DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/19 12311 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 183
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 571 đến quyển 580

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 571: Phẩm Vô Sở Đắc + Phẩm Chứng Khuyến

    PHẨM VÔ SỞ ĐẮC


    Bấy giờ, trong hội có vị Đại Bồ-tát tên là Thiện Tư hỏi Tối Thắng:

    - Đức Phật đã thọ ký quả Bồ-đề cho Thiên vương ư?

    Tối Thắng đáp:

    - Tôi tuy được thọ ký mà như trong mộng vậy.

    Bấy giờ, Thiện Tư hỏi lại Tối Thắng:

    - Thiên vương được thọ ký là đắc cái gì vậy?

    Tối Thắng đáp:

    - Tôi tuy được thọ ký nhưng không đắc gì cả.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Không đắc ấy là không đắc pháp nào?

    Tối Thắng trả lời:

    - Không đắc ấy là chẳng đắc ngã, chẳng đắc hữu tình, cho đến chẳng đắc sự thấy biết, chẳng đắc các uẩn và các xứ giới, hoặc thiện hay chẳng phải thiện, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, hoặc sanh tử, hoặc Niết-bàn, đối với hết thảy như vậy đều không đắc gì cả.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Nếu không đắc chi thì thọ ký để làm gì?

    Tối Thắng đáp:

    - Vì không đắc nên đạt được sự thọ ký.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Nếu theo nghĩa mà Thiên vương nói thì có hai trí:

    1. Là không đắc gì.

    2. Là được thọ ký.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. Chủ đề tương tự

    1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 291 đến quyển 300
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 179
      Bài cuối: 11-21-2016, 04:19 PM
    2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 143
      Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
    3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 112
      Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
    4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 135
      Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
    5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
      Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 146
      Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM
  3. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tối Thắng đáp:

    - Nếu có hai trí thì không có được sự thọ ký. Vì sao? Vì trí Phật không hai. Chư Phật Thế Tôn dùng trí không hai để thọ ký cho Bồ-tát.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Nếu trí chẳng có hai thì làm sao có sự thọ ký và được thọ ký?

    Tối Thắng đáp:

    - Sự thọ ký và được thọ ký, khoảng đó không có hai.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Không có hai khoảng ấy thì làm sao có sự thọ ký?

    Tối Thắng đáp:

    - Nếu hiểu được không có hai khoảng ấy tức là có sự thọ ký.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Hôm nay Thiên vương trụ trong khoảng nào mà đạt được sự thọ ký vậy?

    Tối Thắng đáp:

    - Tôi trụ bờ ngã, trụ bờ hữu tình cho đến trong bờ của sự hiểu biết mà được thọ ký.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Bờ ngã v.v... này phải cầu ở đâu?

    Tối Thắng đáp:

    - Phải cầu ở bờ giải thoát của chư Phật.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Bờ giải thoát của Phật lại cầu ở đâu?

    Tối Thắng đáp:

    - Phải cầu ở bờ vô minh, hữu, ái.

    Thiện Tư hỏi:

    - Vô minh, hữu, ái lại cầu ở đâu?

    Tối Thắng đáp:

    - Phải cầu ở bờ rốt ráo không sanh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Tư hỏi tiếp:

    - Bờ không sanh này cầu ở đâu?

    Tối Thắng đáp:

    - Bờ này phải cầu ở bờ vô tri.

    Thiện Tư hỏi lại:

    - Bờ vô tri ấy tức là không có sự hiểu biết, vậy thì làm sao bờ này phải cầu bờ kia?

    Tối Thắng đáp:

    - Nếu có sự hiểu biết mà cầu thì không thể được, vì vô tri nên mới cầu nơi bờ kia.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Bờ này lìa sự nói năng thì làm sao có thể cầu?

    Tối Thắng đáp:

    - Bởi chấm dứt lời lẽ nên có thể cầu được.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Lời lẽ này vì sao chấm dứt?

    Tối Thắng đáp:

    - Vì các pháp dựa vào ý nghĩa, chẳng dựa vào lời lẽ.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Tại sao dựa vào ý nghĩa?

    Tối Thắng đáp:

    - Vì chẳng thấy tướng nghĩa.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Vì sao chẳng thấy?

    Tối Thắng đáp:

    - Vì chẳng khởi lên sự phân biệt, nghĩa là sở y (bị nương), ngã là năng y (được nương), không có hai việc này nên gọi là chẳng thấy.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Tư lại hỏi:

    - Nếu chẳng thấy nghĩa này thì cầu chỗ nào?

    Tối Thắng đáp:

    - Không thấy không giữ nên gọi là cầu.

    Thiện Tư hỏi lại:

    - Pháp có thể cầu ấy tức là có cầu?

    Tối Thắng đáp:

    - Nghĩa này chẳng phải. Pháp chưa cầu ấy thật không có chỗ để cầu. Vì sao? Vì nếu thật có thể cầu tức là phi pháp.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Vậy thế nào là pháp?

    Tối Thắng đáp:

    - Pháp là không văn tự, cũng lìa ngôn ngữ.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Trong sự lìa văn tự ngôn ngữ thì cái nào là pháp?

    Tối Thắng đáp:

    - Tánh lìa văn tự, tâm hành xứ diệt. Đây gọi là pháp. Tất cả pháp tánh đều không thể nói. Điều không thể nói cũng không thể nói. Nếu có nói ra tức là hư dối. Trong pháp hư dối hoàn toàn không có pháp thật.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Chư Phật Bồ-tát thường có lời nói, vậy đều là hư dối sao?

    Tối Thắng đáp:

    - Chư Phật Bồ-tát từ đầu đến cuối chẳng nói một chữ, thì làm sao có hư dối?

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Nếu có nói ra sẽ mắc lỗi gì?

    Tối Thắng đáp:

    - Có lỗi về lời nói.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Tư lại hỏi:

    - Lời nói có lỗi gì?

    Tối Thắng đáp:

    - Có lỗi về nghĩ bàn.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Pháp nào không lỗi?

    Tối Thắng đáp:

    - Có nói, không nói chẳng thấy hai tướng thì không có lỗi.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Lỗi lấy gì làm gốc?

    Tối Thắng đáp:

    - Lấy chấp trước làm gốc.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Chấp trước lấy gì làm gốc?

    Tối Thắng đáp:

    - Lấy tâm chấp trước làm gốc.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Cái gì làm gốc của chấp trước?

    Tối Thắng đáp:

    - Hư vọng phân biệt là gốc.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?

    Tối Thắng đáp:

    - Vin vào duyên làm gốc.

    Thiện Tư lại hỏi:

    - Duyên theo chỗ nào?

    Tối Thắng đáp:

    - Duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Tư lại hỏi:

    - Làm thế nào để không duyên theo?

    Tối Thắng đáp:

    - Nếu xa lìa ái, thủ thì không còn chỗ để duyên. Vì nghĩa này nên Như Lai thường nói các pháp bình đẳng, không thể duyên theo được. Khi nói pháp này có năm ngàn Bí-sô xa lìa trần cấu sanh pháp nhãn tịnh. Lại có một vạn hai ngàn Bồ-tát đắc Vô sanh nhẫn. Vô lượng, vô biên hữu tình đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Bấy giờ, Tối Thắng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chệch y che vai trái, gối phải quì sát đất, chấp tay cung kính thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Những thiện nam, thiện nữ v.v… nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, làm thế nào để những người chưa phát tâm Bồ-đề liền có thể phát tâm, tất cả đều thành tựu và đạt được Bất thối chuyển, sự tu hành thường tiến tới mà không lui lại?

    Phật dạy:

    - Thiên vương! Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe và suy nghĩ thật kỹ. Ta sẽ nói cho ông.

    Tối Thắng thưa:

    - Lành thay, Đại thánh! Cúi xin Ngài nói cho, chúng con muốn nghe.

    Phật bảo Tối Thắng:

    - Thiên vương phải biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đem ý thuần tịnh phát tâm Bồ-đề, đầy đủ chánh tín, gần gũi Thánh Hiền, ưa nghe chánh pháp, xa lìa sự đố kỵ, bỏn sẻn, thường tu tịch tĩnh, ưa hành bố thí, tâm không hạn ngại, lìa các uế trược, chánh tín nghiệp quả, tâm chẳng do dự, biết rõ như thật nghiệp quả đen trắng. Nếu vì thân mạng quyết chẳng làm ác. Những thiện nam, thiện nữ v.v… này tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy thì có thể xa lìa mười nghiệp đạo ác, tâm thường nhớ nghĩ về mười nghiệp đạo thiện. Những thiện nam, thiện nữ v.v… này hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nếu gặp các Sa-môn, Bà-la-môn v.v... tinh tấn tu hành chân chánh, giới phẩm trong sạch, nghe nhiều hiểu nghĩa thì thường khởi lên chánh niệm, tâm tánh điều hoà nhu nhuyến, tịch tĩnh không loạn, thường ái ngữ, siêng tu các điều thiện, xa lìa các điều ác; chẳng đề cao mình, chẳng khinh thường người khác; lìa lời thô ác, bỏ nói vô nghĩa, chẳng bỏ niệm trụ, tâm giữ trung thực, thường dứt hung bạo, khéo nhổ tên độc, vứt bỏ hoàn toàn các gánh nặng, ra khỏi tám nạn xứ, không còn thọ thân sau. Những thiện nam, thiện nữ v.v… này tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nếu gặp Bồ-tát này thì phải nương tựa gần gũi để làm bạn tốt.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, Bồ-tát này dùng phương tiện thiện xảo tùy theo sự thích nghi, vì họ mà thuyết pháp:

    “Các ông nên biết! Người thường bố thí sẽ được giàu vui. Thọ trì tịnh giới thì được tôn quí sanh lên trời. Lắng nghe chánh pháp được trí tuệ lớn, lại bảo:

    Ðây là bố thí, đây là quả của bố thí.

    Ðây là xan tham, đây là quả của xan tham.

    Ðây là tịnh giới, đây là quả của tịnh giới.

    Ðây là phạm giới, đây là quả của sự phạm giới.

    Ðây là an nhẫn, đây là quả của an nhẫn.

    Ðây là tức giận, đây là quả của sự tức giận.

    Ðây là tinh tấn, đây là quả của sự tinh tấn.

    Ðây là biếng nhác, đây là quả của sự biếng nhác.

    Ðây là tịnh lự, đây là quả của tịnh lự.

    Ðây là tán loạn, đây là quả của sự tán loạn.

    Ðây là diệu tuệ, đây là quả của diệu tuệ.

    Ðây là ngu si, đây là quả của sự ngu si.

    Ðây là nghiệp lành của thân, đây là quả của nghiệp lành nơi thân.

    Ðây là nghiệp ác của thân, đây là quả của nghiệp ác nơi thân.

    Ðây là nghiệp lành của lời nói, đây là quả của nghiệp lành nơi lời nói.

    Ðây là nghiệp ác của lời nói, đây là quả của nghiệp ác nơi lời nói.

    Ðây là nghiệp lành của ý, đây là quả của nghiệp lành nơi ý.

    Ðây là nghiệp ác của ý, đây là quả nghiệp ác của ý.

    Ðây là pháp nên làm, đây là pháp chẳng nên làm.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #8
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu tu như thế thì cảm nhận được niềm vui lâu dài. Còn không tu như vậy thì chịu khổ triền miên. Những thiện nam, thiện nữ v.v… này tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, gần gũi bạn lành, được nghe thuyết pháp thứ tự như vậy.”

    Khi Bồ-tát này biết là pháp khí thì vì họ tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nghĩa là không, vô tướng, vô nguyện, không tạo tác, không sanh, không diệt, không ngã, không hữu tình, nói rộng cho đến người biết, người thấy. Lại tuyên thuyết duyên khởi sâu xa, nghĩa là do pháp này có nên pháp kia sanh. Khi pháp này diệt thì pháp kia cũng diệt theo. Đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, sầu than, khổ, ưu, não. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sanh diệt thì lão tử, sầu than, khổ, ưu, não diệt.

    Khi Bồ-tát này hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu lại nói thế này:

    Trong lý chân thật không có một pháp nào có thể sanh có thể diệt. Vì sao? Vì các pháp thế gian đều do nhân duyên sanh, không có ngã, hữu tình, người tạo ra, người lãnh thọ. Nhân duyên hòa hợp thì nói các pháp sanh. Nhân duyên ly tán thì nói các pháp diệt. Không một pháp thật nào để lãnh thọ sự sanh diệt, hư vọng phân biệt trong ba cõi chỉ là giả danh, tùy theo nghiệp chướng phiền não mà thọ quả báo dị thục. Nếu dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa như thật quán sát thì tất cả pháp không sanh, không diệt, không tạo, không nhận. Nếu pháp không tạo cũng là pháp không hành, thì đối với các pháp, tâm không có sự chấp trước. Nghĩa là chẳng đắm sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng đắm nhãn xứ cho đến ý xứ; chẳng đắm sắc xứ cho đến pháp xứ; chẳng đắm nhãn giới cho đến ý giới; chẳng đắm sắc giới cho đến pháp giới; chẳng đắm nhãn thức giới cho đến ý thức giới.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #9
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy Bồ-tát lại nói thế này:

    Tự tánh các pháp đều rốt ráo Không, vắng lặng xa lìa, không nắm giữ, không đắm trước. Các thiện nam, thiện nữ v.v… nghe nói lời như vậy, sự tu hành càng tiến tới chứ không thối lui.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu muốn gặp chư Phật, ưa nghe chánh pháp, chẳng rơi vào dòng ti tiện; dù sanh ở nơi nào cũng được gặp Phật, được nghe chánh pháp và cúng dường chúng Tăng. Thường diện kiến chư Phật, dõng mãnh tinh tấn, chí cầu chánh pháp, chẳng đắm vợ con, tôi tớ hữu vi. Đối với của cải cung cấp cho sự sống cũng chẳng tham đắm, chẳng nhiễm các dục. Thường nương chánh giáo tu tập pháp Phật, bỏ tục xuất gia như giáo lý tu hành, lại dạy cho người khác. Tuy nói cho người khác nhưng chẳng cầu đền đáp. Thấy người nghe pháp thường khởi đại từ. Đối với loài hữu tình thường khởi đại bi, học rộng nghe nhiều chẳng tiếc thân mạng. Thường ưa hạnh xa lìa, ít muốn, vui đủ. Chỉ cầu tìm nghĩa lý, chẳng câu nệ lời nói. Thuyết pháp tu hành không chỉ vì mình, mà vì loài hữu tình được nguồn vui Vô thượng, gọi là Bồ-đề của Phật, là cảnh giới đại Niết-bàn.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tu hành như vậy sẽ xa lìa sự buông lung, dõng mãnh tinh tấn, hộ trì các căn. Nếu mắt thấy sắc chẳng đắm tướng của sắc, như thật quán sát tội lỗi của sắc này. Tai tiếng, mũi hương, lưỡi vị, thân xúc, ý pháp cũng thế. Nếu buông thả các căn gọi là buông lung. Nếu thường hộ trì gọi là không buông lung. Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu bằng phương tiện thiện xảo, điều phục tự tâm, giúp người giữ ý gọi là không buông lung, xa lìa tham dục, tâm thuận pháp lành, quán sát sân si chẳng phải gốc của căn lành, nghiệp ác thân ý và hai tà mạng. Tất cả nghiệp chẳng lành đều phải xa lìa gọi là không buông lung. Khi Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tâm thường chánh niệm gọi là không buông lung. Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp, lấy đức tin làm đầu. Người nào chánh tín sẽ không đọa cảnh giới ác, tâm chẳng làm ác, được Thánh Hiền khen ngợi.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tu hành đúng pháp, dù sanh chỗ nào thường được gặp Phật, xa lìa nhị thừa, an trú chánh đạo, được đại tự tại, thành tựu việc lớn gọi là Chánh trí giải thoát của các Như Lai. Đại Bồ-tát này hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu muốn cầu an lạc, thường siêng tùy thuận đạo trí nhất thiết.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  11. #10
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 571
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên vương nên biết! Nay đại chúng đây được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, là nhờ đã từng ở vô lượng đại kiếp trong quá khứ cúng dường chư Phật, tu tập căn lành. Vì vậy cần phải siêng năng tinh tấn hơn, đừng để lui mất. Nếu các trời người thường chế ngự các căn, chẳng đắm năm dục lạc, xa lìa thế gian, thường tu xuất thế, thanh tịnh ba nghiệp, tu tập pháp trợ đạo gọi là không buông lung. Các Đại Bồ-tát hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đầy đủ chánh tín, tâm không buông lung, siêng tu tinh tấn, đạt được thắng pháp, gọi là không buông lung. Các Đại Bồ-tát muốn đủ chánh tín, tâm không buông lung, tinh tấn chánh niệm, phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nhờ niệm trí này mau chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu. Các Đại Bồ-tát hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đầy đủ chánh tín, tâm không buông lung, siêng tu tinh tấn liền được chánh niệm. Dùng niệm trí này biết có, biết không.

    Thế nào là có, là không? Nếu tu chánh hạnh được chánh giải thoát, đây gọi là có. Nếu tu tà hạnh được chánh giải thoát, đây gọi là không.

    Sáu căn: mắt v.v... Sáu cảnh: Sắc v.v... Thế tục là có. Thắng nghĩa là không.

    Bồ-tát tinh tấn chứng được Bồ-đề, đây gọi là có. Bồ-tát biếng nhác chứng được Bồ-đề, đây gọi là không.

    Nói năm thủ uẩn đều từ hư dối phân biệt mà sanh, đây gọi là có. Nói pháp thế tục chẳng phải do nhân duyên, tự nhiên mà khởi, đây gọi là không. Nói sắc là pháp vô thường, khổ bại hoại, đây gọi là có. Nếu nói thường vui chẳng phải pháp bại hoại, đây gọi là không.

    Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Vô minh duyên hành, đây gọi là có. Nếu lìa vô minh mà hành phát sinh, đây gọi là không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •