caydendau (07-24-2015),nguoi ao lam (07-23-2015)
21. Dù con có chết hôm nay, sao lại buồn ? Đó là đường lối của sanh tử.
Dù con có sống trăm năm, sao lại vui ? Bởi vì tuổi trẻ sẽ chóng qua.
Hoặc con sống hay chết ngay bây giờ, cuộc đời này đâu có gì quan trọng ?Ngay đây hãy thực hành Pháp cho đời sau – đó là điểm chủ yếu.
Nếu các bạn thực hành Pháp, cuộc đời các bạn tràn đầy ý nghĩa, và dù các bạn có thình lình bị sét đánh chết ngay hôm nay, các bạn không phải hối tiếc.
Và nếu các bạn đã không thực hành Pháp, ít nhất có một cái mà bạn không cần phải bận bịu lo toan – để lại sanh tử đàng sau. Chẳng có cơ may nào về nó cả ; các bạn đang ở trong nó lúc bây giờ, và các bạn sẽ còn ở trong nó rất nhiều đời nữa, như một con ong bị nhốt trong một cái hũ, đôi khi bay lên đôi khi bay xuống nhưng không bao giờ thoát khỏi. Chẳng có gì khác biệt khi các bạn sống vài năm hay một trăm năm, nếu tất cả việc các bạn làm là phung phí thời gian vô ích.
Cho đến bây giờ, có thể các bạn đã hoang phí cuộc đời các bạn khá nhiều ; nhưng một khi các bạn bắt đầu thực hành Pháp, thì bấy giờ, dầu các bạn sống lâu hay mau, mỗi một khoảnh khắc của mỗi ngày sẽ là một cơ may quý giá không lường để ở với thầy các bạn, để nhận những chỉ dạy của ngài, và để thực hành chúng hết lòng cho đến ngày chết của các bạn. Bấy giờ các bạn sẽ biết rõ ràng không có gì quý hơn Pháp và thực hành nó để hoàn thiện chính mình là một đầu tư quý báu cho đời này và tất cả những đời sắp tới của các bạn.
Cuối cùng khi cái chết đến, các bạn sẽ chào đón nó như một người bạn già lâu năm, ý thức rõ ràng toàn thể thế giới hiện tượng thực sự là như mộng và vô thường biết bao nhiêu. Như Gampopa không gì sánh đã nói, khi chết thì người thực hành tốt nhất, đã cạn sạch mọi khuynh hướng thuộc sanh tử, sẽ hòa với đại quang minh ; người thực hành bậc trung sẽ không có sợ hãi, tin rằng nó sẽ đi thẳng đến một cõi Phật ; người thực hành thấp, đã có thực hành một ít Pháp, ít nhất cũng không có hối tiếc, biết rằng nó khỏi sanh vào những cõi thấp.
Dù các bạn bám níu mạnh mẽ vào những sự vật của cuộc đời này, đơn giản là không có cách nào cho các bạn giữ được chúng. Tuổi trẻ, với mọi thú vui, trôi qua nhanh chóng, và không có Pháp, thì sống tới trăm năm các bạn cũng chỉ tinh chiết ra được những khổ đau của tuổi già. Bao giờ tâm thức các bạn còn bị nhiễm độc bởi tám mối bận tâm đời thường,(35) thì không có số lượng nào của nghiên cứu, tham thiền hay thiền định dẫn đến giải thoát nổi. Những mục tiêu thế gian là không cùng và không có giá trị chân thực. Nhưng thực hành với ý tưởng đạt được giác ngộ chỉ để làm lợi lạc cho những người khác là ước muốn mục tiêu cao quý nhất và xứng đáng nhất của tất cả. Đây là Bồ đề tâm, tinh túy của mọi con đường, một Pháp thành tựu tất cả các pháp.
Đây là lúc đúng thời điểm cho tất cả mọi sự. Người nông biết lúc nào cày bừa, gieo giống, hay gặt hái, và họ không bao giờ bỏ qua một việc gì cần thiết. Bây giờ các bạn đang hoàn toàn sở hữu những khả năng của các bạn, đã gặp một vị thầy, và đã nhận những lời chỉ dạy của vị ấy, chẳng lẽ các bạn để cho cánh đồng của sự giải thoát nằm hoang vu không canh tác ?
Nhiều người, nghĩ đến tương lai, đặt ra một số chương trình – nhưng cái tương lai họ hoạch định cho ấy chỉ là vài năm ngắn ngủi của cuộc đời này. Điều ấy rất thiển cận ; chúng ta có một con đường thật dài để đi trong nhiều đời tới. Cái chết là ngưỡng cửa mà chúng ta bước qua một mình, chỉ được trợ giúp bởi niềm tin của chúng ta vào vị thầy và Tam Bảo và bởi sự tự tin trong thực hành của mình. Quyến thuộc, bạn bè, quyền thế, giàu có, và những cái gì khác mà chúng ta đã trở nên quen nương dựa sẽ hoàn toàn không còn ở đó. Thế nên nếu bây giờ các bạn phung phí cuộc đời cho những việc nhỏ mọn và không cùng, các bạn có thể chắc chắn vào lúc chết các bạn sẽ khóc lóc với hối tiếc và bị lo lắng mãnh liệt tra khảo, như một tên trộm bị quẳng vào ngục và lo âu dự tính trước hình phạt của mình. Như Jetsun Milarepa nói cho người thợ săn Chirawa Gošnpo Dorje :
Người ta thường nói có những tự do và may mắn của sự sinh làm người là quý giá,
Nhưng khi tôi nhìn một người như anh, chẳng có vẻ quý giá chút nào.
Một người có thể không có gì để ăn, không có áo mặc và không có nhà để sống ; nhưng nếu tâm thức nó đầy niềm tin vào guru và Tam Bảo, người ấy sẽ sống và chết với tấm lòng luôn luôn vui vẻ và tin tưởng.
Phần thứ nhất này bắt đầu với Bốn Chân Lý Cao Cả, giáo lý đức Phật đã ban cho trong lần chuyển bánh xe Pháp thứ nhất của ngài. Nó thuộc về cái thứ nhất của ba con đường, là Tiểu thừa. Chỉ ra những lỗi lầm của sanh tử một cách tổng quát, nó khẩn thiết kêu gọi chúng ta đặc biệt nổi lên chống lại tính tiêu cực của thời đại đen tối này. Quyết tâm giải thoát khỏi sanh tử này là nền tảng của mọi thực hành Pháp. Bây giờ phần thứ hai tiếp tục giải thích cái đối trị của sanh tử : cái thấy (tri kiến), thiền định và hành động (hạnh) của Đại thừa.
Om Mani Padme Hum !
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
caydendau (07-24-2015)
PHẦN HAI.
CÁI THẤY, THIỀN ĐỊNH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẠI THỪA
Ba con đường
Phần đầu, phác thảo con đường sơ bộ, Tiểu thừa, có ý định làm nảy sanh trong chúng ta một cảm giác mệt mỏi và ghê sợ đối với những hoàn cảnh sanh tử chúng ta đang sống trong đó, theo một cách tổng quát và đặc biệt hơn ở trong thời kỳ suy đồi này. Phần thứ hai tiếp tục định ra phương thuốc cho tình thế này : cái thấy, thiền định và hành động theo thừa lớn của những giáo lý của Phật, Đại thừa. Những cái này được giải thích trong hai phần : thứ nhất là con đường bậc trung, Kinh thừa, và thứ hai con đường phi thường của những phương tiện thiện xảo, Mật thừa.
Con Đường của những Kinh Điển
QUY Y
Sanh tử, như chúng ta đã thấy, là không gì cả ngoài khổ đau, thế nên chúng ta cảm thấy quyết tâm giải thoát chúng ta khỏi nó. Tuy nhiên, để thực sự làm thế, chúng ta cần sự giúp đỡ. Rõ ràng, chúng ta chỉ hy vọng có sự giúp đỡ mình cần nơi một bậc hoàn toàn giác ngộ, người ấy hoàn toàn giải thoát khỏi sanh tử. Bởi thế giờ đây tại sao Patrul Rinpoche kêu gọi đến vị Phật của Đại Bi, đức Quán Thế Âm :
22. Ôi ! Nguồn của đại bi, bổn sư của con, đức Quán Thế Âm,
Ngài là vị bảo hộ độc nhất của con !
Thần chú sáu chữ, tính túy của lời ngài, là Pháp thiêng liêng ;
Từ giờ này trở đi, con không có hy vọng nào ngoài ngài !
Quán Thế Âm là một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, để làm lợi lạc chúng sanh ngài đã mang lấy hình thức của một Bồ tát. Tất cả chư Phật chỉ có một bản tánh, và lòng của các ngài được hiện thân trong Quán Thế Âm. Như là hiện thân của lòng bi của tất cả chư Phật, Quán Thế Âm đồng thời là nguồn gốc của tất cả chư Phật và chư Bồ tát, bởi vì lòng bi là cội gốc của giác ngộ. Quán Thế Âm là bản thân lòng bi trong hình thức một hóa thần. Quán Thế Âm là Phật, Quán Thế Âm là Pháp, Quán Thế Âm là Tăng ; Quán Thế Âm là Guru, Quán Thế Âm là Yidam, Quán Thế Âm là Dakini ; Quán Thế Âm là Pháp thân, Quán Thế Âm là Báo thân, Quán Thế Âm là Hóa thân ; Quán Thế Âm là A Di Đà, Quán Thế Âm là Guru Rinpoche, Quán Thế Âm là Arya Tara ; và trên tất cả Quán Thế Âm là bổn sư của chúng ta. Như một trăm dòng chảy qua dưới chỉ một cái cầu, Quán Thế Âm là sự hợp nhất của tất cả chư Phật. Nhận những ban phước của ngài là nhận những ban phước của tất cả chư Phật, và chứng ngộ bản tánh của ngài là chứng ngộ bản tánh của tất cả chư Phật.
Quán Thế Âm đã xuất hiện trong thời đại đen tối này trong con người của Guru Rinpoche (Padmasambhava), mà trí huệ, đại bi và thần lực thì nhanh lẹ hơn của vị Phật nào khác, vì chính riêng biệt để làm lợi lạc cho chúng sanh của thời đại này mà ngài phát những lời cầu nguyện của mình. Quán Thế Âm biểu lộ thành vô số hình thức : những vua chúa, vị thầy tâm linh, đàn ông và đàn bà bình thường, thú rừng, ngay cả núi, cây, cầu – bất cứ cái gì cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của chúng sanh. Ngay cả một ngọn gió mát lạnh trong khí hậu nóng cháy hay một phút giây êm dịu nhẹ nhỏm trong một cơn bệnh đau đớn cũng là những biểu lộ của lòng bi Quán Thế Âm.
Tương tự, thần chú sáu chữ của Quán Thế Âm, OMÏ MANÏI PADME HŪMÏ, là trí huệ bi mẫn của tất cả chư Phật biểu lộ thành âm thanh. Nó chứa đựng trong mình yếu nghĩa của tất cả tám mươi bốn ngàn phần của những giáo lý của Phật. Trong tất cả nhiều thần chú của nhiều loại khác nhau, như là những minh chú, dharani, và mật chú,(36) không có cái nào cao hơn sáu chữ của Quán Thế Âm. Những lợi lạc lớn lao của việc trì tụng thần chú này, thường được biết như là manÏi, được diễn tả trở đi trở lại trong tất cả những sutra (kinh) và tantra. Có nói rằng trì tụng chú manÏi chỉ một lần thì cũng đồng như trì tụng toàn bộ mười hai ngành giáo lý của Phật.(37) Trì tụng sáu chữ của manÏi hoàn thiện sáu ba la mật và đóng chặt mọi khả năng tái sanh trong sáu cõi của sanh tử luân hồi. Đây là một thực hành đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hành cho tất cả, và đồng thời nó chứa đựng tinh túy của Pháp. Nếu các bạn lấy manÏi như là chỗ quy y của các bạn cả trong hạnh phúc lẫn trong buồn đau, Quán Thế Âm sẽ luôn luôn ở với các bạn, các bạn sẽ cảm thấy càng lúc càng nhiều hơn lòng sùng mộ mà không phải có cố gắng nào, và tất cả sự chứng ngộ của con đường Đại thừa sẽ tự nó khởi lên trong trong con người các bạn.
Theo Kinh Karandavyuha, Kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương,(38) nếu các bạn trì tụng một trăm triệu manÏi, tất cả vô số cơ thể sống ở trong thân thể của các bạn sẽ được ban phước bởi Quán Thế Âm, và khi các bạn chết, ngay cả khói từ sự thiêu xác các bạn sẽ có năng lực che chở cho bất cứ ai hít vào khỏi tái sanh trong những cõi thấp.
Ngay cả chỉ một chữ của bản thân thần chú – OMÏ, MA hay NÏI – mang năng lực không thể nghĩ bàn để ban phước và giải thoát cho chúng sanh. Có nói rằng một vị Phật có khả năng với những kỳ công phi thường vượt mọi chúng sanh khác, như xác định chính xác bao nhiêu giọt mưa rơi xuống trong một trận mưa kéo dài mười hai năm, nhưng ngay cả ngài cũng không thể diễn tả đầy đủ công đức sanh ra bởi chỉ một lần trì tụng manÏi. Để bắt đầu cho một diễn tả như thế, ngay nếu tất cả rừng cây trên trái đất được biến thành giấy, cũng không bao giờ đủ để viết ra một phần nhỏ nhất.
Không có cái gì trên toàn thể thế giới có thể làm cho Thần Chết sợ hãi tránh xa, vậy mà ánh sáng chói lọi ấm áp của lòng bi của Quán Thế Âm có thể hoàn toàn xua tan cảm giác khiếp sợ của người nào khi Thần Chết đến gần. Đây là điều có nghĩa là “chỗ nương dựa không lầm lẫn.” Hoàn toàn tự do với sanh tử, Quán Thế Âm luôn luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sanh, và ngay cử động nhỏ nhất của ngài – một cử chỉ của bàn tay, một chớp mắt của ngài – có năng lực giải thoát chúng ta ra khỏi sanh tử. Khi chúng ta cầu khẩn ngài bằng cách trì tụng manÏi, chúng ta không bao giờ nên nghĩ rằng ngài quá xa để nghe chúng ta, trong một cõi Phật nào xa xôi ; Quán Thế Âm luôn luôn ở đó với bất cứ người nào tin vào ngài. Những che chướng của chúng ta ngăn cản chúng ta không thực sự đến được Núi Potala trong cõi Cực Lạc Thanh Tịnh Sukhavati để gặp ngài mặt đối mặt, nhưng thật ra lòng đại bi của ngài không bao giờ bỏ rơi một chúng sanh nào. Ngài tự biểu lộ thường trực trong bất cứ hình thức nào lợi lạc cho chúng sanh nhất, đặc biệt trong hình thức của những vị thầy tâm linh vĩ đại ; thế nên chúng ta cần hiểu với sự tin tưởng hoàn toàn rằng Quán Thế Âm, bậc bảo hộ tối thượng chỉ cho tất cả chúng sanh con đường đến giải thoát, thật ra không ai khác hơn là bổn sư của chúng ta.
Cơn mưa của lòng bi Quán Thế Âm rơi khắp nơi trên những cánh đồng của chúng sanh một cách bình đẳng ; nhưng vụ mùa của hạnh phúc không thể lớn lên nơi nào những hạt giống của niềm tin đã bị khô héo. Thiếu niềm tin là tự đóng kín với mặt trời rực rỡ của sự ban phước của ngài, như thể đóng cửa giam mình trong một phòng tối. Nhưng nếu các bạn có niềm tin, thì không có khoảng cách, không có chậm trễ, giữa các bạn và sự ban phước của Quán Thế Âm.
Những lời dạy của đức Phật thì rộng lớn và sâu xa không thể nghĩ bàn. Đạt được một thấu hiểu hoàn toàn trí thức về những lời dạy ấy quả thật là một thành tựu đáng kể và hiếm hoi. Nhưng ngay bản thân điều đó cũng chưa đủ. Trừ phi chúng ta cũng thành tựu nội chứng nhờ thực sự áp dụng những lời dạy và hòa lẫn chúng với tâm thức chúng ta, còn không thì bất cứ hiểu biết nào chúng ta có được đều vẫn là lý thuyết và sẽ chỉ dùng để tăng thêm sự tự say mê mình.
Chúng ta đã đọc một số sách và nghe một số lời dạy, nhưng nó không lợi lạc bao nhiêu trong việc thực sự chuyển hóa con người chúng ta. Để đơn thuốc của bác sĩ bên cạnh giường sẽ không chữa lành bệnh. Thế nên hãy xoay tâm thức các bạn vào trong và suy ngẫm sâu xa ý nghĩa của Pháp cho đến khi nó thấm nhuần toàn thể thân tâm bạn.
Om Mani Padme Hum !
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)