DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/18 ĐầuĐầu ... 2345614 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 173
  1. #31
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Thế gian gọi là giả lập, không thể dựa vào thế gian giả lập mà thật có xuất thế. Nhưng vì ra khỏi các sự giả lập nên gọi xuất thế. Xuất thế đối với thế gian chẳng thật có xuất hay không xuất.

    Vì sao? Vì trong này hoàn toàn không có pháp xuất hay có thể xuất, nên gọi xuất thế. Xuất thế ấy không có thế gian và xuất thế gian. Không xuất không phải không xuất nên gọi xuất thế. Nếu như thật biết rõ như vậy gọi là Bát-nhã xuất thế. Như vậy, Bát-nhã chẳng phải như đã nói.

    Vì sao? Vì Bát-nhã xuất thế vượt khỏi tất cả đường ngôn ngữ, tuy gọi xuất thế mà không có sự xuất, tuy gọi Bát-nhã mà không có sự biết. Sự xuất, sự biết bất khả đắc; hay xuất hay biết cũng bất khả đắc. Như thật biết như vậy gọi là Bát-nhã xuất thế. Do đây nên Bát-nhã vuợt ra tất cả. Thế nên gọi là Bát-nhã xuất thế.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Đây cũng gọi là thông đạt Bát-nhã. Như vậy, thông đạt Bát-nhã là thế nào?

    Nghĩa là Bát-nhã này không có sự thông đạt. Nếu Bát-nhã này có sự thông đạt tức là giả lập. Nếu là giả lập thì không gọi là Bát-nhã thông đạt. Nghĩa là đối với trong này hoàn toàn không có gì cả. Không có ở đây, không có ở kia, cũng không ở giữa, không có được thông đạt, không có bị thông đạt, không nơi thông đạt, không có thời gian thông đạt, không người thông đạt, nên gọi là thông đạt.

    Lại ở trong này hoàn toàn không sở hữu, không có người hành, không có nơi hành, không đây, không kia, cũng không ở giữa, nên gọi thông đạt, lại là thông đạt tuệ. Nói thông đạt là thông đạt tuệ. Thông đạt này hoàn toàn không sở hữu, không trên, không dưới, không chậm, không mau, không tiến, không lui, không qua, không lại nên gọi là thông đạt.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Tuệ thông đạt là thông đạt cái gì? Nghĩa là có sự thấy hoàn toàn thông đạt.

    Do cái gì thông đạt? Do Bát-nhã thông đạt.

    Như vậy, Bát-nhã làm sao thông đạt? Là tướng giả lập mà có thông đạt. Các tướng giả lập tất cả là phi tướng. Như vậy, phi tướng gọi là tướng giả lập.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ai thành tựu Bát-nhã như vậy tức là có thể như thật thông đạt ba cõi. Như thật thông đạt ba cõi là thế nào? Nghĩa là không phải ba cõi gọi là ba cõi.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #32
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì trong này không có cõi để thông đạt. Thông đạt ba cõi tức chẳng phải cõi. Do thông đạt ba cõi nên gọi là thành tựu thông đạt Bát-nhã.

    Thế nào là thành tựu thông đạt Bát-nhã? Là không có việc nhỏ nào mà không thông đạt hoàn toàn. Đối với tất cả việc hoàn toàn thông đạt nên gọi là thông đạt Bát-nhã. Như vậy, Bát-nhã đối với tất cả việc đều siêu việt. Nếu thành tựu Bát-nhã như vậy thì các điều thấy, nghe, ngửi, nếm, biết đều thông đạt.

    Thông đạt cái gì? Nghĩa là vô thường, khổ, bệnh, ung nhọt, tên bắn, không, trở ngại, hại, khác, hoại, hoại pháp, động, mau diệt, không ngã, không sanh, không diệt, không tướng v.v…

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ai thông đạt như vậy thì gọi là mát mẻ, như xa lìa tên bắn. Như có vị lương y giỏi được mệnh danh là lìa mũi tên. Những chỗ bị tên bắn, ông ta đều có thể chữa lành, thuốc độc không còn trong vết thương. Vì nhờ công lực của dược thảo mà trừ khử được hết. Nếu các Bí-sô thành tựu được pháp mát mẻ lìa mũi tên này, gọi là thành tựu thông đạt Bát-nhã. Nếu đầy đủ sáu hằng tánh thông đạt Bát-nhã, thì xa lìa tất cả nhiễm trước ba cõi, vượt khỏi lưới của tất cả ác ma.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như Kim cương khoan được các vật, khoan chỗ nào cũng xuyên qua. Cũng vậy, nếu các Bí-sô v.v… đạt được Kim cương dụ, do được tuệ thông đạt dung nạp, nên quán pháp gì cũng đều thông đạt. Tuệ thông đạt này được định Kim cương dụ bảo hộ, quán đến pháp nào cũng đều thông đạt. Nếu ai thành tựu trí tuệ thông đạt này, có thể xuất thế gian, diệt hết các khổ, dù đạt đến các khổ đã tận nhưng không bị đắm nhiễm. Tuệ thông đạt này cũng gọi là ba minh.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Gọi là minh là vĩnh viễn diệt trừ vô minh. Đây cũng gọi là biết khắp vô minh, cũng gọi là khái niệm diệt khổ uẩn.

    Như vị lương y thông minh biết rộng, làm điều gì cũng xem xét rõ ràng, nhờ thế mà thành tựu trí tuệ xem xét vi diệu, biết rõ các thuốc, hiểu rõ nguyên nhân của bệnh, biết rõ bệnh tướng có thể chữa nhiều chứng bệnh khổ. Bất cứ bệnh tật nào cũng chữa lành.

    Vì sao? Vì người ấy thông thạo về thuốc, nguyên nhân, tướng trạng của bệnh, phương pháp hòa hợp thuốc, cho nên có thể trừ tất cả bệnh khổ. Nếu ai có thể thành tựu minh thứ ba (lậu tận minh), thì có thể diệt các vô minh, dứt tất cả khổ, trừ tất cả sanh, già, bệnh, chết và các pháp sầu than, khổ, ưu, não. Đây gọi là thông đạt Bát-nhã xuất thế.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #33
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh!

    Ta nương nghĩa này mật ý nói: Tất cả thế gian tuệ là hơn hết, nghĩa là thông đạt thật tánh các pháp. Nhờ chánh tri này làm cho chấm dứt sanh vào các cõi.

    Sự chấm dứt sanh vào các cõi là khái niệm gì? Là khái niệm thông đạt xuất ra, chìm mất.

    Vì sao gọi là thông đạt xuất ra và chìm mất? Nghĩa là hoàn toàn thông đạt các pháp có tập khởi, đều có pháp diệt tận. Như vậy gọi là thông đạt xuất và chìm.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Xuất là khái niệm về sanh, chìm là khái niệm về diệt. Tuy là nói vậy nhưng không nói có xuất hay có chìm.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Những gì tập khởi chẳng thật có pháp xuất.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tập khởi là bình đẳng xuất, chẳng phải bình đẳng có xuất, cũng chẳng phải có chìm; bình đẳng tuỳ khởi nên gọi là tập khởi. Bình đẳng tùy khởi là trong này không có xuất, không có chìm. Như vậy, tự thể tự nhiên phá hoại gọi là diệt. Trong đó không có vật gì cả nên nói là diệt, nghĩa là vô gián diệt; không phải ở đây sanh ra là nơi đây có diệt, nên nói là diệt, mà không sanh cũng gọi là diệt. Như vậy, thông đạt hoặc xuất, hoặc chìm, không sanh, không diệt nên gọi là thông đạt hoặc xuất, hoặc chìm.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói thông đạt là có thể biết khắp về các duyên khởi, do các duyên mà các pháp được khởi, nên gọi là duyên khởi. Như vậy, duyên khởi hoàn toàn không sở hữu, nên gọi là sự thông đạt duyên khởi. Đây gọi là biết khắp duyên khởi. Nghĩa là có thể hiểu rõ như thật không khởi, vì không khởi nên gọi là duyên khởi. Bình đẳng không khởi nên gọi là duyên khởi, với chỗ này khởi còn không có, huống chi có diệt. Tùy sự hiểu rõ duyên khởi hoặc thuận, hoặc trái đều bất khả đắc. Vì không đẳng khởi nên gọi là duyên khởi; nếu không đẳng khởi thì không có sanh; nếu không có sanh thì không có quá khứ, cũng không có đã sanh. Nếu không có quá khứ, cũng không có đã sanh, thì không có diệt; nếu không có diệt tức vô sanh trí. Do vô sanh trí nên không sanh cũng không chứng diệt. Do vô sanh nên cũng không diệt. Do có sanh nên thiết lập có diệt, đã không có sanh nên không có diệt. Đối với tất cả pháp thấy biết, thông đạt tác chứng như vậy gọi là tận trí.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #34
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Dũng Mãnh! Tận trí là chấm dứt sự vô tri (không biết) nên gọi là tận trí. Thế nào gọi là tận? Là do không tận nên gọi là tận, không thấy có pháp nào để gọi là tận; nhưng lìa vô tri nên gọi là tận trí. Tức là chấm dứt vô tri gọi là tận trí, biết khắp tất cả pháp vô tri nên gọi là chấm dứt vô tri. Do chấm dứt vô tri nên gọi là tận trí, chẳng phải pháp vô tri có tận, không tận; nhưng lìa vô tri nên gọi là tận trí, như thật biết khắp. Pháp vô tri này hoàn toàn không sở hữu, nên gọi là lìa. Như vậy, do trí biết pháp vô tri, không riêng biệt, có thể đắc nên gọi là xa lìa vô tri; nhưng pháp vô tri thật bất khả đắc. Trí còn không có huống là có vô tri.

    Nếu người có thể tận đắc giải thoát thì gọi là tận trí. Tuy nói như vậy mà như không nói. Đã có trí tận thì hoàn toàn không thể nói, chỉ là giả danh. Nên nói chấm dứt vô tri cũng gọi là tận trí. Nếu đem vô tận tận trí mà xem xét các pháp, thì tận trí cũng không. Nếu biết như vậy liền lìa tận trí, cho đến bờ vô tận. Bờ vô tận này tức là không bờ, cũng là bờ Niết-bàn. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Vì tất cả pháp đều là không bờ, cũng là bờ Niết-bàn, các bờ dứt hẳn gọi là Niết-bàn. Tuy nói như vậy mà như không nói. Vì bờ Niết-bàn lìa ngôn ngữ, tất cả ngôn ngữ trong ấy hoàn toàn dứt hẳn.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Như Lai tuy nói cõi Niết-bàn, mà như không nói. Vì cõi Niết-bàn hoàn toàn không thể nói, vượt tất cả sự nói. Trong cõi Niết-bàn dứt hẳn các lời nói. Nếu nói tướng cõi Niết-bàn như thế, tức là nói tướng thông đạt Bát-nhã xuất thế.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải Niết-bàn có thể nói phương xứ ở đây, ở kia. Nên Niết-bàn thật không thể nói.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Sao trong này gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa?

    Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể đắc một phần nhỏ xa bờ kia.

    Thiện Dũng Mãnh! Nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa này có một phần nhỏ nào xa bờ kia, thì Như Lai nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có xa bờ kia.

    Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa này có xa được, nên không nói đây có bờ bên kia.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Bát-nhã ba-la-mật-đa này nghĩa là tác nghiệp diệu trí, rốt ráo đến bờ kia của tất cả pháp, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #35
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì chẳng phải ngữ, chẳng phải nghiệp, có thể đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa không thể nói được.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Bát-nhã ba-la-mật-đa tùy sự hiểu rõ các pháp, nếu có thể tùy sự hiểu rõ tức trái giác ngộ.

    Vì sao? Vì trong đây không có vật để gọi là tùy sự hiểu rõ. Tùy sự hiểu rõ không, nên giác ngộ cũng không. Tức là đối với các pháp không thông đạt nghĩa, tùy sự hiểu rõ thông đạt pháp tánh bình đẳng là Bồ-đề. Tùy sự hiểu rõ các pháp nên gọi là Bồ-đề. Làm sao có thể tuỳ sự hiểu rõ các pháp, vì trong đây không có vật để gọi Bồ-đề, nên đối với trong đây cũng không có tùy sự hiểu rõ?

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì nếu có đắc được chút phần Bồ-đề nào, tức là trong Bồ-đề đắc Bồ-đề. Nhưng trong Bồ-đề không có Bồ-đề, nên làm như vậy là hiện chứng Bồ-đề. Vì chẳng tùy sự hiểu rõ, chẳng thông đạt nên gọi là giác ngộ. Tuy nói như vậy mà như không nói. Vì tất cả pháp không thể tuỳ sự hiểu rõ, không thể thông đạt. Lại pháp và phi pháp đều không có tự tánh, do giác ngộ lý này nên gọi là Bồ-đề.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì không phải các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể đắc Bồ-đề. Không phải các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể rõ Bồ-đề. Vì như thật Bồ-đề không thể rõ, không thể nêu ra, không phải các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sanh Bồ-đề, vì tánh Bồ-đề không sanh, không khởi.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói Bồ-đề là không có sự ràng buộc, chẳng phải trong Bồ-đề có chút hữu tình, thiết lập hữu tình. Ở trong Bồ-đề không có hữu tình, thiết lập hữu tình. Tại sao nói rằng Tát-đỏa (hữu tình) là sở hữu Bồ-đề, mà phải nói Bồ-đề Tát-đỏa của Bát-nhã ba-la-mật-đa.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không phải trong Bồ-đề có thể đắc Bồ-đề, chẳng phải trong Bồ-đề có thể đắc Tát-đỏa.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Bồ-đề siêu việt, Bồ-đề không sanh, Bồ-đề không khởi, Bồ-đề không tướng. Không phải trong Bồ-đề có tánh Tát-đỏa, không phải trong Bồ-đề có thể đắc Tát-đỏa. Không do Tát-đỏa thiết lập Bồ-đề, không do Bồ-đề thiết lập Tát-đỏa. Vì tùy sự hiểu rõ Tát-đỏa không có tự tánh nên gọi là Bồ-đề, biết trong Bồ-đề thật không có Tát-đỏa, nên gọi là Bồ-đề Tát-đỏa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #36
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Bồ-đề Tát-đỏa không phải tưởng Tát-đỏa hiện bày. Trừ tưởng Tát-đỏa nên gọi là Bồ-đề. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Vì sao? Vì Bồ-đề Tát-đỏa lìa ngôn ngữ. Bồ-đề Tát-đỏa lìa tánh Tát-đỏa. Bồ-đề Tát-đỏa lìa tưởng Tát-đỏa, biết Bồ-đề như vậy nên gọi là Bồ-tát.

    Làm sao Bồ-tát có thể biết Bồ-đề? Nghĩa là biết Bồ-đề siêu việt tất cả, Bồ-đề không tạo, Bồ-đề không sanh, Bồ-đề không diệt. Không phải tánh Bồ-đề có thể rõ Bồ-đề. Cũng không phải Bồ-đề hiển bày, không thể hiện rõ, không thể thiết lập, không thể dẫn chuyển, nên gọi là Bồ-đề. Nếu không thể trái ngược tùy sự hiểu rõ, thông đạt, không sự phân biệt, dứt hẳn phân biệt thì gọi là Bồ-đề Tát-đỏa. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Bồ-đề Tát-đỏa không thể đắc vậy. Nếu Bồ-đề Tát-đỏa có thể đắc, tức đắc đây là Bồ-đề, đây thuộc Bồ-đề, đây là Tát-đỏa, đây thuộc Tát-đỏa; nhưng không thể nói đây là Bồ-đề, đây thuộc Bồ-đề, cũng không thể nói đây là Tát-đỏa, đây thuộc Tát-đỏa. Vì có thể tùy sự hiểu rõ thật không có Tát-đỏa. Không có tánh Tát-đỏa, lìa tánh Tát-đỏa nên gọi là Bồ-tát. Do không có Tát-đỏa, trừ tưởng Tát-đỏa nên gọi là Bồ-tát.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Cõi hữu tình tức là khái niệm không thật có hữu tình. Chẳng phải trong hữu tình có tánh hữu tình. Hữu tình không có nên gọi là cõi hữu tình. Nếu trong hữu tình có tánh hữu tình thì không nói là cõi hữu tình. Cõi hữu tình ấy tức là hiện không cõi. Vì cõi hữu tình không có tánh cõi. Nếu cõi hữu tình có tánh cõi thì phải thật có mạng, tức là thân. Nếu cõi hữu tình lìa tánh cõi mà có, thì phải thật có mạng, tức là có thân khác. Nhưng cõi hữu tình không thật tánh cõi, chỉ do thế tục giả nói là cõi. Không phải trong cõi hữu tình có tánh cõi, cũng không phải trong tánh cõi có cõi hữu tình. Không phải tánh cõi là cõi hữu tình, không phải lìa tánh cõi có cõi hữu tình. Vì tất cả pháp không có tánh cõi.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Ta nương nghĩa này, mật ý nói các cõi hữu tình không thể thiết lập có vơi có đầy.

    Vì sao? Vì cõi hữu tình không có tánh, các cõi hữu tình lìa có tánh, như vậy cõi hữu tình không thể thiết lập có vơi có đầy. Các pháp cũng vậy, không thể thiết lập có vơi có đầy. Vì tất cả pháp đều không thật tánh, không thể nói có vơi có đầy. Nếu có thể tùy sự hiểu rõ các pháp như thế, tức gọi là tùy sự hiểu rõ Phật pháp. Ta nương nghĩa này, mật ý nói như cõi hữu tình không thể thiết lập có vơi có đầy. Các pháp cũng vậy, không thể thiết lập có vơi có đầy. Nếu tất cả pháp không vơi không đầy, thì lấy không chơn thật làm phương tiện, tức là Phật pháp không vơi không đầy. Như vậy, tùy sự hiểu rõ tất cả pháp, tức gọi Phật pháp không vơi không đầy. Vì tất cả pháp không vơi không đầy nên gọi là Phật pháp. Phật pháp tức không phải khái niệm Phật pháp, chẳng phải Phật pháp có vật khiến có thể vơi hoặc đầy được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #37
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì tùy sự hiểu rõ tất cả pháp, nếu có thể tùy sự hiệu rõ tánh tất cả pháp, thì trong ấy không có pháp hoặc vơi hoặc đầy. Tất cả pháp ấy, nên biết là khái niệm pháp giới. Không phải pháp giới ấy có vơi có đầy.

    Vì sao? Vì pháp giới kia không có bờ bến, chẳng phải hữu tình giới và pháp giới kia sai khác có thể đắc; không phải hữu tình giới và pháp giới kia hoặc vơi hoặc đầy, hoặc đắc hoặc mất. Tùy sự hiểu rõ như vậy tức gọi là Bồ-đề. Do đây nên nói không phải Phật pháp có thể đắc, có thể thiết lập có vơi có đầy.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không có tánh vơi đầy. Nếu người có thể như thật không phân biệt gọi là người thấy như thật. Chẳng phải ở trong đây có lấy có bỏ, tùy sự hiểu rõ như vậy gọi là Bồ-đề.

    Thiện Dũng Mãnh! Bồ-đề tức là tướng Phật. Sao gọi là tướng Phật? Nghĩa là tất cả tướng rốt ráo vô tướng tức là tướng Phật.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì rốt ráo vô tướng cùng tướng Bồ-đề là tự tánh xa lìa. Như vậy, tùy sự hiểu rõ gọi là Bồ-đề. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Cần có thể tùy sự hiểu rõ pháp như thế, nên gọi là Bồ-đề. Nếu có Bồ-tát nào thật không biết rõ pháp tánh như vậy mà bảo ta có thể như thật tùy sự hiểu rõ, tự xưng là Bồ-tát. Phải biết người ấy xa bậc Bồ-tát, xa pháp Bồ-tát, đem danh Bồ-tát dối gạt trời, người, A-tố-lạc v.v…

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu chỉ dùng lời dối tự xưng là Bồ-tát, thành Bồ-tát ấy thì tất cả hữu tình chẳng lẽ đều là Bồ-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không phải chỉ lời dối vào bậc Bồ-tát, được pháp Bồ-tát, chẳng do lời nói mà chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Không do ngữ nghiệp tự xưng danh mà liền được Bồ-đề. Cũng không do lời tự xưng danh vào bậc Bồ-tát, được pháp Bồ-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Tất cả hữu tình hành hạnh Bồ-đề, không biết, không hiểu thật tánh các pháp, thì không gọi là Bồ-tát.

    Vì sao? Vì chẳng biết hữu tình, chẳng phải hữu tình vậy. Nếu biết hữu tình chẳng phải tánh hữu tình là hành hạnh Bồ-đề, nên thành Bồ-tát. Nhưng do các hữu tình điên đảo, không thể hiểu rõ việc làm của mình, cảnh giới của mình, hành xứ của mình. Nếu như thật biết rõ việc làm của mình, thì hành không còn phân biệt. Bởi hành phân biệt, nên tất cả phàm phu ngu si duyên cảnh hư dối, khởi hành điên đảo. Cũng duyên Bồ-đề mà khởi kiêu mạn chấp trước. Vì họ duyên vọng cảnh, sanh ra điên đảo kiêu mạn, hành hạnh phân biệt nên không thể đắc pháp của các Bồ-tát, huống là đắc Bồ-đề. Nếu ai có thể biết rõ pháp ấy như vậy, thì chẳng còn khởi hành duyên hư dối, cũng không còn duyên các pháp sanh kiêu mạn. Đây gọi là Bồ-tát hành nơi vô hành.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #38
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 593
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ-tát không nên do phân biệt mà khởi hành phân biệt. Nếu ở chỗ này không có sự phân biệt, thì không phải ở chỗ này mà có sự hành. Nếu ở chỗ này không khởi phân biệt, thì không phải ở chỗ này lại có sự hành. Chư Phật Bồ-tát đối với tất cả hành không có sự phân biệt mà tu hành. Tất cả kiêu mạn rốt ráo không khởi, Bồ-tát biết tất cả pháp như vậy. Đối với tất cả pháp không còn dính vào, không còn phân biệt, không dạo, không đi. Như vậy, gọi là chơn hạnh Bồ-tát, lấy vô sở hành làm phương tiện. Nếu các Bồ-tát có thể hành như thế thì gọi là Bồ-tát chơn hạnh.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì có thể tùy sự hiểu rõ các pháp, thông đạt các pháp nên gọi là Bồ-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nên biết không hữu tình tức là khái niệm Bồ-tát. Vì có thể từ bỏ tất cả tưởng.

    Vì sao? Vì có thể rõ suốt tất cả hữu tình chẳng thật hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều không phải hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều là điên đảo chấp trước hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều là biến kế sở chấp hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều là hư dối sở duyên hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều là bại hoại tự hành hữu tình.

    Tất cả hữu tình đều là vô minh duyên hành hữu tình.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Nếu pháp của tất cả hữu tình, chẳng có các loài hữu tình tạo tác pháp kia, thì gọi là vô minh duyên hành hữu tình.

    Pháp nào không có? Nghĩa là chấp ta, chấp của ta, chính ta chấp cái của ta, sự chấp ấy là nắm giữ, bám víu, pháp đó chẳng có. Nếu có pháp đó thì tất cả hữu tình đều chấp là ta, chấp là của ta, chính ta chấp cái của ta, sự chấp kia là nắm giữ, bám víu, nên cho là thật có, không gọi hư dối. Không có pháp đó mà các hữu tình vọng chấp là ta, chấp là của ta, chính ta chấp cái của ta, sự chấp ấy là nắm giữ, bám víu đều không thật có, đều là hư dối, nên nói thế này: Tất cả hữu tình không thật hữu tình, tất cả hữu tình đều là vô minh duyên hành hữu tình.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không phải hữu tình là có chút thật pháp có thể chấp là ta, hoặc chấp là của ta, hoặc là hai chấp ấy nắm giữ, bám víu đều không thật pháp. Nên nói tất cả hữu tình là không thật hữu tình; nên biết không hữu tình ấy là khái niệm chẳng thật. Nói chẳng thật ấy phải biết đó là khái niệm không phải hữu tình, như trong tưởng không thật hữu tình, tất cả hữu tình vọng chấp là thật; nên nói tất cả hữu tình không thật hữu tình.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nói không thật ấy là đối với trong này không thật, không khởi. Vì tất cả pháp đều là không chơn thật, cũng không phát khởi. Hữu tình trong này do hư dối chấp trước mà tự ràng buộc. Nên có thể nói tất cả hữu tình đều là hư dối, duyên theo hữu tình, họ đối với việc làm của mình không thể hiểu rõ, nên nói là không thật hữu tình. Tức là trong nghĩa này phải giác ngộ viên mãn cùng khắp. Nếu họ đối với các hành có giác ngộ viên mãn cùng khắp, thì biết người ấy gọi là Bồ-tát.

    Quyển 593

    HẾT

    Lần sửa cuối bởi chimvacgoidan; 04-06-2018 lúc 09:00 AM
    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #39
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 594
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 594

    PHẨM BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA 02


    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu Đại Bồ-tát có thể hiểu biết pháp như thế, thì mới gọi là chơn thật Bồ-tát. Nói Bồ-tát ấy nghĩa là có thể tùy sự hiểu rõ khái niệm hữu tình không thật, không sanh.

    Lại nữa, Bồ-tát cũng có thể biết như thật tất cả pháp như Phật. Vì sao Bồ-tát biết như thật như Phật? Nghĩa là biết như thật tánh tất cả pháp không thật, không sanh, cũng không hư vọng. Các Bồ-tát đối với tánh các pháp chẳng chấp trước như phàm phu ngu si, cũng chẳng sở đắc như phàm phu ngu si. Biết như thật như vậy nên gọi là Bồ-tát.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Bởi vì Bồ-đề ấy không có sự chấp trước, không có sự phân biệt, không có sự tập hợp, không có sự đắc vậy.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tánh Bồ-đề có chút sở đắc, vì tất cả pháp bất khả đắc. Đối với pháp không thể đắc nên gọi Bồ-đề. Tuy chư Phật nói Bồ-đề như vậy mà như không nói, vì lìa các tướng vậy.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát phát tâm Bồ-đề suy nghĩ: Hôm nay ta phát tâm Bồ-đề này tức là Bồ-đề, ta đang vì hướng tới Bồ-đề này nên phát tâm tu hành. Các Bồ-tát có sở đắc nên chẳng gọi Bồ-tát, chỉ có thể gọi là Tát-đỏa (hữu tình) cuồng loạn.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Bồ-tát chấp chắc chắn có tánh phát khởi, chấp chắc chắn có sự phát tâm, chấp chắc chắn có tánh Bồ-đề.

    Nếu các Bồ-tát phát tâm Bồ-đề mà có chấp trước, thì chỉ có thể gọi là đối với tâm Bồ-đề có chấp Tát-đỏa. Chẳng gọi Bồ-tát phát tâm chơn tịnh. Do tạo tác phát tâm Bồ-đề như vậy, nên gọi là tạo tác Tát-đỏa, không gọi là Bồ-tát. Do vị ấy gia hạnh phát tâm Bồ-đề nên gọi là gia hạnh Tát-đỏa, không gọi là Bồ-tát.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì các Bồ-tát đó đã chấp thủ việc phát tâm Bồ-đề, nên chỉ có thể gọi là phát tâm Tát-đỏa, không gọi là Bồ-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Không thật có thể phát tâm Bồ-đề, vì tâm Bồ-đề không thể phát, nên Bồ-đề không sanh cũng không tâm. Các Bồ-tát kia chỉ chấp phát tâm, nhưng không hiểu rõ nghĩa Bồ-đề không sanh tâm.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu sanh tánh bình đẳng tức thật tánh bình đẳng. Nếu thật tánh bình đẳng tức là tánh tâm bình đẳng. Nếu tánh tâm bình đẳng tức Bồ-đề. Nếu đối với trong đây có tánh như thật, tức đối với trong đây không có sự phân biệt. Nếu có tâm phân biệt và Bồ-đề thì liền chấp trước vào tâm và Bồ-đề. Do hai loại phát tâm Bồ-đề này nên không thể gọi là người chơn thật phát tâm.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #40
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 594
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Dũng Mãnh! Bồ-đề và tâm chẳng phải mỗi loại có khác, chẳng phải ở trong tâm có thật Bồ-đề, chẳng phải trong Bồ-đề được có thật tâm. Bồ-đề cùng tâm như thật như lý đều không thể nói là giác, là tâm. Do như thật ngộ Bồ-đề cùng tâm đều bất khả đắc, không sanh, chẳng sanh nên gọi là Bồ-tát, cũng gọi là Ma-ha-tát và như thật hữu tình.

    Vì sao? Vì như thật biết không phải thật có tánh. Như thật biết chẳng thật có tánh, nghĩa là các thế gian đều chẳng thật có, chẳng thật nắm giữ, chẳng thật có sanh chỉ giả an lập.

    Vì sao thế gian chẳng thật có sanh chỉ giả an lập? Chẳng thật có là không thật sanh vậy. Vì không thật sanh và chẳng thật có, nên nói các pháp không thật không tánh. Do như thật biết chẳng thật có tánh, nên cũng có thể nói là như thật hữu tình. Trong thật có ấy cũng không chấp thật có, lại có thể nói tùy như thật hữu tình. Tuy nói như vậy mà như không nói.

    Vì sao? Vì chẳng như thật lý có chút hữu tình hoặc Ma-ha-tát.

    Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì chứng nhập Đại thừa nên gọi là Ma-ha-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Vì sao gọi là Đại thừa? Vì trí nhất thiết gọi là Đại thừa. Sao gọi là trí nhất thiết? Nghĩa là các sở hữu trí, hoặc trí hữu vi, hoặc trí vô vi, hoặc trí thế gian, hoặc trí xuất thế gian, hoặc trí có thể chứng nhập v.v… gọi là Ma-ha-tát.

    Vì sao? Vì có thể xa lìa tưởng đại hữu tình gọi là Ma-ha-tát. Lại có thể xa lìa nhóm đại vô minh gọi là Ma-ha-tát.

    Có thể xa lìa nhóm đại chư hành gọi là Ma-ha-tát.

    Có thể xa lìa nhóm đại vô tri gọi là Ma-ha-tát.

    Có thể xa lìa nhóm đại chúng khổ gọi là Ma-ha-tát.

    Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có thể xa lìa tưởng đại hữu tình thì gọi là Ma-ha-tát. Họ đối với tâm và tâm sở pháp, tuy không sở đắc mà có thể hiểu rõ bản tánh của tâm. Họ đối với pháp Bồ-đề và pháp phần Bồ-đề, tuy không sở đắc mà có thể hiểu rõ bản tánh Bồ-đề. Do trí này, họ đối với nội tâm chẳng thấy có Bồ-đề.

    Cũng không lìa tâm thấy có Bồ-đề, trong Bồ-đề không thấy có thật tâm. Cũng không lìa Bồ-đề thấy có thật tâm.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 271 đến quyển 280
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 141
    Bài cuối: 11-01-2016, 09:07 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 112
    Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 135
    Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 146
    Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •