DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 189
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nghĩa là ác ma kia biết Bồ-tát này luôn luôn suy nghĩ, ước nguyện: Khi ta thành Phật sẽ được công đức danh hiệu như vậy. Theo sự ước nguyện mà thọ ký cho Bồ-tát đó.

    Khi Bồ-tát này xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo, nghe ma thọ ký nên suy nghĩ: Lạ thay! Người này thọ ký cho ta sẽ thành Phật với công đức danh hiệu cùng tương ứng với ước nguyện từ lâu của ta. Do đây nên biết, chư Phật quá khứ chắc chắn đã thọ ký cho ta thành đại Bồ-đề. Ta đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề quyết định sẽ đạt được, không còn thối lui. Khi ta thành Phật nhất định sẽ được công đức và danh hiệu tôn quý như vậy.

    Các Bồ-tát này như vậy, ác ma hoặc quyến thuộc của ma, hoặc các Sa-môn v.v… bị ma khống chế, thọ ký đời sau sẽ thành Phật với danh hiệu như vậy, như vậy … thì kiêu mạn càng tăng, nghĩ: Ta đời vị lai chắc chắn sẽ thành Phật, đạt được công đức danh hiệu như vậy. Các Bồ-tát khác không thể bằng ta.

    Thiện Hiện nên biết! Như Ta đã nói, các tướng hành trạng ở địa vị Bất thối chuyển, các Bồ-tát này đều chưa thành tựu, chỉ nghe ma nói thành Phật với danh hiệu hư dối liền sanh kiêu mạn, khinh miệt, chê bai các Bồ-tát khác. Do đó mà các Bồ-tát này xa lìa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, các Bồ-tát này xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, lìa bỏ bạn lành, bị bạn ác khống chế nên phải rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác .

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này nếu có thân này, lại được chánh niệm, chí thành sám hối lỗi lầm, lìa bỏ tâm kiêu mạn, gần gũi cúng dường thiện hữu chơn tịnh thì người đó dù luân hồi trong sanh tử nhiều đời, nhưng cuối cùng lại nương theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, lần lượt tu học sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này nếu có thân này mà chẳng đắc chánh niệm, chẳng thể sám hối lỗi lầm, chẳng lìa bỏ tâm kiêu mạn, chẳng ưa nương gần bạn lành chơn tịnh thì những Bồ-tát đó nhất định luân hồi trong sanh tử nhiều đời, sau dù có tinh tấn tu tập các thiện nghiệp nhưng vẫn rơi vào điạ vị Thanh văn hoặc Độc giác. Ví như Bí-sô cầu quả Thanh văn, đối với bốn tội trọng, nếu phạm một tội nào thì liền chẳng phải là Sa-môn, chẳng phải là đệ tử của đức Thích-ca. Người đó ngay hiện tại nhất định chẳng thể đắc quả Dự lưu v.v… vọng chấp hư danh Bồ-tát cũng như vậy, chỉ nghe ma nói thành Phật với danh suông liền sanh tâm kiêu mạn, khinh miệt, chê bai các chúng Bồ-tát khác. Nên biết, tội này nặng hơn tội Bí-sô hủy phạm bốn tội trọng gấp vô số lần.

    Để việc Bí-sô phạm bốn tội trọng qua một bên, tội của Bồ-tát này hơn tội ngũ vô gián cũng gấp vô lượng lần. Vì sao? Vì các Bồ-tát này thật sự chẳng có các công đức thù thắng, nghe ác ma nói về việc thành Phật và danh tự hư thối, liền kiêu mạn, khinh chê các Bồ-tát khác. Do đó nên tội này hơn tội ngũ vô gián gấp vô lượng lần. Do đây nên biết, nếu các Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì nên biết rõ về sự thọ ký với danh hiệu hư dối, là việc làm vi tế của ma.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Thiện Hiện! Có các Bồ-tát tu hạnh viễn ly, nghĩa là ẩn nơi núi rừng đầm trống, đồng hoang vu, ở A-lan-nhã, ngồi yên tịnh tư duy. Bấy giờ ác ma đi đến chỗ Bồ-tát đó cung kính khen ngợi công đức viễn ly, nói thế này:

    “Lành thay Ðại sĩ! Thường tu hạnh chơn thật viễn ly như vậy. Hạnh viễn ly này tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều khen ngợi trời Ðế Thích v.v… và các chư Thiên, thần tiên cùng nhau bảo vệ cúng dường, tôn trọng nên thường ở nơi đây, chớ đi nơi khác.”

    Thiện Hiện nên biết! Ta không khen ngợi các chúng Bồ-tát thường ưa thích tịch tịnh, ở A-lan-nhã, hoặc ở núi rừng đầm trống, đồng hoang vu, ngồi yên tịnh tư duy, tu hạnh viễn ly.

    Khi ấy Thiện Hiện bạch Phật:

    - Kính bạch Thế Tôn! Các chúng Bồ-tát nên tu tập những hạnh chân thật viễn ly như thế nào mà Phật Thế Tôn nay dạy: Ta chẳng khen ngợi các chúng Bồ-tát thường ưa thích tịch tịnh ở A-lan-nhã, núi rừng đồng trống, ngồi yên tịnh tư duy tu hạnh viễn ly.

    Phật bảo Thiện Hiện:

    - Nếu các Bồ-tát hoặc ở chỗ núi rừng đầm trống, đồng hoang vu, chỗ vắng vẻ, hoặc ở thành ấp, xóm làng, phố thị, chỗ huyên náo tạp loạn nhưng luôn xa lìa phiền não ác nghiệp và các ý nghĩ của Thanh văn, Độc giác, thực hành sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa, phương tiện quyền xảo và tu các công đức thù thắng khác thì đây gọi là Bồ-tát hành hạnh chơn thật viễn ly. Hạnh viễn ly này, tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đồng khen ngợi, chư Phật Thế Tôn đều cho phép, các chúng Bồ-tát thường nên tu học. Dù ngày hay đêm phải chánh tư duy, tinh tấn tu hành pháp viễn ly này. Đây gọi là Bồ-tát tu hạnh viễn ly, hạnh viễn ly này không xen lẫn ý nghĩ Thanh văn, Độc giác, không xen lẫn tất cả phiền não ác nghiệp, xa lìa các sự huyên náo tạp loạn, hoàn toàn thanh tịnh, làm cho các Bồ-tát mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có thể cứu độ các hữu tình cùng tận đời vị lai.

    Thiện Hiện nên biết! Người ở ẩn chốn núi rừng đầm trống, đồng hoang vu, bỏ đồ nằm tốt, ngồi yên tịnh tư duy mà được ma khen ngợi thì chẳng phải hạnh chơn thật viễn ly của các Bồ-tát. Vì sao? Vì hạnh viễn ly đó còn có huyên náo tạp loạn, nghĩa là Bồ-tát hoặc xen lẫn phiền não ác nghiệp, hoặc xen lẫn ý nghĩ Thanh văn, Độc giác, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, phương tiện thiện xảo không thể tinh tấn lãnh thọ tu học, nên không thể viên mãn trí nhất thiết trí.

    Thiện Hiện nên biết! Có các Bồ-tát mặc dầu ưa tu hành pháp hạnh viễn ly, được ma khen ngợi, nhưng sanh kiêu mạn, tâm chẳng thanh tịnh, chê bai khinh miệt các chúng Đại Bồ-tát khác, nghĩa là có chúng Đại Bồ-tát tuy ở thành ấp, xóm làng, phố thị nhưng tâm thanh tịnh, không xen lẫn các thứ phiền não ác nghiệp và các ý nghĩ Thanh văn, Độc giác, tinh tấn tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng pháp Bồ-đề phần khác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy ở chỗ ồn ào náo nhiệt mà tâm vẫn vắng lặng, thường ưa thích tu tập hạnh chơn thật viễn ly. Bồ-tát đó đối với chúng Đại Bồ-tát chơn tịnh như đây, tâm sanh kiêu mạn, khinh miệt, chê bai, hủy báng, lăng nhục.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này vì xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên mặc dầu ở đồng không mông quạnh, cách trăm do-tuần, trong đó tuyệt nhiên không có các loài cầm thú, rắn rít, bọ cạp độc hại và giặc cướp hung ác, chỉ có quỉ thần, La-sát-bà v.v… qua lại trong đó. Người kia ở chỗ vắng vẻ như vậy, dầu trải qua một năm, năm năm, mười năm cho đến trăm ngàn vạn ức hoặc hơn số này để tu hạnh viễn ly nhưng chẳng biết rõ hạnh viễn ly chơn thật. Nghĩa là các Bồ-tát tuy ở chỗ ồn ào náo động mà tâm vắng lặng, xa lìa các thứ phiền não ác nghiệp và các ý nghĩ Thanh văn, Độc giác, phát tâm hướng thẳng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này tuy ở chốn đồng không mông quạnh trải qua thời gian lâu dài nhưng bị xen lẫn ý nghĩ Thanh văn, Độc giác, nên đối với hai địa vị kia sanh đắm trước, nương vào pháp hai địa vị kia tu hạnh viễn ly, lại đắm nhiễm vào hạnh này. Bồ-tát đó tuy tu hạnh viễn ly như vậy nhưng chẳng được gọi là thuận với tâm của chư Phật.

    Thiện Hiện nên biết! Hạnh viễn ly chơn thật của các chúng Bồ-tát mà được ta khen ngợi, các Bồ-tát này đều chẳng thành tựu, thì họ đối với hạnh viễn ly chơn thật cũng không thấy có hành tướng giống nhau. Vì sao? Vì Bồ-tát này đối với hạnh viễn ly chơn thật này chẳng thích, chỉ ưa siêng tu hạnh viễn ly suông của Thanh văn, Độc giác.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này khi tu hạnh không viễn ly chơn thật, ma đến giữa không trung vui mừng khen ngợi, bảo:

    “Lành thay! Lành thay Đại sĩ! Ngài siêng tu hạnh viễn ly chơn thật. Hạnh viễn ly này được các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khen ngợi, ngài đối với hạnh này nên siêng năng tu học sẽ mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.”

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này chấp trước vào sự tu hành pháp viễn ly của Nhị thừa như vậy cho là hơn hết, nên khinh chê, miệt thị vị trụ Bồ-tát thừa tuy ở chỗ ồn náo mà tâm vắng lặng, thành tựu thiện pháp.

    Các Bí-sô thưa:

    - Bồ-tát kia chẳng thể tu hạnh viễn ly, thân ở chỗ ồn náo, tâm không tịch tịnh, không tùy thuận theo thiện pháp.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này đối với các Đại Bồ-tát hành hạnh viễn ly chơn thật mà được Phật đã khen ngợi thì lại khinh chê miệt thị, bảo là ở chỗ ồn náo, tâm chẳng vắng lặng, không thể siêng năng tu hạnh viễn ly chơn thật. Còn đối với các Đại Bồ-tát thực hành theo hạnh ồn tạp chơn thật, các đức Như Lai không khen ngợi thì lại tôn trọng, khen ngợi, bảo: Tâm người đó vắng lặng, không ồn náo, có thể tu hành đúng đắn hạnh viễn ly chơn thật.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này đối với bậc nên gần gũi cung kính, cúng dường như đấng Thế Tôn, nhưng chẳng gần gũi cung kính, cúng dường, trái lại càng khinh chê miệt thị; còn đối với hạng phải nên xa lìa, chẳng nên gần gũi cung kính, cúng dường, như bạn ác, thì lại gần gũi cung kính, cúng dường như phụng thờ đấng Thế Tôn.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, phát sanh vô số phân biệt chấp trước sai lầm. Vì sao? Vì Bồ-tát kia nghĩ: Sự tu học của ta là viễn ly chơn thật nên được phi nhơn khen ngợi, ủng hộ. Còn kẻ ở thành ấp thân tâm rối loạn, ai mà hộ niệm, khen ngợi, kính trọng. Các Bồ-tát này do nhân duyên này, tâm nhiều kiêu mạn, khinh chê miệt thị các Bồ-tát khác, phiền não ác nghiệp ngày càng tăng thêm mãi.

    Thiện Hiện nên biết! Các Bồ-tát này đối các Bồ-tát khác là bọn Chiên-đồ-la làm ô uế chúng Đại Bồ-tát. Mặc dầu hình tướng giống như Đại Bồ-tát nhưng là kẻ giặc lớn trên trời, trong loài người; dối gạt trời, người, A-tố-lạc v.v… Thân tuy mặc pháp y của Sa-môn nhưng tâm thường ôm ấp ý ưa như kẻ giặc. Những bậc phát tâm tới Bồ-tát thừa thì chẳng nên gần gũi, cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi kẻ ác như thế. Vì sao? Vì bọn người này ôm lòng tăng thượng mạn, bề ngoài thì giống Bồ-tát nhưng bên trong lại nhiều phiền não.

    Thế nên, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát chơn thật không bỏ trí nhất thiết trí, không bỏ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hết lòng thích cầu trí nhất thiết trí, muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích an vui cho khắp tất cả các loài hữu tình thì chẳng nên gần gũi, cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi người ác như thế.

    Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát này thường nên tinh tấn tu tập sự nghiệp để cho mình nhàm chán sanh tử, chẳng đắm ba cõi, đối với hạng người Chiên-đồ-la và ác tặc kia thường nên phát tâm từ bi hỷ xả. Nên nghĩ: Ta chẳng nên phát khởi tội lỗi như kẻ ác kia, giả sử lúc phải thất niệm, tạm khởi lên như họ, liền nên tỉnh giác làm cho mau trừ diệt.

    Vậy nên Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát này muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải tỉnh giác hoàn toàn về việc của các ác ma, nên siêng năng tinh tấn xa lìa, trừ diệt tội lỗi như Bồ-tát đã tạo, siêng năng cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Thiện Hiện nên biết! Người học như vậy, chính đó là Bồ-tát với phương tiện thiện xảo, như thật tỉnh giác về các việc của ác ma.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    Thanh Trúc (09-27-2017)

  6. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THIỆN HỮU 01


    Bấy giờ đức Thế Tôn lại bảo Thiện Hiện:

    - Nếu Đại Bồ-tát hết lòng muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thường nên gần gũi, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi bạn lành chơn tịnh.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Những bậc nào gọi là bạn lành chơn tịnh của các Đại Bồ-tát?

    Phật bảo Thiện Hiện:

    - Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là bạn lành chơn tịnh của các chúng Đại Bồ-tát. Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển cũng là bạn lành chơn tịnh của các chúng Đại Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát khác cùng các Thanh văn và thiện sĩ khác thường vì Bồ-tát giảng thuyết, chỉ dạy pháp môn tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, khuyên răn, dạy bảo các chúng Bồ-tát, làm cho gieo trồng căn lành, tu hạnh Bồ-tát mau được viên mãn, thì cũng là bạn lành chơn tịnh của chúng Đại Bồ-tát. Kinh điển tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng là bạn lành chơn tịnh của chúng Đại Bồ-tát.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên biết đó cũng là bạn lành chơn tịnh của các chúng Đại Bồ-tát.

    Thiện Hiện nên biết! Như vậy, sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là thầy của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là bậc dẫn đường của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là ánh sáng của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là sự chiếu soi của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là nhà cửa của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là sự hộ trì của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là sự quy y của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là sự hướng đến của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là hòn đảo của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là cha lành của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa cũng là mẹ hiền của Đại Bồ-tát. Sáu pháp Ba-la-mật-đa thường làm cho chúng Đại Bồ-tát đắc được trí vi diệu, sanh giác ngộ chơn thật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa mà tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa viên mãn hoàn toàn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ đã chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã Bát Niết-bàn. Phật Thế Tôn kia đều nương vào sáu pháp Ba-la-mật-đa mà sanh trí nhất thiết. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sẽ Bát Niết-bàn. Phật Thế Tôn kia cũng nương vào sáu pháp Ba-la-mật-đa mà sanh trí nhất thiết. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới hiện đang chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hiện đang vì các hữu tình giảng thuyết chánh pháp. Phật Thế Tôn kia cũng nương sáu pháp Ba-la-mật-đa mà sanh trí nhất thiết. Nay Ta, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hiện đang tuyên thuyết chánh pháp cho các hữu tình cũng nương sáu pháp Ba-la-mật-đa mà sanh trí nhất thiết. Vì sao? Vì sáu pháp Ba-la-mật-đa này có thể bao gồm khắp tất cả ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần, hoặc bốn phạm trụ, hoặc bốn nhiếp sự, hoặc vô lượng, vô biên Phật pháp khác, hoặc trí chư Phật, hoặc trí tự nhiên, trí bất tư nghì, trí không đối địch, trí nhất thiết trí, tất cả đều bao gồm ở trong sáu pháp Ba-la-mật-đa này. Thế nên, Ta nói sáu pháp Ba-la-mật-đa này là bạn lành chơn tịnh của các chúng Đại Bồ-tát, là thầy chỉ dạy, là bậc dẫn đường, là ánh sáng, là chiếu soi, là nhà cửa, là hộ trì, là nơi quy y, là nơi hướng đến, là hòn đảo, là cha lành, là mẹ hiền cho các chúng Đại Bồ-tát, luôn làm cho chúng Đại Bồ-tát đắc trí tuệ vi diệu, sanh giác ngộ như thật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm bạn bè chẳng mong đền trả của các hữu tình.

    Thế nên, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên học sáu pháp Ba-la-mật-đa.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát muốn học sáu pháp Ba-la-mật-đa nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, quán sát nghĩa lý, cầu xin xác quyết sự nghi ngờ. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này thường cùng sáu pháp Ba-la-mật-đa là tôn trưởng, là đạo sư, là chỉ dạy, là hoán chuyển, là mẹ sanh đẻ nuôi dạy. Vì sao? Vì nếu lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa thì không có năm Ba-la-mật-đa trước. Tuy có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, nhưng không được gọi là đến bờ kia.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 551
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nên, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát muốn được hạnh chẳng theo người khác chỉ dạy, muốn trụ bậc chẳng theo người khác chỉ dạy, muốn dứt nghi cho tất cả hữu tình, muốn mãn nguyện cho tất cả hữu tình, muốn nghiêm tịnh cõi Phật, muốn thành thục hữu tình thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này rộng nói về pháp cần nên học của chúng Đại Bồ-tát, tất cả chúng Đại Bồ-tát đối với kinh ấy đều nên siêng năng tu học. Nếu siêng năng tu học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì nhất định chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, luôn làm lợi ích an vui cho chúng sanh cùng tận đời vị lai.

    Bấy giờ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Kính bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy gì làm tướng?

    Phật bảo Thiện Hiện:

    - Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lấy không dính mắc làm tướng.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Kính bạch Thế Tôn! Nếu như có nhân duyên về tướng không dính mắc Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì các pháp có thể nói khác cũng có tướng không dính mắc sao?

    Phật bảo Thiện Hiện:

    - Đúng như vậy! Đúng như vậy! Có nhân duyên nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có tướng không dính mắc. Tất cả các pháp khác mà có thể nói thì cũng có tướng không dính mắc này. Vì sao? Vì tất cả các pháp đều như Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, là Không viễn ly.

    Thế nên, này Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do tướng không dính mắc, là Không viễn ly. Tất cả các pháp khác do tướng không dính mắc cũng Không viễn ly.

    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Kính bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều Không viễn ly thì làm sao hữu tình có thể tạo ra có nhiễm có tịnh?

    Kính bạch Thế Tôn! Chẳng phải pháp Không viễn ly, có thể nói có nhiễm có tịnh.

    Kính bạch Thế Tôn! Chẳng phải Không viễn ly, có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chẳng phải xa lìa Không viễn ly mà có pháp khác có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Kính bạch Thế Tôn! Làm thế nào cho con hiểu về nghĩa thú thậm thâm của Phật đã dạy?

    Phật bảo Thiện Hiện:

    - Ý ông thế nào? Hữu tình từ lâu có tâm ngã, ngã sở và chấp ngã, ngã sở không?

    Thiện Hiện thưa:

    - Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện thệ! Đúng vậy! Hữu tình từ lâu có tâm ngã, ngã sở và chấp trước ngã, ngã sở.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •