DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 23/59 ĐầuĐầu ... 13212223242533 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 221 tới 230 của 588
  1. #221
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Nếu các hàng Hữu Học, tu Pháp lặng yên được mầu sáng, chỗ thắng diệu vẹn tròn hiển hiện, tôi ở trước kẻ ấy, hiện thân Độc Giác, vì họ thuyết pháp, khiến cho Giải Thoát. Nếu các hàng Hữu Học, đoạn mười hai Nhân Duyên, duyên dứt thì Thắng Tánh nhiệm mầu trổi vượt hiện ra tròn vẹn, tôi ở trước kẻ ấy, hiện thân Duyên Giác, vì họ thuyết pháp, khiến được Giải Thoát".

    Thông rằng :

    Bậc Bích Chi Phật có hai loại : Một là sanh đời không Phật, xét thấu sự vật biến chuyển, tự giác Vô Sanh, gọi là Độc Giác. Hai là sanh đời có Phật, vâng theo Giáo Pháp của Phật, xét thấu Nhân Duyên mà ngộ Đạo, gọi là Duyên Giác. Lặng yên mầu sáng không phải là Bản Giác Mầu Sáng (Diệu Minh), mà nhân pháp tu Tịch Tịnh Lặng Yên mà đắc. Đoạn dứt mười hai Nhân Duyên, từ cái Vô Minh diệt cho đến Khổ Não diệt. Duyên đoạn thì Thắng Tánh hiện, do Diệt nên được Chứng, đều được chỗ Thắng Diệu hiện ra toàn vẹn. Đó là chỉ nhờ vào lý trí, riêng mình tỏ biết cái nhiệm mầu, riêng mình tỏ biết cái nhân duyên, chưa thể hồi tâm hướng về Đại Thừa, nên chưa thật Giải Thoát.

    Thiền sư Ngưu Đầu Dung ẩn nương hang đá, có sự lạ lùng là trăm chim ngậm bông đến. Tứ Tổ xa thấy khí tượng, biết chỗ ấy có người, mới tự thân tìm hỏi. Tổ hỏi nhà sư ở chùa : “Chốn này có đạo nhơn chăng?”

    Đáp : “Người xuất gia, ai chẳng phải là đạo nhân?”

    Tổ nói : “Vậy ai là đạo nhân?”

    Nhà sư không có lời đáp.

    Một nhà sư khác nói: “Từ đây vào núi khoảng mười dặm, có một ông thầy Dung lười biếng, thấy người chẳng đứng dậy, chẳng chắp tay chào, không phải là đạo nhân ư?”

    Tổ bèn vào núi, thấy thầy Dung ngồi thẳng tự nhiên. Tổ hỏi rằng: “Ở đây làm gì?”

    Thầy Dung nói: “Quán tâm”.

    Tổ nói: “Quán là người nào, tâm là vật gì?”

    Thầy Dung không đáp được, liền đứng dậy làm lễ, nói: “Đại Đức quý quán nơi nào?”

    Tổ nói: “Bần đạo chẳng nhất định ở đâu hoặc Đông hoặc Tây”.

    Thầy Dung nói: “Lại biết Đạo Tín thiền sư chăng?”

    Tổ nói: “Hỏi kẻ khác ấy làm gì?”

    Thầy Dung nói: “Bấy lâu hướng về thịnh đức, mong lễ ra mắt một phen”.

    Tổ nói: “Đạo Tín là bần đạo vậy”.

    Thầy Dung nói: “Nhân sao đến đây?”

    Tổ nói: “Độc chỉ đến hỏi thăm nhau. Lại không có chỗ nghỉ chăng ?”

    Thầy Dung chỉ phía sau, chỉ có một am nhỏ, bèn dẫn Tổ đến đó, chung quanh am chỉ thấy loài hổ, báo. Tổ bèn đưa hai tay làm vẻ sợ.

    Thầy Dung nói: “Dường còn cái ấy vậy”.

    Tổ nói: “Cái ấy là cái gì?”

    Thầy Dung không nói được.

    Chốc lát, Tổ trở lại chỗ tảng đá thầy Dung ngồi thiền, viết lên đó một chữ Phật. Thầy Dung xem thấy, giật mình.

    Tổ nói: “Dường còn cái ấy vậy”.

    Thầy Dung chưa hiểu, cúi đầu xin nói chỗ chơn yếu. Tổ trao cho pháp môn Đốn Giáo, sẵn đủ muôn Hạnh Bồ Tát.

    Thầy Quật Đa Tam Tạng xứ Tây Vực khế ngộ nơi lời dạy của Lục Tổ. Sau ngao du Ngũ Đài, thấy một nhà sư lập am tĩnh tọa.

    Thầy Tạng hỏi: “Ngồi một mình làm gì?”

    Đáp: “Quán Tịnh”.

    Thầy Tạng nói: “Quán, đó là người nào? Tịnh đó là vật gì?”

    Nhà sư làm lễ, hỏi: “Lý ấy thế nào?”

    Thầy Tạng nói: “Ông sao chẳng tự quán tự tịnh?”

    Vị sư ấy ngẩn ngơ.

    Thầy Tạng nói: “Ông ở phái nào ra?”

    Đáp: “Tổ Tú Thiền sư”.

    Thầy Tạng nói: “Xứ Tây Vực của tôi, kẻ thấp nhất trong ngoại đạo còn chẳng sa vào cái kiến giải này, là trơ trơ ngồi không, đối với đạo ích gì?”

    Vị sư lại hỏi: “Vị Tôn sư của thầy Tạng là ai?”

    Thầy Tạng nói: “Thầy tôi là Lục Tổ. Sao ông chẳng sớm đến Tào Khê cho rõ chơn yếu?”

    Vị sư liền sang tham vấn Lục Tổ. Tổ dạy giống như thầy Tạng. Nhà sư liền ngộ nhập.

    Nếu thầy Dung cùng nhà sư này chẳng gặp Tứ Tổ, Lục Tổ, thì đã chứng Độc Giác, Duyên Giác rồi vậy. Mong gì có ngày Giải Thoát ư !



  2. #222
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh:

    “Nếu các hàng Hữu Học, đắc Tứ Đế Không, tu Đạo Đế, Nhập Diệt Đế, Thắng Tánh hiện ra tròn vẹn, tôi ở trước người ấy hiện thân Thanh Văn, vì họ thuyết pháp, khiến cho Giải Thoát.

    Thông rằng:

    Pháp Tứ Đế là Biết Khổ, Đoạn Tập, Chứng Diệt, Tu Đạo. Cho đến vào Diệt Tận Định, ham mê cái vui Tịch Diệt, không có ý độ sanh, gọi đó là Thanh Văn, y vào tiếng dạy mà tu Đạo vậy.

    Tổ Quy Sơn đang ngồi, thầy Ngưỡng Sơn đi vào.

    Tổ Quy Sơn nói: “Huệ Tịch nói mau, chớ sa vào Ấm, Giới!”

    Ngưỡng Sơn nói: “Huệ Tịch đây chỗ tin hiểu cũng chẳng lập”.

    Tổ Quy nói: “Ông chỗ tin hiểu chẳng có lập. Chẳng tin, chẳng lập”.

    Ngưỡng Sơn nói: “Chỉ đó là Huệ Tịch, còn tin gì nữa?”

    Tổ Quy nói: “Nếu như thế là Định Tánh Thanh Văn”.

    Ngưỡng Sơn nói: “Huệ Tịch đây, Phật cũng chẳng lập”.

    Tổ Vân Cư Ứng sai thị giả đem cái khố cho một đạo giả ở am.

    Đạo giả nói: “Tự có cái khố của mẹ sanh rồi, chẳng nhận”.

    Tổ Ứng lại sai thị giả hỏi: “Khi cha mẹ chưa sanh, thì mặc cái gì?”

    Đạo giả không lời đáp.

    Về sau, tịch; có xá lợi đem đến Tổ Ứng.

    Tổ Ứng nói: “Dù cho được tám hộc bốn đấu, chẳng bằng khi ấy thốt được một lời chuyển ngữ”.

    Vị đạo giả này, quyết nhận cái khố mẹ đẻ, thật đó là định tánh Thanh Văn. Ngưỡng Sơn lại có thể nói một lời chuyển ngữ rằng, “Huệ Tịch đây, Phật cũng chẳng lập”, thật là thấy mặt mày lúc chưa sanh.



  3. #223
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts
    Kinh:

    “Nếu các chúng sanh muốn tâm tỏ ngộ, chẳng phạm dục trần, muốn thân trong sạch, tôi ở trước người ấy, hiện thân Phạm Vương vì họ thuyết pháp, khiến cho Giải Thoát.

    Thông rằng:

    Phạm Vương, Chúa trời cõi Sắc tên là Thi Khí, đây gọi là Đảnh Kế, ở đỉnh cõi Sơ Thiền. Bậc Độc Giác, Thanh Văn ở cõi trời Tứ Không. Ở dưới là Phạm Vương. Dưới cõi Phạm Thiên là Lục Dục Thiên. Chẳng phạm dục trần, chẳng những không muốn cái dục thanh sắc thô kệch của nhơn gian, mà cái vui của trời Tha Hóa Tự Tại cũng chẳng ưa, muốn tiến đến Tứ Thiền, do niệm xả nên trong sạch, muốn được cái thân trong sạch không hỉ, không lạc vậy.

    Tổ Nam Dương Trung Quốc Sư hỏi thiền sư Tư Không Sơn Bổn Tịnh rằng: “Ông từ đây về sau thấy lời lẽ kỳ đặc thì như thế nào?”

    Tổ Tịnh nói: “Không một niệm tâm ham”.

    Quốc Sư nói: “Đó là chuyện trong nhà ông”.

    Lại có nhà sư hỏi Trung Quốc Sư : “Như sao là Giải Thoát?”

    Quốc sư nói: “Các pháp chẳng đến nhau, ngay đây là Giải Thoát”.

    Nhà sư nói : “Như thế là đoạn dứt đi vậy”.

    Quốc Sư nói: “Đã nói với ông là các pháp chẳng đến nhau, đoạn cái gì?”

    Từ chỗ tự hiện thân Phật thuyết pháp, đến đây là năm Pháp Giải Thoát, đều chỉ rút về một đường hướng thượng. Từ chỗ Đế Thích về sau, chỉ khiến cho thành tựu mà thôi. Phật Pháp và thế gian pháp, nếu thấy được cái Chân Thật, cả thảy nào có khác nhau.



  4. #224
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh:

    “Nếu các chúng sanh muốn làm Chúa cõi Trời, thống lãnh Chư Thiên, tôi ở trước người ấy, hiện thân Đế Thích, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Đế Thích có nhiều tên: Một là Thích Đề Hoàn Nhân, hai là Kiều Thi Ca; ở đỉnh Tu Di, bốn phía, mỗi phía là tám cõi trời, hợp lại là ba mươi hai cõi trời, đều thống lãnh hết.

    Tôn giả Tu Bồ Đề một hôm đang thuyết pháp, vua Đế Thích rải hoa xuống.

    Tôn giả hỏi: “Hoa này từ trời được ư?” Từ đất được ư? Từ người được ư?”

    Đế Thích rằng: “Chẳng phải vậy”.

    Tôn giả nói: “Từ đâu mà được?”

    Đế Thích liền đưa tay lên.

    Tôn giả nói: “Như vậy, như vậy”.

    Xưa, Đức Thế Tôn dùng ngọc Ma Ni chỉ bày cho Vua Trời ở năm phương. Mỗi vị nói là xanh, vàng, đỏ, trắng. Thế Tôn đưa tay lên mà chỉ bày, thế mà đều không thấy. Thế Tôn nói : “Ta lấy ngọc thật chỉ bày cho các ông, mà đều chẳng biết”. Vua Trời ở năm phương do đó ngộ nhập.

    Đế Thích nay trước Tôn Giả đưa tay lên, cái dụng thật là thân thiết. Vua Đế Thích cũng tỏ hiểu Thiền vậy.



  5. #225
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Nếu các chúng sanh muốn Thân Tự Tại, đi khắp mười phương, tôi ở trước người ấy, hiện thân Tự Tại Thiên, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng :

    Trời Tự Tại tức Trời Tha Hóa Tựï Tại. Mượn chỗ gây làm của kẻ khác, lấy làm cái vui riêng mình, đó là trên đỉnh Dục Giới. Hoặc nói có riêng chỗ ở của Ma Vương, thì cũng gồm trong Trời Tự Tại.

    Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa hành hóa nhiều nơi, người được độ rất nhiều. Do đó, cung ma chấn động, Ba Tuần lo sợ, bèn dùng hết ma lực để phá chánh pháp. Tôn giả bèn nhập định, xem xét nguyên do. Ba Tuần được dịp, lén cầm chuỗi ngọc tròng vào cổ Ngài. Tôn giả xuất định, bèn lấy ba thây chết của người, chó và rắn, hóa làm tràng hoa, dỗ Ba Tuần rằng: “Ông cho tôi chuỗi ngọc, thật rất đẹp quý. Tôi có tràng hoa để dâng đáp nhau”.

    Ba Tuần rất mừng, đưa cổ ra nhận, bỗng biến thành ba thứ thây chết, giòi bọ nhoi đục sình thối. Ba Tuần gớm ghét, dùng hết thần lực mà chẳng dời chuyển, bèn bay lên cõi trời Lục Dục, bảo các Chúa Trời, cùng xin Phạm Vương, cầu được thoát khỏi.

    Mỗi vị đều nói: “Đệ tử của Phật thập lực đủ mọi thần biến, chúng tôi là hạng phàm lậu làm sao trừ nổi?”

    Ba Tuần nói: “Thế thì làm sao?”

    Phạm Vương nói: “Ông nếu hồi tâm với Tôn Giả, liền có thể trừ dứt”.

    Bèn nói bài kệ, khiến cho hồi hướng:

    “Đã do đất trợt té

    Phải do đất đứng dậy

    Lìa đất cầu đứng dậy

    Làm gì có lý ấy”.


    Ba Tuần nghe dạy rồi, liền xuống khỏi cung trời, lễ dưới chân Tôn Giả, thiết tha sám hối.

    Tôn giả nói: “Từ nay trở đi, đối với Phật Pháp, ông không còn làm rối hại nữa chăng?”

    Ba Tuần nói: “Tôi thề hồi hướng Phật Đạo, vĩnh viễn dứt lìa điều ác”.

    Tôn giả nói: “Nếu như thế, ông có thể tự miệng mình xướng lên lời quy y Tam Bảo”.

    Ma Vương chắp tay, xướng ba lần. Tràng hoa dẹp hết. Bèn vui vẻ nhảy nhót, làm lễ tôn giả mà nói bài kệ rằng :

    “Kính lạy Đấng Tam Muội

    Đệ tử Thánh Mười Lực

    Tôi nay nguyện hồi hướng

    Chẳng còn sự yếu hèn”.


    Xem bài kệ Phạm Vương, thật là lý nhiệm mầu của hồi hướng. Chẳng phải là Hóa Thân Bồ Tát đó sao?



  6. #226
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh
    : “Nếu các chúng sanh muốn Thân Tự Tại, bay đi trên hư không, tôi ở trước người ấy, hiện thân Đại Tự Tại Thiên, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Trời Đại Tự Tại tức là Ma Hê Thủ La Thiên. Ba mắt tám tay, cỡi trâu trắng, cầm phất trắng, ở đỉnh cõi sắc, nên bay đi trên hư không.

    Kinh Niết Bàn nói: “Sao gọi là kho bí mật? Giống như chữ ( ), ba điểm, chụm dính lại thì chẳng thành chữ Y, tản ra cũng chẳng thành; như Ma Hê Thủ La Thiên, trên mặt có ba mắt, mới thành được chữ Y. Ba điểm riêng nhau, cũng chẳng thành được. Ta cũng như thế, cái pháp giải thoát cũng chẳng phải Niết Bàn. Thân của Như Lai cũng chẳng phải Niết Bàn. Ma Ha Bát Nhã cũng chẳng phải Niết Bàn. Ba pháp, mỗi cái khác nhau, cũng không phải Niết Bàn. Nay Ta an trụ ba pháp như thế, vì chúng sanh mà gọi là nhập Niết Bàn, giống như chữ Y của đời”.

    Tổ Nham Đầu thượng đường, nói: “Ta thường nghiên cứu kinh Niết Bàn, trong bảy, tám năm thấy hai ba đoạn nghĩa, giống như lời nói của nhà Thiền”.

    Rồi lại nói: “Thôi! Thôi!”

    Khi ấy, có một nhà sư bước ra làm lễ, xin thầy nói ra.

    Tổ Đầu nói: “Giáo ý của ta như chữ Y ( * ) ba điểm. Thứ nhất, hướng về phương Đông hạ một điểm, điểm khai mắt của các Bồ Tát. Thứ hai, hướng về phương Tây hạ một điểm, điểm mạng mạch của các Bồ Tát. Thứ ba, hướng phương trên hạ một điểm, điểm đảnh của các Bồ Tát. Đây là đoạn nghĩa thứ nhất. Lại nói, giáo ý của ta giống như banh mở cửa trên mặt của Ma Hê Thủ La Thiên, dựng đứng một con mắt lẻ. Đây là đoạn nghĩa thứ hai. Lại nói, giáo ý của ta như trống tẩm độc [Tiếng của cái trống độc hay giết người. Kinh Niết Bàn nói: Âm Thanh thường trụ của Phật Tánh hay giết hại tội ngũ nghịch, thập ác của chúng sanh], đánh một tiếng xa gần nghe đến đều chết ráo. Đây là đoạn nghĩa thứ ba”.

    Khi ấy, Thượng Tọa Tiểu Nghiêm hỏi: “Như sao là trống tẩm độc?”

    Tổ Đầu hai tay đặt trên gối, thẳng thân, nói: “Hàn Tín lâm triều vậy”.

    Thầy Nghiêm không có lời lẽ.

    Tổ Phù Sơn Viễn thượng đường: “Chư Phật ra đời dựng nên giáo pháp chẳng lìa Trí Nhãn Ba Thân, cũng như ba con mắt của trời Ma Hê Thủ La. Vì sao? Một con thì giọt nước rỉ chẳng thông, tăng tục khó biện. Một con thì đại địa vẹn mở, mười phương suốt khắp. Một con thì cao thấp trong một cái nhìn, muôn loại xem bằng. Tuy nhiên như thế, bổn phận nhà sư ở chỗ đường lối ngăn trở nhau phải có Chánh Nhãn thông thiên mới được. Bởi thế mới nói ba đời Chư Phật chẳng biết có [Hữu vi]. Loài hồ ly cái, trâu trắng đực lại biết có. Hãy nói hồ ly cái, trâu trắng đực biết có là có cái gì? Am hiểu ư?”

    Đêm Thu mưa giăng ngàn nhà vắng

    Ngày lụn tựa đài một tiếng tiêu.


    Ba mắt trên mặt của Ma Hê Thủ La Thiên như ba điểm nếu chữ Y. Tông môn mượn đó xướng lên lẽ huyền. Chớ nói là không lời, Âm Thanh ấy như sấm!



  7. #227
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh:

    “Nếu các chúng sanh muốn thống lĩnh Quỷ Thần, cứu hộ cõi nước, tôi ở trước người ấy, hiện thân Thiên Đại Tướng Quân, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Thiên Đại Tướng Quân thống lĩnh Quỷ Thần, làm Thượng Tướng của Đế Thích.

    Ngài Thiên Thai Trí Giả ban đầu trụ ở Ngọc Tuyền.

    Quan Công Đại Tướng Quân ứng mộng, nói: “Tôi cùng con là Quan Bình cai trị núi này lâu rồi vậy”.

    Ngài Trí Giả thuyết cho giới ba Quy Y.

    Quan Công thề nguyện làm Hộ Pháp. Đến nay vẫn cứu hộ cõi nước, vẫn rất linh hiển.

    Thầy Truyền Sơn Phổ đến Tổ Hoàng Long thỉnh ý chỉ, hỏi rằng: “Ông Anan hỏi Tổ Ca Diếp: “Ngoài áo cà sa, Thế Tôn phó truyền pháp gì?”

    “Tổ Ca Diếp gọi lớn: “Anan!”

    “Anan ứng tiếng: “Dạ”.

    “Tổ Ca Diếp nói: “Ngã rồi cây cột phướn trước cửa!”

    “Ý chỉ thế nào?”

    Tổ Nam Công [Hoàng Long] nói: “Ông ra khỏi đất Thục từng đến Ngọc Tuyền chăng?”

    Đáp: “Đã từng đến”.

    Lại hỏi: “Từng ở lại chăng?”

    Đáp: “Một đêm rồi đi”.

    Tổ Nam Công nói: “Đạo tràng của Trí Giả, Quan Tướng Quân dâng cúng, cùng kết duyên nhau lúc nào mà ngại”.

    Thầy Phổ lặng im. Giây lâu hỏi lý trước. Tổ Nam Công cúi đầu.

    Thầy Phổ bước ra rất hãi hùng, nói: “Nghĩa hổ Tây Xuyên không làm tiêu một cái khạc nhổ của lão này”.

    Còn Tổ Thúy Nham Chân thượng đường: “Tiên Đức nói, “Việc này như đốt mai rùa. Đốt bèn thành điềm bày ra tốt xấu, không đốt thành không biết”. Đốt cùng chẳng đốt, liền là hoa mắt. Thượng Lam [Tự xưng] thì chẳng thế, không cố chấp, không nhất định. Hư không cỡi ngựa, đất hạn đi thuyền. Núi Nam khởi mây, núi Bắc mưa xuống!”

    Bèn cầm cây gậy lên, nói rằng: “Cây gậy hóa làm Thiên Đại Tướng Quân đi khắp bốn thiên hạ. Có giữ tiết hay chẳng giữ tiết, có giới hạnh hay chẳng giới hạnh, nhất thời tâu cùng trời Đế Thích”.

    Bèn hét, nói:

    “Trượng phu tự có chí xông trời

    Chẳng hướng đường đi Như Lai đi”.


    (Trượng phu tự hữu xung thiên chí

    Mạc hướng Như Lai hành xứ hành).


    Liền đánh vào bàn một cái.

    Hai vị tôn túc đây, đều đem Đại Tướng Quân mà thuyết pháp. Tức là vì Đại Tướng Quân mà thuyết pháp vậy.



  8. #228
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh :

    “Nếu các chúng sanh muốn thống lĩnh thế giới, bảo hộ chúng sanh, tôi ở trước người ấy, hiện thân Tứ Thiên Vương, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng :

    Tứ Thiên Vương ở giữa núi Tu Di. Mặt trời mặt trăng đi qua vòng trước cung. Đó là thần của Đế Thích bảo hộ cho bốn cõi thiên hạ [Tứ Đại Châu].

    Quan Lục Đại Phu hỏi Tổ Nam Tuyền : “Thiên Vương ở địa vị nào?”

    Tổ Tuyền nói: “Nếu là Thiên Vương, thì chẳng phải địa vị”.

    Ông Lục nói: “Đệ tử nghe nói Thiên Vương ở Sơ Địa”.

    Tổ Tuyền nói: “Đáng dùng thân Thiên Vương để được độ, liền hiện thân Thiên Vương, vì đó thuyết pháp”.

    Thử nói xem Nam Tuyền nói Giáo hay nói Tông?

    Kinh:

    “Nếu các chúng sanh muốn sanh nơi Thiên Cung, sai khiến Quỷ Thần, tôi ở trước người ấy, hiện thân Thái Tử của Tứ Thiên Vương, vì họ thuyết pháp khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Theo phẩm Phổ Môn, có thần Chấp Kim Cang không có Quốc Thái Tử. Nhưng sai khiến Quỷ Thần là Thần Chấp Kim Cang tức là một loại Quốc Thái Tử vậy.

    Thái Tử Na Tra, con Tỳ Sa Môn Thiên Vương, mỗi nửa đêm theo hầu Tuyên Luật Sư, hoặc đỡ chân cho khỏi té, hoặc đàm luận thắng cảnh Ngũ Đài Sơn. Đó là chỗ Nhị Thừa không biết nổi. Đây là ghi chép lại rõ ràng trong truyện Luật Sư.

    Có nhà sư hỏi Thiều Quốc Sư: “Thái Tử Na Tra lóc thịt trả lại cho mẹ, chẻ xương trả lại cho cha. Sau đó hiện lại bổn thân, vận dụng đại thần lực, ở trên tòa sen, vì cha mẹ thuyết pháp; chưa rõ như thế nào là thân Thái Tử?”

    Đáp rằng : “Mọi người đều thấy Thượng Tọa hỏi”.

    Nhà sư ấy hỏi: “Như thế tức cõi Đại Thiên đồng một Chân Tánh vậy”.

    Quốc Sư nói: “Phảng phất tựa khúc đàn mới nghe, lại bị gió thổi thành điệu khác”.

    Ngẫm nghĩ chỗ này thì thân Thái Tử, thân Bồ Tát mọi thứ chọn xét đều chẳng có ra được.



  9. #229
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh
    :

    “Nếu các chúng sanh muốn làm Vua cõi người, tôi ở trước người ấy, hiện thân Vua, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Từ Vua Kim Luân, cho đến Vua Túc Tán đều là Vua của loài người vậy. Kinh Pháp Hoa chỉ nói đến Tiểu Vương, đều là chỉ Vua trong loài người.

    Vua Văn Tông nhà Đường rất thích con sò. Quan Sử miền duyên hải lúc trước thường chuyển dâng, người phải nhọc mệt. Một hôm, trong ngự cổ có con chẻ chẳng mở ra. Vua lấy làm lạ, liền đốt hương cầu khẩn; bèn mở ra, thì thấy hình dung của vị Bồ Tát, tướng thanh tịnh đầy đủ. Vua bèn lấy hộp bằng cây hương đàn đỏ mà đựng, gấm tốt bao trên, hiến cho chùa Hưng Thiện, để cho chúng tăng chiêm ngưỡng, lễ bái. Vua hỏi quần thần đây là điềm lành gì? Bèn tâu ở núi Thái Nhất chỉ có thiền sư Chính, rõ sâu Phật pháp, xin chiếu mời hỏi. Vua liền xuống chiếu mời sư đến để hỏi việc ấy.

    Tổ Chính nói: “Đáng dùng thân này để được độ, liền hiện thân này, vì đó thuyết pháp”.

    Vua nói: “Thân Bồ Tát đã hiện mà chưa nghe thuyết pháp”.

    Tổ Chính nói: “Bệ hạ thấy đấy là thường ư ? Là phi thường ư?”

    Vua nói: “Sự lạ ít thấy, Trẫm rất tin vậy”.

    Bệ Hạ đã nghe thuyết pháp rồi vậy”.

    Lòng vua vui vẻ, ra chiếu cho chùa chiền trong thiên hạ, mỗi nơi đều lập tượng Quan Âm, để đền đáp việc tốt lành đặc biệt ấy.

    Con sò đó dùng cái không nói mà nói, Tổ Chính dùng lời nói mà nói; đều là Hóa Thân đó vậy.



  10. #230
    NỤ Avatar của Thiện Tâm
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    601
    Thanks
    275
    Thanked 229 Times in 156 Posts


    Kinh
    :

    “Nếu các chúng sanh muốn làm chủ gia đình danh tiếng, thế gian kính nhường, tôi ở trước người ấy, hiện thân Trưởng Giả, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Bậc Trưởng Giả có đủ mười đức là dòng dõi sang quí, địa vị cao, giàu lớn, oai thế mạnh mẽ, trí sâu xa, tuổi thọ, hạnh trong sạch, đầy đủ lễ nghi, trên khen, dưới phục, giống như bậc nguyên lão của quốc gia.

    Ông Lý trưởng giả tên là Thông Huyền, người Đông Bắc Thái Nguyên, hoặc gọi là bậc Tôn Thất nhà Đường. Năm Thứ Bảy Khai Nguyên, ở ẩn nơi Thổ Khám núi Phương Sơn, làm bộ Hoa Nghiêm Hiệp Luận gồm bốn mươi pho. Cọp quỳ đội kinh, rồng thần hóa suối. Ngày có Thiên Nữ hầu phụng, đêm thì ánh sáng của trăng thay đuốc. Ngày thị tịch, chim thú buồn kêu, khí sáng tột trời. Tuổi thọ chín mươi sáu.

    Ông Trương Vô Tận cho là Đức Văn Thù, Phổ Hiền hiện huyễn thân, đâu biết chẳng phải Đức Quan Âm hiện huyễn thân vậy ư?

    Kinh:

    “Nếu các chúng sanh thích đàm luận những danh ngôn, giữ mình trong sạch, tôi ở trước người ấy, hiện thân Cư Sĩ, vì họ thuyết pháp, khiến cho thành tựu.

    Thông rằng:

    Nghe rộng hiểu nhiều, chẳng cần quan tước, của cải giàu có, giữ chí liêm khiết, gọi là Cư Sĩ.

    Ông Bàng Uẩn, hiệu Đạo Huyền, người xứ Hành Dương sớm ngộ sự mỏi nhọc của đời, chí tìm cầu chân lý.

    Ban đầu, ra mắt Tổ Thạch Đầu, hỏi rằng: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn lứa, ấy là người nào?”

    Tổ Đầu lấy tay bịt miệng.

    Hoát nhiên tỉnh ngộ.

    Ngày nọ, Tổ Đầu hỏi: “Từ khi gặp lão tăng đến nay, việc hàng ngày của ông thế nào?”

    Cư sĩ đáp: “Nếu hỏi việc dùng hàng ngày, tức không có chỗ mở miệng”.

    Bèn trình kệ:

    “Việc hàng ngày không khác

    Riêng ta tự an bằng

    Mỗi mỗi không nắm, bỏ

    Chốn chốn chẳng chống ngăn

    Lộn xộn ai bày nhỉ?

    Non Khưu bặt bụi trần

    Gánh nuớc cùng vác củi

    Đó: diệu dụng, thần thông”.


    Tổ Đầu bằng lòng, hỏi : “Ông dùng áo đen hay trắng?”

    Cư sĩ nói: “Nguyện theo chỗ thích”.

    Bèn chẳng cạo, nhuộm.

    Sau đến tham vấn Đức Mã Tổ, hỏi rằng: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn lứa, ấy là người nào?”

    Ngài Mã Tổ nói: “Đợi ông hớp một ngụm hết nước Tây Giang, ta sẽ vì ông nói!”

    Cư sĩ ngay lời nói nhận liền huyền chỉ. Bèn ở lại tham học hai năm.

    Có bài kệ rằng:

    “Có trai chẳng cưới

    Có gái chẳng gả

    Cả nhà sum vầy lại

    Cùng nói lời Vô Sanh”.


    Từ đó cơ phong nhanh lẹ, các nơi đều hướng về.

    Cư sĩ xứ Đông Độ, phải lấy họ Bàng làm đầu. Vợ chồng, trai gái đều lên Vô Thượng Giác. Đó là hậu thân của Duy Ma, Kim Túc rộng nói Pháp Môn Bất Nhị. Cũng chẳng là xưa cũ vậy.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •