DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/16 ĐầuĐầu ... 56789 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 155
  1. #61
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 584
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Các Đại Bồ-tát từng giờ, từng giờ khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc không để tâm phan duyên với cảnh khác. Từng giờ, từng giờ không để tâm phan duyên với cảnh khác. Từng lúc, từng lúc bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa tiếp nối thấm nhuần nơi tâm, dần dần được viên mãn. Do tâm liên tục được viên mãn, nên gọi là phát tâm đến trí Nhất thiết.

    Tâm tương tục này không gián đoạn cho đến khi chứng đắc trí Nhất thiết trí. Như bình chứa dầu bơ lâu ngày, như vậy hơi dầu thấm nhuần khắp bình, không nhiễm mùi của hơi khác bám vào. Đại Bồ-tát cũng vậy, khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, tâm không bị cảnh khác xen tạp. Do không xen tạp nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa huân tập viên mãn. Các quân ma ác muốn rình tìm lỗi, chắc chắn không thể được. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì nếu đối cảnh đây mà ma rình tìm lỗi, thì các Bồ-tát liền khởi tâm tương ưng với trí Nhất thiết trí, do đó ác ma chẳng làm gì được.

    Bồ-tát cũng vậy, từng giờ, từng giờ ở lâu trong sanh tử tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng lúc, từng lúc dần dần phụng thờ nhiều vị Phật và các đệ tử. Từng giờ, từng giờ dần dần phụng thờ nhiều vị Phật và các đệ tử. Từng lúc, từng lúc nghe thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng giờ, từng giờ nghe thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng lúc, từng lúc siêng năng tinh tấn, suy nghĩ đúng lý sự thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng giờ, từng giờ siêng năng tinh tấn, suy nghĩ đúng lý sự thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng lúc, từng lúc siêng năng tinh tấn, tu tập không điên đảo về sự thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng giờ, từng giờ siêng năng tinh tấn, tu tập không điên đảo về sự thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Từng lúc, từng lúc tương tục nơi tâm, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa dần dần được viên mãn. Từng giờ, từng giờ tương tục nơi tâm, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa dần dần được viên mãn. Khi ấy, dần dần thân cận trí Nhất thiết trí. Do đó mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát muốn khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới. Các Bồ-tát này trước hết phải tự khởi tâm, tâm sở tương ưng với tịnh giới; sau đó mới khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới. Ðã khuyến hóa, hướng dẫn người khác thọ trì tịnh giới rồi, lại làm cho họ hồi hướng về trí Nhất thiết trí. Bồ-tát như vậy là tự tu thiện căn, hồi hướng sự cầu trí Nhất thiết trí; lại khuyến hóa, hướng dẫn các hữu tình khác khởi tâm thanh tịnh thọ trì tịnh giới, thọ trì tịnh giới rồi lại làm cho họ hồi hướng trí Nhất thiết trí. Mới có thể gọi là bậc thầy khéo léo giáo hóa các thiện nam, thiện nữ v.v...

    Nếu các Bồ-tát dạy dỗ, giáo huấn bậc Thanh văn thừa, khiến họ siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí, thì các Bồ-tát này hơn bậc Thanh văn thừa. Nếu bậc Thanh văn mà dạy dỗ, giáo huấn vị Bồ-tát thừa, khiến vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, hồi hướng cầu trí Nhất thiết trí, thì bậc Thanh văn này không hơn vị Bồ-tát, mà là Bồ-tát hơn vị kia. Như có người nam cõng người vàng ròng đi đến nước xa xôi khác, thì dung mạo ánh sáng người vàng này hơn người nam kia.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #62
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 584
    __________________________________________________ ______________________________________


    Như vậy, giả sử có hằng hà sa số bậc Thanh văn thừa dạy dỗ, giáo huấn vị Bồ-tát thừa, làm cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì một vị Bồ-tát này hơn tất cả bậc Thanh văn kia. Lại cũng như người nam cõng người thủy tinh đến nước xa xôi khác. Dung mạo ánh sáng của người thủy tinh này hơn người nam kia. Cũng vậy, có Hằng hà sa số Thanh văn thừa ở ngàn đại thiên thế giới dạy dỗ, giáo huấn vị Bồ-tát, làm cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì một vị Bồ-tát này hơn tất cả bậc Thanh văn kia. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì các bậc Thanh văn từng giờ, từng giờ dạy dỗ, giáo huấn một vị Bồ-tát, thì từng lúc, từng lúc vị Bồ-tát này hơn hẳn tất cả bậc Thanh văn.

    Giả sử trải qua Hằng hà sa số kiếp trụ ở bậc Thanh văn, dạy dỗ, giáo huấn một vị Bồ-tát, làm cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì thiện căn công đức của một vị Bồ-tát này ngày đêm được tăng trưởng.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như vàng ròng được tinh luyện nhiều lần thì màu sắc của nó ngày càng sáng. Bồ-tát cũng vậy, từng giờ, từng giờ các chúng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng. Từng giờ, từng giờ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng. Từng lúc, từng lúc công đức của Bồ-tát càng hơn công đức của tất cả Thanh văn. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như ngọc Lưu ly, từng giờ, từng giờ được người thợ mài dũa. Từng lúc, từng lúc ánh sáng càng trong suốt. Bồ-tát cũng vậy, từng giờ, từng giờ các chúng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, khiến cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Từng giờ, từng giờ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Từng lúc, từng lúc công đức của Bồ-tát càng hơn công đức của tất cả Thanh văn thừa. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như người họa sĩ giỏi, dùng các màu vẽ hình người. Trước tiên lấy một màu vẽ làm chuẩn, sau đó tô lấp nhiều màu khác lên. Từng giờ, từng giờ dùng các màu dần dần tô lấp vào, Từng lúc, từng lúc dung mạo hình sắc càng đẹp hơn họa sĩ kia gấp trăm ngàn lần. Bồ-tát cũng vậy, từng giờ, từng giờ các chúng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, khiến cho vị ấy siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Từng giờ, từng giờ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát được trong sáng. Từng lúc, từng lúc công đức của Bồ-tát hơn công đức của tất cả Thanh văn. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí. Nhưng Bồ-tát này nhờ sự dạy dỗ, giáo huấn của các Thanh văn, nên các công đức thiện căn của sự tu hành ngày đêm được tăng trưởng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #63
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 584
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như có người trồng cây tùy lúc, tưới, bón, chăm sóc, sửa sang. Từng giờ, từng giờ tưới, bón, chăm sóc, sửa sang cây đó. Từng lúc, từng lúc cây đó lớn nhanh, dần dần cao lớn. Bồ-tát cũng vậy, được vô lượng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí. Bồ-tát này, từng giờ, từng giờ được vô lượng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát lần lượt được tăng trưởng. Từng giờ, từng giờ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát lần lượt được tăng trưởng. Từng lúc, từng lúc Bồ-tát hơn hẳn tất cả Thanh văn, Ðộc giác. Tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát càng được trong sáng, càng được hưng thạnh, dần dần thân cận với bổn nguyện cầu trí Nhất thiết trí. Bởi vì Bồ-tát này hơn hẳn Thanh văn, Ðộc giác.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như có người đem lửa nhỏ đốt cây cỏ khô. Từng giờ, từng giờ lửa bén vào cây cỏ. Từng lúc, từng lúc lửa dần dần bốc cháy lan rộng. Từng giờ, từng giờ lửa dần dần bốc cháy lan rộng. Từng lúc, từng lúc ngọn lửa phát triển càng lớn, lần lần chiếu sáng nhiều do-tuần, rồi đến hơn trăm, hơn ngàn, cho đến vô lượng do-tuần. Bồ-tát cũng vậy, được vô lượng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng giờ, từng giờ, Bồ-tát này được vô lượng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát dần dần được trong sáng hưng thạnh. Từng giờ, từng giờ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát dần dần được trong sáng hưng thạnh. Khi ấy, công đức của Bồ-tát hơn vô lượng công đức dạy dỗ, giáo huấn của Thanh văn thừa. Bởi vì công đức của Thanh văn chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như có người đào mỏ lấy vàng, lấy rồi đem bán sẽ được giá trị quý hơn gấp trăm ngàn lần người bán kia. Bồ-tát cũng vậy, từng giờ, từng giờ, được vô lượng Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát hơn gấp trăm ngàn lần công đức của Thanh văn kia. Vì công đức kia chỉ hồi hướng Niết-bàn, không cầu hướng đến trí Nhất thiết trí. Tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát quyết định cầu trí Nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

    Bấy giờ, Mãn Từ Tử nói với Xá-lợi Tử:

    - Bồ-tát thành tựu diệu pháp rộng lớn. Nghĩa là các Bồ-tát được bậc Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn, làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí. Các Bồ-tát này hơn bậc Thanh văn thừa. Nếu bậc Thanh văn dạy dỗ, giáo huấn vị Bồ-tát thừa làm cho siêng năng tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, rồi Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì bậc Thanh văn này không hơn vị Bồ-tát kia. Chỉ có Bồ-tát hơn Thanh văn kia.

    Xá-lợi Tử liền đáp với cụ thọ Mãn Từ Tử:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Bồ-tát thành tựu diệu pháp rộng lớn hơn hẳn Ðộc giác và các Thanh văn.

    Quyển 584

    HẾT

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #64
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 585

    PHẦN TỊNH GIỚI BA-LA-MẬT-ĐA 02


    Bấy giờ, Xá-lợi Tử lại nói với Mãn Từ Tử:

    - Nếu các Bồ-tát tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa thấy có một ít pháp gọi là tác giả, thì nên biết tuy trụ ở trong pháp Bồ-tát nhưng gọi là xả bỏ các pháp Bồ-tát. Đây là Bồ-tát tác ý phi lý. Nếu khởi tác ý phi lý như vậy, nên biết gọi là Bồ-tát phạm giới.

    Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

    - Nếu các Bồ-tát không thấy một ít pháp gọi là tác giả, thì các Bồ-tát này thọ trì tịnh giới Ba-la-mật-đa không có sự vi phạm. Vậy pháp gì đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát này là lợi ích là tổn giảm?

    Xá-lợi Tử đáp:

    - Không có pháp nào đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát này là lợi ích là tổn giảm. Nếu thấy một ít pháp đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này là lợi ích là tổn giảm, thì nên biết là Bồ-tát chấp thủ tịnh giới. Nếu các Bồ-tát thấy có một ít pháp đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này cho là lợi ích là tổn giảm, thì các Bồ-tát này không hộ trì được tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát không thấy có ít pháp gọi là tác giả, thì các Bồ-tát này hộ trì đúng tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới, hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì mới gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới mà không hồi hướng cầu đến trí Nhất thiết trí, thì nên biết giới này tuy đắc nhưng gọi là chẳng phải tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc cầu quả Nhị thừa thế gian.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hành bố thí, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hộ trì giới, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát bị các hữu tình đánh, hoặc mắng, hoặc phỉ báng, lăng nhục, khinh chê v.v…, tùy theo sự tu hành an nhẫn đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát vì muốn cứu vớt tất cả hữu tình thoát khỏi các khổ não sanh tử nơi đường ác, thường hành tinh tấn, đều dùng đại Bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí Nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #65
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tu tĩnh lự lại suy nghĩ: Ta phải phát khởi tĩnh lự thù thắng, do đấy phát khởi thần thông thù thắng, biết tâm hành sai khác của các hữu tình, nên thuyết giảng trao truyền thuốc pháp, giúp họ thoát các khổ sanh tử nơi đường ác. Lại vì điều hoà phiền não thân tâm, làm phước điền thanh tịnh cho loài hữu tình, kham nhận, phát trí nhất thiết trí. Suy nghĩ như vậy, tu tĩnh lự tất cả đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

    Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự tu hành trí huệ vi diệu thậm thâm đều vì đối với pháp mà xa lìa điên đảo, được các thiện xảo, nghĩa là uẩn thiện xảo, giới thiện xảo, xứ thiện xảo, đế thiện xảo, duyên khởi thiện xảo, thị xứ phi xứ thiện xảo.

    Thế nào gọi là thiện xảo đối với uẩn?

    Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #66
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

    Thế nào gọi là thiện xảo đối với giới?

    Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #67
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #68
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #69
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #70
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 585
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 211 đến quyển 220
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 129
    Bài cuối: 08-29-2016, 11:21 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 201 đến quyển 210
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 136
    Bài cuối: 08-19-2016, 08:59 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 191 đến quyển 200
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 08-09-2016, 10:45 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 181 đến quyển 190
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 145
    Bài cuối: 07-30-2016, 09:26 AM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 21 đến quyển 30
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 123
    Bài cuối: 02-15-2016, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •