DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 4567 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 61
  1. #51
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 50

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 50

    -------------

    若見自心是佛。不在剃除鬢髮白衣亦 佛。若不見性。剃除鬚髮亦是外道。

    Nhược kiến tự tâm thị Phật, bất tại thế trừ mấn phát bạch y diệc thị Phật. Nhược bất kiến tính, thế trừ tu phát diệc thị ngoại đạo.

    Nếu thấy được rằng tâm mình là Phật, chẳng cần phải cạo bỏ râu tóc, dù là cư sĩ tại gia cũng vẫn là Phật. Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc vẫn là ngoại đạo.






    -------------

    “Nhược bất kiến tính, thế trừ tu phát diệc thị Ngoại đạo” (Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc vẫn là Ngoại đạo).

    Câu này nếu nói cho đủ thì phải là : “Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc đắp Y của Phật, giảng Kinh sách Phật, vẫn là Ngoại đạo”. Điển hình là trường hợp Hòa Thượng Tịnh Không khi giảng nói “Linh Hồn bất sanh bất diệt” (Đã có nói ở bài 11), bởi Đạo Phật tích cực đả phá THUYẾT THƯỜNG KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO.

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...1%BA%ADn/page2

    Một vị điển hình khác là Tỳ Kheo Thích Chân Quang _ một vị đã xuất gia _ mà chiêng trống về quê một vị lảnh tụ để nhận bà con (tự nhận mình là cháu ruột bác Hồ) và nhiều phát ngôn lấy “Điểm cộng” về CHÍNH TRỊ khác. Người cư sĩ Phật tử mà ngày đêm cứ lo toan tính chuyện chính trị thì còn đầu óc đâu mà tu học Phật pháp, hà huống chi người xuất gia ! Những người như thế này được gọi là “mượn đạo tạo đời”, bị Phật quở là “giả dạng Tỳ Kheo”.

    https://www.youtube.com/watch?v=rHDrBAYcjDE

    https://www.youtube.com/watch?v=ZN6XnDPQvOE

    Ngày xưa, khi Ngài A Nan giặt Y cho Phật, Ngài không làm sao cho Y chìm xuống nước được, Phật bảo lấy 4 hạt cơm thừa trong bát của các vị Tỳ Kheo, dán lên 4 góc, Y sẽ bị chìm ngay. Điều này nói lên rằng “hạt cơm tín chủ” không hề nhẹ, chư Tỳ Kheo thọ nhận của người phải chuyên chú tu hành, thúc liễm thân tâm, nếu không khi mất thân người rồi, Thần Thức sẽ theo Nghiệp mà thọ sanh nơi những cõi thấp (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh).

    Xin chớ cho rằng người viết bài này chỉ hù dọa suông, điều này là chắc chắn, vì ta có thể dối gạt mọi người, nhưng không thể dối gạt lương tâm của mình (Mạt Na Thức _ Tiềm Thức), chính Mạt Na Thức của ta sẽ hoá hiện Quan Tòa, sẽ làm Thập Điện Diêm Vương, để mà phân xử những gian manh mà ta đã tạo khi còn được mang thân người. “Nhất khước thất thành thiên cổ hận” (một bước sai ngàn năm ôm hận). Đàng này ta đã biết ta sai cả ngàn bước, nhưng dục vọng quá lớn làm ta không dừng lại được, cho nên ta đã tiếp tục dùng lời khéo léo biện luận để gạt mình gạt người, thì bảo đảm những gông xiềng ở Địa ngục đang chờ đón ta. Vẫn biết rằng “gông xiềng” là giả cảnh, nhưng ngặt nổi những “gông xiềng” này lại biến hiện từ Mạt Na Thức của chính chúng ta, cho nên dẫu là GIẢ, nhưng ta vẫn không thể “chạy đàng trời” nào để trốn khỏi nó được.

    Những lời khó nghe này chỉ để cảnh tỉnh những vị muốn học đòi theo Thích Chân Quang _ kẻ đã thành công phần nào trên con đường Danh Lợi _ chớ không mong gì kẻ lọc lừa này “hồi tâm” sám hối, làm lại cuộc đời, sống chân thật lương thiện trở lại.

    Khi người cư sĩ lên án một vị Tỳ Kheo thì người ấy sẽ không nhiều thì ít, phải gặp những nhân quả xấu, nhưng vì lòng thiết tha muốn góp “một ngọn đèn dầu” lên bàn thờ Chánh Pháp, mà người viết bài này đành phải mạo muội đa mang chuyện thiên hạ.

    Người ơi hãy tạo quả tròn,
    Trên đường thiên lý người còn niềm vui.

    Kính mong được thông cảm !


    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-09-2018),cunconmocoi (04-09-2018),Thanh Mai (04-09-2018),Thanh Trúc (04-09-2018)

  3. #52
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 51

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 51

    -------------

    問曰: 白衣有妻子。婬欲不除。憑何得成佛 ?。答曰: 只言見性。不言婬欲。只為不見性。 得見性。婬欲本來空寂。自爾斷除。 不樂著。

    Vấn viết : Bạch y hữu thê tử, dâm dục bất trừ, bằng hà đắc thành Phật ? Đáp viết : Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn dâm dục. Chỉ vi bất kiến tính, đãn đắc kiến tính, dâm dục bản lai không tịch, tự nhĩ đoạn trừ, diệc bất lạc trước.

    Hỏi: Hàng cư sĩ tại gia có vợ con, chẳng dứt trừ dâm dục, dựa vào đâu mà được thành Phật?
    Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc dâm dục. Do nơi không thấy tánh, chỉ cần thấy tánh thì việc dâm dục xưa nay vắng lặng rỗng không, chẳng giả dối đoạn trừ cũng chẳng tham đắm vướng mắc.






    -------------

    “Bạch y hữu thê tử, dâm dục bất trừ, bằng hà đắc thành Phật?” (Hàng cư sĩ tại gia có vợ con, chẳng dứt trừ dâm dục, dựa vào đâu mà được thành Phật?)

    Ở bài 45, chúng ta đã có đề cập đến gia đình cư sĩ Bàng Long Uẩn, cả vợ chồng con cái đều thành đạo hết. Ai nói : “có hành Dâm thì không thể thành Đạo” ?

    https://thuvienhoasen.org/a7555/cu-si-bang-long-uan

    Trong khi vị cư sĩ này có một con trai và một con gái.

    Lại nữa Ngài Marpa là thầy của Milarepa _ vị đã Hóa giải được : Ác nghiệp “ngập đầu” của Milarepa _ khiến cho Milarepa có thể thành đạo hoàn toàn trong hiện kiếp. Ngài Marpa này có vợ và một con gái lớn.

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1018

    Rồi vị Orgyen Kusum Lingpa _ một bậc Đại Giác Ngộ gần đây của Tây Tạng _ cũng có vợ và một con trai :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...n-Kusum-Lingpa

    Cho nên chuyện có hành dâm hay không, không quan trọng. Là xe tăng _ xe Tank, xe thiếp giáp _ thì đâu có ngại gì mấy vũng trâu nằm hoặc vũng bùn.

    Trước khi Thái tử Tất Đạt Ta rời bỏ cung son điện ngọc để ra đi tìm Đạo cả, há không hành dâm với công chúa Da Du Đà La để hạ sinh Hoàng tử La Hầu La hay sao ? Lúc này Thái Tử Tất Đạt Ta đã là hậu thân của Đại Bồ Tát Hộ Minh. Vậy Đại Bồ Tát Hộ Minh có hành dâm hay không ? Không có chứ gì ?! Vì sao ? Vì những vị Đại Bồ Tát chỉ sống bằng Trí Giác Ngộ, các xúc cảm đang được soi rọi bởi Diệu Quan Sát Trí, chuyện hành xử của nhục thân được Thành Sở Tác Trí thực hiện.

    Diệu Quan Sát Trí thấy gì ? Thấy : “Nhất thiết pháp vô phi Phật pháp” (Không có pháp nào không phải Phật pháp). Những vị Đại Bồ tát sẽ tùy duyên của chúng sinh mà đôi khi phải dụng NGHỊCH HÀNH. Nghịch hành để chi ? Để phá cái chấp “cõi đời này là THẬT”, dẫn đến vô số quy ước giả định cũng trở nên THẬT, trói buộc tư tưởng hành giả bằng những sợi tơ vô hình.

    “Dâm dục bản lai không tịch” (việc dâm dục xưa nay vắng lặng rỗng không), từ bài đầu (bài số 1) đến bây giờ, đây là câu nói chính xác nhất của tác giả, là điều mà những vị Đại Bồ tát NGHỊCH HÀNH muốn chúng ta thâm nhập.

    Một điều KHÁ QUAN TRỌNG mà Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, …” (Hết thảy các pháp hữu vi, đều như giấc mộng có gì thật đâu ?! ….) Đây là điều Phật muốn chúng ta phải thâm nhập.

    “Diệc bất lạc trước” (cũng chẳng tham đắm vướng mắc)

    Đoạn trên là nói “cái thấy” của những vị Đại Giác Ngộ, còn bây giờ là nói chuyện chúng mình “Đối với tất cả pháp đều không nên tham đắm”

    Dòng tâm thức Thọ Uẩn chỉ đến và đi trong vài phút ngắn ngủi thì có gì quan trọng đâu ! Quan trọng là tâm (Ý Thức) của ta đang hướng về đâu ?! Nhất thời lơ đảng hướng về ngũ dục thì sẽ sản sinh “một làn sương mõng”, thường xuyên nghĩ tưởng đến chuyện hành dâm thì sẽ “kết tủa” thành một đám mây đen kịt che mờ tâm trí.

    Hôm nay ta ngây ngất với cảm giác “lên đỉnh” của khoái lạc, chúng ta mê đắm muốn tìm lại cảm giác ấy thường xuyên. Nếu chúng ta sống với Nó, nếu chúng ta không tự kềm chế hóa giải Nó, thì khi không còn cái thân Tứ Đại thô kệch này, Ý Thức (Thức thứ 7) sẽ tha hồ phóng tưởng, Nó sẽ “kết tủa” nên những cảnh giới mà ở đó những “đỉnh cao” của cảm giác được đẩy lên “kịch trần” : Đó là những cảm giác đau đớn cùng tột, đường ngọt quá thì thành đắng phải không quý bạn ?!

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-10-2018),cunconmocoi (04-10-2018),Thanh Mai (04-10-2018),Thanh Trúc (04-10-2018)

  5. #53
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 52

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 52

    -------------

    若不執即一任作。若於生死中得自在 轉一切法。與聖人神通自在無礙。無 不安。

    Vấn viết : Nhược bất chấp tức nhất nhâm tác, nhược ư sinh tử trung đắc tự tại, chuyển nhất thiết pháp, dữ thánh nhân thần thông tự tại vô ngại, vô xứ bất an.

    Nếu không chấp giữ, mọi việc làm đều tùy ý, giữa vòng sinh tử được đại tự tại, chuyển hóa hết thảy các pháp, ngang với bậc Thánh nhân thần thông tự tại không ngăn ngại, dù ở đâu cũng được an ổn.






    -------------

    Đoạn này tác giả vẫn nói về vị đã Kiến Tính, bài này chúng ta bỏ qua những vị “tương tợ Kiến Tính”, những vị “được cho thấy một chút xíu”, mà chỉ nói đến Chính danh Kiến Tính _ tức là thấy biết rõ ràng.

    Tính hay Tánh, hay Bản Thể Tâm là gì ? Là “Chủ nhân Ông”, là “mặt thật xưa nay” của mỗi chúng ta. Hành giả khi thấy được Bản Thể Tâm thì liến biết được rằng “Mình vốn không có trong Vô Minh, trong thế giới của Ý thức Mê Lầm” những thứ phát sinh trong thế giới vô minh chẳng khác nào như “tranh hoạt hình”, chúng không hề dính líu hay đụng chạm gì đến CÁI SỐNG THẬT của mình. Do vì không dính líu cho nên không thêm được gì, không bớt được gì. Không thêm không bớt chính là “Bất Sanh Bất Diệt” vậy !

    Những vị đã Kiến Tính HOÀN TOÀN, chính là những vị A la hán còn tại thế, những vị này liệu có "chuyển nhất thiết pháp, dữ Thánh nhân thần thông tự tại vô ngại” (chuyển hóa hết thảy các pháp, ngang với bậc Thánh nhân thần thông tự tại không ngăn ngại) chăng ?

    Điều này thì tác giả “thổi phồng” quá đi thôi ! Những bậc A la hán có khi có Thần Thông như Ngài Mục Kiền Liên, có khi không có Thần Thông như Ngài Xá Lợi Phất, nhưng cả 2 loại A La Hán này đều không có khả năng “chuyển nhất thiết pháp” (chuyển hóa hết thảy các pháp). Ngài Mục kiền Liên (Thần Thông đệ nhất) vẫn được phái Ngoại Đạo lỏa thể “đưa tiển” vào Niết Bàn.

    Chuyện “chuyển nhất thiết pháp” chỉ có những bậc Đại Bồ Tát mới có khả năng nhưng không phải là trực tiếp làm. Bởi cớ sao ? Bởi Đại Bồ Tát có còn Ngã tướng đâu mà làm. Các vị Đại Bồ Tát muốn giúp chúng sinh thì Thể Báo Thân, hay nói rõ hơn là Mật Lực Đà La Ni sẽ CHUYỂN NHẤT THIẾT PHÁP cho thuận dòng Pháp độ.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-11-2018),cunconmocoi (04-11-2018),Thanh Mai (04-20-2018),Thanh Trúc (04-11-2018)

  7. #54
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 53

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 53

    -------------

    若見性。旃陀羅亦得成佛? 問曰: 旃陀羅殺生作業。如何 得成佛。答曰。只言見性。不言作業 縱作業不同。一 切業抅不得。

    Nhược kiến tính, Chiên đà la diệc đắc thành Phật ! Vấn viết : Chiên đà la sát sinh tác nghiệp, như hà đắc thành Phật ? Đáp viết : Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn tác nghiệp. Túng tác nghiệp bất đồng, nhất thiết nghiệp câu bất đắc.

    Nếu thấy được tánh, hàng Chiên-đà-la cũng có thể thành Phật!
    Hỏi: Chiên-đà-la giết hại tạo nghiệp, vì sao có thể thành Phật?
    Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc tạo nghiệp. Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau, hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc.







    -------------

    Bài trước chúng ta đã thống nhất với nhau, A Lại Da Tâm thì không Ô nhiễm với Ác Nghiệp, cũng không hề “thăng hoa” với Thiện Nghiệp.

    Ngày xưa Đức Phật Thích Ca đã không hề phân biệt giai cấp, vì Phật nói “Mọi người đều có Phật tính !” . Hạng Chiên Đà la _ tức là giai cấp hạ tiện, chuyên làm những công việc nặng nhọc dơ bẫn _ Nhưng Phật nói “họ cũng có Phật tính” _ A Lại Da Tâm _ có một số đệ tử của Đức Phật thuộc dòng Chiên Đà la nhưng vẫn được Phật cho xuất gia, vẫn đắc quả A La Hán.

    Nhưng câu sau : “Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn tác nghiệp. Túng tác nghiệp bất đồng, nhất thiết nghiệp câu bất đắc” (Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc tạo nghiệp. Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau, hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc) , tác giả vì không hiễu rõ vấn đề nên phát ngôn “nhập nhằng”.

    Tác nghiệp (tạo nghiệp) là cái xác thân tứ đại này tác nghiệp theo sự sai khiến của Ý Thức, thì thân ngũ uẩn này phải chịu Nhân quả (bị trói buộc) không thể nói KHÔNG. Đừng nghĩ rằng đã Kiến Tính rồi thì “muốn làm gì thì làm” Nhân Quả không vói tới. Nhân Quả chỉ không vói tới được A Lại Da Tâm, nhưng thân ngũ uẩn thì phải “lảnh đủ”, có khi lại còn phải cộng thêm “lải suất” nữa. Những vị đã thực sự Vô Ngã thì có MUỐN gì nữa ? Nếu còn có MUỐN tức là chưa thực sự Vô Ngã, thì bị “các Nghiệp trói buộc” là chuyện đương nhiên.

    Tác giả đã rất sai lầm khi cho rằng Kiến Tính rồi thì “Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau”, kể cả các vị Bồ Tát hay Đại Bồ Tát cũng chỉ TÙY DUYÊN làm những gì lợi ích cho chúng sinh, nếu vì lợi ích cho chúng sinh mà phải tạo Ác Nghiệp, các Ngài vẫn làm gương trả Ác Quả, chớ không có “Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau” bao giờ !

    “Nhất thiết nghiệp câu bất đắc” (hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc), vâng ! các Nghiệp dù Thiện dù Ác cũng không thể trói buộc A Lại Da Tâm, nhưng cái thân Ngũ Uẩn còn đó, Nó được hình thành do Mê Lầm thì Nó phải bị Mê Lầm chi phối trói buộc ! Nó còn trong cõi Vô Minh thì Nó phải bị Vô Minh vấn vít.

    Bậc Đại Giác Ngộ thì KHÔNG CÒN NGÃ TƯỚNG, do vì KHÔNG CÒN NGÃ TƯỚNG nên không “tác nghiệp”, các Ngài chỉ HÀNH NGUYỆN mà thôi ! HÀNH NGUYỆN thì vẫn phải thuận theo Nhân Quả.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-13-2018),cunconmocoi (04-12-2018),Thanh Mai (04-20-2018),Thanh Trúc (04-12-2018)

  9. #55
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 54

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 54

    -------------

    從無始曠大劫 來。只為不見性。墮地獄中。所以作 輪迴生死。從悟得本性。終不作業。 不見性。念佛免報不得。

    Tùng vô thuỷ khoáng đại kiếp lai, chỉ vi bất kiến tính, đoạ Địa ngục trung, sở dĩ tác nghiệp luân hồi sinh tử. Tùng ngộ đắc bản tính, chung bất tác nghiệp. Nhược bất kiến tính, niệm Phật miễn báo bất đắc.

    Từ vô số kiếp đến nay, chỉ do nơi không thấy tánh mà phải đọa vào địa ngục, do đó mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi. Kể từ khi thấy biết được tánh mình thì không còn tạo nghiệp. Nếu không thấy tánh, niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo.






    -------------

    “Tùng ngộ đắc bản tính, chung bất tác nghiệp” (Kể từ khi thấy biết được tánh mình thì không còn tạo nghiệp) Ý này chúng ta đã nói rồi !

    Thấy Tánh _ Kiến Tính _ Tánh thì không tạo nghiệp, nhưng Tướng _ thân Ngũ uẩn _ thì có tạo nghiệp đấy. Tánh thì không có đi Địa Ngục hay Thiên Đường gì, nhưng Tướng thì sẵn sàng trôi lăn khắp “hang cùn ngỏ hẹp”. Câu này tác giả đã nói sai !

    “Nhược bất kiến tính, niệm Phật miễn báo bất đắc” (Nếu không thấy tánh, niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo).

    Thiền Tông Trung Hoa chỉ biết TỰ LỰC, không hề biết THA LỰC _ ĐÀ LA NI MÔN. Niệm Phật miên mật là sự kết hợp TỰ LỰC của hành giả và sự tương thông với Đà La Ni Tạng có thể tạo nên những hiệu ứng phi thường.

    Bởi vì sao ? Bởi Nghiệp báo của chúng sinh là chuyện của “thế giới Ảo”. Đà La Ni Tạng là Sức mạnh của Thể Báo Thân. “Thế giới Ảo” làm sao có thể tồn tại dưới sự can thiệp của Đà La Ni Tạng.

    Ví dụ như BÓNG TỐI VẠN NĂM trong hang sâu, làm sao có thể tồn tại khi Ánh nắng Mặt trời soi rọi. Bởi vì BÓNG TỐI không có thực thể, dầu đã tồn tại vạn năm cũng “thây kệ”, khi ánh nắng Mặt trời xuất hiện, thì BÓNG TỐI nó đi về đâu hay bị tiêu diệt, không ai biết ! Bởi không hề có cái gọi là BÓNG TỐI.

    Học Phật Pháp mà chỉ quan sát những sự vật quanh ta là “Sơ Cấp”, học Phật pháp mà chỉ quan sát nội tâm thấy như dòng nước chảy không dừng, không có niệm nào thực có là Cấp 1. Thấy Bản Thể Tâm là THỰC CÓ hầu như DUY NHẤT là lên Cấp 2; thấy vạn pháp CÙNG ĐỒNG HUYỄN TƯỚNG là lên Cấp 3; THẤY (tạm gọi là chứng đắc) CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ tức CHÂN NHƯ TÂM _ tức CÁI GỐC của Bản Thể Tâm _ tức Như Lai _ là điểm đến cuối cùng của Phật Pháp.

    CHÂN NHƯ TÂM chỉ MỘT, nhưng nếu phân tích ra thì có 3 Thể _ Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân _ riêng về Báo Thân thì có một tính năng hóa giải Vô Minh, hoàn thành Phật Quốc, đó là Đà La Ni Tạng. Thể Hóa Thân thì có khả năng thâm nhập Vô Minh, soi sáng Vô Minh, giới thiệu Chân Lý Tuyệt đối !

    Niệm Phật là cầu cứu đến CHÂN NHƯ TÂM, với Đà La Ni Tạng mọi nghiệp báo của chúng sinh chỉ là “7 sắc cầu vồng” (hóa giải không khó); nhưng tránh được _ hay hóa giải được _ Nghiệp Báo hay không, còn tùy thuộc một vài yếu tố, chứ không hẳn là “niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo”.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-13-2018),cunconmocoi (04-13-2018),Thanh Mai (04-13-2018),Thanh Trúc (04-13-2018)

  11. #56
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 55

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 55

    -------------

    自西天二 十七祖。只是遞傳心印。吾今來此土 唯傳頓教大乘。即心是佛。不言持戒 進苦行。乃至入 水火。登於劍 輪。一 食長坐不臥。盡是外道有為法。。

    Tự Tây thiên nhị thập thất Tổ, chỉ thị đệ truyền Tâm ấn. Ngô kim lai thử độ, duy truyền đốn giáo Đại thừa. Tức Tâm thị Phật, bất ngôn trì giới tinh tấn khổ hành, nãi chí nhập thuỷ hoả, đăng ư kiếm luân, nhất thực trường toạ bất ngoại, tận thị Ngoại đạo hữu vi pháp.

    Hai mươi bảy vị tổ sư ở Ấn Độ chỉ lần lượt truyền Tâm ấn. Nay ta đến xứ này cũng chỉ truyền một tâm, không nói đến giữ giới, bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, cho đến những việc như vào nước lửa, lên vòng gươm, ngày ăn một lần, ngồi hoài chẳng nằm, hết thảy đều là pháp hữu vi của Ngoại đạo.






    -------------

    Đúng ! những thứ trên đều là Ngoại Đạo, nhưng hãy còn rất nhiều thứ chưa được liệt kê :

    1). Người tu theo đạo Phật, nhưng muốn “phình to CÁI NGÔ (muốn hơn người) vẫn là Ngoại Đạo.

    2). Người tu theo đạo Phật, nhưng xem Thần Thông là đích đến của chuyện tu hành, vẫn là Ngoại Đạo.

    3). Người tu theo đạo Phật, nhưng xem trọng Danh Uy và Lợi lộc, vẫn là Ngoại Đạo.

    4). Người tu theo đạo Phật,, nhưng chỉ chăm lo làm việc Thiện, xao nhảng việc học Phật, vẫn là Ngoại Đạo.

    5). Người tu theo đạo Phật, nhưng so đo trong Phật sự (việc này thật là nhàm chán, nếu được giao việc kia, ta có thể kết hợp cho lợi ích riêng tư hoặc ta sẽ mau thành Đạo), vẫn là Ngoại Đạo.

    6). Người tu theo đạo Phật, nhưng nghi ngờ Thầy mình: “sao quá ưu ái huynh (đệ) kia ?, còn ta thì hình như Thầy ghét bỏ, hay bị mắng, hay bị xử ép” vẫn là Ngoại Đạo.

    7). Người tu theo đạo Phật, nhưng ưa thích chuyện chính trị, rao giảng cho một khuynh hướng chính trị, vẫn là Ngoại Đạo.

    8). Người tu theo đạo Phật, nhưng rao giảng Linh hồn bất diệt (THƯỜNG KIẾN _ như Trưởng lão Tịnh Không _ đã có nhắc tới trong bài thứ 11) vẫn là Ngoại Đạo.

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post26693

    HỎI : Có phải người tu Phật, sau khi lâm chung mà có để lại XÁ LỢI, thì vị này KHÔNG PHẢI NGOẠI ĐẠO chăng ?

    ĐÁP : Mặc dầu Phật và các vị Thánh Tăng có để lại XÁ LỢI, nhưng Xá Lợi không phải là bằng chứng rằng vị này không phải Ngoại Đạo. Như trường hợp Trưởng lão Giác Lập sau khi Hỏa thiêu Phật tử thu nhặt được khoảng rất nhiều viên Xá Lợi, nhưng thực chất Trưởng Lão tu luyện những pháp môn của Tiên đạo (luyện Linh đan _ Quy Túc _ Bế khí _ Tịnh khẫu).



    Những vị tu Tu theo Tiên đạo _ luyện đơn _ có thể có Xá Lợi.

    Lại có một đứa trẻ 11 tuổi do bị bệnh (thiểu năng) mà chết, được tôn xưng là Tiểu Bồ Tát, khi người ta thu nhặt được nhiều “vật thể lạ”, mọi người gọi đó là Xá Lợi.



    http://soha.vn/tu-chua-soi-than-tieu...6111512847.htm

    Hình ảnh chứng minh sỏi thận giống y “xá lợi” của cậu bé.

    Lại thêm một trường hợp những viên sỏi thận tròn trịa láng bóng như ngọc :

    http://www.doisongphapluat.com/doi-s...an-a97400.html

    quá giống "Xá Lợi" phải không quý vị ?!

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-14-2018),cunconmocoi (04-14-2018),Thanh Mai (04-14-2018),Thanh Trúc (04-14-2018)

  13. #57
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 56

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 56

    -------------

    佛者亦名法身。亦名本心。此心無形 。無因果。無筋骨。猶如虗空。取不 。不同質礙。不同外道。

    Phật giả diệc danh Pháp thân, diệc danh Bản Tâm. Thử tâm vô hình tướng, vô nhân quả, vô cân cốt, do như hư không, thủ bất đắc, bất đồng chất ngại, bất đồng Ngoại đạo.

    Phật, cũng gọi là Pháp thân, cũng gọi là Bản tâm. Tâm ấy không có hình tướng, không nhân quả, không gân cốt, tựa như hư không, không thể nắm giữ, chẳng đồng như vật chất ngăn ngại, chẳng đồng như Ngoại đạo.






    -------------

    “Phật giả diệc danh Pháp thân” (Phật, cũng gọi là Pháp thân). Tác giả nói không sai, nhưng quá chung chung, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn.

    Chúng ta hiểu thế nào về PHÁP THÂN PHẬT ?

    Chúng ta không ai là không biết Danh Hiệu A Di Đà Phật, sau đây là những gì chúng ta thu thập được :

    A-di-đà hay Amitābha trong tiếng Sankrit có nghĩa là Ánh sáng Vô lượng (Chữ A nghĩa là VÔ, chữ DI ĐÀ nghĩa là LƯỢNG, chữ PHẬT nghĩa là GIÁC).

    Danh hiệu đã được giải ra 3 Ý chính : VÔ LƯỢNG THỌ, VÔ LƯỢNG QUANG, VÔ LƯỢNG GIÁC.

    VÔ LƯỢNG THỌ chính là nói Đức tính THƯỜNG TRỤ, một đặc trưng của Thể Pháp Thân.

    VÔ LƯỢNG QUANG chính là nói Đức tính sưỡi ấm bảo dưỡng và thu nhiếp vạn pháp, ta có thể gọi đây là biệt tính của thể Báo Thân.

    VÔ LƯỢNG GIÁC là Trí Giác Tột cùng, là nói về Thể Hóa Thân Phật đó !

    _ Một Danh Hiệu nói lên đủ Thể, Tướng, Dụng của Chân Như Tâm.

    _ Một Danh Hiệu giới thiệu đủ 3 Thân Phật. Cũng như nói Ông A ta liền biết bao gồm CƠ THỂ, có SỰ SỐNG, có Trí BIẾT. (Không có SỰ SỐNG thì đó là xác chết, không có trí hiểu biết, thì đó là “người thực vật”).

    DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT LÀ CHÂN NHƯ TÂM đó !

    “Thử tâm vô hình tướng, vô nhân quả, vô cân cốt, do như hư không, thủ bất đắc, bất đồng chất ngại, bất đồng Ngoại đạo” (Tâm ấy không có hình tướng, không nhân quả, không gân cốt, tựa như hư không, không thể nắm giữ, chẳng đồng như vật chất ngăn ngại, chẳng đồng như Ngoại đạo).

    Chúng ta thắc mắc “Thử Tâm …….bất đồng Ngoại Đạo”. Câu này tác giả cho rằng Ngoại Đạo có cái Bản Tâm nào khác chăng ?

    Không phải đâu, nói đến Pháp Thân là nói đến CÁI CHUNG CÙNG :

    Tất cả Chư Phật chỉ duy một Pháp Thân, không hề có chuyện Pháp Thân Phật Tỳ Bà Thi thì khác với Pháp Thân Phật Bất Động, ….
    Tất cả chúng sinh sau khi bỏ hết những gì của Vô Minh lại cho Vô Minh, thì CÁI TÍNH BẢN GIÁC cũng là Pháp Thân của Chư Phật _ không hai, không khác.

    Ngoại Đạo thì sao ? Ngoại Đạo cũng là chúng sinh vậy, hà cớ gì CÁI BẢN THỄ TÂM của Ngoại Đạo lại không cùng với CHÂN TÂM của Chư Phật ?!

    Chúng sinh muôn tướng muôn hình,
    Nào đâu khác Phật _ Chân Trình từ xưa.
    Cớ sao Ngoại Đạo lại chừa ?
    Phải đâu Ngoại Đạo không là chúng sinh !

    Kinh nói “Hằng hà sa số cõi Phật về phương Đông (chẳng hạn)” chỉ là Hằng hà sa số Hạnh Nguyện khác nhau, chứ không phải THỰC có Hằng hà sa số Ông Phật với hình tướng mỗi vị Phật mỗi khác nhau. Nhưng nếu DUYÊN chúng sinh cần, thì vẫn có thể thị hiện, đây gọi là Hóa Thân Phật (hay gọi là Phật Hóa Thân cũng là một nghĩa).

    HÓA THÂN PHẬT thì vô lượng, vô số, nhưng THỂ PHÁP THÂN thì không có hai.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-15-2018),cunconmocoi (04-15-2018),Thanh Mai (04-15-2018),Thanh Trúc (04-15-2018)

  15. #58
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 57

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 57

    -------------

    此心除如來一人能會。其餘眾生迷人 明了 。此心不離四大色身中。若離是心。 無能運動 。是身無知。如草木瓦礫。

    Thử tâm trừ Như Lai nhất nhân năng hội, kì dư chúng sinh mê nhân bất minh liễu. Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung. Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch.

    Tâm ấy chỉ riêng Như Lai có thể nhận hiểu được, ngoài ra hết thảy chúng sinh mê muội không nhận hiểu được. Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành. Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn.






    -------------

    “Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung” (Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành) Câu này đi liền sau câu trên (bài 56), chữ “thử tâm” (tâm này) nhằm diễn giảng Chân Tâm (Phật giả diệc danh Pháp thân, diệc danh Bản Tâm). Đây là sự sai lầm nghiêm trọng của tác giả !

    Nếu nói “Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành” thì khi cái thân tứ đại bị trả về cho cát bụi, cái Tâm này sẽ ra sao ? Hay cũng trở thành “vô gia cư” ?

    Theo giáo lý đạo Phật : Thân tứ đại chỉ như cây chuối không bền chắc, thì cái Tâm phan duyên (Tâm Ý Thức) còn không thể ở mãi với nó được. Huống chi tác giả nói “Thử Tâm” (Bản Thể Tâm _ Chân tâm) lại không thể lìa cái thân tứ đại ? Trừ khi tác giả nói ngược lại “Thân tứ đại hay bất cứ một pháp nào cũng không lìa ngoài Chân Như Tâm _ nghĩa là Chân Như Tâm bao trùm hết tất thảy mọi pháp kể cả Hữu vi lẫn Vô vi (pháp có tướng và pháp không có tướng)”

    “Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch” (Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn). Phải chăng tác giả muốn nói nhờ có "Tâm này" mà con người có SỰ SỐNG, không có "TÂM này" thì không có mọi SỰ SỐNG ?

    Lý luận này giống như lý luận của đạo Sikh mà hiện tại có 2 vị người Việt đang truyền giáo đó là bà Thanh Hải và “sư phụ” Trần Tâm (rằng chúng ta có một “lực lượng” để “câu thông” với Thượng đế). Lý luận này khác với Phật giáo Đại Thừa ở chỗ : Phật giáo dạy rằng “sự sống hiện tại chỉ là một thoáng mơ màng”, trong cảnh mộng huyễn này, Sự Sống chỉ là sự tiếp nối những giả ảnh như phim hoạt hình, nhân vật trong phim hoạt hình làm gì thật có sự sống !

    Giả hình, sự sống đâu tề ?
    Cánh chim trong mộng, mơ về nơi đâu ?!

    Ngoại Đạo tin vào sức sống bên trong thân tứ đại này, cho nên đã phát sinh nhiều pháp tu luyện, thường là để mở các luân xa _ để “đánh thức” Nó, làm cho Nó trở nên siêu việt khi “kết nối” được với “Thượng đế”. Do nhu cầu thanh lọc tâm linh, họ luyện thêm các pháp môn tăng cường sức khỏe như Yoga _ luyện đơn, nuốt Cam lồ (nước miếng), cắn răng (nhịp hai hàm răng với nhau nghe "cốp cốp", phát ra tiếng kêu vang rất lớn)……..

    Đức Phật Thích Ca đã từng kinh qua 6 môn phái Ngoại Đạo thời bấy giờ.

    Cái “Tâm này" đâu có xa lạ gì với mọi người, Ngoại Đạo gọi nó là Linh Hồn, Phật giáo gọi nó là Thần Thức. Thần Thức có thể trở nên nhẹ nhàng, tìm đến những cảnh giới Tiên (Thiên); có thể trở nên uế trược nặng nề, tự đi tìm đến 3 cõi Ác. Nó không phải là Bản Tâm như tác giả đã ngộ nhận.

    Còn với Phật đạo thì Sự Sống nội tại ấy _ Thần Thức _ được tạm dùng, nhưng vẫn mang bản chất KHÔNG THẬT CÓ. Ví dụ như dòng điện có thể làm đèn sáng, có thể làm cánh quạt quay, làm motuer chạy; nhưng khi dòng điện bị ngắt thì toàn bộ sản lượng điện đang lưu dẫn trên đường dây bổng dưng “bốc hơi tại chỗ”, chúng không quay về máy phát, cũng không lặng lẽ đi tiếp, không ai biết chúng “di trú” đi chỗ nào.

    Dầu Ngoại Đạo có phát huy năng lực của Sự Sống nội tại này lên đến mức nào đi chăng nữa, nó vẫn là sản phẩm của cuộc sống Mê lầm giả có. Một sản phẩm của cõi vô Minh làm sao có thể coi nó là Chân Tâm được ? Hiểu lầm điểm này thì không thể THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI được.

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  16. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-16-2018),cunconmocoi (04-17-2018),Thanh Mai (04-17-2018),Thanh Trúc (04-16-2018)

  17. #59
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 58

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 58

    -------------

    故經云 。動而無所動 。終日去來而未曾去。終日見而未曾 。終日笑而未曾笑。終日聞而未曾聞 終日知而未曾知。終日喜而未曾喜。 終日行而未曾行。終日住而未曾住 。

    Cố Kinh vân: “động nhi vô sở động, chung nhật khứ lai nhi vị tằng khứ, chung nhật kiến nhi vị tằng kiến, chung nhật tiếu nhi vị tằng tiếu, chung nhật văn nhi vị tằng văn, chung nhật tri nhi vị tằng tri, chung nhật hỉ nhi vị tằng hỉ, chung nhật hành nhi vị tằng hành, chung nhật trụ nhi vị tằng trụ”.

    Cho nên Kinh dạy rằng: “Động mà không có chỗ nào động, vì thế, suốt ngày thấy mà chưa từng thấy, suốt ngày nghe mà chưa từng nghe, suốt ngày cảm nhận mà chưa từng cảm nhận, suốt ngày biết mà chưa từng biết, suốt ngày đi ngồi mà chưa từng đi ngồi, suốt ngày giận, vui mà chưa từng giận, vui”.






    -------------

    Tác giả đã lấy Kinh ra làm “bia đở đạn”, thôi thì chúng ta cũng tạm chấp nhận. Đây là diễn tả cái SỐNG của bậc Đại Giác Ngộ, bởi những chuyện hỉ, nộ, ái, ố của những vị Đại Giác Ngộ chỉ là chuyện giả bộ, chứ trong lòng các Ngài không hề có hỉ nộ ái ố gì cả. Chuyện này chỉ là khơi động phàm tâm của chúng đệ tử (cũng giống như “khởi nghi tình”).

    Nếu bạn đã từng đọc “Milarepa Con Người Siêu Việt” ắt còn nhớ Ngài Marpa (Thầy của Milarepa), đã có nhắc đến ở bài 51:

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1018

    Rồi chuyện Ngài Orgyen Kusum Lingpa :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...n-Kusum-Lingpa

    Giả sử chúng ta có duyên may được sống gần những vị Đại Giác Ngộ, chúng ta thường không biết được cái diễm phúc “ngàn năm một thuở” ấy, mà phàm tâm của chúng ta thường so đo _ tức là “đeo kính đen nhìn sự việc” _ chúng ta thấy : “Ủa ! sao vị Đại Giác Ngộ cũng Sân Si, cũng mê tín dị đoan như những kẻ phàm phu tục tử” khiến ta mất lòng tin. Nếu chúng ta đã “vô quái ngại” thì chúng ta liền hiểu rằng “Sân đó chỉ là giả bộ”, “Si đó chỉ là giả bộ”, “mê tín đó chỉ là giả bộ”. Tất cả chỉ như nhộng đã đến lúc cần phải “xé kén” mà chui ra, việc làm của vị Đại Giác Ngộ chỉ nhằm mục đích kích thích làm cho chúng ta tự “xé kén” mà chui ra.

    Nực cười, có vị theo hầu bậc Đại Giác Ngộ đã lâu (vợ ngài Marpa), mà lại loan truyền những điều “mắt thấy tai nghe” rằng “Bậc Đại Giác Ngộ cũng …. thế này thế khác”.

    Trời ơi ! những chuyện ấy chỉ là giả bộ thôi mà, nghĩ quấy cho những vị Đại Giác Ngộ là do chúng ta phàm tâm còn nhiều, cho nên chúng ta thường hay “đeo kính đen” nhìn mọi sự việc. Bậc Đại Giác Ngộ có sung sướng gì khi hỉ nộ ái ố (đây chỉ là Phương Tiện Độ Sinh), chẳng qua chỉ kích thích cho chúng ta tiến bộ thêm mà thôi ! Nếu chúng ta như “con trâu nghe nhạc” thì uổng công cho bậc Giác đã phải “đóng tuồng”.

    Thường thường, khi nghịch hành là bậc Đại Giác Ngộ muốn “nâng cấp” cho những vị đã có Duyên đặc biệt, hoặc giả đã có “Căn bản Trí”, mà những vị đã có “Căn Bản Trí” lại không chịu “động não”, đã vội tin những gì “mắt thấy tai nghe” để mất lòng tin đối với Bậc Giác. Thật đáng tiếc !

    Khi vị Đại Giác Ngộ nói “Có gì đâu VẠN PHÁP GIAI KHÔNG mà, những ai hiểu được điều này có thể ngay bây giờ ra xưng Bồ tát, xưng Phật được !” Rồi có những vị phàm tâm còn nhiều, nghe nói như thế liến cảm thấy mình cũng có thể xưng Bồ tát, xưng Phật được rồi ! Thế là Thiên Ma lại có thêm một “thành viên” mới !. Thiệt ra, chuyện này không sớm thì muộn sẽ xảy ra thôi ! Những tư tưởng ham danh uy lâu nay “ngủ Đông” trong lòng hành giả, thì nay đã được “hồi sinh” để làm cho "tuồng" đời kéo dài thêm nhiều "tập".

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-17-2018),colaihi (04-17-2018),Thanh Mai (04-18-2018),Thanh Trúc (04-17-2018)

  19. #60
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Luận về Huyết Mạch Luận
    Bài 59

    __________________________________________________ _____________________________________


    Luận về Huyết Mạch Luận

    Bài 59

    -------------

    故經云。言語道斷。心行處滅。見聞 知。本自圓寂。乃至嗔喜痛痒何異木 。只緣推尋痛痒不可得。

    Cố Kinh vân : “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. Kiến văn giác tri, bản tự viên tịch. Nãi chí sân hỉ thống dương hà dị mộc nhân, chỉ duyên suy tầm thống dương bất khả đắc.

    Cho nên Kinh dạy rằng: “Dứt sạch mọi ngôn ngữ, diệt hết mọi tâm tưởng”. Những công năng thấy, nghe, nhận, biết vốn tự vắng lặng hoàn toàn. Cho đến mọi cảm xúc như giận, vui... mọi cảm giác như đau đớn, ngứa ngáy... nào khác chi người gỗ, chỉ theo suy tìm những cảm giác, cảm xúc ấy liền không thể được.






    -------------

    Câu này là nhà Thiền khuyên chư Tăng Ni : hãy tập trung tịnh tâm sống đạo, không suy nghĩ linh tinh, không làm “bà tám”.

    Ngày nay, câu này có thể được làm tôn chỉ tu hành của Làng mai (nhóm Thầy Nhất Hạnh bên Pháp), tương tự như câu Chánh Niệm Tỉnh Giác. Được như vầy cũng quý lắm, tuy nhiên cẩn phải hiểu rõ : Đây chỉ là phương tiện Tịnh Tâm, chớ không phải “điều kiện ắt có và đủ" cho những vị Phật tử muốn xứng đáng là những đứa con ngoan của đức Phật, không khéo lại trở thành CHẤP TỊNH.

    Chúng ta nghĩ gì với hiện tượng này ? Những tàu thuyền ra khơi khi gặp bão, sóng biển hung dữ bao vây tứ phía. Nếu tàu chúng ta bị lọt vào mắt bão, nơi đó lặng trang, không một gợn mây có nên vội mừng chăng ? - vì những nguy hiễm không kém phần khốc liệt đang chờ đón chúng ta phía trước, những bậc lão luyện đi biển thà chịu sóng to gió lớn chớ không để tàu lọt vào “mắt bão” _ nơi có vẻ rất yên bình, vào được nhưng có một bức tường vô hình không cho chúng ta thoát ra..

    https://news.zing.vn/mat-sieu-bao-sa...ost526743.html

    Một không gian yên tỉnh giữa một thế giới động loạn, không có nghĩa đã là Niết bàn hay Cực Lạc gì; mà chỉ là sự chuyển đổi “tông” của một bản nhạc, cả hai trạng thái Động hay Tĩnh đều là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC cả mà thôi !

    CHẤP TỊNH sẽ dẫn đến Bệnh CHỈ (một trong bốn bệnh TÁC, NHẬM, CHỈ, DIỆT mà Kinh Viên Giác đã đề cập).

    Tịnh Tâm được, nhiều khả năng hành giả được Sinh Thiên, chỉ khi Phát sinh Trí Tuệ thì hành giả mới có cơ may thành Đạo, thoát Sinh tử Luân Hồi. Sinh Tử Luân Hồi không phải là một Sự Thật hữu tướng như nhà tù nhốt chúng ta, mà chỉ là một hiện tượng do lầm Chấp Ngã mà nên.

    Từ bài đầu đến giờ tác giả đã nhận lầm cái Tâm Duyên Lự _ Tâm Phan Duyên _ làm Tâm. Cho nên tác giả rất tâm đắc chuyện gạt bỏ mọi thứ linh tinh ra khỏi cái Tâm Phan Duyên, để cho nó được thanh tịnh. Nào có biết đâu, dẫu đạt được sự thanh tịnh thì “đã là gạch ngói thì có mài cho lắm cũng không thể thành gương soi mặt” được.

    Bản Thể Tâm thì KHÔNG ĐỒNG CỘNG với Vô Minh. Không ai có thể làm cách này hay cách kia, trau tria tỉa tót, hay dừng đứng cái “Tâm khỉ vượn” để đưa nó về thành Bản Thể Tâm được.

    Bản Thể Tâm thì không can hệ gì đến chuyện Thanh Tịnh hay không Thanh Tịnh, Thiện hay Ác, láng sạch hay cáu bẫn. Bản Thể Tâm tự có giá trị độc lập, bất khả hoán cải hay chuyển đổi gì được. Bản Thể Tâm không đợi tu mới thành, không đợi hành mới đắc. Nhận ra và an trú trọn vẹn được nơi Bản Thể Tâm sớm thì là thoát Luân Hồi sớm, nhận ra và an trú trọn vẹn được nơi Bản Thể Tâm muộn thì là thoát Luân Hồi muộn.

    Tâm Phan Duyên _ Tâm Duyên Lự _ thì biến đổi liên tục, nó không có thực chất nên gọi là Vô Ngã. Khi hành giả nhận ra Tâm Phan Duyên _ Ý Thức _ là Vô Ngã (không có thực chất) chúng ta gọi thời khắc này là chứng Vô Ngã. Chứng Vô Ngã không phải là nắm bắt được cái Vô Ngã, mà là KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC GÌ CẢ.

    KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC GÌ CẢ gọi là điều hiểu biết chân chánh của Phật tử vừa vào cửa Đạo, hoặc gọi là Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) hoặc gọi là Trí Tuệ Căn Bản.

    Được Trí Tuệ Căn Bản rồi còn phải tu học nhiều nhiều để toàn chứng A Lại Da Tâm, lúc này mới thực sự Kiến Tính !

    Cụm từ Kiến Tính thường được dùng cho nhiều trình độ THẤY TÁNH _ Thoáng thấy, Thấy không rõ, Thấy rõ, …. Như trường hợp đức Lục Tổ sau khi nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang, Ngài đã THẤY rất rõ và đã cảm thán liền lúc đó :

    “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
    Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
    Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
    Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
    Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !”.


    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post5970

    (Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  20. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-18-2018),cunconmocoi (04-18-2018),Thanh Mai (04-18-2018),Thanh Trúc (04-18-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Pháp hoa huyền nghĩa
    Gửi bởi Ngọc Quế trong mục Giáo lý Nhất Thừa
    Trả lời: 108
    Bài cuối: 04-26-2017, 04:46 PM
  2. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •