DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 21
  1. #1
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 6

    Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 6

    Bài 86.

    ĐỜI THỨ NHẤT SAU THIỀN SƯ HOÀI NHƯỢNG


    THIỀN SƯ ĐẠO NHẤT 道一 GIANG TÂY.


    Người huyện Thập Phương Hán Châu, họ Mã. Dung mạo kỳ dị, dáng đi vững chãi như trâu, mắt nhìn sắc như cọp, lưỡi thè quá mũi, dưới bàn chân có hai hoa văn hình bánh xe. Tuổi nhỏ nương Hòa thượng Đường ở Tư Châu xuất gia, thọ cụ túc giới nơi luật sư Viên ở Du Châu.
    Trong khoảng năm Khai Nguyên (713 – 741, Đường Huyền Tông), Sư thực tập thiền định ở viện Truyền Pháp Hành Nhạc, gặp Hòa thượng Hoài Nhượng. Sáu người đồng tham học (nhập thất), chỉ mình Sư thầm nhận tâm ấn.

    (Đạo Nhất tiếp nối Hoài Nhượng còn Hy Thiên tiếp nối Hành Tư, cùng nguồn khác phái, thế nên thiền pháp bắt đầu hưng thạnh từ hai Sư. Lưu Kha nói “Đại Tịch (Mã Tổ) pháp chủ Giang Tây, Thạch Đầu pháp chủ Hồ Nam. Qua lại lăng xăng mà không biết hai vị đại sĩ, thật là ngốc”. Ở Tây Thiên Tổ Bát nhã Đa la sấm ký với Đạt ma “Nước Chấn Đán (Trung Hoa) tuy xa mà không khác đường, cần đến bàn chân cháu trai tiếp bước, gà vàng há miệng một hạt gạo, cúng dường mười phương La hán tăng”. Lại nữa Hòa thượng Huệ Năng Lục Tổ nói với Hoài Nhượng “Về sau Phật pháp hướng về ông, con ngựa tợ ông đạp chết người trong thiên hạ”, về sau pháp tự Mã Tổ Giang Tây truyền khắp thiên hạ nên thời nhân gọi Sư là Mã Tổ).

    Mới đầu Sư từ núi Phật Tích ở Kiến Dương, kế dời đến Lâm Xuyên, rồi sau đó đến núi Cung Công ở Nam Khang. Trong năm Đại Lịch (766 – 779, Đường Đại Tông), tên Sư gắn liền với chùa Khai Nguyên ở Chung Lăng, Giang Tây. Bấy giờ Liên soái Lộ Từ Cung nghe đạo phong mà kính mộ, đích thân đến Sư thọ tông chỉ. Từ đó học giả bốn phương vân tập dưới tòa.

    Một hôm Sư dạy chúng:

    Những người các ông, mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm mình đó chính là tâm Phật. Đạt ma Đại sư từ nước Nam Thiên Trúc đến đây, đích thân tới Trung Hoa để truyền pháp thượng thừa nhất tâm, khiến các ông khai ngộ. Lại dẫn văn kinh Lăng Già để ấn chứng tâm địa chúng sanh, sợ các ông điên đảo chẳng tự tin pháp nơi tâm này, mỗi người đều có, nên kinh Lăng Già nói “Phật nói Tâm là Tông, vô môn là pháp môn”, lại nói : Phàm cầu pháp nên không có sở cầu, ngoài tâm không có Phật khác, ngoài Phật không có tâm khác, chẳng lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên sạch dơ đều chẳng nương cậy, đạt đến tánh tội rỗng không niệm niệm bất khả đắc. Vì vô tự tánh cho nên tam giới duy Tâm, sum la vạn tượng là sở ấn của nhất pháp, phàm là sắc được thấy đều là tâm hay thấy, tâm chẳng tự là tâm nhân sắc mới có tâm. Các ông chỉ cần tùy lúc nói năng, ngay sự là lý đều không chỗ ngại, đạo quả Bồ đề cũng lại như thế. Cái được sanh nơi tâm thì gọi là sắc, biết sắc rỗng không nên sanh tức chẳng sanh, liễu ngộ tâm này như thế thì có thể tùy lúc mặc áo ăn cơm, trưởng dưỡng thánh thai tùy duyên qua ngày tháng, còn có việc gì nữa?

    Nhữ đẳng chư nhân các tín tự tâm thị Phật, thử tâm tức thị Phật tâm. Đạt ma Đại sư tùng Nam thiên trúc quốc lai, cung chí Trung hoa, truyền thượng thừa nhất tâm chi pháp, linh nhữ đẳng khai ngộ, hựu dẫn Lăng già Kinh văn, dĩ ấn chúng sinh tâm địa, khủng nhữ điên đảo bất tự tín, thử tâm chi pháp các các hữu chi, cố Lăng già kinh vân: “Phật ngữ tâm vi tôn, vô môn vi pháp môn”, hựu vân : Phu cầu pháp giả ưng vô sở cầu, tâm ngoại vô biệt Phật, Phật ngoại vô biệt tâm, bất thủ thiện bất xả ác, tịnh uế lưỡng biên câu bất y hỗ, đạt tội tính không niệm niệm bất khả đắc. Vô tự tính cố, cố tam giới duy tâm, sâm la vạn tượng nhất pháp chi sở ấn, phàm sở kiến sắc giai thị kiến tâm, tâm bất tự tâm nhân sắc cố hữu. Nhữ đãn tùy thời ngôn thuyết, tức sự tức lí đô vô sở ngại, Bồ đề đạo quả diệc phục như thị. Ư tâm sở sinh tức danh vi sắc, tri sắc không cố sinh tức bất sinh, nhược liễu thử tâm, nãi khả tùy thời trước y khiết phạn, trường dưỡng thánh thai nhâm vận quá thời, canh hữu hà sự?

    汝等諸人各信自心是佛,此心即是佛心. 達磨大師從南天竺國來,躬至中華,傳上 乘一心之法,令汝等開悟,又引楞伽經文 ,以印眾生心地,恐汝顛倒不自信,此心 法各各有之,故楞伽經云,佛語心為宗, 門為法門. 又云:夫求法者應無所求,心外無別佛, 外無別心,不取善不捨惡,淨穢兩邊俱 依怙,達罪性空念念不可得. 無自性故,故三界唯心,森羅萬象一法之 所印,凡所見色皆是見心,心不自心因色 故有. 汝但隨時言說,即事即理都無所礙,菩提 道果亦復如是. 於心所生即名為色,知色空故生即不生, 若了此心,乃可隨時著衣喫飯,長養聖胎 任運 過時,更有何事 ?


    Các ông nhận ta dạy, hãy nghe ta nói kệ:

    Tâm địa tùy thời thuyết,
    Bồ đề diệc chỉ ninh.
    Sự lý câu vô ngại,
    Đương sanh tức bất sanh.

    心地隨時說  
    菩提亦只寧
    事理俱無礙  
    當生即不生


    Tâm địa tùy thời nói,
    Bồ đề cũng vậy thôi.
    Sự lý đều vô ngại,
    Đương sanh tức bất sanh.

    -----------

    Tăng hỏi:
    - Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm là Phật (tức tâm tức Phật)?
    Sư đáp:
    - Vì vỗ con nít khóc.
    Tăng hỏi:
    - Hết khóc rồi làm gì?
    Sư đáp:
    - Chẳng phải tâm chẳng phải Phật (phi tâm phi Phật).
    Tăng hỏi:
    - Trừ hai hạng người đó ra, chỉ dạy thế nào?
    Sư đáp:
    - Nói với y chẳng phải vật (bất thị vật).
    Tăng hỏi:
    - Chợt gặp người trong ấy đến thì thế nào?
    Sư đáp:
    - Cứ bảo y thể hội đại đạo.

    -----------

    Tăng hỏi:
    - Thế nào là ý Tây Lai?
    Sư hỏi:
    - Ngay bây giờ là ý gì?

    -----------

    Bàng cư sĩ hỏi:
    - Như nước không có gân xương hay nâng nổi chiếc thuyền muôn hộc, lý đó thế nào?
    Sư đáp:
    - Ở đây không có nước cũng không có thuyền, nói gân xương nào?

    ----------

    Một hôm Sư thượng đường. Một lát Bá Trượng cuốn chiếu lui ra trước mặt. Sư bèn hạ đường. Bá Trượng hỏi:
    - Thế nào là chỉ thú Phật pháp?
    Sư đáp:
    - Đang là chỗ ông buông bỏ thân mạng.
    Sư hỏi Bá Trượng:
    - Ông dùng pháp gì dạy người?
    Bá Trượng đưa cây phất tử lên. Sư hỏi:
    - Chỉ có cái này hay còn cái nào khác?
    Bá Trượng buông cây phất tử xuống.

    ---------

    Tăng hỏi:
    - Làm sao được hợp đạo?
    Sư đáp:
    - Ta từ lâu chẳng hợp đạo?

    ----------

    Tăng hỏi:
    - Thế nào là ý Tây Lai?
    Sư liền đánh, bảo:
    - Nếu ta không đánh ông, các nơi sẽ cười ta.

    ----------

    Có tiểu sư đi hành cước trở về, vẽ một vòng tròn trước mặt Sư, bước lên lễ bái rồi đứng gần Sư. Sư hỏi:
    - Chắc ông muốn làm Phật chứ gì?
    Đáp:
    - Con giụi mắt chẳng biết.
    Sư nói:
    - Ta chẳng bằng ông.
    Tiểu sư không đáp được.

    ---------

    Đặng Ẩn Phong đến từ giã Sư. Sư hỏi:
    - Đi đâu?
    Đáp:
    - Đi Thạch Đầu.
    Sư nói:
    - Đường Thạch Đầu trơn.
    Đáp:
    - Có mang theo gậy, gặp đâu vui đó.
    Rồi ra đi. Mới tới Thạch Đầu liền nhiễu giường thiền một vòng, dộng tích trượng một tiếng, hỏi:
    - Là tông chỉ gì?
    Thạch Đầu kêu:
    - Trời xanh, trời xanh!
    Ẩn Phong không đáp được, trở về thuật lại cùng Sư. Sư nói:
    - Ông hãy trở lại, gặp ông ấy kêu “Trời xanh, trời xanh” thì ông liền “Hư, hư”.
    Ẩn Phong lại đi Thạch Đầu, lặp lại y như trước, hỏi:
    - Là tông chỉ gì?
    Thạch Đầu bèn “Hư, hư”. Ẩn Phong lại không đáp được.
    Phong về thuật lại, Sư nói:
    - Đã nói với ông đường Thạch Đầu trơn mà.

    -----------

    Có vị tăng vẽ bốn vạch trước mặt Sư, ở trên một vạch dài ở dưới ba vạch ngắn, rồi hỏi:
    - Không được nói “một dài ba ngắn”, ngoại trừ bốn chữ đó, mời Hòa thượng đáp.
    Sư liền vẽ trên đất một vạch, đáp:
    - Không được nói “dài ngắn”, đáp ông rồi.
    (Quốc sư Huệ Trung nghe, nói riêng một mình “Sao chẳng hỏi lão tăng”)

    ---------

    Có một tăng giảng kinh đến hỏi:
    - Chưa biết thiền tông truyền thừa pháp gì?
    Sư hỏi lại:
    - Tòa chủ truyền thừa pháp gì?
    Kia đáp:
    - Tạm giảng được hơn hai mươi cuốn kinh luận.
    Sư nói:
    - Đâu không phải là sư tử con?
    Đáp:
    - Chẳng dám.
    Sư cất tiếng “Hư, hư”. Kia nói:
    - Đó là pháp.
    Sư hỏi:
    - Là pháp gì?
    Đáp:
    - Pháp sư tử ra khỏi hang.
    Sư bèn lặng thinh. Kia nói:
    - Đó cũng là pháp.
    Sư hỏi:
    - Là pháp gì?
    Đáp:
    - Pháp sư tử ở trong hang.
    Sư hỏi:
    - (Sư tử) chẳng ra chẳng vô là pháp gì?
    Kia không đáp được bèn từ giã ra ngoài cửa.
    (Bá Trượng thay nói “Thấy gì?”).

    ----------

    Sư gọi “Tòa chủ!”. Kia xoay đầu, Sư hỏi”Là gì?”, cũng không đáp được.
    Sư nói “Ông thầy độn căn này!”

    ----------

    Liêm sứ ở Hồng Châu hỏi:
    - Đệ tử ăn thịt uống rượu là phải hay không ăn thịt uống rượu là phải?

    Đệ tử khiết tửu nhục tức thị, bất khiết tức thị ?

    弟子喫酒肉即是, 不喫即是 ?


    Sư đáp:
    - Ăn thịt uống rượu như thế là lộc của Ngài, không ăn là phước của Ngài.

    Nhược khiết thị trung thừa lộc, bất khiết thị trung thừa phúc.

    若喫是中丞祿, 不喫是中丞福.


    *
    * *

    Đệ tử nhập thất của Sư gồm 139 người, mỗi người đi làm tông chủ một nơi giáo hóa vô cùng. Năm Trinh Nguyên thứ tư (788 - Đường Đức Tông), rằm tháng giêng Sư lên núi Thạch Môn ở Kiến Xương, đi kinh hành trong rừng cây, thấy chỗ đất bằng phẳng với hang động trống không. Sư bảo thị giả:
    - Thân hư mục ta tháng tới sẽ về chỗ đó.

    Nói xong rồi ra về. Đến ngày mùng bốn tháng hai 788, quả thật có bệnh nhẹ, Sư tắm gội xong ngồi kiết già nhập diệt. Trong khoảng năm Nguyên Hòa (806 – 820, Đường Hiến Tông), truy tặng thụy hiệu Đại Tịch Thiền Sư, tháp tên Đại Trang Nghiêm. Hiện nay (1004) còn đền thờ ở huyện Hải Hôn.

    (Cao Tăng Truyện chép: “Thiền sư Đại Giác căn cứ vào bài minh ở tháp Sư do Quyền Đức Dư soạn thì Mã Tổ mất ở chùa Khai Nguyên, trà tỳ và xây tháp ở Thạch Môn. Đến năm Hội Xương (841 – 846) bỏ phế, sau đến tháng bảy năm Đại Trung thứ tư (850 – Đường Tuyên Tông), vua Tuyên Tông ban lệnh Quán sát sứ Giang Tây là Bùi Hưu xây dựng lại tháp và chùa, ban biển ngạch là Bảo Phong”).


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-29-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 5
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 58
      Bài cuối: 09-12-2016, 08:46 AM
    2. Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 4
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 45
      Bài cuối: 06-23-2015, 09:22 AM
    3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 15
      Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
    4. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
      Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
      Trả lời: 25
      Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
    5. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
      Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM
  4. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Vô sở cầu.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Thế Hùng (07-01-2015)

  6. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tam giới duy Tâm.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Thế Hùng (07-01-2015)

  8. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Phật pháp.






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Thế Hùng (07-01-2015)

  10. #5
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    ĐỜI THỨ HAI SAU THIỀN SƯ HOÀI NHƯỢNG

    PHÁP TỰ CỦA MÃ TỔ.



    1. THIỀN SƯ ĐẠI CHÂU HUỆ HẢI 大珠慧海, VIỆT CHÂU.



    Người ở Kiến Châu (Phước Kiến), họ Châu. Sư thọ nghiệp nơi Hòa thượng Đạo Trí, chùa Đại Vân Việt Châu.
    Ban đầu đến tham kiến Mã Tổ ở Giang Tây. Tổ hỏi:
    - Từ đâu đến?
    Đáp:
    - Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu đến.
    Tổ hỏi:
    - Đến đây muốn cầu việc gì?
    Đáp:
    - Đến cầu Phật pháp.
    Tổ nói:
    - Kho báu nhà mình chẳng đối nghĩ, bỏ nhà chạy rông làm gì? Ta trong đây một vật cũng không, cầu Phật pháp nào?
    Sư bèn lễ bái, hỏi:
    - Cái gì là “kho báu nhà mình” của Huệ Hải?
    Tổ đáp:
    - Chính là cái hiện đang hỏi ta. Đó là kho báu của ông, đầy đủ tất cả hoàn toàn không có thiếu thốn, tự do sử dụng, cần gì hướng ngoại tìm cầu?
    Sư ngay lời nói tự biết bổn tâm, không do hiểu biết, hớn hở vui mừng lễ tạ.

    Sư ở hầu Tổ sáu năm, sau vì thầy thọ nghiệp tuổi già, Sư vội trở về phụng dưỡng. Sư ẩn vết tích giấu công dụng, bên ngoài thị hiện như ngây dại; Sư tự soạn một quyển Luận “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn”, bị Huyền Yến là cháu trong pháp môn lén lấy đem ra khỏi Chiết Giang (Thiệu Hưng), trình Mã Tổ. Tổ xem xong bảo chúng:

    - Việt Châu có đại châu (viên ngọc lớn), tròn sáng thấu suốt tự tại, không chướng ngại.

    -----------

    Khi ấy ở trong chúng có người biết Sư họ Châu, lần lượt rồi nhiều người biết. Họ rủ nhau đến xứ Việt tìm hỏi và nương tựa Sư (Nhân lời Mã Tổ nói, người bấy giờ gọi Sư là Hòa thượng Đại Châu).
    Sư nói:
    - Chư thiền khách, tôi chẳng hội thiền, hoàn toàn không có một pháp để dạy người. Không nên phiền các ông đứng lâu, hãy tự thôi dứt đi.
    Bấy giờ học lữ đông dần, ngày đêm thưa hỏi. Việc bất đắc dĩ phải vừa hỏi vừa đáp, Sư biện tài vô ngại (Có quyển chép riêng trong Quảng Ngữ).

    -----------

    Bấy giờ có một số pháp sư đến yết kiến, hỏi:
    - Muốn nêu một câu hỏi, không biết thầy có thể đáp không?
    Sư nói:
    - Bóng trăng dưới đầm sâu mặc tình rút lấy.
    Hỏi:
    - Thế nào là Phật?
    Sư đáp:
    - Đầm nước trong trước mặt chẳng là Phật thì là gì?
    Chúng đều mờ mịt . Hồi lâu vị tăng ấy lại hỏi:
    - Thầy nói pháp gì độ người?
    Sư đáp:
    - Bần đạo chưa từng có một pháp độ người.
    Hỏi:
    - Nhà thiền sư chất phác như thế à?
    Sư hỏi lại:
    - Đại đức nói pháp gì độ người?
    Đáp:
    - Giảng kinh Kim Cang Bát Nhã.
    Sư hỏi:
    - Giảng mấy lần rồi?
    Đáp:
    - Hơn hai mươi lần.
    Sư hỏi:
    - Ai nói kinh đó?
    Tăng lên tiếng gắt gỏng:
    - Thiền sư khéo đùa nhau, đâu không biết Phật nói sao?
    Sư nói:
    - Nếu nói "Như Lai có nói pháp là chê bai Phật, người ấy chẳng hiểu nghĩa ta nói, nếu nói Kinh này không phải Phật nói là chê bai Kinh”. Mời đại đức nói xem.

    Nhược ngôn Như lai hữu sở thuyết pháp, tắc vi báng Phật, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Nhược ngôn thử Kinh bất thị Phật thuyết, tắc thị báng Kinh.

    若言如來有所說法, 則為謗佛, 是人不解我所說義. 若言此經不是佛說,則是謗經.


    Tăng yên lặng không đáp được.
    Chốc lát Sư lại hỏi:
    - Kinh nói “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”. Đại đức hãy nói cái gì là Như Lai?

    Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai.

    若以色見我
    以音聲求我
    是人行邪道
    不能見如來


    Đáp:
    - Đến chỗ này tôi vẫn còn mê.
    Sư nói:
    - Từ nào đến giờ chưa ngộ, nói gì còn mê?
    Tăng nói:
    - Thỉnh thiền sư nói cho tôi nghe.
    Sư nói:
    - Đại đức giảng kinh trên hai mươi lần, còn chưa biết Như Lai.
    Tăng ấy lại lễ bái cầu xin chỉ dạy.
    Sư nói:
    - “Như Lai đó, là nghĩa như của các pháp”, đâu thể quên được?

    Như lai giả, thị chư pháp như nghĩa.

    如來者, 是諸法如義.


    Đáp:
    - Phải, là nghĩa như của các pháp.
    Sư nói:
    - Đại đức nói “phải” cũng chưa phải.
    Đáp:
    - Văn kinh rõ ràng đâu thể chưa phải.
    Sư hỏi:
    - Đại đức như chăng?
    Đáp:
    - Như.
    Sư hỏi:
    - Gỗ đá như chăng?
    Đáp:
    - Như.
    Sư hỏi:
    - Đại đức Như, đồng gỗ đá Như chăng?
    Đáp:
    - Không hai.
    Sư nói:
    - Đại đức cùng gỗ đá đâu khác!
    Tăng không đáp được. Hồi lâu lại hỏi:
    - Thế nào được Đại Niết bàn?
    Sư đáp:
    - Chẳng tạo nghiệp sanh tử.
    Hỏi:
    - Thế nào là nghiệp sanh tử?
    Sư đáp:
    - Cầu Đại Niết bàn là nghiệp sanh tử, bỏ dơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.

    Cầu Đại Niết bàn thị sinh tử nghiệp, xả cấu thủ tịnh thị sinh tử nghiệp, hữu đắc hữu chứng thị sinh tử nghiệp, bất thoát đối trị môn thị sinh tử nghiệp.

    求大涅槃是生死業, 捨垢取淨是生死業, 有得有證是生死業, 不脫對治門是生死業.


    Hỏi:
    - Làm sao mới được giải thoát.
    Sư đáp:
    - Vốn tự không trói buộc chẳng cần giải thoát, dùng thẳng hành thẳng là vô đẳng đẳng.

    Bản tự vô phọc bất dụng cầu giải, trực dụng trực hành thị vô đẳng đẳng.

    本自無縛不用求解, 直用直行是無等等.


    Tăng nói:
    - Như Hòa thượng thiền sư đây thật là hiếm có.
    Tăng lễ tạ rút lui.
    *
    * *
    Có hành giả (cư sĩ) hỏi:
    - Tức tâm tức Phật, cái nào là Phật?
    Sư bảo:
    - Ông nghi cái nào chẳng phải là Phật, chỉ ra xem.
    Cư sĩ không đáp được. Sư nói:
    - Đạt thì khắp cảnh là Phật, chẳng ngộ hằng trái xa.

    ---------------

    Có luật sư hiệu Pháp Minh, nói với Sư:
    - Các thiền sư phần nhiều rơi vào không.
    Sư nói:
    - Trái lại các tòa chủ phần nhiều rơi vào không.
    Pháp Minh giật mình, hỏi:
    - Tại sao rơi vào không?
    Sư nói:
    - Kinh luận là giấy mực văn tự, giấy mực văn tự đều là không. Mượn ở âm thanh mà kiến lập các pháp, danh cú văn thân … đều là không. Tòa chủ chấp chặt hình thể giáo, đâu chẳng rơi vào không?
    Pháp Minh hỏi:
    - Thiền sư rơi vào không chăng?
    Sư đáp:
    - Chẳng rơi vào không.
    Hỏi:
    - Sao lại chẳng rơi vào không?
    Sư đáp:
    - Văn tự … đều từ trí tuệ mà sanh, đại dụng hiện tiền đâu thể rơi vào không?
    Pháp Minh nói:
    - Thế nên biết chẳng thành tựu nhất pháp, không gọi là tất đạt.
    Sư nói:
    - Luật sư không những rơi vào không mà còn dùng lầm danh ngôn.
    Pháp Minh lộ vẻ giận, hỏi:
    - Lầm ở chỗ nào?
    Sư nói:
    - Luật sư chưa rành phiên âm Hoa Phạn, làm sao giảng thuyết.
    - Thỉnh thiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh.
    Sư nói:
    - Há chẳng biết “tất đạt” là tiếng Phạn sao?
    Luật sư tuy biết lỗi, nhưng lòng vẫn còn giận.
    (Tiếng Phạn “Siddhārtha Gautama”, Trung Quốc dịch nghĩa là “Nhất thiết nghĩa thành”. Xưa dịch là “Tất đạt đa” còn sai sót, lược mất Phạn âm).
    Lại hỏi:
    - Phàm Kinh Luật Luận là lời Phật, đọc tụng y giáo phụng hành, sao chẳng kiến tánh?
    Sư đáp:
    - Như chó điên đuổi mồi, sư tử cắn người. Kinh Luật Luận là dụng của tự tánh, việc đọc tụng là pháp của tự tánh.
    Pháp Minh hỏi:
    - Phật A-di-đà có cha mẹ và họ không?
    Sư đáp:
    - Họ của A-di-đà là Kiều-thi-ca, cha tên Nguyệt Thượng mẹ tên là Thù Thắng Diệu Nhan.
    Hỏi:
    - Xuất xứ từ kinh điển nào?
    Sư đáp:
    - Từ tập Đà la ni.
    Pháp Minh lễ tạ, khen ngợi rồi lui.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  11. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-30-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  12. #6
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 89.


    THIỀN SƯ ĐẠI CHÂU HUỆ HẢI 大珠慧海, VIỆT CHÂU.


    (Tiếp theo)

    Có vị Pháp sư thông Tam tạng, hỏi:
    - Chơn như có biến đổi không?
    Sư đáp:
    - Có biến đổi.
    Tam Tạng nói:
    - Thiền sư lầm rồi!
    Sư lại hỏi Tam Tạng:
    - Có chơn như chăng?
    Đáp:
    - Có.
    Sư nói:
    - Nếu không biến đổi nhất định là phàm tăng. Đâu chẳng nghe “Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba tụ tịnh giới, chuyển sáu thức thành sáu thần thông, chuyển phiền não thành Bồ đề, chuyển vô minh thành chơn như đại trí”. Nếu không biến đổi thì đại đức đúng là ngoại đạo chủ trương tự nhiên.
    Tam Tạng hỏi:
    - Như vậy, Chơn như tức có biến đổi?
    Sư đáp:
    - Nếu chấp Chơn như có biến đổi cũng là ngoại đạo.
    Hỏi:
    - Thiền sư vừa nói Chơn như có biến đổi, giờ lại nói không biến đổi. Thế nào mới là thật đúng?
    Sư đáp:
    - Nếu là người kiến tánh rõ ràng, như châu ma ni hiện sắc thì nói biến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được. Nếu là người không kiến tánh nghe nói Chơn như biến đổi bèn hiểu là biến đổi, nghe nói không biến đổi bèn hiểu là không biến đổi.

    Nhược liễu liễu kiến tính giả, như ma ni châu hiện sắc, thuyết biến diệc đắc, thuyết bất biến diệc đắc. Nhược bất kiến tính nhân, văn thuyết chân như biến tiện tác biến giải, văn thuyết bất biến tiện tác bất biến giải.

    若了了見性者, 如摩尼珠現色, 說變亦得, 說不變亦得. 若不見性人, 聞說真如變便作變解, 聞說不變便作不變解.


    Tam Tạng khen:
    - Thế nên biết Nam Tông thật không thể lường.

    ------------

    Có đạo hữu hỏi:
    - Thế gian có pháp nào vượt hơn tự nhiên không?
    Sư đáp:
    - Có.
    Hỏi:
    - Pháp nào hơn được?
    Sư đáp:
    - Pháp hay biết được tự nhiên.
    Hỏi:
    - Nguyên khí là đạo chăng?
    Sư đáp:
    - Nguyên khí tự nguyên khí, đạo tự đạo.
    Kia nói:
    - Nếu như thế thì phải có hai.
    Sư nói:
    - Biết, không có hai người.
    Lại hỏi:
    - Thế nào là tà, thế nào là chánh?
    Sư đáp:
    - Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là chánh.

    ------------

    Có luật sư Nguyên đến hỏi:
    - Hòa thượng tu đạo, có dụng công không?
    Sư đáp:
    - Dụng công.
    Hỏi:
    - Dụng công thế nào?
    Sư đáp:
    - Đói ăn cơm mệt thì ngủ.
    Hỏi:
    - Mọi người đều như thế, dụng công có đồng với Sư không?
    Sư đáp:
    - Không đồng.
    Hỏi:
    - Vì sao chẳng đồng?
    Đáp:
    - Khi ăn kia chẳng nhất định ăn, trăm thứ yêu sách; khi ngủ chẳng nhất định ngủ, ngàn thứ lo toan, vì thế chẳng đồng.

    Tha khiết phạn thời bất khẳng khiết phạn, bá chủng tu sách, thụy thời bất khẳng thụy, thiên ban kế hào, sở dĩ bất đồng dã.

    他喫飯時不肯喫飯, 百種須索, 睡時不肯睡, 千般計校, 所以不同也


    Luật sư im miệng.
    ------------

    Đại đức Uẩn Quang đến hỏi:
    - Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng?
    Sư đáp:
    - Chưa từng tử cần gì luận sanh? Biết sanh tức là pháp vô sanh, nói pháp vô sanh không lìa pháp sanh. Tổ sư nói “Đương sanh tức bất sanh”.
    Hỏi:
    - Người không kiến tánh cũng được như vậy chăng?
    Sư đáp:
    - Tự chẳng thấy tánh, chẳng phải không có tánh. Tại sao vậy? Thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức tức là tánh nên gọi là thức tánh, liễu tức là tánh nên gọi là liễu tánh. Hay sanh muôn pháp gọi là pháp tánh cũng gọi là Pháp thân.
    Tổ sư Mã Minh nói : Cái gọi là nói pháp, đều là vì tâm chúng sinh, nếu tâm sinh thì pháp sinh theo, nếu tâm không sinh thì pháp chẳng do đâu mà có, cũng không tên gọi. Kẻ mê nào biết Pháp thân vốn vô hình nhưng tuỳ chúng hiện hình. Có câu “Thanh thanh thuý trúc tổng thị Pháp thân, uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã”. Nếu hoa vàng là bát nhã, bát nhã tức đồng vô tình; nếu trúc biếc là pháp thân, pháp thân tức đồng cỏ cây, như người ăn măng nên nhất định ăn Pháp thân. Những lối nói như thế đâu thể ghi hết được, mê Phật trước mặt nhiều kiếp mong cầu, ở trong toàn thể các pháp mà mê lại đi tìm cầu bên ngoài. Thế nên người hiểu đạo đi đứng nằm ngồi không gì chẳng là đạo, người ngộ pháp ngang dọc đều tự tại chẳng có gì không phải là Phật pháp.

    Tự bất kiến tính bất thị vô tính. Hà dĩ cố ? kiến tức thị tính vô tính bất năng kiến, thức tức thị tính cố danh thức tính, liễu tức thị tính hoán tác liễu tính. Năng sinh vạn pháp hoán tác pháp tính, diệc danh Pháp thân.
    Mã minh tổ sư vân : sở ngôn pháp giả, vị chúng sinh tâm, nhược tâm sinh cố nhất thiết pháp sinh, nhược tâm vô sinh pháp vô tùng sinh, diệc vô danh tự. Mê nhân bất tri pháp thân vô tượng ưng vật hiện hình. Toại hoán thanh thanh thuý trúc tổng thị pháp thân uất uất hoàng hoa vô phi ban nhược. Hoàng hoa nhược thị ban nhược, ban nhược tức đồng vô tình, thuý trúc nhược thị Pháp thân, Pháp thân tức đồng thảo mộc, như nhân khiết duẫn, ưng tổng khiết Pháp thân dã. Như thử chi ngôn ninh kham xỉ lục, đối diện mê phật trường kiếp hi cầu, toàn thể pháp trung mê nhi ngoại mịch. Thị dĩ giải đạo giả hành trụ toạ ngoạ vô phi thị đạo, ngộ pháp giả túng hoành tự tại vô phi thị pháp.


    自不見性不是無性. 何以故 ? 見即是性無性不能見, 識即是性故名識性, 了即是性喚作了性. 能生萬法喚作法性, 亦名法身.
    馬鳴祖師云: 所言法者, 謂眾生心, 若心生故一切法生, 若心無生法無從生, 亦無名字. 迷人不知法身無象應物現形. 遂喚青青翠竹總是法身欝欝黃華無非 若, 黃華若是般若, 般若即同無情, 翠竹若是法身, 法身即同草木, 如人喫筍, 應總喫法身也. 如此之言寧堪齒錄。對面迷佛長劫希 , 全體法中迷而外覓. 是以解道者行住坐臥無非是道, 悟法者縱橫自在無非是法.


    Đại đức lại hỏi:
    Thái hư hay sanh linh tri không?
    Chơn tâm duyên nơi thiện ác không?
    Người tham dục là đạo không?
    Người chấp phải chấp quấy, về sau tâm thông không?
    Người xúc cảnh sanh tâm, có định không?
    Người trụ vắng lặng, có huệ không?
    Người trong lòng ngạo vật, có ngã không?
    Người chấp không chấp có, có trí không?
    Người tầm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người bỏ tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phật. Các hiểu biết đó hợp đạo không?
    Thỉnh thiền sư mỗi mỗi đáp cho.

    Sư đáp:

    Thái hư chẳng sanh linh trí.
    Chơn tâm chẳng duyên thiện ác.
    Người tham dục nhiều căn cơ cạn.
    Người phải quấy lăng xăng tâm chưa thông.
    Người xúc cảnh sanh tâm thiếu định.
    Người yên lặng quên cơ (động dụng) là huệ chìm.
    Người khinh người hợm mình là ngã lớn
    Người chấp không chấp có đều ngu.
    Người tầm văn thủ chứng thêm kẹt, người khổ hạnh cầu Phật đều mê, người bỏ tâm cầu Phật là ngoại đạo, người chấp tâm là Phật là ma.

    Thái hư bất sinh linh trí
    Chân tâm bất duyên thiện ác
    Thị dục thâm giả cơ tiên
    Thị phi giao tranh giả vị thông
    Xúc cảnh sinh tâm giả thiểu định
    Tịch mịch vô cơ giả tuệ trầm
    Ngạo vật cao tâm giả ngã tráng
    Chấp không chấp hữu giả giai ngu
    Tầm văn thủ chứng giả ích trệ
    Khổ hành cầu Phật giả câu mê
    Li tâm cầu Phật giả ngoại đạo
    Chấp tâm thị Phật giả vi ma


    太虛不生靈智
    真心不緣善惡
    嗜欲深者機淺
    是非交爭者未通
    觸境生心者少定
    寂寞忘機者慧沈
    傲物高心者我壯
    執空執有者皆愚
    尋文取證者益滯
    苦行求佛者俱迷
    離心求佛者外道
    執心是佛者為魔.


    Đại đức nói:
    - Nếu như thế rốt cuộc phải không tất cả?
    Sư đáp:
    - Rốt cuộc là đại đức, đâu phải rốt cuộc không tất cả.

    Đại đức hớn hở lễ tạ rút lui.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  13. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-30-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  14. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Cầu Đại Niết Bàn.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  15. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (07-01-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  16. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Liễu liễu kiến.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  17. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (07-01-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  18. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tự tại.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  19. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (07-01-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  20. #10
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Bài 90.


    2. THIỀN SƯ PHÁP HỘI
    法會 NÚI LẶC ĐÀM, HỒNG CHÂU.


    Sư hỏi Mã Tổ:
    - Thế nào là ý Tổ sư từ Tây đến?
    Tổ bảo:
    - Nói nhỏ thôi. Lại gần đây.
    Sư lại gần. Tổ tát cho một bạt tai, bảo:
    - Sáu tai không đồng mưu, khi khác đến.
    Hôm sau Sư đến còn vào pháp đường, nói:
    - Thỉnh Hòa thượng nói:
    Tổ bảo:
    - Đi đi. Đợi khi lão già này thượng đường hãy ra, sẽ chứng minh cho ông.
    Sư bèn ngộ, nói:
    - Cảm tạ đại chúng chứng minh.

    Rồi đi nhiễu quanh pháp đường một vòng, bỏ đi.

    __________________________________________

    3. THIỀN SƯ TRÍ KIÊN
    智堅 SAM SƠN 杉山, TRÌ CHÂU.

    Lúc đầu khi Sư cùng Quy Tông và Nam Tuyền hành cước, dọc đường gặp một con cọp, mỗi người đi qua tránh phía cọp. Qua rồi, Nam Tuyền hỏi Quy Tông:
    - Vừa rồi thấy cọp giống con gì?
    Tông đáp:
    - Giống con mèo.
    Tông lại hỏi Sư, Sư đáp:
    - Giống con chó.
    Tông lại hỏi Nam Tuyền, Tuyền đáp:
    - Tôi thấy đó là đại trùng.


    ------------


    Trong lúc Sư ăn cơm, Nam Tuyền thu dọn cơm sống nói là “sống”, Sư nói : “không sống” (
    vô sinh _ 無生).
    Nam Tuyền nói:
    - “Không sống” còn là ngọn.
    (vô sinh do thị mạt _ 無生猶是末)

    Nam Tuyền đi ít bước. Sư gọi lại:
    - Trưởng lão, trưởng lão!
    Nam Tuyền xoay đầu hỏi “Gì thế?”. Sư nói:
    - Chớ nói là ngọn.
    (mạc đạo thị mạt _ 莫道是末 )
    ----------

    Một hôm toàn chúng lặt rau quyết (loài dương xỉ). Nam Tuyền đưa lên một cọng, nói:
    - Cái này cúng dường rất tốt.
    Sư nói:
    - Không những cái đó mà món ngon trăm vị y cũng chẳng màng.
    Nam Tuyền nói:
    - Tuy nhiên như thế, mỗi thứ phải nếm nó mới được.
    (Huyền Giác hỏi: “Là lời thấy hay lời chẳng thấy?”)

    (huyền giác vân thị tướng kiến ngữ bất thị tướng kiến ngữ ? )
    (玄覺云:是相見語, 不是相見語)
    ----------

    Tăng hỏi;
    - Thế nào là thân xưa nay?
    Sư đáp:
    - Cả thế gian không cái gì tương tợ.
    (cử thế vô tướng tự _ 舉世無相似)

    __________________________________________________


    4. THIỀN SƯ DUY KIẾN
    惟建 NÚI LẶC ĐÀM, HỒNG CHÂU.

    Một hôm Sư tọa thiền ở sau pháp đường Mã Tổ, Tổ thấy bèn thổi tai Sư, thổi hai lần Sư xuất định, thấy đó là Hòa thượng lại nhập định. Tổ về phương trượng, sai thị giả đem một chén trà cho Sư, Sư không để mắt đến trà và tự về pháp đường.


    __________________________________________________ _


    5. THIỀN SƯ ĐẠO HẠNH
    道行 Ở MINH KHÊ, LỄ CHÂU.

    Có lúc Sư nói:
    - Ta có bệnh nặng chẳng phải thế gian trị được.

    Ngô hữu đại bệnh phi thế sở y.
    吾有大病非世所醫.

    Sau, có tăng hỏi Tiên Tào Sơn:
    - Nhân người xưa nói “Ta có bệnh nặng chẳng phải thế gian trị được”. Chưa biết gọi là bệnh gì?
    Tào Sơn đáp:
    - Bệnh mà cả đám đông không (bệnh) được.
    Hỏi:
    - Tất cả chúng sanh đều có bệnh đó không?
    Tào đáp:
    - Mọi người đều có.
    Hỏi:
    - Mọi người đều có, Hòa thượng có bệnh đó không?
    Tào đáp:
    - Đang tìm chỗ sanh khởi không thể được.

    Chính mịch khởi xứ bất đắc.
    正覓起處不得

    Hỏi:
    - Tất cả chúng sanh vì sao không bệnh (như Hòa thượng)?
    Tào đáp:
    - Chúng sanh nếu bệnh như thế tức chẳng phải chúng sanh.
    Hỏi:
    - Chưa biết chư Phật có bệnh thế không?
    Tào đáp:
    - Có.
    Hỏi:
    - Đã có, tại sao (nói) không bệnh?
    Tào đáp:
    - Vì ấy tỉnh táo.
    (vi y tinh tinh _ 為伊惺惺)

    ------------

    Tăng hỏi:
    - Tu hành thế nào?
    Sư đáp:
    - Phải, ông thầy đó không làm khách.
    Tăng hỏi:
    - Rốt cuộc thế nào?
    Sư đáp:
    - Để yên một chỗ thì không được.
    Tăng lại hỏi:
    - Thế nào là đường tu hành đúng đắn?
    Sư đáp:
    - Có sau Niết bàn.
    Tăng hỏi:
    - Thế nào là có sau Niết bàn?
    Sư đáp:
    - Không rửa mặt.
    Tăng nói:
    - Học nhân chẳng hội.
    Sư nói:
    - Không có cái mặt để rửa.
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  21. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (07-03-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •