ Phật,

    Không có đâu lời thật".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #24
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, câu "Như vậy tôi nghe" là lời của các đại đệ tử Phật, như A-nan v.v… nói; vì vào trong tướng của Phật pháp nên gọi là Phật pháp. Như khi Phật nhập Niết-bàn, Ngài ở tại xứ Câu-thi-na-kiệt, giữa rừng cây Sa-la long thọ, nằm quay đầu về hướng Bắc mà sắp nhập Niết-bàn. Bấy giờ, A-nan tình luyến ái thân thuộc chưa trừ, vì chưa ly dục, tâm chìm trong biển ái, không thể tự ra được. Trưởng lão A-nê-lô đậu (Anuruda) nói với A-nan : "Thầy là người giữ Phật pháp tạng, không nên giống như người phàm tự chìm trong biển ái! Hết thảy pháp hữu vi đều là tướng vô thường, Thầy chớ ưu sầu. Lại nữa, tự tay Phật đã trao pháp cho Thầy, Thầy nay ưu sầu thì sẽ làm mất việc đã thọ nhận. Thầy nên thưa Phật: Sau khi Phật Niết-bàn, chúng con hành đạo như thế nào? Ai sẽ là Thầy? Bọn Xa-nặc ác khẩu làm sao cùng ở chung? Kinh Phật nên để lời gì? Những việc vị lai như thế, Thầy nên hỏi Phật".

    A-nan nghe việc ấy, tâm sầu muộn hơi tỉnh, được sức ghi nhớ đạo hỗ trợ, đến bên cuối giường Phật nằm, đem các việc ấy hỏi Phật. Phật dạy A-nan: "Hoặc bây giờ, hoặc sau khi Ta diệt độ, nên tự y chỉ và y chỉ Pháp, không y chỉ nơi nào khác! Thế nào là Tỳ-kheo tự y chỉ và y chỉ Pháp, không y chỉ nơi nào khác? Là: Tỳ-kheo quán ở trong thân, thường niệm nhất tâm trí tuệ, siêng tu tinh tấn, trừ tâm tham ưu thế gian, quán ngoài thân, quán trong ngoài thân cũng như thế; quán, thọ, tâm, pháp niệm xứ cũng lại như thế. Đó gọi là Tỳ-kheo tự y chỉ và y chỉ Pháp, không y chỉ nơi nào khác. Từ nay Giới, Kinh giải thoát là đại sư của các Thầy. Như Kinh Giải Thoát Giới dạy: "Thân nghiệp, khẩu nghiệp, nên như thế mà làm. Tỳ-kheo Xa-nặc, sau khi Ta Niết-bàn thì như pháp Mạn-đàn (mặc tẩn) mà trị. Nếu người có tâm nhu thuận thì dạy họ Kinh San-đà Ca-chiên-diên, tức có thể đắc đạo. Ta trải qua ba A-tăng-kỳ tiếp, chứa nhóm tạng Pháp bảo; tạng ấy bắt đầu nên để lời: "Như vậy, tôi nghe, một thời, Phật ở tại địa phương ấy, quốc độ ấy, trong rừng cây xứ ấy", vì sao? Vì các Kinh Phật đời quá khứ bắt đầu đều xưng lời ấy, các Kinh Phật đời vị lai bắt đầu cũng xưng lời ấy; các Phật đời hiện tại, cuối cùng khi Bát-niết-bàn cũng dạy xưng lời ấy. Nay Ta, sau khi Niết-bàn, bắt đầu Kinh cũng nên ghi: "Như vậy tôi nghe, một thời".

    Vậy nên biết là lời Phật dạy, chứ không phải Phật tự nói "Như vậy tôi nghe"; vì Phật là bậc Nhất thiết trí, tự nhiên, không Thầy, thì không nên nói "Tôi nghe". Nếu Phật tự nói "Như vậy tôi nghe", có người không biết, thì có thể hỏi như thế, còn đây là A-nam bạch Phật, Phật dạy lời ấy, ấy là đệ tử nói "Như vậy tôi nghe", xưng "tôi" không có lỗi.

    Lại nữa, vì muốn cho Phật pháp trụ lâu ở thế gian, nên các vị A-la-hán, như trưởng lão Đại Ca-Diếp v.v… hỏi A-nan: "Phật thuyết pháp ở chỗ nào trước hết? Ngài dạy những pháp gì?"

    A-nan đáp: "Như vậy tôi nghe, một thời Phật ở tại nước Ba-la-nại trong rừng Nai của tiên nhân, Ngài vì năm Tỳ-kheo nói về Khổ thánh đế. Tôi vốn không nghe từ ai nói lại, mà ở trong Pháp chính tôi nhớ rõ, được nhãn, trí, minh, giác". Việc Kinh ấy trong đó cần nói rộng.

    Như trong Kinh Tập Pháp (Dharama-samyrahàsutra) nói: "Lúc Phật vào Niết-bàn, quả đất sáu cách rung động, các dòng sông chảy ngược, gió mạnh bộc phát, bốn phía nổi mây đen, sấm sét dữ dội, mưa đá đổ xuống, sao băng khắp nơi; Sư tử, ác thú gào thét kêu rống; Chư Thiên, Người đời đều cất tiếng la hét. Chư Thiên, Người đời đều phát ra lời rằng: "Phật vào Niết-bàn sao mà mau quá. Con mắt của thế gian đã mất!"

    Ngay lúc bấy giờ tất cả cỏ cây, cây thuốc, hoa lá cùng lúc rã tan; núi chúa Tu-di đều lay động, nước biển dậy sóng, đất rung động mạnh, núi non băng vỡ sụp, cây cối gãy đổ, bốn phía khói ùn rất là dễ sợ; vũng, ao, sông, ngòi đều quấy nhớp, sao chổi mọc ban ngày. Loài người đều kêu khóc, chư Thiên ưu sầu, Thiên nữ nghẹn ngào khóc than, nước mắt đầm đìa. Các hàng Hữu học lặng lẽ không vui, các hàng Vô học nghĩ tới pháp Hữu vi hết thảy vô thường. Như vậy Trời, Người, Dạ-xoa, La-sát, Càn-thát-bà, Chân-đà-la, Ma-hầu-la-già và loài Rồng đều rất buồn rầu; còn các vị A-la-hán đã đắc quả, khỏi biển lão bệnh tử, tâm niệm rằng:


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #25
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    "Đã qua sông ái của phàm nhân,

    Đã xé giấy hợp đồng già chết,

    Thấy bốn Rắn lớn trong hòm thân,

    Nhập vào Niết-bàn diệt Vô-dư".


    Các vị Đại A-la-hán, ai nấy tùy ý ở trong núi rừng, khe suối, hang động xả thân mà nhập Niết-bàn. Lại có các A-la-hán đi giữa hư không, ví như Nhạn chúa hiện các thứ Thần lực, khiến mọi người khởi lòng tin thanh tịnh, vậy sau mới vào Niết-bàn. Trời Lục dục cho đến trời Biến tịnh v.v… thấy các A-la-hán đều vào diệt độ, ai nấy nghĩ: "Mặt trời Phật đã lặn, các đệ tử đầy đủ Thiền định, trí tuệ, giải thoát trước đó cũng đã diệt độ. Các chúng sanh nay đủ các bệnh dâm, nộ, si mà các vị Thầy pháp dược gấp diệt độ, thì ai sẽ chữa trị cho ? Các đệ tử như hoa sen nở trong biển vô lượng trí tuệ, nay đã khô héo, cây Pháp đã gẫy đổ, mây Pháp tan diệt, Bậc đại trí như Voi chúa đã mất đàn, đàn Voi con cũng đi theo, người gieo Chánh pháp đã mất rồi, Pháp bảo sẽ tìm cầu ở nơi đâu?", như kệ nói:

    "Phật đã vĩnh tịch vào Niết-bàn,

    Chúng diệt kiết sử cũng qua đi,

    Thế giới trống không, không bậc trí,

    Ngu tối thêm lên, đèn trí tắt".


    Bấy giờ chư Thiên lễ dưới chân Đại Ca-diếp và nói kệ:

    "Bậc kỳ lão, ba độc đã trừ,

    Thân Ngài như cây trụ tử kim,

    Đoan nghiêm vi diệu không thể sánh,

    Mắt sáng trong sạch như Hoa sen".


    Tán thán như vậy rồi, thưa Ca-diếp: "Đại đức Ca-diếp! Nhân giả biết không? Con thuyền Phật pháp như muốn vỡ, thành Phật pháp như muốn đổ, biển Phật pháp như muốn khô, cờ Phật pháp như muốn ngả, đèn Phật pháp như muốn tắt, người thuyết pháp như muốn hết, người hành đạo ít dần, kẻ làm ác thêm lên. Xin Ngài đem tâm đại từ mà kiến lập Phật pháp".

    Bấy giờ Đại Ca-diếp, tâm như biển cả, đứng lặng không lay động, giây lâu mới đáp: "Các ông khéo nói, thật đúng như lời, thế gian không lâu rồi sẽ vô trí, tối mù". Rồi lúc đó Đại Ca-diếp im lặng nhận lời. Bấy giờ chư Thiên lễ dưới chân Đại Ca-diếp rồi bỗng nhiên không hiện, ai nấy về chỗ cũ.

    Khi ấy Đại Ca-diếp tư duy rằng: "Ta nay làm sao để cho Phật pháp trong ba vô số kiếp khó tìm gặp ấy được trụ lâu?" Tư duy như vậy xong, lại suy nghĩ tiếp: "Ta biết pháp ấy có thể làm cho trụ được lâu dài, phải nên kết tập Kinh (Tu-đố-lộ), Luật (Tỳ-ni), Luận (A-tỳ-đàm) thành Ba tạng Pháp, như vậy Phật pháp có thể được trụ lâu, người đời sau có thể được lãnh thọ hành trì, vì sao? Vì Phật thương xót chúng sanh, phải chịu khổ trong nhiều đời, mới học được pháp ấy mà diễn nói cho người. Bọn ta cũng nên vâng theo Phật pháp mà tuyên dương khai hóa".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #26
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lúc ấy, Đại Ca-diếp nói lời ấy xong, Ngài đi đến trên đỉnh núi Tu-di đánh kiền-chùy, rồi thuyết:

    "Các đệ tử Phật.

    Nếu nghĩ đến Phật,

    Muốn báo ân Phật,

    Chớ vào Niết-bàn".


    Âm thanh kiền-chùy và tiếng nói của Đại Ca-diếp vang đến khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới, ở đâu cũng nghe, thời bấy giờ các bậc đệ tử đã được Thần lực, đều đến hội họp ở chỗ Đại Ca-diếp.

    Bấy giờ Đại Ca-diếp cáo với chúng hội: "Phật pháp sắp muốn diệt! Phật vì thương xót chúng sanh nên chịu cần khổ đủ thứ trong ba vô số kiếp mới học được pháp ấy! Nay Phật đã vào Niết-bàn, các đệ tử biết Pháp, thọ trì Pháp, tụng đạo Pháp cũng theo Phật mà diệt độ, Pháp nay sắp muốn diệt, chúng sanh đời vị lai thật đáng thương thay, đã bị mất con mắt trí tuệ, ngu si mù tối. Đức Phật đại từ bi thương xót chúng sanh, bọn ta hãy vâng theo lời Phật, phải đợi khi kiết tập Kinh tạng xong, rồi tùy ý diệt độ". Các chúng đến dự hội đều vâng lời ở lại.

    Bấy giờ Đại Ca-diếp chọn được ngàn người, chỉ trừ A-nan, còn hết thảy đã chứng A-la-hán, được sáu thứ thần thông, được Cọng giải thoát, Vô ngại giải thoát, được ba Minh, thiền định tự tại, có thể thuận hành và nghịch hành các Tam muội, thảy đều vô ngại, đọc tụng Ba tạng, biết Kinh sách nội ngoại, cũng đọc biết cả mười tám thứ đại Kinh của Ngoại đạo. Ai nấy đều giỏi luận nghị, hàng phục các dị học.

    Hỏi: Bấy giờ có vô số A-la-hán như thế, cớ gì chỉ chọn lấy một ngàn người, mà không chọn lấy nhiều hơn?

    Đáp: Vua Tần-bà-ta-la đắc đạo, tám vạn bốn ngàn quan thuộc cũng đều đắc đạo. Lúc ấy vua sắc trong cung thường dọn bữa cúng dường cho một ngàn người. Vua A-xà-thế vẫn không bỏ pháp ấy. Bấy giờ Đại Ca-diếp tư duy: "Nếu chúng ta thường đi khất thực sẽ có Ngoại đạo cưỡng đến nạn vấn mà bê trễ pháp sự. Nay trong thành Vương-xá thường dọn thức ăn cung cấp cho một ngàn người, chúng ta có thể ở trong đó, kết tập Kinh tạng"; vì lẽ ấy chỉ chọn một ngàn người, không chọn nhiều hơn.

    Lúc ấy Đại Ca-diếp cùng với một ngàn người đi đến trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá, nói với vua A-xà-thế: "Hằng ngày hãy đem thức ăn đến cung cấp cho chúng tôi, nay chúng tôi ở đây kiết tập Kinh tạng, không được đi đâu".

    Ở đó An cư trong ba tháng hạ. Trong ngày mười lăm đầu thuyết giới, vân tập hòa hợp Tăng. Đại Ca-diếp vào thiền định, rồi dùng Thiên nhãn quán trong chúng này đây ai là người chưa dứt sạch phiền não, phải nên mời ra. Thấy chỉ có một mình A-nan chưa dứt hết phiền não, còn chín trăm chín mươi chín người kia đều đã sạch hết các lậu, thanh tịnh không nhơ bẩn. Đại Ca-diếp từ thiền định dậy, lấy tay dắt A-nan ra khỏi chúng nói: "Nay ở trong chúng thanh tịnh kiết tập Kinh tạng, Thầy chưa sạch kiết sử, không nên ở đây".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #27
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ A-nan hổ thẹn buồn khóc, tự nghĩ: "Ta hai mươi lăm năm theo hầu hạ Thế Tôn, gần gũi chăm sóc Ngài, chưa bao giờ bị khổ não như thế này; Phật thật là Đại đức từ bi, hay ẩn nhẫn". Suy nghĩ xong, A-nan thưa Đại Ca-diếp: "Tôi có đủ sức để đắc đạo từ lâu, song theo pháp của các đức Phật, vị A-la-hán không thể bị sai khiến hầu hạ hai bên; vì thế tôi giữ lại một phần kiết sử nhỏ nhặt mà không dứt hết đó thôi". Đại Ca-diếp nói: "Thầy còn có tội là, ý Phật không muốn cho người nữ xuất gia, vì Thầy ân cần khuyến thỉnh, Phật mới cho họ xuất gia, vì lẽ đó mà Chánh pháp của Phật chỉ năm trăm năm là suy giảm. Đó là tội Đột-kiết-la (Dunkrta) của Thầy. A-nan đáp: "Tôi thương xót bà Cù-đàm-di. Lại nữa, theo pháp của chư Phật ba đời đều có bốn bộ chúng, sao riêng Phật Thích-ca Văn của ta lại không có?" Đại Ca-diếp nói: "Khi Phật sắp nhập Niết-bàn gần thành Câu-thi-na-kiệt, Ngài đau lưng, trải bốn lớp y Âu-đa-la-tăng để nằm và nói với Thầy: "Ta cần nước", mà Thầy không cung cấp. Đó là tội Đột-kiết-la của Thầy". A-nan đáp: "Khi đó cả năm trăm cỗ xe băng dòng lội qua làm nước vẩn đục, vì thế nên tôi không lấy!" Đại Ca-diếp nói: "Dẫu nước bị đục, thần lực của Phật có thể làm cho nước đục biến thành trong sạch, sao Thầy không lấy? Đó là tội Đột-kiết-la của Thầy. Thầy hãy sám hối đi!". Đại Ca-diếp lại nói: "Phật đã dạy: Nếu người khéo tu tập Bốn thần túc, thì có thể sống một kiếp hoặc non một kiếp. Phật khéo tu tập Bốn thần túc, muốn sống một kiếp hoặc non một kiếp đều được, mà sao Thầy làm thinh không thưa lại. Phật hỏi đến ba lần, Thầy vẫn làm thinh. Nếu Thầy thưa với Phật là: Phật khéo tu tập Bốn thần túc, Ngài nên sống một kiếp hoặc non một kiếp! Do Thầy, Phật Thế Tôn sớm vào Niết-bàn. Đó là tội Đột-kiết-la của Thầy!" A-nan đáp: "Ma che lấp tâm tôi, nên không nói được, chứ không phải tôi có ác tâm mà không thưa Phật". Đại Ca-diếp nói: "Thầy xếp y Tăng-già-lê của Phật mà lấy chân đạp lên. Đó là tội Đột-kiết-la của Thầy!" A-nan đáp: "khi ấy có gió lớn nổi lên mà không có ai cầm y, gió thổi làm y rớt xuống chân tôi, chứ không phải tôi không cung kính mà giẫm lên y Phật!" Đại Ca-diếp nói: "Sau khi Phật Niết-bàn, Thầy bày tướng Mã âm tàng của Phật cho người nữ xem, sao không biết xấu? Đó là tội Đột-kiết-la của Thầy!" A-nan đáp: "Khi ấy tôi suy nghĩ: Nếu các người nữ thấy tướng Mã âm tàng của Phật, chắc họ tự xấu hổ thân hình nữ nhân, mong muốn được thân nam tử, tu hành Phật tướng, gieo gốc phước đức"; vì thế mà tôi cho người nữ xem, chớ không phải không biết xấu mà cố tâm phá giới". Đại Ca-diếp nói: "Thầy có sáu tội Đột-kiết-la như vậy nên phải sám hối giữa Tăng". A-nan nói: "Vâng, xin theo lời dạy của Trưởng lão Đại Ca-diếp và chúng Tăng". Khi ấy A-nan quỳ thẳng chắp tay, bày vai áo bên phải, cởi dép, sám hối sáu tội Đột-kiết-la. Đại Ca-diếp ở giữa Tăng, cầm tay A-nan dắt ra ngoài, nói với A-nan: "Thầy hãy dứt hết lậu hoặc của Thầy, vậy sau trở vào, kiết sử tàng dư chưa hết, thì Thầy chớ vào!". Nói xong, liền tự đóng cửa lại.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #28
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, các A-la-hán nghị rằng: "Ai có thể kiết lập Tỳ-ni Pháp tạng?" Trưởng lão A-nê-lô-đậu (A-nậu-lâu-đà) nói: "Xá-lợi-phất như là Phật thứ hai, có người đệ tử giỏi, tên là Kiều-phạm-ba-đề là người nhu nhuyến hòa nhã, thường ở chỗ vắng, trú tâm tịch mịch, có thể biết rành Tỳ-ni tạng, nay đang ở trong vườn cây Thi-lợi-sa trên Trời, nên sai sứ thỉnh về". Đại Ca-diếp nói với hạ tọa Tỳ-kheo: "Thầy hãy nghe Tăng sai".

    Hạ tọa Tỳ-kheo thưa: "Tăng có việc gì sai khiến?" Đại Ca-diếp nói: "Tăng sai Thầy đến trong vườn Thi-lợi-sa ở trên trời, nơi A-la-hán Kiều-phạm-ba-đề đang ở". Tỳ-kheo ấy vui mừng hăng hái vâng lời Tăng-sai, và bạch Đại Ca-diếp: "Tôi đến chỗ A-la-hán Kiều-phạm-ba-đề, trình thuyết việc gì?" Đại Ca-diếp nói: "Đến đó rồi, thưa với Kiều-phạm-ba-đề: Các vị lậu tận A-la-hán Đại Ca-diếp v.v… đều hội tại Diêm-phù-đề, Tăng có Pháp sự lớn, thỉnh ngài mau đi đến".

    Hạ tọa Tỳ-kheo ấy lễ Tăng rồi đi quanh ba vòng, liền như chim Kim-sí bay lên hư không, đến chỗ Kiều-phạm-ba-đề, cúi đầu tác lễ, thưa Kiều-phạm-ba-đề: "Thưa Đại-đức, vị nhu nhuyến, hiền thiện, thiểu dục, tri túc, thường ở trong Thiền định, Đại-ca-diếp có lời thăm hỏi và nói với Ngài: Nay Tăng có đại Pháp sự, xin Ngài mau đến đó xem hàng Tăng bảo tụ họp". Khi ấy Kiều-phạm-ba-đề có tâm nghi ngại, nói với Tỳ-kheo ấy: "Tăng không có việc đấu tránh mà gọi tôi chăng? Không có kẻ phá Tăng ư? Phật nhập diệt rồi ư?" Tỳ-kheo ấy nói: "Đúng như lời Ngài nói, đức Phật Đại-sư đã diệt độ". Kiều-phạm-ba-đề nói: "Phật diệt độ mau quá! Con mắt thế gian đã mất! Vị tướng có khả năng theo Phật Chuyển xe pháp là Hòa thượng Xá-lợi-phất của ta nay ở đâu?" Đáp: "Đã vào Niết-bàn trước Phật". Kiều-phạm-ba-đề nói: "Đấng Đại-sư, bậc Pháp-tướng đều đã cách lìa, sẽ tính sao đây? Đại Mục-kiền-liên giờ ở đâu?" Tỳ-kheo ấy đáp: "Cũng đã diệt độ". Kiều-phạm-ba-đề nói: "Phật pháp sắp muốn tàn, bậc Đại-nhân đã qua đi, chúng sanh thật đáng thuơng". Lại hỏi: "Trưởng lão A-nan nay làm gì?" Tỳ-kheo ấy đáp: " Trưởng lão A-nan sau khi Phật diệt độ, rầu rĩ khóc lóc, mê man không tả xiết". Kiều-phạm-ba-đề nói: " A-nan áo não là do còn ái kiết, sinh đau khổ về nỗi biệt ly. Còn La-hầu-la thì sao?" Tỳ-kheo ấy đáp: " La-hầu-la đã chứng A-la-hán nên không ưu sầu, mà chỉ quán các pháp vô thường". Kiều-phạm-ba-đề nói: "Lòng thương yêu khó dứt mà dứt được nên không ưu sầu". Lại nói tiếp: "Ta đã mất vị Đại sư ly dục thì ta còn ở trong vườn Thi-lợi-sa này làm gì? Các vị Đại sư Hòa thượng của ta đều đã diệt độ, nay ta không thể trở xuống Diêm-phù-đề nữa, mà ở đây vào Niết-bàn".

    Nói xong lời ấy Tôn giả nhập Thiền định, bay lên hư không, thân phóng ra ánh sáng, lại phát ra nước lửa, tay cầm mặt trời, mặt trăng, hiện các thứ thần biến, tự tâm phát lửa thiêu thân, trong thân phát ra bốn luồng nước chảy xuống đến chỗ Đại Ca-diếp, trong luồng nước có tiếng nói kệ:

    "Kiều-phạm-ba-đề cúi đầu lễ,

    Đại đức tăng, diệu chúng bậc nhất.

    Nghe Phật diệt độ, tôi diệt theo,

    Như Voi chúa đi, Voi con theo".


    Bấy giờ Tỳ-kheo hạ tọa ôm y bát trở lại nơi chúng Tăng. Trong lúc ấy, A-nan tư duy các pháp, chưa dứt hết lậu hoặc dư tàn, đêm đó tọa Thiền kinh hành, ân cần cầu đạo, ấy là vì A-nan trí huệ nhiều mà định lực ít nên không đắc đạo, định và trí bằng nhau mới mau chứng đắc. Cuối đêm sắp hết, mệt quá muốn nghỉ, vừa nằm xuống đầu chưa đến gối, A-nan bỗng nhiên tỏ ngộ, như điện xẹt sáng, từ chỗ tối được thấy đường. A-Nan nhập định Kim-cang như vậy, phá hết thảy các núi phiền não, chứng được Ba-minh Thần thông. Cọng giải thoát, thành bậc A-la-hán đại lực. Ngay đêm đó, A-nan đi đến nhà Tăng gõ cửa gọi. Đại Ca-diếp hỏi: "Ai gõ cửa đó?" Đáp: "Tôi là A-nan". Đại Ca-diếp hỏi: "Thầy vì sao đến đây?". A-nan thưa: "Tôi nay đã dứt các lậu". Đại Ca-diếp nói: "Không mở cửa, Thầy cứ theo lỗ khóa mà vào". A-nan đáp: "Dạ được", liền dùng Thần lực theo lỗ khóa mà vào, lạy dưới chân chúng Tăng mà sám hối, Đại Ca-diếp không còn quở trách, lấy tay xoa đầu A-nan nói: "Tôi cố vì Thầy, để cho Thầy đắc đạo, thầy không nên hiềm hận; cũng như vậy, tôi cốt để Thầy tự chứng ngộ. Ví như lấy tay vẽ giữa hư không, không dính mắc gì, tâm A-la-hán cũng như vậy, trong hết thảy pháp, không còn dính mắc. Thầy hãy trở lại chỗ ngồi của mình".


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  11. #29
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy Tăng lại bàn rằng: "Kiều-phạm-ba-đề đã vào diệt độ, còn có ai có thể kiết tập Kinh tạng?" Trưởng lão A-nê-lô-đậu nói: " Trưởng lão A-nan ấy, trong hàng đệ tử Phật, người thường hầu gần Phật, nghe Kinh nhớ hết, Phật thường khen ngợi; A-nan ấy có thể kiết tập Kinh tạng".

    Bấy giờ Trưởng lão Đại Ca-diếp xoa đầu A-nan, nói: "Phật chúc lụy cho Thầy thọ trì Pháp tạng, Thầy nên báo ân Phật. Phật ở chỗ nào thuyết Pháp trước hết? Các đại đệ tử Phật có thể thủ hộ Pháp tạng thì đã diệt độ, chỉ còn lại một mình Thầy, Thầy nay theo tâm của Phật, thương xót chúng sanh, kiết tập Phật pháp tạng".

    Khi ấy, A-nan lễ Tăng xong, lên ngồi tòa Sư tử. Bấy giờ Đại Ca-diếp nói kệ:

    "Phật Thánh Sư tử vương.

    A-nan là con Phật,

    Ngồi trên tòa Sư tử.

    Quán trong chúng, vắng Phật.

    Như thế chúng Đại đức,

    Không Phật, mất uy thần.

    Như khi trời không trăng,

    Có sao nhưng chẳng nghiêm.

    Thầy, đại trí nên nói.

    Thầy, con Phật hãy nói.

    Ở đâu, Phật đã thuyết,

    Nay Thầy nên nói rõ".


    Khi ấy Trưởng lão A-nan nhất tâm, chấp tay hướng đến nơi Phật Niết-bàn, nói:

    "Lúc Phật mới thuyết Pháp.

    Lúc ấy con không thấy,

    Nghe truyền lại như vầy:

    Phật ở Ba-la-nại.

    Phật vì năm Tỳ-kheo.

    Lần đầu mở cửa Pháp,

    Thuyết bốn pháp chơn đế,

    Khổ, Tập và Diệt, Đạo.

    A-nhã Kiều-trần-như,

    Trước tiên được thấy đạo.

    Tám vạn các Thiên chúng.

    Cũng đều vào dấu đạo".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  12. #30
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
    Tập 1 _ Cuốn 1 _ Phẩm Tựa Đầu _ Chương 2
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nghìn A-la-hán nghe lời ấy rồi, bay lên hư không, cao bằng bảy cây Đa-la, cùng nói: "Lớn thay, sức mạnh vô thường! Như chúng ta mắt thấy Phật thuyết pháp, nay lại nói "Tôi nghe", rồi nói kệ:

    "Ta thấy thân tướng Phật.

    Cũng như núi Tử kim.

    Chúng đức diệu tướng diệt,

    Chỉ còn lại danh thôi.

    Vậy nên hãy phương tiện,

    Mong ra khỏi ba cõi.

    Siêng nhóm các thiện căn.

    Niết-bàn vui hơn hết".

    Bấy giờ A-nê-lô-đậu nói kệ:

    "Ôi thế gian vô thường!

    Như trăng nước, cây chuối.

    Công đức đầy ba cõi,

    Gió vô thường hoại hết".

    Bấy giờ Đại Ca-diếp lại nói kệ:

    "Quá lớn, sức vô thường,

    Ngu, trí, nghèo, giàu, sang.

    Đắc đạo, chưa đắc đạo.

    Hết thảy không tránh khỏi.

    Phi lời hay, của báu.

    Phi gian dối tranh được,

    Như lửa đốt muôn vật,

    Tướng vô thường là vậy".



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •