DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 177
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 549: Phẩm Chơn Như 02 + Phẩm Tướng Bất Thối + Phẩm Tướng Không 01

    PHẨM CHƠN NHƯ 02


    Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc cung kính chấp tay đồng bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa rất là thâm sâu, khó tin, khó hiểu vô cùng. Bạch Thế Tôn! Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng thật là thâm sâu, khó tin, khó hiểu vô cùng. Bạch Thế Tôn! Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề khó tin, khó hiểu, cũng khó chứng đắc.

    Phật dạy các Thiên tử:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các ông nói. Những hữu tình thành tựu ác tuệ, tinh tấn thấp kém, thắng giải thấp kém, không có phương tiện thiện xảo, bị lệ thuộc bởi bạn ác. Họ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thật khó tin, khó hiểu, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng khó tin, khó hiểu. Do đó quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng khó chứng đắc.

    Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật:

    - Như Thế Tôn dạy, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đã khó tin, khó hiểu, cũng khó chứng đắc. Vì sao quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin, khó hiểu, cũng khó chứng đắc? Trong đây hoàn toàn không thể có sự chứng đắc. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo là Không, nên trong Không không có pháp có thể chứng pháp khác. Vì sao? Vì tất cả pháp tự tánh đều Không. Vì đoạn hẳn pháp này nên nói pháp như vậy. Pháp này cũng không, do nơi nghĩa này cho nên đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, nếu có người chứng đắc hoặc pháp được chứng, nếu có người biết, hoặc pháp được biết, tất cả đều Không. Vì lý do đó mà con suy nghĩ: Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể dễ hiểu, có thể dễ chứng đắc, chứ không phải khó tin, khó hiểu, khó chứng đắc, vì tất cả pháp đều là Không. Tin biết như vậy sẽ chứng đắc ngay.

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, vì người tin hiểu và người chứng đắc bất khả đắc, nên nói khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật chẳng thật có, nên nói khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không có chứa nhóm, nên nói khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xá-lợi Tử bảo Thiện Hiện:

    - Vì tất cả pháp rốt ráo Không, cho nên quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, đều như hư không. Ví như hư không không suy nghĩ: Ta đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải tin hiểu và phải chứng đắc. Các pháp cũng vậy, đều như hư không hoàn toàn không có tự tánh. Thế nên quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

    Này Thiện Hiện! Nếu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể dễ tin hiểu, có thể dễ chứng đắc thì sẽ không có hằng hà sa các chúng Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề sau lại thối lui. Cho nên biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Xá-lợi Tử:

    - Ý Tôn giả thế nào? Sắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa sắc có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như của sắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như của thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như của sắc có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả hiểu sao? Sắc có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Thọ, tưởng, hành, thức có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa sắc có pháp nào có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp nào có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như của sắc có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    - Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như của sắc có pháp nào có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có pháp nào có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả hiểu sao? Chơn như có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Lìa chơn như có pháp nào có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả hiểu sao? Lại có pháp nào chẳng phải sắc v.v..., chẳng lìa sắc v.v…, chẳng phải chơn như, chẳng lìa chơn như, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối lui không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    - Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả hiểu sao? Lại có pháp nào chẳng phải sắc v.v..., chẳng lìa sắc v.v…, chẳng phải chơn như, chẳng lìa chơn như, có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá-lợi Tử:

    - Nếu tất cả pháp là chắc thật, là tồn tại thì hoàn toàn không có sở hữu, đều bất khả đắc; vậy nói những pháp nào có thể đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà có thối chuyển?

    Tôn giả Xá-lợi Tử bảo Thiện Hiện:

    - Như Tôn giả đã nói, trong Vô sanh pháp nhẫn hoàn toàn không có pháp, cũng không có Bồ-tát, nên có thể nói đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thối chuyển. Nếu vậy thì tại sao Phật dạy có ba hạng người trụ Bồ-tát thừa chỉ nên nói một? Và như Tôn giả nói thì không có sự sai khác của ba thừa mà chỉ có một thừa Chánh đẳng giác?

    Khi ấy, Mãn Từ Tử liền bạch cụ thọ Xá-lợi Tử:

    - Nên hỏi Thiện Hiện là chấp nhận có một Bồ-tát thừa phải không? Sau đó hỏi tiếp như vầy: Đâu cần phải thành lập ba thừa khác nhau mà chỉ cần có một thừa Chánh đẳng giác.

    Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

    - Thầy chấp nhận có một Bồ-tát thừa không?

    Thiện Hiện đáp:

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Trong chơn như phải chăng có ba thừa sai khác nhau?

    Xá-lợi Tử đáp:

    - Thiện Hiện! Không. Chơn như còn không có tướng ba thừa có thể đắc, huống là trong ấy có ba thừa khác.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Trong chơn như có một thừa để đắc không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không. Chơn như còn không có một tướng được, huống là trong ấy có một thừa.

    - Ý Tôn giả hiểu sao? Phải chăng trong chơn như thấy có một pháp, một Bồ-tát không?

    Xá-lợi Tử thưa:

    - Thiện Hiện! Không.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá-lợi Tử:

    - Nếu tất cả pháp là chắc thật, là tồn tại thì hoàn toàn không có sở hữu, đều bất khả đắc, Bồ-tát cũng vậy.

    Tôn giả có nghĩ: Ðây là Thanh văn, đây là Ðộc giác, đây là Bồ-tát? Như vậy là ba, hay như vậy là một?

    Này Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp đều không sở đắc, đối với chơn như của pháp cũng không sở đắc, đối với các Bồ-tát cũng không sở đắc, đối với chư Như Lai cũng không sở đắc, nên biết đó là Bồ-tát chơn thật.

    Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào nghe nói chơn như không có tướng sai khác mà không kinh, không sợ, không chìm đắm, không mất đi thì Đại Bồ-tát đó nhanh chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Trong khoảng thời gian ấy nhất định không thối chuyển.

    Khi ấy, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện:

    - Hay thay! Hay thay! Hôm nay chính ông là người có thể vì các Bồ-tát giảng nói pháp chính yếu hay nhất. Những điều ông nói đều là sức oai thần của Như Lai.

    Thiện Hiện nên biết: Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp chơn như bất khả đắc tướng, sanh lòng tin hiểu sâu xa, biết tướng không sai khác của tất cả pháp; nghe nói các pháp chơn như bất khả đắc tướng như vậy, không kinh, không sợ, không chìm đắm, không mất, Đại Bồ-tát đó nhanh chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Xá-lợi Tử bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào thành tựu pháp này sẽ nhanh chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?

    Phật dạy:

    - Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đại Bồ-tát nào thành tựu được pháp này sẽ chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không rơi vào các địa vị Thanh văn, Ðộc giác.

    Thiện Hiện bạch Phật:

    - Nếu Đại Bồ-tát nào muốn nhanh chóng chứng đắc sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên trụ thế nào và nên học thế nào?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn nhanh chóng chứng đắc sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên trụ bình đẳng đối với các hữu tình, khởi tâm bình đẳng đối với hữu tình: tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, tâm lợi ích, tâm an vui, tâm nhu hòa, tâm cung kính, tâm không tổn, tâm không hại, tâm ngay thẳng, tâm như cha, tâm như mẹ, tâm như anh em, tâm như chị em, tâm làm nương tựa… Và đem tâm này tương ưng cùng lời nói.

    Thiện Hiện nên biết: Đại Bồ-tát nào muốn nhanh chóng chứng đắc sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với hữu tình nên trụ như vậy và nên học như vậy.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 549
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM TƯỚNG BẤT THỐI


    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Chúng con nên dùng tướng trạng nào để biết Đại Bồ-tát Bất thối chuyển?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát có thể như thật biết hoặc địa vị phàm phu, hoặc địa vị Thanh văn, hoặc địa vị Ðộc giác, hoặc địa vị Bồ-tát, hoặc địa vị Như Lai. Các địa vị như vậy tuy nói có khác nhưng trong tánh chơn như của các pháp không đổi khác, không phân biệt, đều không có hai, không hai phần. Đại Bồ-tát đó tuy thật ngộ nhập chơn như của các pháp, cũng thật an trụ chơn như của các pháp nhưng không có sự phân biệt, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

    Đại Bồ-tát này đã thật ngộ nhập chơn như của các pháp, mặc dù nghe chơn như cùng tất cả pháp không hai, không khác nhưng không nghi ngờ, vướng mắc.

    Đại Bồ-tát đó đã thật an trụ vào chơn như của các pháp; ra khỏi chơn như rồi, tuy nghe các pháp có nhiều tướng loại khác nhau nhưng ở trong ấy không có sự chấp trước, cũng không nghi ngờ, vướng mắc và không nghĩ như vầy: Việc này như thật, việc này không như thật. Mặc dù không nghĩ như vậy nhưng đối với các pháp có thể biết như thật.

    Đại Bồ-tát này không bao giờ phát ra lời nói vu vơ. Tất cả những gì họ nói đều đưa đến lợi ích, nếu không có lợi ích thì họ không bao giờ nói. Đại Bồ-tát này không bao giờ xét thấy sự hay dở, tốt xấu của người khác, thuyết cho họ một cách bình đẳng, thương xót. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các tướng như vậy thì nhất định đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng còn thối chuyển.

    Này Thiện Hiện! Tất cả các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển không bao giờ muốn thấy hình tướng ngôn từ của những ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn v.v... Các Sa-môn, Bà-la-môn v.v... đó đối với pháp sở tri mà thật biết, thật thấy, hoặc có thể trình bày pháp môn chánh kiến, điều này không thể xảy ra. Đại Bồ-tát này không bao giờ lễ kính các thiên thần khác, như các ngoại đạo của thế gian đã thờ phụng, cũng không bao giờ đem các vòng hoa, các thứ hương bột, y phục, ngọc báu, tràng phan, bảo cái, âm nhạc, đèn sáng v.v… để cúng dường thiên thần và các ngoại đạo. Đại Bồ-tát nào thành tựu các tướng trạng như vậy chắc chắn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng còn thối chuyển.

    Này Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển không rơi vào các nẻo ác, không làm thân người nữ, cũng không sanh nơi dòng họ thấp hèn; ngoại trừ vì muốn độ thoát những loại hữu tình đó nên hiện sanh cùng loài để dùng phương tiện hóa độ.

    Đại Bồ-tát này thường ưa thọ mười thiện nghiệp đạo. Tự thân xa lìa sự sát hại chúng sanh cho đến tà kiến, khuyên người khác xa lìa sự sát hại chúng sanh cho đến tà kiến. Tự thọ và hành mười thiện nghiệp đạo, khuyên người khác thọ và hành mười thiện nghiệp đạo, chỉ bày, thể hiện, khuyến khích, khen ngợi, vui mừng, giáo hóa hữu tình làm cho họ được vững bền.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •