DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 21
  1. #6
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Bài 89.


    THIỀN SƯ ĐẠI CHÂU HUỆ HẢI 大珠慧海, VIỆT CHÂU.


    (Tiếp theo)

    Có vị Pháp sư thông Tam tạng, hỏi:
    - Chơn như có biến đổi không?
    Sư đáp:
    - Có biến đổi.
    Tam Tạng nói:
    - Thiền sư lầm rồi!
    Sư lại hỏi Tam Tạng:
    - Có chơn như chăng?
    Đáp:
    - Có.
    Sư nói:
    - Nếu không biến đổi nhất định là phàm tăng. Đâu chẳng nghe “Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba tụ tịnh giới, chuyển sáu thức thành sáu thần thông, chuyển phiền não thành Bồ đề, chuyển vô minh thành chơn như đại trí”. Nếu không biến đổi thì đại đức đúng là ngoại đạo chủ trương tự nhiên.
    Tam Tạng hỏi:
    - Như vậy, Chơn như tức có biến đổi?
    Sư đáp:
    - Nếu chấp Chơn như có biến đổi cũng là ngoại đạo.
    Hỏi:
    - Thiền sư vừa nói Chơn như có biến đổi, giờ lại nói không biến đổi. Thế nào mới là thật đúng?
    Sư đáp:
    - Nếu là người kiến tánh rõ ràng, như châu ma ni hiện sắc thì nói biến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được. Nếu là người không kiến tánh nghe nói Chơn như biến đổi bèn hiểu là biến đổi, nghe nói không biến đổi bèn hiểu là không biến đổi.

    Nhược liễu liễu kiến tính giả, như ma ni châu hiện sắc, thuyết biến diệc đắc, thuyết bất biến diệc đắc. Nhược bất kiến tính nhân, văn thuyết chân như biến tiện tác biến giải, văn thuyết bất biến tiện tác bất biến giải.

    若了了見性者, 如摩尼珠現色, 說變亦得, 說不變亦得. 若不見性人, 聞說真如變便作變解, 聞說不變便作不變解.


    Tam Tạng khen:
    - Thế nên biết Nam Tông thật không thể lường.

    ------------

    Có đạo hữu hỏi:
    - Thế gian có pháp nào vượt hơn tự nhiên không?
    Sư đáp:
    - Có.
    Hỏi:
    - Pháp nào hơn được?
    Sư đáp:
    - Pháp hay biết được tự nhiên.
    Hỏi:
    - Nguyên khí là đạo chăng?
    Sư đáp:
    - Nguyên khí tự nguyên khí, đạo tự đạo.
    Kia nói:
    - Nếu như thế thì phải có hai.
    Sư nói:
    - Biết, không có hai người.
    Lại hỏi:
    - Thế nào là tà, thế nào là chánh?
    Sư đáp:
    - Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là chánh.

    ------------

    Có luật sư Nguyên đến hỏi:
    - Hòa thượng tu đạo, có dụng công không?
    Sư đáp:
    - Dụng công.
    Hỏi:
    - Dụng công thế nào?
    Sư đáp:
    - Đói ăn cơm mệt thì ngủ.
    Hỏi:
    - Mọi người đều như thế, dụng công có đồng với Sư không?
    Sư đáp:
    - Không đồng.
    Hỏi:
    - Vì sao chẳng đồng?
    Đáp:
    - Khi ăn kia chẳng nhất định ăn, trăm thứ yêu sách; khi ngủ chẳng nhất định ngủ, ngàn thứ lo toan, vì thế chẳng đồng.

    Tha khiết phạn thời bất khẳng khiết phạn, bá chủng tu sách, thụy thời bất khẳng thụy, thiên ban kế hào, sở dĩ bất đồng dã.

    他喫飯時不肯喫飯, 百種須索, 睡時不肯睡, 千般計校, 所以不同也


    Luật sư im miệng.
    ------------

    Đại đức Uẩn Quang đến hỏi:
    - Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng?
    Sư đáp:
    - Chưa từng tử cần gì luận sanh? Biết sanh tức là pháp vô sanh, nói pháp vô sanh không lìa pháp sanh. Tổ sư nói “Đương sanh tức bất sanh”.
    Hỏi:
    - Người không kiến tánh cũng được như vậy chăng?
    Sư đáp:
    - Tự chẳng thấy tánh, chẳng phải không có tánh. Tại sao vậy? Thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức tức là tánh nên gọi là thức tánh, liễu tức là tánh nên gọi là liễu tánh. Hay sanh muôn pháp gọi là pháp tánh cũng gọi là Pháp thân.
    Tổ sư Mã Minh nói : Cái gọi là nói pháp, đều là vì tâm chúng sinh, nếu tâm sinh thì pháp sinh theo, nếu tâm không sinh thì pháp chẳng do đâu mà có, cũng không tên gọi. Kẻ mê nào biết Pháp thân vốn vô hình nhưng tuỳ chúng hiện hình. Có câu “Thanh thanh thuý trúc tổng thị Pháp thân, uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã”. Nếu hoa vàng là bát nhã, bát nhã tức đồng vô tình; nếu trúc biếc là pháp thân, pháp thân tức đồng cỏ cây, như người ăn măng nên nhất định ăn Pháp thân. Những lối nói như thế đâu thể ghi hết được, mê Phật trước mặt nhiều kiếp mong cầu, ở trong toàn thể các pháp mà mê lại đi tìm cầu bên ngoài. Thế nên người hiểu đạo đi đứng nằm ngồi không gì chẳng là đạo, người ngộ pháp ngang dọc đều tự tại chẳng có gì không phải là Phật pháp.

    Tự bất kiến tính bất thị vô tính. Hà dĩ cố ? kiến tức thị tính vô tính bất năng kiến, thức tức thị tính cố danh thức tính, liễu tức thị tính hoán tác liễu tính. Năng sinh vạn pháp hoán tác pháp tính, diệc danh Pháp thân.
    Mã minh tổ sư vân : sở ngôn pháp giả, vị chúng sinh tâm, nhược tâm sinh cố nhất thiết pháp sinh, nhược tâm vô sinh pháp vô tùng sinh, diệc vô danh tự. Mê nhân bất tri pháp thân vô tượng ưng vật hiện hình. Toại hoán thanh thanh thuý trúc tổng thị pháp thân uất uất hoàng hoa vô phi ban nhược. Hoàng hoa nhược thị ban nhược, ban nhược tức đồng vô tình, thuý trúc nhược thị Pháp thân, Pháp thân tức đồng thảo mộc, như nhân khiết duẫn, ưng tổng khiết Pháp thân dã. Như thử chi ngôn ninh kham xỉ lục, đối diện mê phật trường kiếp hi cầu, toàn thể pháp trung mê nhi ngoại mịch. Thị dĩ giải đạo giả hành trụ toạ ngoạ vô phi thị đạo, ngộ pháp giả túng hoành tự tại vô phi thị pháp.


    自不見性不是無性. 何以故 ? 見即是性無性不能見, 識即是性故名識性, 了即是性喚作了性. 能生萬法喚作法性, 亦名法身.
    馬鳴祖師云: 所言法者, 謂眾生心, 若心生故一切法生, 若心無生法無從生, 亦無名字. 迷人不知法身無象應物現形. 遂喚青青翠竹總是法身欝欝黃華無非 若, 黃華若是般若, 般若即同無情, 翠竹若是法身, 法身即同草木, 如人喫筍, 應總喫法身也. 如此之言寧堪齒錄。對面迷佛長劫希 , 全體法中迷而外覓. 是以解道者行住坐臥無非是道, 悟法者縱橫自在無非是法.


    Đại đức lại hỏi:
    Thái hư hay sanh linh tri không?
    Chơn tâm duyên nơi thiện ác không?
    Người tham dục là đạo không?
    Người chấp phải chấp quấy, về sau tâm thông không?
    Người xúc cảnh sanh tâm, có định không?
    Người trụ vắng lặng, có huệ không?
    Người trong lòng ngạo vật, có ngã không?
    Người chấp không chấp có, có trí không?
    Người tầm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người bỏ tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phật. Các hiểu biết đó hợp đạo không?
    Thỉnh thiền sư mỗi mỗi đáp cho.

    Sư đáp:

    Thái hư chẳng sanh linh trí.
    Chơn tâm chẳng duyên thiện ác.
    Người tham dục nhiều căn cơ cạn.
    Người phải quấy lăng xăng tâm chưa thông.
    Người xúc cảnh sanh tâm thiếu định.
    Người yên lặng quên cơ (động dụng) là huệ chìm.
    Người khinh người hợm mình là ngã lớn
    Người chấp không chấp có đều ngu.
    Người tầm văn thủ chứng thêm kẹt, người khổ hạnh cầu Phật đều mê, người bỏ tâm cầu Phật là ngoại đạo, người chấp tâm là Phật là ma.

    Thái hư bất sinh linh trí
    Chân tâm bất duyên thiện ác
    Thị dục thâm giả cơ tiên
    Thị phi giao tranh giả vị thông
    Xúc cảnh sinh tâm giả thiểu định
    Tịch mịch vô cơ giả tuệ trầm
    Ngạo vật cao tâm giả ngã tráng
    Chấp không chấp hữu giả giai ngu
    Tầm văn thủ chứng giả ích trệ
    Khổ hành cầu Phật giả câu mê
    Li tâm cầu Phật giả ngoại đạo
    Chấp tâm thị Phật giả vi ma


    太虛不生靈智
    真心不緣善惡
    嗜欲深者機淺
    是非交爭者未通
    觸境生心者少定
    寂寞忘機者慧沈
    傲物高心者我壯
    執空執有者皆愚
    尋文取證者益滯
    苦行求佛者俱迷
    離心求佛者外道
    執心是佛者為魔.


    Đại đức nói:
    - Nếu như thế rốt cuộc phải không tất cả?
    Sư đáp:
    - Rốt cuộc là đại đức, đâu phải rốt cuộc không tất cả.

    Đại đức hớn hở lễ tạ rút lui.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-30-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •