DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 15/18 ĐầuĐầu ... 51314151617 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 141 tới 150 của 176
  1. #141
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 568
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiên vương! Ví như trưởng giả có sáu người con nhỏ dại ông đều yêu thương không có phân biệt. Trưởng giả ở ngoài thấy nhà bị cháy. Ý ông nghĩ sao? Có thấy trưởng giả suy nghĩ thế này không: “Ðối với sáu đứa con kia, ta cứu đứa nào trước, đứa nào sau”?

    - Bạch Thế Tôn! Không có như vậy. Vì sao? Vì người cha luôn đem tâm bình đẳng đối với con cái.

    - Thiên vương nên biết: Bồ-tát cũng vậy, vì những kẻ ngu si tham đắm trong sáu đường, đang ở trong nhà lửa sanh tử không biết đường ra, nên các Bồ-tát đem tâm bình đẳng dùng mọi phương tiện hướng dẫn họ đi ra, để được an ổn trong cõi tịch tịnh.

    Thiên vương nên biết: Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với các pháp cũng bình đẳng; vì hộ chánh pháp cúng dường Như Lai, dùng đầy đủ các thứ để cúng dường Như Lai, như thật tu hành để cúng dường Như Lai, làm lợi ích an lạc hữu tình để cúng dường Như Lai, giữ gìn thiện pháp của hữu tình để cúng dường Như Lai, tùy thuận giáo hóa, hướng dẫn hữu tình, hành Bồ-tát đạo, việc làm đi đôi với lời nói, tâm mong cầu Vô thượng giác không hề mỏi mệt, làm như thế mới gọi là cúng dường chư Phật, chẳng phải đem của cải mới gọi là cúng dường. Vì sao? Vì pháp là thân Phật. Nếu cúng dường pháp tức là cúng dường Phật. Chư Phật Thế Tôn đều đến từ chỗ tu hành như thật, vì làm lợi ích an lạc cho hữu tình, vì hộ trì thiện pháp tùy thuận hữu tình. Nếu chẳng làm như vậy là trái với bổn nguyện, lười biếng giải đãi thì không thể thành tựu tâm Bồ-đề. Vì sao? Vì chí hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Bồ-tát cũng chung với hữu tình. Nếu không có hữu tình thì Bồ-tát làm sao có thể đắc đạo quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

    Thiên vương nên biết: Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu hành chánh pháp cúng dường Như Lai gọi là chơn cúng dường. Cúng dường như thế để diệt tâm ngã mạn, xa lìa thế tục, cạo bỏ râu tóc giống như người đã chết, không còn liên hệ đến cha mẹ, anh em, bà con nội ngoại. Tướng trạng và y phục đều khác người đời, dẹp tâm ngã mạn để ôm bình bát vào thành ấp, hoặc là bà con xóm làng, hoặc là đến những nhà nghèo cùng để xin ăn, nghĩ: Mạng sống của ta tùy thuộc vào người khác. Nhờ họ cho ăn, ta mới sống, do đó trừ được tâm ngã mạn. Lại nghĩ: Ta nên hoan hỷ với tư tuởng của thầy bạn, vì xưa chưa được nghe pháp mà nay được nghe. Nếu thấy người kia sân hận, tranh cãi, nên phải nhẫn nhục, khiêm nhường tránh đi. Bồ-tát như thế là trừ được tâm ngã mạn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #142
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 568
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên vương nên biết: Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì sanh chánh tín bền chắc. Vì sao? Vì các công đức và năng lực thiện căn đời trước đã đầy đủ nhân lành, thành tựu chánh kiến, nội tâm thanh tịnh, không chạy theo cảnh bên ngoài, tâm hạnh kiên cố chánh trực, không theo ngoại đạo, không có dối trá, các căn thông lợi, đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm được thanh tịnh, xa lìa triền cái, xa bạn ác, gần bạn lành, học hỏi lời hay, tâm không giải đãi, nghe lời thuyết pháp biết công đức Phật.

    Bấy giờ, Tối Thắng bạch Phật:

    - Cúi xin Ðấng đại từ thương xót nói cho chúng con nghe về tướng đại oai thần công đức của Như Lai.

    Phật bảo Tối Thắng:

    - Này Thiên vương! Ông hãy lắng nghe và suy nghĩ. Ta sẽ nói một phần nhỏ về oai thần công đức của Phật.

    Tối Thắng bạch Phật:

    - Xin Thế Tôn nói cho.

    Phật dạy:

    - Này Thiên vương! Đức đại từ của Như Lai vô biên, bao trùm hết hữu tình và cảnh giới hữu tình, cho đến mười phương tận hư không giới đều được bao trùm không thể so lường được. Đức đại bi của Như Lai hàng Thanh văn, Độc giác và các Bồ-tát đều không thể có được. Vì sao? Vì pháp bất cộng cho nên không có một hữu tình nào ở mười phương thế giới mà không được đức đại bi của Như Lai bao trùm. Pháp của Như Lai nói ra rốt ráo không cùng tận. Vì các loài hữu tình khắp mười phương trải qua vô lượng kiếp, đức Như Lai đã dùng vô lượng nhân duyên nói các pháp yếu cũng không cùng tận. Nếu hữu tình dùng ngôn từ cú nghĩa để hỏi, thì chỉ trong một khảy móng tay đức Như Lai làm cho tất cả hữu tình đều phân biệt rõ ràng mà không ai có thể bắt bẻ được. Vì đức Như Lai đã đắc vô ngại tịnh lự ở cảnh giới thậm thâm không thể đo lường. Giả sử hữu tình ở các thế giới đều trụ thập địa Bồ-tát đến trăm ngàn kiếp, nhập vào Đẳng trì thù thắng cũng không thể đo lường cảnh định của Như Lai. Thân của Như Lai vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì tùy thuận tâm mong thấy của hữu tình nên chỉ trong một niệm đức Như Lai có thể hiện vô lượng thân khác nhau. Thiên nhãn của Như Lai tối thắng thanh tịnh, đức Như Lai đều thấy rõ các hữu tình ở tất cả thế giới với sắc tướng sai khác và các loại vật không đồng nhau như xem trái xoài trong lòng bàn tay; những ai có thiên nhãn cũng không thể sánh kịp. Thiên nhĩ của Như Lai tối thắng thanh tịnh nên đối với âm thanh khác nhau của tất cả hữu tình và tất cả âm thanh của các vật khác thì chỉ trong một niệm Như Lai đều nghe và hiểu rõ ý nghĩa của nó. Tha tâm trí của Như Lai thanh tịnh nên đối với mỗi mỗi suy nghĩ tạo nghiệp thọ quả khác nhau của hữu tình cũng chỉ một niệm, trong bốn oai nghi Phật đều biết rõ. Vì sao? Vì Phật thường ở trong định, không có tán loạn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #143
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 568
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên vương nên biết: Phật không thất niệm, tâm không tán loạn, căn không duyên các cảnh. Vì sao? Vì xa lìa tập quán phiền não nên thanh tịnh tối thượng, tịch tịnh vô cấu. Người có phiền não, thất niệm, tán loạn, căn duyên các cảnh khác nhau. Đức Như Lai đắc vô lậu loại bỏ cấu bẩn, được tất cả pháp tự tại bình đẳng, thường ở trong Đẳng trì và Đẳng chí nên Như Lai chỉ trụ một oai nghi, an trú trong Đẳng trì cho đến nhập Niết-bàn. Chư thiên v.v... còn chưa thể biết được huống chi Như Lai đã trải qua vô lượng kiếp, tu tập vô lượng, vô biên Đẳng trì mà trời, người nào có thể biết được? Vì sao? Vì công đức của Như Lai không thể đo lượng, không thể nghĩ bàn, không thể quán sát.

    Tối Thắng lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Con nghe đức Như Lai trải qua ba vô số kiếp tu hành mới thành Phật. Vì sao nay nói tu vô lượng kiếp?

    Phật dạy:

    - Này Thiên vương! Nghĩa ấy không phải vậy. Vì sao? Vì Bồ-tát hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải tu vô lượng công đức mới được thành tựu, không phải trải qua chừng ấy kiếp số mà có thể chứng nhập pháp lý bình đẳng, phải tu rốt ráo mới thành Phật.

    Tối Thắng bạch Phật:

    - Lành thay! Lành thay! Đức Thế Tôn đã nói hoàn toàn pháp cốt yếu để khuyên tất cả hữu tình phát sanh các căn lành, xa lìa nghiệp chướng, muốn đạt quả Phật, tu Bồ-tát hạnh. Nếu hữu tình nào được nghe oai thần công đức của Như Lai mà sanh tâm hoan hỷ, khen ngợi, tin tưởng thì nên biết hữu tình ấy sẽ mau thành tựu oai thần công đức như Phật, huống nữa là thọ trì đọc tụng, biên chép, cúng dường, giảng giải cho người khác thì phước đức của người ấy không thể nghĩ bàn.

    Phật bảo:

    - Đúng như vậy! Đúng như vậy! Này Thiên vương! Hữu tình kia được Như Lai hộ trì vì trải qua nhiều số kiếp mà người đó đã gieo trồng căn lành, hoặc ở quá khứ đã cúng dường các đức Phật nên mới được nghe oai thần công đức của Phật.

    Thiên vương nên biết: Thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào tâm không nghi hoặc, trong bảy ngày tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới, cúng dường hương hoa, nhất tâm chánh niệm như trước đã nói về oai thần công đức của Phật, thì khi ấy Như Lai sẽ từ bi hộ niệm, hiện thân cho thấy, làm cho nguyện được đầy đủ. Nếu thiếu hương hoa v.v... cúng dường mà chỉ nhất tâm niệm công đức oai thần thì khi sắp qua đời sẽ được thấy Phật.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #144
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 568
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, Tối Thắng lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Có hữu tình nào nghe nói đại oai thần công đức của Như Lai như vậy mà không có lòng tin lại còn hủy báng nữa không?

    Phật dạy:

    - Cũng có, nghĩa là có hữu tình nghe nói pháp môn oai thần công đức của Như Lai như vậy sanh tâm sân hận, bất thiện rồi hủy báng, tưởng pháp sư là bạn ác. Người ấy sau khi qua đời sẽ đọa địa ngục chịu khổ nhiều kiếp. Nếu có hữu tình nghe nói đại oai thần và công đức của Như Lai như vậy mà vui mừng, tin thọ, tán thán, ghi nhớ, tưởng pháp sư là bạn lành thì sau khi qua đời được sanh lên trời, dần dần tiến lên thành Phật.

    Bấy giờ, Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng dài bao phủ khuôn mặt, cho đến đỉnh đầu rồi lại bao trùm khắp thân, kế đến che tòa Sư tử, rồi che che khắp đại chúng: đại chúng Bồ-tát, đại chúng Thanh văn, sau đó mới che Đế Thích, Phạm Thiên, Hộ Thế, nhơn phi nhơn v.v... Sau đó Như Lai thu tướng lưỡi và bảo đại chúng:

    - Đức Như Lai có tướng lưỡi này không thể nói lời dối trá. Trong đại chúng hôm nay, Ta đã nói ra điều gì các ông đều nên tín thọ thì luôn được an vui.

    Khi Phật thuyết pháp như vậy, ở trong đại chúng có tám vạn bốn ngàn Bồ-tát đắc Vô sanh pháp nhẫn, vô lượng hữu tình xa lìa trần cấu, sanh pháp nhãn tịnh, vô số hữu tình đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Quyển 568

    HẾT

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #145
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 569: Phẩm Pháp Tánh

    PHẨM PHÁP TÁNH


    Bấy giờ, Tối Thắng rời tòa đứng dậy, lệch áo che vai trái, gối phải chấm đất, chấp tay cung kính bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đức Thế Tôn đã khéo thuyết đại oai thần và công đức vi diệu cua chư Phật. Chư Phật Như Lai nhờ đâu mà đắc đại oai thần công đức vi diệu này. Nguyện Thế Tôn phân biệt giải nói.

    Phật bảo Tối Thắng:

    - Thiên vương nên biết, hành động của Như Lai và kết quả đạt được thậm thâm vi diệu, không thể nghĩ bàn.

    Tối Thắng bạch Phật:

    - Phật hành pháp gì mà gọi là thậm thâm vi diệu, không thể nghĩ bàn?

    Phật dạy:

    - Nhân quả pháp tánh Như Lai thậm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn, oai thần công đức và pháp đã nói ra làm lợi lạc cho người cũng như vậy.

    Tối Thắng bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Tại sao lại gọi pháp tánh thậm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn?

    Phật dạy:

    - Này Thiên vương! Pháp tánh của Như Lai ở trong uẩn, xứ, giới của hữu tình từ vô thủy đến nay nối tiếp nhau chẳng nhiễm phiền não, bản tánh thanh tịnh. Tất cả tâm, ý, thức không thể Duyên khởi. Tất cả tìm cầu khác không thể phân biệt, tư duy về tà niệm không thể duyên với suy nghĩ, xa lìa tà niệm, vô minh không sanh. Do đó chẳng tùy theo thuyết mười hai Duyên khởi, gọi là vô tướng, chẳng phải là pháp được làm ra, không sanh, không diệt, vô tận, vô biên, tự tại thường trụ.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết được pháp tánh thanh tịnh như vậy nên không nhiễm trước, không dính mắc, xa lìa cấu uế, từ các phiền não vượt lên giải thoát. Tánh này là pháp căn bản của chư Phật, nhân đây mà sanh phước đức, trí tuệ, bản tánh minh tịnh không thể nghĩ bàn.

    Này Thiên vương! Ta sẽ nói thí dụ, ông nên lắng nghe, và suy nghĩ ghi nhớ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #146
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên Vương bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Cúi xin Ngài nói cho.

    Phật bảo Tối Thắng:

    - Thiên vương nên biết! Ví như bảo châu như ý vô giá, là vật trang sức sáng rỡ, trong sạch, khả ái, rất tròn và trong suốt không có vẩn đục, dù có chôn vùi trong đất bùn thời gian dài, ai nhặt được nó đều vui mừng giữ cất cẩn thận không cho rơi mất. Cũng vậy, pháp tánh tuy ở trong phiền não nhưng không bị nhiễm, sau rồi hiển hiện.

    Này Thiên vương! Chư Phật đều biết bản tánh hữu tình đều rất thanh tịnh, nhưng bị khách trần phiền não che lấp nên chẳng ngộ nhập được. Do đó, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên suy nghĩ thế này: Ta cần tinh tấn nói nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho các hữu tình để diệt trừ phiền não, được ngộ nhập. Tất cả bản tánh hữu tình thanh tịnh cần tôn trọng, không nên khinh bỉ, phải như pháp cúng dường đồng với đức Đại sư. Các Bồ-tát này do nghĩ như vậy nên có thể phát sanh Bát-nhã đại bi.

    Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy liền chứng nhập địa vị Bất thối chuyển. Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nghĩ như thế này: Các phiền não này không có sức lực khả năng, tự thể hư vọng ngược với thanh tịnh. Vì sao? Vì các phiền não này ngược với trí nhất thiết, thuận với sanh tử. Pháp tánh thanh tịnh là căn bản của các pháp, tự tánh vốn không, các phiền não hư vọng đều do tà niệm điên đảo sanh ra.

    Thiên vương nên biết! Ví như bốn đại nương vào hư không để lập, mà hư không không có chỗ nương nên phiền não cũng vậy. Bốn đại nương nơi vào pháp tánh, pháp tánh không có chỗ nương. Các Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa quán biết rõ như thật, nên chẳng khởi trái nghịch, vì tùy thuận nên phiền não không sanh.

    Các Bồ-tát quán sát phiền não nên không sanh nhiễm trước, và nghĩ như vầy: Nếu mình nhiễm trước thì làm sao nói pháp cho người khác xuất ly. Cho nên Bồ-tát đoạn diệt tâm nhiễm trước, thuyết giảng pháp như thật để mở sự trói buộc cho hữu tình.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #147
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Các Bồ-tát suy nghĩ: Nếu trong sanh tử có một phiền não làm lợi ích cho hữu tình thì ta sẽ chấp nhận nói, nhưng việc này không có nên cần phải đoạn diệt phiền não.

    Các Bồ-tát lại nghĩ: Xưa kia, chư Phật hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa diệt các phiền não, ngày nay ta cũng như vậy. Vì sao? Vì ngày xưa chư Phật ở địa vị Bồ-tát cũng học như vậy để chứng Bồ-đề.

    Các Bồ-tát do hai nhân duyên này, dùng phương tiện thiện xảo quán biết các pháp tánh. Pháp tánh vô lượng, vô biên bị các phiền não phủ kín, nên tùy thuận sanh tử, chìm ngập trong sáu đường, luân hồi trong đêm dài. Tùy thuận hữu tình nên gọi là hữu tình tánh.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khởi tâm nhàm chán, trừ năm cảnh dục, diệt các sự phân biệt để tu đạo Vô thượng. Tánh này được gọi là xuất ly, vượt tất cả khổ nên gọi là vắng lặng, là pháp cứu cánh mà thế gian mong cầu. Nhất thiết chủng trí thường trụ nhiệm mầu, nhờ pháp tánh này mà được tự tại, thọ ngôi Pháp vương.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, quán sát giai đoạn trước, giữa và sau pháp tánh đều bình đẳng, xưa nay vắng lặng, không bị các pháp làm chướng ngại, giống như hư không không bị sắc ngại. Các Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, quán sát biết rõ đúng lời chư Phật dạy, như pháp tu hành tất cả diệu hạnh. Công đức pháp tánh không thể nói hết, tướng không có hai, vượt cảnh nhất dị, bình đẳng tất cả, tìm cầu không hoạt động. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế có khả năng trừ được hai tướng: Ngã tướng và pháp tướng. Tất cả phàm phu bị sự chấp trước ràng buộc không hiểu, không thấy, không rõ pháp tánh.

    Các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì hay thông suốt pháp tánh như vậy. Ở chỗ hữu tình không hai, không khác. Vì sao? Vì chơn như các pháp không có tướng sai khác.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nương vào pháp tánh này để tu tập căn lành, ra vào ba cõi, làm lợi ích cho hữu tình, tuy hiện vô thường mà chẳng chơn thật. Vì sao? Vì các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thật quán biết chơn pháp tánh. Nên đầy đủ phương tiện đại bi, nguyện lực không bỏ hữu tình. Nhị thừa phàm phu vì không có đại bi nguyện lực như vậy, nên không thấy pháp tánh viên mãn thanh tịnh, không thể như thật lợi ích chúng sanh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #148
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có thể quán sát pháp tánh chơn tịnh như thế, tất cả Thánh giả như thật ngộ nhập. Không có người tu và pháp để tu, không có người thực hành và pháp để hành, không tâm, tâm sở, không nghiệp, không quả dị thục, không khổ, không vui. Quán sát như thế gọi là bình đẳng, không phân chia, xa lìa tùy thuận quảng đại, không ngã, không ngã sở, không cao, không thấp, chơn thật vô tận, thường trụ sáng suốt.

    Vì sao? Vì tất cả Thánh pháp do đây mà thành thục, nhờ tánh này nên các bậc Thánh hiển hiện vô biên công đức và pháp bất cộng của chư Phật Như Lai đều từ tánh này sanh ra. Giới, định, tuệ của tất cả Thánh giả đều từ tánh này sanh ra. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của Bồ-tát, Phật đều từ tánh này sanh ra. Tánh này vắng lặng vượt các danh tướng. Tánh này chơn thật, xa lìa điên đảo. Tánh này chẳng biến đổi nên gọi là chơn như, là cảnh thắng trí, là thắng nghĩa. Chẳng có, chẳng không, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng phải sanh tử, chẳng phải Niết-bàn, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, lìa một, lìa khác, vô tướng, vô danh.

    Thiên vương nên biết! Các Bồ-tát này suy nghĩ: Pháp tánh lìa tướng, các pháp lìa tướng, không hai, không khác. Vì sao? Vì các pháp lìa tướng tức pháp tánh lìa tướng. Pháp tánh lìa tướng tức hữu tình lìa tướng. Hữu tình lìa tướng tức pháp giới lìa tướng. Pháp giới lìa tướng tức các pháp lìa tướng. Lìa tướng như thế cầu không thể được.

    Chơn như pháp tánh, chơn như hữu tình không hai, không khác. Chơn như hữu tình, chơn như pháp tánh không hai, không khác. Chơn như pháp tánh, chơn như các pháp không hai, không khác. Chơn như các pháp, chơn như chư Phật không hai, không khác.

    Chơn như pháp tánh, chơn như ba đời không trái nghịch nhau. Chơn như quá khứ, chơn như vị lai không trái nghịch nhau. Chơn như vị lai, chơn như hiện tại không trái nghịch nhau. Chơn như hiện tại, chơn như quá khứ không trái nghịch nhau.

    Chơn như ba đời tức chơn như uẩn, xứ, giới. Chơn như uẩn, xứ, giới tức chơn như nhiễm tịnh. Chơn như nhiễm tịnh tức chơn như sanh tử Niết-bàn. Chơn như sanh tử Niết-bàn tức chơn như các pháp.

    Thiên vương nên biết! Chơn như là không khác, không biến đổi, không sanh, không diệt, không ngăn lại, tự tánh chơn thật, vì không ngăn lại nên gọi là chơn như. Thấy biết như thật các pháp không sanh. Các pháp tuy có sanh mà chơn như chẳng động. Chơn như tuy sanh các pháp mà chơn như không sanh, gọi là Pháp thân thanh tịnh, bất biến như hư không, vô đẳng đẳng, không có một pháp nào trong tam giới có thể sánh bằng, khắp thân hữu tình không gì sánh bằng. Xưa nay thanh tịnh lìa cấu uế, chẳng nhiễm, tự tánh sáng suốt thanh tịnh, tự tánh bất sanh, tự tánh chẳng khởi. Tại tâm, ý, thức chẳng phải tâm, ý, thức. Tánh tức là không, vô tướng, vô nguyện. Khắp cõi hư không, khắp chúng hữu tình đều bình đẳng, vô lượng, vô biên, không có sai biệt. Không phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không lìa sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không phải địa, thủy, hỏa, phong; không lìa địa, thủy, hỏa, phong. Không phải sanh, không lìa sanh. Tuy nghịch sanh tử nhưng chẳng thuận Niết-bàn. Mắt không thể thấy, tai không thể nghe, mũi không thể ngửi, lưỡi không thể nếm, thân không thể cảm giác, ý không thể biết. Không ở tâm, ý, thức, không lìa tâm, ý, thức.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #149
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiên vương nên biết! Đây là pháp tánh. Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì thông suốt pháp tánh này nên tu hành thanh tịnh, thường hiện sắc thân ở thành ấp, xóm làng, các châu Thiệm-bộ của ba ngàn đại thiên thế giới. Các thân hiện ra chẳng phải sắc, chẳng phải tướng mà hiện sắc tướng. Tuy chẳng phải hoạt động cảnh giới của sáu căn mà giáo hóa hữu tình không dừng nghỉ, để nói rằng thân này vô thường, vô ngã, là khổ, bất tịnh. Biết các hữu tình có tánh vắng lặng, nên thị hiện vô lượng thân hình, dùng phương tiện thiện xảo làm cho họ nhận lãnh sự giáo hóa. Vì biết tất cả thân đều không tác giả, không thọ giả, như gỗ đá v.v... nên nói hạnh thanh tịnh cho các hữu tình.

    Các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thông suốt pháp tánh như thế, nên được tự tại, không có di động mà phát sanh nghiệp trí tuệ, tự tại trong thần thông, thị hiện các hành tướng. An trụ tự tại mà thường thị hiện các oai nghi, tự tại hướng đến trí nhất thiết tướng, thông suốt tất cả pháp tánh.

    Thiên vương nên biết! Hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa được tự tại như thế là tướng vô tận. Ở khắp các chỗ, không sắc hiện sắc. Tự tại quán sát khắp tâm hữu tình thấy tâm tánh như thật. Tự tại nhớ nghĩ vô biên, vô số kiếp nối nhau chẳng dứt. Biến hóa tự tại, trụ tướng giải thoát. Tự tại lậu tận, vì hữu tình nên chẳng chứng lậu tận. Tự tại ra đời ở cảnh thắng trí. Tự tại thâm sâu, Thanh văn, Độc giác không thể so lường được. Vì tự tại kiên cố nên ma không thể phá hoại được, ngồi tòa Bồ-đề thành tựu pháp tối thượng đệ nhất, tự tại tùy thuận chuyển pháp luân vi diệu, tự tại điều phục giáo hóa tất cả hữu tình. Tự tại nhận lãnh ngôi vị và được pháp tự tại.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, như thật thông suốt pháp tánh sâu xa nên được tự tại như thế, tu tự tại như thế nên được tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, không còn lệ thuộc vào ba cõi.

    Vì sao? Vì xa lìa tất cả phân biệt hư vọng, phiền não ràng buộc chấp tướng điên đảo. Nếu muốn thọ sanh thì không còn ràng buộc, thọ sanh tự tại. Nếu muốn thị hiện diệt độ thì tùy theo sanh xứ của mình để thị hiện diệt độ, giữ gìn Đại thừa và thành tựu Phật pháp. Ở trong mười phương tìm cầu Phật pháp chắc chắn không thể được. Biết rõ tất cả pháp đều là Phật pháp, không thường, không đoạn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #150
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 569
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì sao? Vì tìm cầu pháp này không thể được. Dùng lý như thật tìm cầu không thể được. Pháp này không thể nói có, nói không, cũng không có danh tướng, vượt cảnh giới này. Nếu lìa danh tướng tức là bình đẳng. Nếu pháp bình đẳng thì không chấp trước. Vì không chấp trước nên là pháp chơn thật. Nếu chấp chơn thật tức là hư vọng. Vì chẳng chấp trước nên chẳng hư vọng. Vì tâm không bị chấp trước nên vô ngại. Vô ngại tức vô chướng. Vô chướng tức không ngăn chặn. Nếu pháp không ngăn chặn tức đồng với hư không, chẳng lệ thuộc vào ba cõi. Nếu tất cả xứ không còn bị lệ thuộc thì pháp này vô sắc, vô tướng, vô hình. Nếu pháp vô sắc, vô tướng, vô hình, nên biết pháp ấy tùy theo cảnh giới kia nhưng lìa sự biết và đối tượng để biết.

    Vì sao? Vì trong ấy không có một chút pháp nào để giác ngộ, có thể giác ngộ. Đó là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thông suốt bình đẳng.

    Thiên vương nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa quan sát pháp sanh đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả hoàn toàn không thấy ngã, không thấy hữu tình cho đến không thấy người biết và người thấy. Tuy hành bố thí nhưng không thấy có sự xả bỏ; tuy trì tịnh giới nhưng lìa giới tướng; tuy tu tập an nhẫn nhưng tâm vô tận; tuy tu tập tinh tấn nhưng lìa tướng ấy; tuy tu tập tịnh lự nhưng không có sự vắng lặng; tuy tu tập Bát-nhã nhưng không có đối tượng; tuy tu tập niệm trụ nhưng không chấp chặt; tuy tu tập chánh đoạn nhưng tâm bình đẳng; tuy tu tập thần túc nhưng lìa hý luận, tuy tu tập căn lực nhưng không phân biệt các căn của hữu tình và xa lìa lầm lỗi; tuy tu tập giác chi nhưng không phân biệt; tuy tu tập chi thánh đạo nhưng vô công dụng; tuy tu tập tịnh tín nhưng không chấp trước. Trí tuệ tự nhiên nhớ nghĩ các pháp với tâm trí bình đẳng, tu tập các diệu định tâm không phân biệt, quan sát diệu tuệ tâm không ngừng nghỉ. Tu tập quán chỉ tâm không có sự thấy, tu tập pháp quán tâm không có chỗ niệm. Tu tùy niệm Phật tâm thông suốt pháp giới bình đẳng, tu tùy niệm Pháp tâm không có chỗ trụ, tu tùy niệm Tăng nên thanh tịnh bản tâm. Giáo hóa hữu tình không có tâm phân biệt. Tâm pháp giới bao trùm tất cả pháp. Tâm như hư không, trang nghiêm cõi Phật. Tâm không có chỗ chứng đắc đạt Vô sanh nhẫn. Tâm không tiến lùi đạt Bất thối chuyển, xa lìa tâm tướng, không thấy có tướng. Ở trong tam giới dùng tâm bình đẳng, trang nghiêm tòa Bồ-đề. Tâm không có chỗ giác ngộ biết rõ tất cả pháp. Tuy chuyển pháp luân nhưng không thấy người nghe, người nói. Tuy hiện Niết-bàn nhưng biết bản tánh sanh tử bình đẳng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 221 đến quyển 230
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 09-08-2016, 09:52 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 51 đến quyển 60
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 135
    Bài cuối: 03-20-2016, 08:05 PM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 41 đến quyển 50
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 146
    Bài cuối: 03-07-2016, 05:01 PM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 31 đến quyển 40
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 107
    Bài cuối: 02-26-2016, 08:29 AM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 21 đến quyển 30
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 123
    Bài cuối: 02-15-2016, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •