DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 61
  1. #1
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 24

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 24

    -------------

    問曰: 汝作夢之 時。是汝本身否? 答: 是本身。又問: 汝言語施為運動 與汝別不別 ? 答曰: 不別 。師曰: 既若不別 。即此身是汝本法。即此法身是汝本 。

    Vấn viết: nhữ tác mộng chi thời, thị nhữ bản thân phủ? Đáp: thị bản thân ! Hựu vấn: nhữ ngôn ngữ thí vi vận động dữ nhữ biệt bất biệt? Đáp viết: bất biệt ! Sư viết: kí nhược bất biệt, tức thử thân thị nhữ bản Pháp thân, tức thử Pháp thân thị nhữ bản tâm.

    Hỏi: Trong khi nằm mộng, có phải là thân của ông chăng?
    Đáp: Đúng là thân của tôi.
    Lại hỏi: Như lời nói, việc làm của ông với bản thân ông là khác hay chẳng khác?
    Đáp: Chẳng khác.
    Sư dạy: Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là Pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông.






    -------------

    Đoạn này, chúng ta thấy tác giả đã hiểu sai Phật pháp một cách trầm trọng. “Thân trong mộng” là cái không thực có, là mộng tưởng. Theo Giáo lý đạo Phật thì cái thân tứ đại mà chúng ta đang dùng, chẳng khác gì “thân trong mộng” (nghĩa là giá trị chỉ = 0). Mà ở đây tác giả lại gọi nó là Pháp thân, quả là bậy vô cùng.

    Xưa có vị Thiền sư Tuệ Hải Trung Hoa, (chứ không phải Tỳ kheo Thích Tuệ Hải - chùa Long Hương) phát biểu :

    Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã.


    (Xanh xanh trúc biếc đều là Pháp Thân,
    Rỡ rỡ hoa vàng, đâu chẳng là Bát Nhã.)


    Có nghĩa là Thể Pháp Thân thì trùm khắp, không có một pháp nào ngoài Thể Pháp Thân được. Thiền sư Tuệ Hải đã nói không sai, nhưng ở đây tác giả lại chỉ vào cái “thân trong mộng” để bảo rằng đó là Pháp thân thì không đúng; “thân trong mộng” là con đẻ của Tưởng uẫn, con đẻ của Vô Minh, con đẻ của GIẢ TƯỞNG thì không phải là PHÁP THÂN, cũng không phải là BẢN TÂM.

    Nói “thân trong mộng” là Pháp Thân, khác nào nói Pháp Thân là GIẢ TƯỞNG, là HUYỄN TƯỚNG; chẳng khác nào chỉ cái BÓNG tròn tròn sáng sáng trong thau nước mà bảo rằng : đó là Mặt trời !

    Chân Như Tâm thì không hai, nhưng khi học Phật pháp chúng ta đã được dạy : Chân Như Tâm có thể được biện biệt ra làm 3 Thể : Thể Pháp Thân là tổng quan của Chân Như, Thể Báo Thân là biệt tính An bày và Thu nhiếp của Chân Như, Thể Hóa Thân là biệt tính Soi sáng và Giác Ngộ Vô Minh của Chân Như.

    Nói “Pháp Thân Phật đấy là tam giới !” là nói vũ trụ vạn hữu không nằm ngoài Thể Pháp Thân. Nhưng không thể nói những “hoa đốm”, những “ảo ảnh thị giác”, những cái “bóng trong mơ” cũng đều là Pháp thân. Vì những cái “không thực có”, những cái vốn là sản phẩm của mê lầm mà vọng thấy ra, thì không thể nói là Pháp Thân được.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-16-2018),colaihi (03-23-2018),Thanh Mai (03-16-2018),Thanh Trúc (03-18-2018)

  3. #2
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 25

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 25

    -------------

    難見此心。不同色心。此心是人皆欲 見。於此光 明中。運手動 足者。如恒河沙。及乎問著。總道不 。猶如木人相似 。總是自己受用。因何不識。

    Nan kiến thử tâm, bất đồng sắc tâm. Thử tâm thị nhân giai dục đắc kiến. Ư thử quang minh trung, vận thủ động túc giả, như Hằng hà sa. Cập hồ vấn trước, tổng đạo bất đắc, do như mộc nhân tướng tự. Tổng thị tự kỉ thụ dụng, nhân hà bất thức ?

    Tâm này tinh tế khó thấy, chẳng đồng với vạn hữu. Tâm này là chỗ người người đều muốn thấy. Trong ánh sáng ấy, ta tha hồ múa tay múa chân, nhưng chợt khi có ai hỏi đến lại chẳng nói được gì, khác nào như người máy gỗ. Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm này, vì sao lại không rõ biết?






    -------------

    Ở bài trước tác giả đang nói “Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là Pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông”.
    Bài này “Tổng thị tự kỉ thụ dụng, nhân hà bất thức ?” (Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm này, vì sao lại không rõ biết?). Ý tác giả nói cái “Tâm đang dùng là Chân Tâm!”.

    Trời ơi ! “Cái Tâm đang dùng” là sản phẩm của Vô minh, nó là Ý thức duyên hợp, sao lại bảo nó là Chân Tâm, Phật Tánh ?

    Tác giả đã hiểu lầm câu chuyện Thiền sinh Huệ Minh (và Lục Tổ Huệ Năng) khi Tổ nói : “Không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác khi đó chính là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh đó !”. Bởi vì Lục Tổ Huệ Năng đã là Đại Bồ Tát (từ kiếp trước), Huệ Minh thì đã có duyên lành với Tổ cho nên liền sau câu trả lời của Tổ, Huệ Minh đã “rơi vào Không” (Các Tổ đã khéo diễn tả “đầu sào trăm trượng thêm bước nữa”) , giây phút đó Ý Thức đã bị “rơi” đâu mất, gọi là Kiến Tánh (chớ không phải “Tâm đang dùng” _ Ý Thức _ lâu nay). Chuyện xảy ra trong tích tắc, nhưng đồng giá trị với Thiên Thu.

    Kể từ đức Lục Tổ nói câu ấy đến nay đã hơn một thiên niên kỷ, hàng triệu người học Phật đọc đi đọc lại câu ấy, nào có ai Ngộ đạo như Huệ Minh nữa đâu ! Vì sao ? Vì hàng ngày chúng ta sống với Ý thức 100% thời gian, kể cả lúc ngủ hay lúc thức, kể cả lúc đang ngồi Thiền hay đã nhập Thiền (nhập Thiền sâu là lúc đã vô hiệu hóa 6 Thức trước _ Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý Thức _ hành giả chỉ sống với Thức thứ 7). Cả 7 Thức này khác nào bèo hoa dâu phủ kín mặt nước; câu nói của một vị Đại Bồ Tát (do Nguyện lực độ sinh) có sức mạnh “vẹt bèo thấy nước” (cũng không thể không tính cái DUYÊN của hành giả đã “chín”), làm cho A Lại Da Tâm (Bản Lai Diện Mục) được nhất thời hiễn lộ.

    Một điều đáng buồn là tác phẩm “Sáu cửa vào động Thiếu Thất” (Thiếu Thất Lục Môn) đã gieo hiểu lầm cho 99,9% Tu sĩ Phật Giáo (kể cả Sư Ông Nhất Hạnh) đều “lọt vào hầm sâu vô minh” cả !

    Phật pháp dạy cho ta TỈNH MỘNG, chứ Phật pháp không dạy ta “Thân này, Tâm này là chân thật; hãy cứ tiếp tục ngủ ngon trong CƠN ĐẠI MỘNG !”

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-16-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-15-2018),Thanh Mai (03-16-2018),Thanh Trúc (03-15-2018)

  5. #3
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 26

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 26

    -------------

    聖人種種分別 。皆不離自心。心量廣大。應用無窮 應眼見色。應耳聞聲。應鼻嗅香。應 知味。乃至施為運動 。皆是自心。一切時中。但有語言道 。即是自心。

    Thánh nhân chủng chủng phân biệt, giai bất li tự tâm. Tâm lượng quảng đại, ưng dụng vô cùng, ưng nhãn kiến sắc, ưng nhĩ văn thanh, ưng tị khứu hương, ưng thiệt tri vị, nãi chí thi vi vận động, giai thị tự tâm. Nhất thiết thời trung, đãn hữu ngữ ngôn đạo đoạn, tức thị tự tâm.

    Bậc Thánh nhân phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm. Tâm lượng rộng lớn, ứng dụng không cùng : Khi ở nơi mắt thì thấy được hình sắc, khi ở nơi tai thì nghe được âm thanh, khi ở nơi mũi thì ngửi được mùi hương, khi ở nơi lưỡi thì biết được mùi vị, cho đến hết thảy mọi hành vi vận động đều là tự tâm. Chỉ cần dứt hết ngôn ngữ nói năng thì bất cứ lúc nào cũng là tự tâm.






    -------------

    “Bậc Thánh nhân phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm”. Câu này không sai, nhưng phải nói rõ, cụm từ Thánh nhân thường được chỉ những vị siêu phàm, xưa Ông Không tử cũng được gọi là Thánh nhân, Ông Lão tử cũng được gọi là Thánh nhân, Ông Trần Hưng Đạo cũng được phong Thánh (Đức Thánh Trần), ….. Cho nên muốn rõ nghĩa, nên chăng chúng ta phải thay cụm từ “Thánh nhân” bằng : “Bậc Đại Giác Ngộ”

    “Bậc Đại Giác Ngộ phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm”. Đúng rồi ! Nhưng Bậc Đại Giác Ngộ có 2 cái sống :

    1)_ CÁI SỐNG THẬT thì dùng TRÍ BÁT NHÃ để phân biệt các pháp, TRÍ BÁT NHÃ thì làm sao mà LÌA CHÂN NHƯ TÂM được ?!.

    2)_ CÁI SỐNG GIẢ để ĐỒNG SỰ NHIẾP thì vẫn dùng lục căn, lục Thức của cõi đó để phân biệt các pháp. CÁI SỐNG GIẢ thì nào có cần biết TỰ TÂM là cái gì để mà lìa hay không lìa ! Ví dụ “Con kiến trên trái banh” : Trái banh thì có định hướng là phải bay vào khung thành, còn con kiến thì không có định hướng, nhưng nó đang bám trên trái banh, nó bò loanh quanh, qua trái qua phải, không thành vấn đề, dù nó có muốn hay không muốn, trái banh vẫn bay về phía khung thành. Con kiến dụ cho cái sống GIẢ, cái sống thuận theo những kiến chấp của cõi đó ! Trái banh dụ cho cái sống THẬT.

    “Tâm lượng quảng đại, ưng dụng vô cùng, ưng nhãn kiến sắc, ưng nhĩ văn thanh, ưng tị khứu hương, ưng thiệt tri vị, nãi chí thi vi vận động, giai thị tự tâm”.( Tâm lượng rộng lớn, ứng dụng không cùng : Khi ở nơi mắt thì thấy được hình sắc, khi ở nơi tai thì nghe được âm thanh, khi ở nơi mũi thì ngửi được mùi hương, khi ở nơi lưỡi thì biết được mùi vị, cho đến hết thảy mọi hành vi vận động đều là tự tâm). Có thể câu này chỉ là tác giả nói theo thôi, bởi mắt tai mũi lưỡi thân đều nhận biết sự vật bằng THỨC (Cái Biết có điều kiện). Nếu nói cụm từ “Tâm lượng quảng đại” chỉ cho cái Trí của Bậc Đại Giác Ngộ, thì cái Trí này KHÔNG CẦN mắt tai mũi lưỡi thân ý gì cả : NÓ VỐN LÀ TÁNH BIẾT (Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có nói “nhắm mắt lại ta vẫn thấy” _ thấy tối thui _ kia mà !). Chúng ta tưởng rằng nhờ có lục căn mà ta mới có thể nhận biết mọi sự vật trên thế gian này chăng ? Nào hay đâu chính lục căn đã che chắn SỰ THẤY BIẾT CHÂN THẬT của TRÍ BÁT NHÃ.

    “Nhất thiết thời trung, đãn hữu ngữ ngôn đạo đoạn, tức thị tự tâm” ( Chỉ cần dứt hết ngôn ngữ nói năng thì bất cứ lúc nào cũng là tự tâm). Câu này liệu có sai lầm chăng ?

    Liệu những nhà Sư tu pháp Tịnh Khẩu có thường trụ trong Đạo hay không ? Hay là “sự Ú Ớ” chỉ làm cho “ngu càng thêm dốt” !

    “Nói ra thì mất Đạo rồi” (Đạo khả đạo - phi thường đạo, danh khả danh - phi thường danh) là tư tưởng của Ông Lão Tử trong quyển Đạo Đức kinh (Tiên đạo) chứ có hay ho gì ?

    Thực ra dầu khi KHÔNG NÓI GÌ chúng ta vẫn sống bằng Ý Thức Mê Lầm, chứ có phải KHÔNG NÓI là chúng ta sống bằng TRÍ GIÁC đâu !

    Ngày xưa chư vị Tổ vẫn nói đấy chứ, nhờ nói ra mới khai ngộ cho một số ít đệ tử đủ duyên. Vậy NÓI đó là ĐẠO ĐOẠN hay là làm cho Đạo còn nối truyền trên thế gian này ?!

    Thật không ngờ, những lời không chính xác trong “6 cửa vào động Thiếu Thất” lại gieo hiểu lầm cho cả những bậc "danh sư, thạc đức".

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-16-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-16-2018),Thanh Mai (03-16-2018),Thanh Trúc (03-17-2018)

  7. #4
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 27

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 27

    -------------

    故云 如來色無盡。智慧亦復然。色無盡是 心。心識善能分別 一切。乃至施為運用。皆是智慧。心 形相。智慧亦無盡。

    Cố vân Như Lai sắc vô tận, trí tuệ diệc phục nhiên. Sắc vô tận thị tự tâm. Tâm thức thiện năng phân biệt nhất thiết, nãi chí thi vi vận dụng, giai thị trí tuệ. Tâm vô hình tướng, trí tuệ diệc vô tận.

    Cho nên nói rằng hình sắc của đấng Như Lai không cùng tận, trí huệ của ngài cũng vậy. Hình sắc không cùng tận, đó chính là tự tâm. Chỗ nhận biết của tâm có thể khéo phân biệt hết thảy, cho đến mọi hành vi, mọi chỗ ứng dụng, thảy đều là trí huệ. Tâm không có hình tướng, trí huệ cũng không cùng tận.






    -------------

    “Như Lai sắc vô tận” câu này trong những bài TÁN PHẬT, ca ngợi hình sắc của Phật đẹp vô cùng. Nhưng câu này chỉ có giá trị tương đối, tạo niềm tin, tín hướng cho Phật tử sơ cơ, (chứ không phải Như Lai có hình sắc : Nhược dĩ sắc kiến Ngã, Dĩ âm thanh cầu Ngã, Thị nhân hành Tà đạo, Bất năng kiến Như lai _ Kinh Kim Cang). Nhưng chính những câu tán tụng như câu này cũng đã sản sinh ra một Khoan Tịnh Đại Pháp sư đầy mê tín _ vị đã viết quyển “tiểu thuyết” Tây Phương Cực Lạc Du Ký đã có đề cập ở bài 17 :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post26732

    “Sắc vô tận thị tự tâm” Câu này hình như có vấn đề ??? Tự tâm thì vô tướng, sao lại có Sắc ở đây, mà lại “vô tận” nữa chứ !

    “nãi chí thi vi vận dụng, giai thị trí tuệ” (cho đến mọi hành vi, mọi chỗ ứng dụng, thảy đều là trí huệ). Xưa Bàng Uẫn cư sĩ _ tuy không xuất gia, nhưng CÓ Giác Ngộ _ đã phát biểu :

    “Thần thông tịnh diệu dụng : Vận thủy cập ban sài” (Thần thông và diệu dụng : gánh nước bửa củi thôi !)
    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post18036

    Ở đây chúng ta nên phân biệt, người nói có được Trí Giác Ngộ “chống lưng” cho hay không ?! Một vị Đại Giác Ngộ thì nói gì cũng không sai, nói CÓ cũng được, nói KHÔNG cũng được, Bởi lời các Ngài luôn từ Trí Đại Bát Nhã nhưng phương tiện nói theo căn cơ trình độ đối tượng nghe (cho nên linh động, uyển chuyển).

    Nếu là một kẻ Vô Minh mà nói theo, thì mọi “thi vi vận dụng giai thị MÊ LẦM CHẤP NHẤT” (kể cả lặp lại lời Phật, lời Tổ).

    Trong Kinh Đại Niết Bàn, đức Phật có ví dụ : Xưa có một vị Trưởng giả có đàn bò sữa quý, sữa của chúng có thể làm nên nhưng sản phẩm thượng hạng : Tô, Lạc, Đề hồ (sữa chua, bơ, phó mát), rồi lại có bọn trộm, chúng ăn cắp những con bò ấy, chúng vắt sữa bò rồi làm thế này thế nọ (thêm nước, thêm đường, ….v…v.. nhưng chỉ có làm hư sữa chớ không thể có được Tô, Lạc, Đề hồ chi cả.

    Kẻ Vô Minh thì “mọi thi vi vận động đều tạo Nghiệp” . Đây là hướng nhìn khác từ câu phát biểu của Tác giả.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-17-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-17-2018),Thanh Mai (03-18-2018),Thanh Trúc (03-17-2018)

  9. #5
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 28

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 28

    -------------

    四大色身即是煩惱色身。即有生滅。 身常住 。無所住 。如來法身常不變異。

    Tứ đại sắc thân tức thị phiền não sắc thân, tức hữu sinh diệt. Pháp thân thường trụ, vô sở trụ. Như Lai Pháp thân thường bất biến dị.

    Cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành chính là phiền não. Cái thân hình sắc tất phải có sinh diệt. Pháp thân thì thường trụ mà không trụ ở bất cứ đâu. Pháp thân của Như Lai thường không biến đổi.






    -------------

    “Tứ đại sắc thân tức thị phiền não sắc thân, tức hữu sinh diệt”
    Nhớ khi xưa Ông Lão tử có viết trong Đạo Đức Kinh “Sở dĩ mà ta gặp họa lớn vì ta có thân, nếu ta không có thân, thì ta nào có rắc rối, phiền não gì ?” (Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? _ 吾所以有大患者,為吾有身,及吾無 ,吾有何患?)cho nên ta thấy ý tưởng này của tác giả, hình như là lặp lại ý của Ông Lão tử (người cùng thời với Phật Thích Ca). Sao ta không nhìn vấn đề từ góc độ khác nhĩ ?

    Sắc thân làm gì có phiền não, phiền não hay không là do “chúng sinh tâm”, hay nói khác đi là phàm tâm. Với phàm tâm thì mới có chuyện này là phiền não (vì nó không đúng như sự mong đợi của đương sự) chuyện kia là không phiền não (vì nó đúng như mong đợi).

    Nếu chúng ta biết “sắc thân tứ đại” chỉ là “bóng trong gương”, “bóng trong gương” thì làm gì có sinh diệt ?! Hãy thôi đi ! đừng đổ tội cho “sắc thân tứ đại” nữa. “Sắc thân tứ đại” chỉ là vật thể vô tri, đã vô tri thì vô tội nghiệp.

    Xưa, đệ tử đức Phật có một vị Tỳ kheo khốn khổ vì Dâm tưởng cứ lãng vãng trong đầu, không cách nào xua tan được, bèn dùng dao bén chặt phăng “cái của nợ”. Đức Phật nghe được chuyện này, bèn kêu vị Tỳ kheo đến nói rằng “Dục sanh từ ý Ông, ……”

    Như thế chúng ta thấy rằng, phiền não hay không là do nơi Ý (nội tâm) chứ không phải do “sắc thân tứ đại”.

    “Pháp thân thường trụ, vô sở trụ. Như Lai Pháp thân thường bất biến dị”. Rõ biết Pháp Thân Như Lai là gì ? ra sao ? thì chỉ có những vị Đại Bồ Tát, Phật mới biết.

    Nhưng đức Phật có giảng rõ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn : Pháp Thân Như Lai _ tức Đại Niết Bàn _ thì có 4 đức THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH.

    Ở thời A Hàm, Phật dạy :
    _ Này Ràhula, mắt, tai…; sắc, thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường?
    _ Là vô thường, bạch Thế Tôn !
    _ Cái gì là vô thường là khổ hay vui?
    _ Là khổ, bạch Thế Tôn !
    _ Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi” ?
    _ Thưa không, bạch Thế Tôn ! (Vô ngã).


    (Kinh Tương Ưng II, Tương Ưng Ràhula, phẩm 1)

    Các pháp đều VÔ THƯỜNG, Các pháp đều dẫn tới KHỔ, Các pháp đều VÔ NGÃ (chúng ta lấy đây làm 3 pháp ấn của Đạo Phật). Nhưng khi Tăng đoàn đã có nhiều vị chứng quả Nhị Thừa rồi, thì đức Phật “nâng cấp”, bắt đầu dạy Đại Thừa, Nhất Thừa. Chúng ta nghe THƯỜNG - LẠC – NGÃ - TỊNH thì ngược lại với VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ, chúng ta ngở rằng đức Phật đã tự mâu thuẫn chăng ?

    Không đâu ! VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ là thuộc tính của Vạn pháp trong cõi Giả; THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là những đặc tính thật sự của Chân Như Tâm (Phật Tánh, Như Lai, Pháp thân, Đại Niết Bàn).

    Nên nhớ THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là diễn tả về cảnh giới THẬT; VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ là miêu tả về cảnh giới GỈA, cho nên 2 cấp độ Học Phật này không hề mâu thuẫn với nhau.

    Trong khi Tam Pháp Ấn chỉ nhìn vạn pháp quanh ta; thì THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là bốn Đức mà Phật muốn chúng ta hướng tới, đó là CẢNH GIỚI TUYỆT ĐỐI ! Như người lữ khách đã xác định được điểm đến của hành trình, nó là mục tiêu cuối cùng của Hành Trình Chân Lý.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-18-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-18-2018),Thanh Mai (03-18-2018),Thanh Trúc (03-18-2018)

  11. #6
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 29

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 29

    -------------

    故經云: 眾生應知佛性本自有之。迦葉只是悟 本性。本性即是心。心即是性。性即 同諸佛心。前 佛後佛只傳此心。除此心外。無佛可 。

    Cố Kinh vân: “Chúng sinh ưng tri Phật tính bản tự hữu chi”. Ca Diệp chỉ thị ngộ đắc bản Tính, bản Tính tức thị Tâm. Tâm tức thị Tính. Tính tức thử đồng chư Phật Tâm. Tiền Phật hậu Phật chỉ truyền thử Tâm. Trừ thử Tâm ngoại, vô Phật khả đắc.

    Cho nên trong Kinh dạy: “Chúng sinh nên biết rằng mỗi người đều tự có tánh Phật.” Ngài Ca-diếp chỉ là nhận hiểu được Tánh mình. Tánh mình tức là Tâm. Tâm tức là Tánh. Đó tức là đồng với Tâm chư Phật. Chư Phật trước sau chỉ truyền Tâm này. Trừ Tâm này ra, không có Phật nào khác để chứng đắc.






    -------------

    “Cố Kinh vân: “Chúng sinh ưng tri Phật tính bản tự hữu chi”

    HỎI : “Chúng sinh có Phật tính” vậy khi một hành giả ngộ được Phật Tính ấy thì đã đồng với Chư Phật chưa ?

    ĐÁP : Ví dụ như nguồn sáng từ Mặt Trời (Mặt Trời dụ cho thể Pháp Thân Phật). Nguồn sáng này vô tận, cái Phật Tính mà một vị A La Hán nhận ra và sống hẵn cùng (khi Nhập Niết Bàn) tuy cũng gọi là Phật Tính, nhưng nói rõ hơn đó là A Lại Da Tâm, dụ cho một tia sáng mặt trời. Còn Phật và Đại Bồ tát khi an trú trong Phật Tính, thì Phật Tính đó là NGUỒN SÁNG, cho nên Phật Tính của vị A La Hán tuy ĐỒNG với Phật Tính của Chư Phật, nhưng KHÔNG ĐỒNG _ dụ như MỘT TIA SÁNG và NGUỒN SÁNG _ NGUỒN SÁNG là cái GỐC của mọi TIA SÁNG, hai cái này khác nhau, cho nên nói ĐỒNG mà CHẲNG ĐỒNG.

    HỎI : “Ca Diệp chỉ thị ngộ đắc bản Tính, bản Tính tức thị Tâm. Tâm tức thị Tính. Tính tức thử đồng chư Phật Tâm” Ngài Đại Ca Diếp (trong tích Niêm Hoa Vi Tiếu) có phải “chỉ là nhận hiểu được Bản Tính” hay không ? Nếu “chỉ là nhận hiểu được Bản Tính” thì rất nhiều đệ tử của đức Phật cũng đã ngộ được Bản Tính, vì sao Phật lại phó chúc cho riêng Ngài Đại Ca Diếp thay Phật lo cho Tăng Đoàn và sự tồn vong của Phật pháp ?

    ĐÁP : Vì tác giả không hiểu rằng “ngộ đắc bản Tính” có cạn có sâu, bài trước đã có nói rồi (bài HML 14). Có những vị tuy “ngộ đắc bản Tính” nhưng chỉ rất mờ nhạt (quả Tu Đà Hoàn) có những vị khi “ngộ đắc bản Tính” đã là bực Bồ Tát, Đại Bồ Tát (như đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác, …). Đặc biệt trường hợp của Ngài Đại Ca Diếp tuy hiện thân là một vị A La Hán, nhưng thực ra Ngài là một vị Đẳng Giác Bồ Tát (Địa thứ mười trong Thập địa Bồ tát), Ngài đã chứng ngộ được CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG _ BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ _ biết được việc ĐỘ SINH NHƯ HUYỄN của Tuồng thiên diễn, nhưng Ngài vẫn giữ hạnh Đầu Đà (đồng nghĩa với KHÔNG BỎ PHÁP NHỎ). Công đức Ngài lớn lắm, cho nên khi một bà lão ăn mày nặng nghiệp dâng cúng dường một chút nước cơm, sau đó nhờ Tôn giả chú nguyện, bà lão đã sinh Thiên, thành một vị Tiên nữ xinh đẹp.
    http://www.thuongchieu.net/index.php...2022-daicadiep

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-19-2018),Thanh Trúc (03-19-2018)

  13. #7
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 30

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 30

    -------------

    但是有佛及菩薩相貌。忽爾見前 。切不用禮敬。我心空寂。本無如是 貌。若取相即是魔。盡落邪道。

    Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.

    Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.






    -------------

    “Cho dù có những tướng mạo chư Phật, Bồ Tát bất chợt hiện ra trước mắt, nhất định cũng không lễ kính” Dĩ nhiên, Kinh Kim Cang đã nói rồi “Nhược dĩ sắc kiến Ngã,…..” cho nên đối với mọi hình tướng của Phật hay của bất kỳ ai khác, chúng ta đều nên cảnh giác rằng “mọi hình tướng chỉ là cái GIẢ ẢO”. Nhưng lễ kính thì sao lại không ? vì hàng ngày tranh Phật bằng giấy, tượng Phật bằng đất sét, bằng đá, bằng đồng, ….ta đều lễ kính trang trọng kia mà !

    Hãy luôn nhớ mình chỉ là con số 0, nếu ai thấy mình là con số 1 thì người đó còn vô minh lắm; con số 0 này lễ kính con số 0 kia sao lại không được ?!

    Đó là nói chuyện lễ kính, còn chuyện vâng nghe lời Phật giả, Bồ tát giả thì lại khác.

    HỎI : Chúng ta còn Vô Minh, làm thế nào phân biệt Phật thật – Bồ tát thật và Phật giả - Bồ tát giả ?

    ĐÁP : Ngày thường học Phật, chúng ta học những gì ? Đạo Phật có dạy chúng ta Mê tín hay không ? Phật thật – Bồ tát thật thì sao ? Là CÁI TRÍ TUỆ ĐẠI BÁT NHÃ bên trong bất cứ hình tướng nào. Thiên Ma có thể giả xưng Phật nhưng không thể giảng nói được Giáo Lý Nhất Thừa, không thể dạy Tối Thượng Thừa, nếu vị Ma có thể lỏm bỏm vài câu học lóm, thì cũng không thể không để “ló cái đuôi chồn”.

    HỎI : Là Phật tử còn NON, chúng ta không thể phân biệt được đâu là Giáo lý Nhất Thừa, đâu là Giáo lý Tối Thượng Thừa, thì làm sao phân biệt được Phật thật hay Phật giả ?

    ĐÁP : Thì đưa cổ cho vị Phật giả tròng sợi dây xiềng vào, mặc tình cho vị ấy lôi đi ! Ai biểu “học đạo không tinh thì ráng mà rinh xiềng xích” chớ sao !

    HỎI : Nếu chúng ta đã lở cúng dường (tiền bạc) cho vị Phật giả, thì có được hưởng phước báo gì không ?

    ĐÁP : Nếu là vị Đại Giác Ngộ thì phước báo của chúng ta sẽ vô cùng to lớn (vì nó sẽ hình thành nên duyên lành để kết nối chúng ta với Chánh pháp Phật, cộng thêm sự trợ giúp hóa giải bớt Nghiệp chướng cho chúng ta). Còn đối với những KẺ GIẢ MẠO thì chúng sẽ phải làm thân trâu ngựa (sau khi đã trãi qua vô số kiếp ở Địa Ngục) để đền bù lại những gì bọn chúng đã thụ dụng. (Tích 4 người khiêng kiệu và một người chuyên đổ phân cho Hoàng Hậu trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên).

    https://thuvienhoasen.org/a12131/kin...yet-nhan-duyen

    Nên nhớ “chiếc áo không làm nên Thầy Tu”, Bọn Phật giả - Bồ Tát giả là những kẻ vô minh, nhưng lòng ham danh uy, thế lực và tiền bạc. Rồi bọn chúng sẽ theo Nhân Quả mà thọ hình nơi Địa ngục Vô Gián đời đời kiếp kiếp. Bọn chúng có thể dối gạt những Phật tử nhẹ dạ, nhưng không thể dối gạt Mạt Na Thức _ Nghiệp Thức _ của chúng. Chính Nghiệp Thức của chúng sẽ kiến tạo nên Địa Ngục Vô Gián cho riêng mỗi vị. Điều này, khi “tòa án lương tâm” xét xử thì phạm nhân KHÔNG THỂ CHỐI CẢI gì được nữa, có một điều hơi buồn là khi đó CÓ HỐI HẬN CŨNG KHÔNG CÒN KỊP.

    HỎI : Giả như hiện tại, có người tuy không hiện tướng Phật Bồ tát, nhưng xưng mình là Tịnh Vương Phật (Ông Từ Thế Thọ), có rất nhiều bằng chứng rằng vị “Phật” này có thể cải tử hoàn sinh cho những bệnh nhân “Bác sĩ chê”; đệ tử của “Ông Phật ấy” tự xưng là “Bồ tát” Di Như có khả năng chỉ rờ đầu mà cứu được những bệnh mãn tính. Vậy có đúng như tác giả bài này nói “Hình tướng Phật chưa hẵn là Phật”, phải chăng là có khả năng cứu độ chúng sinh mới là Phật thiệt ?

    ĐÁP : Chuyện cứu sống một vài người hay là trăm ngàn người, chỉ là chuyện có Thần Thông thôi, chuyện này không thể chứng minh rằng đó là Phật thiệt, vì Thiên Ma Ba Tuần có đủ Thần Thông để gạt người, nếu chúng ta căn cứ vào chuyện có Thần Thông để tin rằng đó là Phật, thì chúng ta chưa phải là Phật tử _ nghĩa là chúng ta hãy còn mê tín lắm; mà hãy nghiên cứu “hệ thống Giáo Lý” do vị ấy tuyên thuyết, xem có đúng là Chánh Pháp Phật hay không ? Chánh hay Tà chỉ có thể phân biệt trên Giáo Lý mà thôi. Nếu chúng ta học Phật đã lâu mà không hiểu Phật, không đủ khả năng phân biệt Chánh Tà thì ta không đáng là Phật tử.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (03-21-2018),colaihi (03-23-2018),cunconmocoi (03-20-2018),Thanh Mai (03-20-2018),Thanh Trúc (03-20-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •