PHÁP BỬU ĐÀN KINH (PBDK) là 1 tác phẩm Phật học vô giá do ngài Pháp Hải ghi chép lại tiểu sử và những bài hoằng pháp của LỤC TỔ HUỆ NĂNG về pháp tối thượng thừa thiền:
‘BẤT NHỊ PHÁP MÔN, THẤU TRIỆT TÂM THỨC, TRỰC NHẬN BẢN TÁNH.’

KINH HOA NGHIÊM CÓ KỆ RẰNG:

“NHƯ VẬT BÁO TRONG XÓ,
KHÔNG ĐẾN KHÔNG THẤY RÕ,
PHẬT PHÁP CHẲNG AI TRUYỀN,
TUY HUỆ CŨNG KHÔNG NGỘ”

PBDK gồm 49 PHÁP CHÍNH YẾU, chia ra làm 5 mục chính: KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN và BỔN TÁNH:Mỗi mục gồm 12 PHÁP TIỂU BIỂU được tóm tắt như sau:

I. KHAI PHẬT TRI KIẾN: CHỦ YẾU KHAI THỊ VỀ “THẤU TRIỆT TÂM THỨC”

THƠ RẰNG: KHAI PHẬT TRI KIẾN

KHAI TÂM THỨC, ƯNG VÔ SỞ TRỤ
PHẬT BẤT THÀNH, CHÚNG SANH BẤT SANH.
TRI GIẢI BẤT LẬP, TÂM NÀO SANH?.
KIẾN VÔ SỞ KIẾN, TUỲ CƠ DIỆU DỤNG.


1. Ý NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ THỰC TƯỚNG: DIỆU LÝ CỦA PHẬT PHÁP không phải là ý niệm tương tác với Pháp tự phát sinh trong tâm ý thức mà ra.

2. “ƯNG VÔ SỞ TRỤ “: Phât pháp chỉ là những pháp phương tiện cố diễn đạt diệu nghĩa cho nên phải KHÉO NGHE, KHÉO HIỂU THỰC NGHĨA, chớ tự cột chặt vào pháp mà nghịch ý PHẬT, TỔ.

3. NGÓN TAY CHỈ TRĂNG KHÔNG PHẢI TRĂNG: HIỂU PHÁP, LỈA PHÁP, DỤNG PHÁP, ngay vừa nghe Pháp, trực ngộ ngay ý của Phật, Tổ, thầm ngộ ngay tự tánh.

4. CHÍ ĐẠO VÔ NAN, DUY HIỀM GIẢN TRẠCH: Tâm ý thức đối đãi do suy lường, phân biệt, so đo, lựa chọn, đánh giá KHÔNG THỂ NÀO LIỄU ĐƯỢC DIỆU NGHĨA, vượt vòng tâm thức đối đãi mà chư Phật, Tổ muốn hiển bày.

5. Ý NIỆM VỀ TÁNH KHÔNG PHẢI LÀ TÁNH: Phật pháp phương tiện cố dùng để diễn đạt “chỗ khó thể diễn đạt” nhưng nương theo Phật pháp để thấu đạt thì không thể nào thấu đạt được vì chỗ đó tâm ý thức không thể duyên tới, ngôn ngữ đối đãi không thể chỉ rõ ra được, suy nghĩ thì càng xa, luận bàn thì càng lầm, tầm cầu thì chẳng thấy.

6. TỰ TÁNH “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”: Tâm thức không thể duyên tới được, chẳng thể cầu, chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt, chẳng phải vô tâm, chẳng thuộc hữu tâm, vượt ra ngoài đối đãi. Chỉ có thể ngay hiểu Pháp lìa pháp mà thấu tâm, mà trực ngộ thôi.

7. DĨ SẮC THẤY NGÃ,
DĨ ÂM THANH CẦU NGÃ
THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO
BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI.
.
Ý NGHĨA: Do từ âm thanh và sắc tướng mà mong phản bổn hoàn nguyên là đã chẳng hiểu được ý Phật pháp.Không thể nào thấy được “bổn tánh” được.

(Âm thanh hay sắc tướng ở đây chính là Phật pháp, dụng công, tất cả Pháp hữu âm, hữu tướng, Tác ý, năng sở….)

8. BỔN TÁNH SẴN CÓ vốn thường hằng, bất sinh bất diệt nhưng chỉ do tâm ý thức nhận lầm pháp tướng mà tự bị che mờ, THẤY CÓ ẨN, HIỆN, MÊ, NGỘ ví như người nằm mộng thấy có đủ cảnh giới, năng biến hiện trong không gian và thời gian nhưng thực sự khi thức dậy thì các cảnh giơi ấy vốn “thời vô cổ kim, Pháp vô cổ lai” vậy.

9. PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG GIAI THỊ HƯ VỌNG: BỔN TÁNH không liên can chi đến tâm ý thức đối đãi (thiện ác, hữu vô, thuận nghịch, sinh tử, biết không biết, đúng sai), không liên can chi đến năng. sở tứ tướng, thời gian không gian, âm thanh, sắc tướng.

10. BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT,
HÀ XỨ NHÁ TRẦN AI!

(2 trong 4 câu kệ nổi tiếng của Lục Tổ):
Đốn pháp, đốn ngộ, ngay chỗ hiểu pháp lìa pháp, tự trực nhận lại bổn tâm, bổn tánh, vốn thường hằng, bất sanh bất diệt, chưa từng liên can đến tâm ý thức, ý niệm đối đãi như mê, ngộ, sanh tử, ẩn hiện, chẳng dính dáng gì đến vạn pháp, chơn vọng, âm thanh sắc tướng, năng sở tứ tướng.
“Ly tứ cú, tuyệt bách phi, lìa đối đãi”

11. BỔN TÁNH SẴN CÓ:

Tự-tánh vốn tự thanh tịnh,

Tự-tánh vốn chẳng sanh diệt,

Tự-tánh vốn tự đầy đủ,

Tự-tánh vốn chẳng lay động,

Tự-tánh bao hàm vạn pháp. (không kẹt vào vạn pháp)

12. “CHẲNG NHẬN ĐƯỢC BỔN TÂM, BỔN TÁNH, HỌC PHÁP VÔ ÍCH” :
LỜI CỦA NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN NÓI VỚI LỤC TỔ HUỆ NĂNG SAU KHI ĐÃ NGỘ BẢN TÁNH.

TÓM LẠI:XUYÊN THIỀN SƯ có KỆ về “KHAI PHẬT TRI KIẾN”NHƯ SAU:

“Hỏa, phong giả hiệp bản thân này,
Thiên hạ nào hay lại có ai!
Tròi trọi chẳng hàm dung một vật.
HOÀNG MAI Ngũ Tổ cũng người ngoài”

Ý NGHĨA:

Khi đã rõ tâm thức nhận lầm vạn pháp rồi thì mọi kiến giải của tâm thức như GIẤC MỘNG đêm qua, dù “có đó” mà không đó.

CỔ ĐỨC giải:

“Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Nhìn xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay có, có, không, không là gì?”

Ý NGHĨA:

Tâm thức đã lầm thì tất cả kiến giải của tâm thức cũng đều lầm.: Thấy “PHẬT” hay thấy “MA” cũng chẳng có gì khác biệt vì đểu là ý niệm tạo bởi tâm thức, cũng đều là “lầm lẫn” như nhau mà thôi.

Nhưng điều quan trọng ở đây là KHI ĐÃ LẦM LẪN BÓNG CỦA MẶT TRĂNG PHẢN ẢNH TRONG NƯỚC LÀ “MẶT TRĂNG” rồi thì “THỰC MẶT TRĂNG” vẫn thường có đó nhưng đâu còn được nhận nữa.

Thường Huệ Nguyên giải:

“Bổn lai nguyên là thế,
Không từ đâu mà đến,
Nhị biên chẳng liên can,
TÂM, CẢNH CHẲNG DÍNH DÁNG!”

Ý NGHĨA:

Dùng tâm thức nhị biên đối đãi nương dựa vào Phật pháp phương tiện để mong chứng ngộ tự tánh Y NHƯ TÌM LỬA TRONG TUYẾT, TÌM NƯỚC TRONG LỬA, TÌM LÔNG RÙA, TÌM SỪNG THỎ VẬY!!!



II. 12 PHÁPTHỊ PHẬT TRI KIẾN:Chủ yếu khai thị về “LIỄU NGHĨA PHẬT PHÁP”

III. 12 PHÁP NGỘ PHẬT TRI KIẾN:Chủ yếu khai thị về “LIỄU NGỘ BẢN TÁNH”


IV. 12 PHÁP NHẬP PHẬT TRI KIẾN:Chủ yếu khai thị về “NHẬP NHƯ LAI ĐỊA”

V. “VÔ SANH PHÁP NHẪN” Chủ yếu khai thị về MẬT Ý TỔ SƯ

VI. HỎI:

1. Làm thế nào để chuyển ý niệm thành thực chứng?
2. Làm thế nào để thoát ra khỏi “tâm ý thức”?
3. “tâm ý thức” là gi?
4. Sự khác biệt của Tâm, Tánh, chơn tâm, vọng tâm, chơn tánh, thức, ý?
5. Tâm thức có phải là tác dụng của bộ não không?
6. Làm thế nào để “Không trụ pháp” 1 cách cụ thể?
7. Từ thấu hiểu Phật pháp chuyển thành giác ngộ bản tánh như thế nào?
8. Chức năng của tâm ý thức là phân biệt pháp tướng, như vậy làm sao để không rơi vào sự lựa chọn?
9. “Ý niệm về tánh” không phải là tánh, vậy làm sao có thể thấu hiểu “tánh”?
10. Nếu tự tánh đã “bất khả tư nghì” thì “ngộ tánh” “thấy tánh” được hiểu như thế nào cho đúng?
11. Thế nào là không thể dùng “thanh, sắc” để thấy được “bổn tánh”?
12. Nếu không thể dùng “thanh sắc” để thấy tánh thì dùng phương tiện gì để thấy tánh?
13. Dụng công, nghe pháp, thiền định, tham công án…là những phương tiện cần thiết để “thấy tánh” đều thuộc về “thanh, sắc”, như vậy làm sao có thể rời khỏi ”thanh săc” để ngộ tánh được?
14. Cổ đức nói “Minh tâm, kiến tánh” phải hiểu thế nào cho đúng thực nghĩa?
15. Sự khác biệt giữa tâm và tánh?
16. Bổn tánh vốn thường hằng sẵn có vậy tại sao chúng sanh không hề hay biết?
17. “Bổn tánh vốn thường hằng” thì làm sao có sự ngộ hay thấy tánh vì tánh không hề ẩn, hiện?
18. Tánh vốn thường hằng sẵn có thì tánh không thuộc về hiện hữu hay không hiện hữu nữa, vậy thì phải hiểu thế nào cho đúng thực nghĩa?
19. Tất cả pháp tướng đều là hư vọng không thực vậy làm sao có thể gọi là hư vọng nữa?
20. Tất cả pháp tướng đều là hư vọng vậy cái “không tướng” có phải là thực tướng không?
21. So với “có vật” nên nói “vô vật”, nay nếu các tướng đều là hư vọng thì “vô vật” được hiểu như thế nào cho đúng thực nghĩa?
22. “ly tứ cú, tuyệt bách phi, lìa đối đãi” có phải là “tâm không” hay “không tâm” không?
23. Tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn tự đầy đủ như vậy 2 tính chất này có mâu thuẫn nhau không?
24. Khi đã nhận được bổn tâm, bổn tánh thì cần chi học pháp nữa? mà khi chưa nhận thì lại không hiểu thực nghĩa pháp, vậy không nhận được bổn tâm học pháp vô ích có phải là lời nói đầy mâu thuẫn không?

Tham Khảo:

http://thamtosuthien.net/vn/thu-vien...t#.WdTt5I-0N0w