DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 176
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts

    Con đường mây trắng



    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG

    Der Weg Der Weissen Wolken

    Tác giả: Anagarika Govinda - Biên dịch: Nguyễn Tường Bách

    Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2001


    ---ooo0ooo---


    Mục Lục



    Lời người dịch

    1. Những linh ảnh

    Tại Tsaparang
    Linh ảnh của đạo sư
    Tu viện Yi - Gah Tscholing
    Katschela, người bạn vong niên và người hướng đạo
    Tu học và các nghi lễ
    Vị đạo sư xuất hiện
    Nhạc lễ Tây Tạng
    Gặp gỡ đạo sư
    Điểm đạo
    Trên đường mây trắng
    Tu viện đá
    Tỉnh giấc, nhìn tương lai

    2. Cuộc đời hành hương

    Trên cao nguyên
    Ngôn ngữ sống động của màu sắc
    Những giấc mơ và ký ức bên hồ xanh
    Sườn núi trơn và bí mật của những chiếc móng ngựa
    Phi hành xuất thần và phép Lung-gom
    Nyang-to Kyu-phug tu viện của người nhập thất.
    Tu luyện thân thể
    Khả năng chữa bệnh
    Vị ẩn tu tại Latschen
    Sự giải cứu huyền diệu


    3. Tử vong và tái sinh

    Đạo sư từ trần
    Hóa thân
    Sự tái sinh
    U khanti: Nhà tiên tri trên núi Mandalay
    Maung Tun Kyaing


    4. Miền Nam và Trung Tây Tạng

    Giai đoạn mới: Adscho Rimpotsché
    Câu chuyện tại Dungkar Gompa
    Hai vị thành tựu giả ở Tse-Tscholing
    Cuộc gặp gỡ thoáng qua với Tomo Ghe'sche'
    Các cuộc biểu diễn huyền bí
    Buổi vấn linh chính thống tại Netschung
    Buổi vấn linh tại Dungkar Gompa
    Cuộc đời của một tu sĩ vấn linh
    Huyễn thuật của người Tây Tạng


    5. Trở lại miền Tây Tây Tạng

    Ngọn núi thiêng
    Xứ sở của thánh thần
    Thách thức lần cuối
    Một tu viện đạo Bon
    Thung lũng Dawa A-Dsong
    Đến Tsaparang
    Những ngày khó khăn
    Vị lạt-ma tại Phiyang
    Đấu tranh với thời gian và chướng ngại
    Khám phá đường đá bí mật và đền man-đa-la
    Sáu ngày trên sông đóng băng
    Thung lũng hạnh phúc
    Quán đỉnh lần cuối
    Người thợ rèn làm đồng cốt
    Giã từ Tây Tạng
    Lời cuối Thầy, trò, và lối về ánh sáng
    Lời cuối của người dịch
    Khái quát về Tây Tạng

    Om Mani Padme Hum !

  2. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    LỜI NGƯỜI DỊCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    LỜI NGƯỜI DỊCH


    Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.

    Hai vị này đều đã qua đời nhưng họ đã để lại cho thế giới vô số sách vở về kinh nghiệm suy niệm của họ tại Tây Tạng ngày nay vẫn còn được đánh giá cao nhất và hậu thế có lẽ cũng sẽ khó có ai vượt qua được tầm nhìn và kinh nghiệm nội tâm của họ. Điều này thật ra không phải đáng ngạc nhiên, nếu ta biết rằng hai vị này không phải là khách hành hương bình thường, mà họ đã thực sự độc cư tu tập trên các vùng núi non hẻo lánh của Himalaya. Vì lẽ đó mà những gì họ viết ra không phải chỉ là những nhận xét bằng con mắt thường tình của một lữ khách, mà là những khám phá và sáng tạo tâm linh ở xứ sở gió tuyết này.

    Trong khoảng hơn mười cuốn sách của họ thì cuốn Der weg der weissen wolken (Con đường mây trắng) của Govinda là nổi tiếng hơn cả. Nó là cuốn sách được nhắc nhở, được tham cứu, được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngòi bút của một người phương Tây.

    Govinda người Bolivia gốc Đức, nhưng sách ông viết thường bằng Anh ngữ. Đặc biệt cuốn sách này được ông viết thành hai bản Anh ngữ và Đức ngữ. Bản Đức ngữ là bản cuối cùng, được sửa chữa và vì thế qui mô, đầy đủ và chính xác hơn bản Anh ngữ. Ai đã từng đọc Govinda đều biết văn của ông hùng biện súc tích, nhiều hình ảnh, nhiều tầng lớp và vì thế người dịch thường gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý ông

    Là một người phương Tây với tính sắc sảo của óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kỳ lạ và điều đó phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này, phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác trong tâm thức con người phương Đông.

    Mặc dù người dịch đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình, nhưng chắc chắn bản dịch này không thể tránh khỏi thiếu sót. Người dịch mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của tất cả mọi người đọc để bản dịch được hoàn chỉnh hơn.

    Nguyễn Tường Bách


    Om Mani Padme Hum !

  3. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    Tác giả
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tác giả Lama Anagarika Govinda



    Lama Anagarika Govinda là tu sĩ Phật giáo, học giả, giáo sư Phật học, và họa sĩ người Đức. Thế danh của ông là Ernst Hoffman. Ông sinh năm 1898 ở Waldheim (Đức) và mất 1985 ở California (Mỹ). Ông tu theo đạo Phật lúc 18 tuổi. Năm 30 tuổi ông sang Tích Lan và Miến Điện học đạo rồi sau đó thực hành Mật giáo Tây tạng. Ông sống ở Darjeeling, dưới chân dãy núi Hy Mã Lạp Sơn trong nhiều năm, dạy ở Đại học Patna và Shantiniketan, vùng Tây Bengal, Ấn Độ (Đại học do văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore thành lập), dạy Phật học tại nhiều đại học ở châu Âu, Á, Phi, và Mỹ, và thành lập đạo tràng Arya Maitreya Mandala tại Ấn Độ, Đức và Mỹ. Ông sang Mỹ hành đạo từ năm 1967. Ông được xem như một trong những người có công lớn đưa Phật giáo vào phương Tây và là nhịp cầu hiện đại nối liền văn hóa Đông Tây.

    Ông để lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị và đựơc dịch ra nhiều thứ tiếng. Tác phẩm chính của ông là Nền tảng Mật giáo Tây Tạng (Foundations of Tibetan Mysticism, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1969), Thái độ tâm lý trong triết học Phật giáo nguyên thủy (The Psychological Attitude of Early Buddhist Pholosophy, NXB Rider, Anh, 1969), Con đường mây trắng (The Way of the White Clouds, NXB Shambala, Mỹ, 1988, được Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999), Cấu trúc nội tại của Kinh Dịch (The Inner Structure of The I Ching, NXB Weatherhill, Mỹ, 1981), Biểu tượng tâm lý và vũ trụ của các bảo tháp Phật giáo (Psycho-cosmic Symbolism of the Buddhist Stupa, NXB Dharma, Mỹ, 1976), Thiền định sáng tạo và tâm thức đa diện (Creative Meditation and Multi-Dimensional Consciousness, NXB Quest, Mỹ, 1979), Suy tưởng Phật giáo (Buddhist Reflections, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1991), Đạo Phật đi vào cuộc sống phương Tây (Living Buddhism for the West, NXB Shambala, Mỹ, 1990).

    Om Mani Padme Hum !

  4. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    NHỮNG LINH ẢNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THỨ NHẤT

    NHỮNG LINH ẢNH

    LINH ẢNH TẠI ĐỀN TSAPARANG



    Mặc chiếc áo hữu hiện
    Chân Như bị hạn chế.
    Lấy dạng hình thi ca,
    Vận động nhẹ như bông.
    (Rabindranath Tagore)




    Đó là một đêm đầy dông bão trên cổ điện hoang tàn tại Tsaparang, ngày xưa là thủ phủ của một vương quốc hùng hậu của miền tây Tây Tạng. Mây kéo nhau qua dầy đặc trên bầu trời, làm vầng trăng tròn khi chiếu rọi khi biến mất, để cho ánh trăng, như phát ra từ một chiếc đèn ma quái, nhảy múa trên một sân khấu khổng lồ, diễn lại lịch sử của một bi kịch bất tử. Tôi nói “bất tử” vì đó là bi kịch miên viễn của sự hoại diệt, của sự phục hưng trong trò chơi kỳ diệu của sức mạnh và thiện mỹ, của vẻ rực rỡ thế gian và của thành tựu tâm linh.

    Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành bằng sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. Cái rực rỡ và hùng mạnh đã trở thành cát bụi, cái thần của văn hóa và niềm xác tín tôn giáo đã rút lui trong sự độc cư xa lánh cuộc đời, chúng còn hiện diện trong ngôn ngữ từ hay tác phẩm của thánh nhân, thi sĩ hay đạo sư và qua đó mà khẳng định lại lời của Lão Tử, rằng cái mềm yếu mới sống còn, cái cứng mạnh chỉ thuộc về cõi chết.

    Số phận của Tsaparang đã an bài. Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc họa một thành quách hoang đường: với lâu đài và cung điện, với tháp với vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá thẳng cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn ngăn hộc.

    Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.

    Ngôi đền màu đỏ thờ Phật Thích-Ca Mâu-Ni chìm trong bóng tối tĩnh lặng. Chỉ riêng khuôn mặt bức tượng vàng to lớn Thích-Ca Mâu-Ni hầu như tỏa ra một thứ ánh sáng êm dịu, ánh sáng này được tiếp nhận và phản chiếu bởi tượng của các vị Thiền Phật ở bên cạnh tả hữu của Ngài.

    Bỗng nhiên tường vách của ngôi đền bắt đầu rung động và tiếng ầm ầm đáng sợ của đá đổ vang lên. Hộp gỗ đựng đèn thờ Phật Thích-Ca bỗng vỡ tung và khuôn mặt tượng Phật rực sáng ánh trăng, cả ngôi đền được chiếu sáng rực.


    Om Mani Padme Hum !

  5. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    NHỮNG LINH ẢNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cả không gian bỗng đầy tiếng than thở, hầu như cả ngôi đền rên rĩ dưới sức nặng của bao thế kỷ.

    Một kẽ nứt to lớn hiện ra trên bức tượng bên cạnh bức họa nữ thần sắc trắng Tara và gần đụng một cánh hoa nằm cạnh tòa sen của thần.

    Thần thức sống trong cánh hoa hoảng sợ nhảy ra khỏi trú xứ của mình, hai tay chắp lại hướng về thần Tara:

    “Hỡi thần, kẻ cứu độ mọi loài sinh linh, hãy cứu chúng con và ngôi đền thiêng liêng này, đừng để bị hoại diệt!”

    Với cặp mắt từ bi, Tara nhìn chỗ phát tiếng nói và hỏi: “Ngươi là ai, thần thức nhỏ bé kia?”

    “Con là thần thức của cái đẹp, trú trong cánh hoa bên cạnh Ngài”.

    Tara nở một nụ cười đẹp như người mẹ và chỉ vào một góc khác của ngôi đền: “Trong các lời giáo hóa quí báu hiện được cất chứa trong các bộ kinh có một kinh mang tên Bát-Nhã Ba-la-mật. Trong đó có lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn.

    Cần phải quán như sau:

    như đám mây trôi nổi,

    như sao sớm bầu trời,

    như ánh lửa vô thường,

    như sóng nước suy tàn,

    như bóng ma, ảo ảnh,

    như giấc mộng chóng tan”.


    Thần thức cánh hoa nước mắt đầy tròng: “Ôi, những lời này chân thực biết bao, hết sức chân thực, hết sức thiện mỹ! Và nơi đâu có vẻ đẹp, dù cho chỉ một lần để ánh mắt ngời sáng, là ở đó có một dây đàn bất tử dã rung lên trong ta. Vâng, chúng ta đều ở trong cơn đại mộng, và ta hy vọng cuối cùng sẽ thức tỉnh, như Như Lai, Đức Thế Tôn, vì lòng từ bi đã xuất hiện trong “dạng mộng” của Ngài để đưa chúng ta đến giác ngộ”.

    Khi nói như thế, thần thức của cái đẹp nghiêng mình hướng về Thích-Ca Mâu-Ni, mà tượng Ngài cũng như tất cả mọi hình tượng khác của ngôi đền, trong phút giây kỳ diệu này đã trở thành sống động.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    NHỮNG LINH ẢNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    “Không phải vì con thôi”, thần thức nói tiếp, “mà con xin Ngài cứu độ. Con biết tất cả mọi sắc thể đáng sống nơi đây sẽ hoại diệt - cũng như những lời dạy của Đức Như Lai chứa trong các kinh bản bám bụi đã nói. Điều con mong cầu là: đừng để cho các kinh điển đó mất đi trước khi chúng ta truyền được thông điệp vĩ đại đã ghi trong đó.

    Con lạy Ngài, hỡi mẹ của tất cả sinh linh, của tất cả các vị Phật, hãy có lòng từ bi với tất cả mọi người chỉ vướng ít bụi trong mắt, những người có thể thấy và hiểu được, chỉ cần chúng ta ở lâu thêm một chút trong dạng đại mộng của mình, để cho thông điệp của chúng ta đến được với họ, hay trao được cho những người có thể phổ biến thêm ra, vì ích lợi của mọi loài hữu tình.

    Đạo sư của chúng ta là Thích-Ca Mâu-Ni ngày xưa cũng được các thiên nhân khẩn cầu, khoan hãy nhập Đại Niết bàn khi Ngài đạt giác ngộ vô thượng. Hãy cho con được cầu khẩn Ngài với lý do như thế, xin được quy y với Ngài và với vô số dạng hình của Ngài”.

    Thần thức lại cúi mình, hai tay chắp trước trán, trước hình tượng uy nghi sáng rực của Phật Thích-Ca Mâu-Ni và tất cả chư Phật và Bồ-tát tề tựu xung quanh.

    Thần Tara nhắc tay bắt ấn cứu độ và khuôn mặt sáng rực của Thích-Ca Mâu-Ni mỉm cười đồng ý. “Thần thức của cái đẹp đã nói lên sự thực, tâm của thần thức đày lòng thành khẩn. Vì làm sao khác được? Không phải cái đẹp là kẻ chuyên chở và phụng sự cho Chân như sao? Cái đẹp là nơi thể hiện của sự hòa điệu mọi dạng hình, dù đó là sắc thấy được hay âm nghe được, dù đó là vật chất hay phi vật chất. Dù mọi dạng hình là vô thường nhưng sự hòa điệu, điều mà các dạng đó trình bày và thể hiện, thuộc về vương quốc bất tử của tâm, thuộc về quy luật sâu kín nhất của Chân như mà ta gọi là Pháp.

    Nếu ta không diễn đạt Pháp vĩnh cửu đó bằng sự hòa điệu hoàn hảo trong ngôn từ và tư tưởng, thì ta cũng đã không thông qua thần thức của vẻ đẹp mà kêu gọi loài người, giáo pháp của ta đã không rung động tim óc họ, giáo pháp đó đã không sống nổi một thế hệ.

    Ngôi đền này sẽ sụp đổ cũng như các kinh sách nằm trong các góc nọ sẽ tàn tạ, đó là những kinh sách mà các đệ tử của ta đã chép lại, với sự nghiêm túc và nhiệt thành vô lượng. Nhưng những người khác cũng đã chép lại, từng chữ một, cho nên dù các văn bản này có thể bị hủy hoại, giáo pháp vẫn tiếp tục được truyền bá. Cũng như thế, mong sao các công trình khác của nghệ sĩ hay thánh nhân, các vị đã làm nên ngôi đền thiêng liêng này, sẽ được bảo toàn cho những thế hệ sau.

    Hỡi thần thức cái đẹp, mong ước của ngươi sẽ được toại nguyện. Dạng hình của ngươi cũng như tất cả các dạng hình sống trong đền này sẽ không bị hủy hoại, bao lâu thông điệp cả các ngươi chưa đến với thế gian, thì bấy lâu mục đích thánh thiện của các ngươi chưa được toàn vẹn”.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    PHẦN THỨ BA - TỬ VONG VÀ TÁI SINH
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THỨ BA

    TỬ VONG VÀ TÁI SINH

    ĐẠO SƯ TỪ TRẦN


    Sau khi từ Gantok về, tôi rút lui sống trong phòng riêng của Tomo Géché tại Ya-Gah Tscho-Ling một thời gian. Thời gian như ngưng lại trong căn phòng nhỏ này. Kể từ ngày tôi được gặp vị thầy đến bây giờ, không có gì thay đổi. Chỗ ngồi của ông, trên đó chiếc áo choàng dài được xếp cẩn thận, nhìn như ông vừa mới bước chân đi và trên bàn nhỏ trước chỗ ngồi là một bình trà bằng ngọc xanh nhạt được để trên một đĩa bạc và bên cạnh là các pháp khí quen thuộc như Kim cương chử, chuông và bình bát. Chiếc đèn dầu bạc nằm trước bàn thờ có khắc hoa văn với tượng vàng Dolma cháy với một ngọn lửa đều đặn mà Katschenla, dù tuổi đã cao, vẫn chăm chút lo lắng với sự tươi vui không thay đổi.

    Đối với ông thì bậc dạo sư luôn luôn hiện diện và mỗi ngày ông sửa chỗ ngồi, phủi bụi chiếc áo choàng tế lễ và xếp lại đúng chỗ, rót trà trước khi uống chén trà của mình, lau chùi và châm thêm cho chén nước, bình dầu, thắp nhang, tụng niệm Kinh Tán thán và Qui y rồi ngồi thiền định yên lặng trước bàn thờ với tranh tượng khác nhau. Ông làm như thế đúng theo trách nhiệm của một đời sống tôn giáo và của một đệ tử hết lòng vì thầy. Được phụng sự thầy, đối với ông là dạng cao nhất của “phụng sự thượng đế”, vì điều này đồng nghĩa với phụng sự Phật.

    Không một hạt bụi nào bám trên bàn thờ đã được trang trí khắc họa và dát vàng. Sàn nhà bóng như một tấm gương và các bức họa Thanka cũng như khung tranh quí giá không hề mất một chút màu. Các tấm thảm dệt bằng tay trên kệ hoặc treo tường, chiếc khăn nâu đậm căng dưới trần phòng và bức tranh lụa vẽ bầu trời trên chỗ ngồi của bậc Đạo sư và bàn thờ chính cho một cảm giác tôi đang ở trong lều của một bậc trưởng lão người Nomade hay chúa tể xa xưa ở vùng Trung Á chứ không phải trong thế giới và thời đại ngày nay. Căn phòng này mang hơi thở truyền thống của hàng ngàn năm, tăng cường thêm bằng nhân cách của một người với sự hiện diện sinh động của người đó.

    Tôi có một cảm giác tương tự như lúc gặp ông lần cuối tại Sarnath(32), khi vườn xoài của trú xứ thiêng liêng này biến thành khu vực cắm lều của người Tây Tạng và vô số đèn dầu sáng trong đêm dưới các tàng cây để cúng dường Tomo Géché Rimpotsché và đoàn đệ tử. Ông ở trong một căn lều lớn ở giữa vườn xoài, dưới ánh sáng mờ nhạt của đèn dầu và lửa trại mà đám khói như tấm màng mỏng lơ lửng giữa cây cối và lều, lúc đó thì khu vườn đối với tôi đã trở thành một ốc đảo nằm xa giữa lòng châu Á, trong đó đoàn người ngựa hành hương sau một chuyến du hành nhọc nhằn có được chỗ nghỉ ngơi. Thực tế thì đó là một chặng cuối của chuyến du hành đời giác ngộ của vị đạo sư - sự từ giã những Thánh địa đánh dấu chuyến du hành trên trái đất này của Đức Phật. Đó là chuyến hành hương cuối cùng của Tomo Géché Rimpotsché đi Ấn Độ trong mùa Đông 1935-1936 với nhiều học trò theo. Khắp nơi, ông được đón tiếp nồng hậu, mặc dù ông xa lánh mọi sự tôn sùng cá nhân và các buổi tổ chức công cộng.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    PHẦN THỨ BA - TỬ VONG VÀ TÁI SINH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trên đường ông về tại Yi-Gah-Tscho-Ling và Tây Tạng, qua Calcutta, báo chí tại đó đưa tin: “Một vị Lạt ma nổi tiếng, được xem như đứng hàng thứ tư sau Đại lai Lạt ma, hiện đang ở Calcutta. Vị Géché Rimpotsché cao quí hiện trên đường về Tây Tạng, sau khi đã chấm dứt chuyến hành hương đến các Thánh địa Phật giáo tại Bắc Ấn. Người ta cho rằng Ngài có nhiều Thần thông. Phần lớn thời gian của Ngài dành để học tập Kinh điển, giáo hóa học trò và thiền định. Ngài tránh đám đông, không bao giờ ra khỏi phòng và không bao giờ ngủ. Ngài được một đoàn gồm bốn mươi vị Lạt ma hộ tống. Các vị đó thăm Sarnath, Gaya và Rajgir. Tại Sarnath các vị sống trong lều”.

    Thông tin cho rằng Tomo Géché không bao giờ ngủ dựa trên thực tế là ông - như đã nói - không bao giờ nằm ngủ, mà luôn giữ thế ngồi thiền định suốt đêm, thế nên dù có ngủ ông cũng không mất sự điều khiển thân mình. Vì vậy ngay cả giấc ngủ, theo phép tu thiền định cao nhất, cũng chỉ là sự tiếp tục của một Diệu pháp, nhưng ở trong một bình diện ý thức khác. Hiển nhiên là không ai nghi ngờ Tomo Géché có trình độ tâm thức vượt hẳn so với người thường không tu tập, nhưng chắc ông sẽ không nhận từ “Thần thông” và nhất là chống lại cách phổ biến như thế trong quần chúng. Khi giới ký giả vì tò mò đã tìm cách hỏi ông về các năng lực siêu nhiên và các lễ nghi huyền bí của Phật giáo Tây Tạng, ông chấm dứt câu chuyện và nói thêm những điều đó không có lợi ích gì cho việc hiểu giáo lý căn bản của Đức Phật.

    Thế nên giới ký giả đành ghi chép những chuyện xảy ra bên lề của chuyến hành hương. Họ biết thêm rằng Sardar Bahadur Ladenla là trưởng đoàn. Ông là người phục vụ cho Đại lai Lạt ma thứ 13 với nhiều cương vị khác nhau và được Ngài trao tặng hàm của một tướng lãnh. Họ còn viết thêm là Tomo Géché và Ladenla đã nạm vàng cho bức tượng Phật ở Sarnath và vị tiểu vương xứ Bhutan đã gửi theo tặng một tấm vải bạc cho bức tượng.

    Tôi tìm thấy các mẫu báo này trong nhật ký và bá tước Veltheim-Ostrau, người được diện kiến Tomo Géché Rimpotsché tại Calcutta ngày 2.2.1936. Vì quá nhiều người đến viếng, ông không nói chuyện được với vị Lạt ma. “Giữa đám đông người đến rồi đi, Lạt ma như cái trục của sự tĩnh lặng. Ông ngồi trên một tấm thảm, mỉm cười yên lặng. Vị này gây nên một ấn tượng vô cùng cao quí, già dặn tri thức, như người đã đạt đến tình trạng Giải thoát”.

    Và thực là như vậy; vì đây là giai đoạn cuối cùng của đời Tomo Géché và nhất là sự chủ động bước qua một cuộc sống mới đã xảy ra trong năm sau, điều đó nói lên ý nghĩa chữ “Giải thoát” ở trên, đó là sự chiến thắng thần chết.

    Katschenla kể cho tôi nghe điều gì đã xảy ra trong những ngày cuối đời của vị đạo sư; và về sau trong một chuyến thăm tại Dungkar, tu viện của Tomo Géché tại thung lũng Tomo miền Nam Tây Tạng, tôi nghe thêm chi tiết về cái chết của ông từ chính các tu sĩ có mặt lúc đó. Vị thầy biết đến lúc đã phải rời bỏ tấm thân nay đã trở thành gánh nặng. “Nhưng”, ông nói, “không có lý do để buồn phiền. Ta không rời các con, chẳng bỏ làm chuyện đạo pháp. Nhưng thay vì kéo lê tấm thân già này, ta sẽ trở về thân mới. Ta hứa với các con sẽ trở lại. khoảng ba bốn năm nữa các con có thể tìm thấy ta”.

    Không bao lâu sau khi nói những lời này ông rút vào phòng thiền quán và không cho ai được quấy rầy, mặc dù vẫn ở trong phòng thường ngày của mình. Ông đi vào tình trạng nhập định sâu xa liên tục mấy ngày liền. Sau mười ngày trôi qua và thấy ông vẫn bất động trên bồ đoàn, các tu sĩ chuyên lo lắng cho ông bắt đầu thấy ấy náy. Một vị cầm một tấm gương đưa trước mặt ông. Khi thấy gương không bị mờ, người ta biết hơi thở ông đã dứt. Vị đạo sư đã từ bỏ thân mình ra đi trong lúc thiền định và chủ động bước qua ngưỡng cửa sinh tử - hay đúng hơn: ngưỡng cửa của đời này và đời sau.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    PHẦN THỨ BA - TỬ VONG VÀ TÁI SINH
    __________________________________________________ ______________________________________


    HÓA THÂN (33)


    Sự tạo dựng một hình ảnh sáng tạo, chứa mầm mống của ý niệm cao đẹp nhất, đó là ý nghĩa đích thực của từ “Magie”, đó chính là lực tạo tác, nó có thể sinh thành hay chuyển hóa sắc thể. Vì thế một ý niệm chỉ có tác dụng khi nó phải được xuất hiện bằng một biểu tượng, biểu tượng đó không chỉ là một dấu hiệu thông thường ẩn dụ văn thơ, mà là một biểu tượng có giá trị nhất định, sinh động, cơ bản, đủ khả năng gây cảm thọ trực kiến nội tâm và chứng nghiệm. Đó là lý do tại sao Phật giáo Tây Tạng lại quan tâm nhiều đến linh ảnh và trực kiến về các biểu tượng của Phật quả - các biểu tượng đó cũng nhiều như các tính chất của một vị giác ngộ - và sự quán chiếu các hình tượng thờ cúng, man-da-la (linh phù), thần chú và các thứ tương tự. Tất cả những thứ này không phải là ngoại vật để họ tôn thờ mà chủ yếu là phương tiện để quán chiếu, qua đó mà hành giả trở thành đồng nhất với ý niệm của mình, bằng cách tự chuyển hóa mình trở thành chính niệm, biến mình thành hiện thân của ý niệm.

    Tại Tây Tạng, người ta biết đến một phép tu dành cho những người biết giáo lý Bardo Thodol (nói về thân trung ấm, tức là dạng ý thức giữa sống và chết hay giữa chết và sự tái sinh). Mục đích của phép này là đi thẳng và trung tâm của tự tính chúng ta, đó là chỗ mà ý thức rút về khi cái chết của thân thể trờ tới, nơi ý thức chứng nghiệm sự chuyển đổi từ đời nay qua đời sau. Nơi đây không phải chỗ để soi xét lại quá khứ hay nhìn trước tương lai mà là nhận thức và tri kiến trọn vẹn những mầm mống đang hiện tiền của các khả năng sắp xảy ra. Ai nhận tức được tự tính đích thực của chúng, người đó sẽ làm chủ những năng lượng tàng ẩn trong chúng và trong phút giây của sự chết có thể lèo lái chúng, để khi chúng được giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thân cũ, chủ dộng tiếp nối sức mạnh của chúng để đưa vào một thân mới.

    Quá trình này được Tây Tạng gọi là “chuyển thức” (hphoba). Đó là một hành động di chuyển ý thức, nó có thể xảy ra giữa hai cá nhân đã phát triển toàn vẹn hay sự chiếu rọi ý thức của một người lên một mầm sống vừa tượng hình trong lòng mẹ. Một sự tác động trực tiếp của ý thức lên ý thức hay sự tập hợp tinh lực tâm linh dồn lên một sinh cơ nhạy cảm, sẵn sàng cảm nhận mà bản thân nó chưa biết hoạt động chỉ thụ động nằm chờ; ngày nay dựa trên kiến thức của kỹ thuật radio, mối liên hệ giữa máy phát và máy nhận ta có thể hiểu được.

    Nếu người bình thường hay chịu cái chết bất chợt và bị nó áp đảo thì những kẻ đã kiểm soát được thân tâm đủ khả năng tự rút ra khỏi thân thể mình, không phải chịu cái đau đớn vật vã chống lại cái chết và ngay lúc đó cũng vẫn không mất sự làm chủ về thân mình.

    Điều này được chứng tỏ trong cái chết của Tomo Géché với bằng cớ là thân ông vẫn bất động trong thế ngồi thiền định sau khi chết lâu cũng thế. Không ai biết rõ cái chết đến từ lúc nào. Có thể nhiều ngày đã trôi qua khi người ta đưa tấm gương trước mặt ông. Cả tuần sau thân ông vẫn yên thế, như H.E. Richardson, vị đặc mệnh người Anh tại Tây Tạng dã xác nhận. Vài tuần sau khi nghe Tomo Géché chết, ông đi qua lũng, nơi có tu viện Dungkar Gompa. Và vì đã quen vị Rimpotsché lúc còn sống, ông dừng chân, đi ngựa lên tu viện nằm trên một đỉnh đá cheo leo giữa thung lũng phì nhiêu. Vị sư trưởng chào ông trân trọng và Richardson chưa kịp nói lời chia buồn thì vị vấy nói Rimpotsché vui mừng được tiếp ông. Hoàn toàn ngạc nhiên và nghĩ mình nghe tin sai, khách liền theo chủ vào phòng Rimpotsché. Ông ngạc nhiên xiết bao khi vào phòng thấy Tomo Géché ngồi yên trên chỗ thường lệ. Nhưng ông biết ngay đây chỉ là cái xác ngồi trước mặt mình. vị sư trưởng thì hầu như nghĩ khác, vì ông hành động y như vị Rimpotsché còn hiện tiền. Ông giới thiệu khách vào và mời ngồi. Rồi ông nói - hầu như như lặp lại tiếng nói của Rimpotsché - “Vị Ripotsché chào mừng ông và hỏi ông đi đường ra sao, có khỏe mạnh không?” - Với cách này mà câu chuyện diễn ra thực sự giữa Rimpotsché và Richardson, trong lúc đó thì trà vẫn được dâng lên và tất cả mọi sự đều bình thường, đến nỗi người khách không tin vào giác quan của mình nữa. Thật là một chuyện kỳ lạ và nếu Li Gotami và tôi nghe chính Richardson nói, mà sau đó vài năm chúng tôi gặp lại ông tại Gyantse thì chúng tôi ắt hẳn phải nghi ngờ.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #10
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
    PHẦN THỨ BA - TỬ VONG VÀ TÁI SINH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Dĩ nhiên không phải vị sư trưởng cố ý đóng kịch làm trung gian để tiếp xúc với thần thức Tomo Géché, ông làm trong niềm tin tưởng rằng vị đạo sư đang hiện tiền. Bao lâu mà tấm thân thiêng liêng đã từng chứa thần thức của ông duy trì - thì bấy lâu vị sư trưởng còn đối xử một cách đầy kính trọng như thời vị đạo sư còn sống.

    Đối với người phương Tây, thật khó mà hiểu tâm tư của một người Tây Tạng ngoan đạo và lại càng khó hiểu thái độ của những kẻ mà cái sống và chết không phải là hai thái cực mà chỉ là hai mặt của một thực tại độc nhất. Từ thế đứng này, ta có thể hiểu được người Tây Tạng ít sợ chết hơn phần lớn người khác. Khía cạnh cúng tế thần chết của tôn giáo thời tiền sử cũng như di hưởng của nó trong truyền thống và lễ nghi của Phật giáo Tây Tạng - trong đó biểu tượng của cái chết như sọ người, bộ xương, thây ma và mọi dạng của nát rữa, sự hoại diệt… được ý thức - không phải phương tiện để xa lánh và quay lưng với cuộc sống mà là cách để chế ngự các thế lực đen tối chúng diễn tả mặt trái của đời sống.

    Thân của Lạt ma nổi tiếng (như Đại lai Lạt ma và Ban thiền Lạt ma) không được thiêu đốt hay hủy diệt mà được thờ như xá lợi, trong các đàn thờ dát vàng bạc mà ta gọi là Tschorten, được giữ lại cho hậu thế. Một đàn thờ như thế được dành cho Tomo Géché và sự trang hoàng tuyệt đẹp của đàn không phải chỉ là biểu tượng của sự chứng thực cao tột của ông mà còn nói lên tình yêu thương và sự tôn quí của người Tây Tạng dành cho ông. Khi nghe ông mất, hàng ngàn người xa gần đều đến Dungkar Gompa để tỏ lòng tôn kính lần cuối và mang theo phẩm vật như vàng bạc và đá quý để xây đàn. Ngay cả những người nghèo khổ cũng nhất định góp phần mình vào đó: nhiều người dâng tặng bông tai có gắn đá xanh, nhẫn hay vòng đeo tay, kẻ khác dâng vật trang sức bằng san hô hay vật dụng bằng bạc. Họ không tiếc gì công của để xây dựng một cái đàn xứng đáng, để đời sau còn nhắc nhở đến vị đạo sư vĩ đại, để con cháu được hưởng sự hiện diện tâm linh của ông. Lòng thiết tha và dâng cúng của tín đồ thật không sao kể xiết. Vì tặng phẩm quá nhiều, ở dạng bảo vật, tiền bạc và đồ trang hoàng nên người ta phải làm một cái đàn bằng bạc cao hai tầng, khắc họa mọi hình tướng, dát vàng bạc, và đầy những thứ đá quý, san hô. Các thợ bạc khéo nhất được triệu đến để hoàn thành một công trình mỹ thuật và hoàn hảo.

    Phần dưới của đàn đủ lớn để tạo ra một không gian, nơi đó đặt xác ướp của Géché cùng với mọi pháp khí để trên bàn thờ trước thân ông, như lúc còn sống. Còn đàn thì được để trong một tòa nhà lớn xây lên chỉ dành cho ông mà các vách tường xung quanh đều được tô vẽ bằng hình tượng Phật, Bồ-tát và các vị Hộ pháp đầy uy lực cũng như một số Thánh nhân khác, trong số đó có hình tượng của tám mươi bốn vị thành tựu giả (Siddha)

    Trước khi thân ông được chính thức đưa vào an nghỉ trong đàn(34) thì một bức tượng gần bằng người thật với thân người và nét mặt giống ông được hoàn thành bởi các nghệ nhân truyền thống. Trong mỗi đền do Tomo Géché dựng lên và cai quản đều nhận được một bức tượng đúc lại từ đó và thờ bên cạnh tượng Di Lặc. Tượng Tomo Géché được trình bày với ấn giáo hóa, tay mặt đưa lên cao bàn tay ngửa ra ngoài, như ấn vô úy của Phật Bất Không Thành Tựu, nhưng khác ở chỗ là ngón tay cái và tay trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn, ám chỉ sự giáo hóa của pháp phi thời gian, từ đó mà sinh ra tri kiến vô úy.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •