Thứ nhất: Nghi thức lập chí mộ đạo.

Phàm muốn tu đạo, trước hết nên lập chí và thực tập nghi thức phụng sự thầy mới rõ ràng về phép tắc phải thuận theo. Do đó đề mục thứ nhất nói về nghi thức mộ đạo.

Thứ hai: Răn ý kiêu xa (Kiêu căng xa xỉ)
Mục thứ nhất dù có lập chí tu đạo biết rõ phép tắc oai nghi, nếu ba nghiệp còn kiêu xa thì vọng tâm khuấy động, làm sao định được? Do đó chương mục thứ hai nói về răn ý kiêu xa.

Thứ ba: Tịnh tu ba nghiệp.
Trước đã nêu sơ lược cương yếu về việc răn cấm kiêu xa. Nay kiểm điểm kỹ lưỡng lại khiến cho lỗi chẳng sanh. Do đó chương thứ ba nói về tịnh tu ba nghiệp, răn cấm về thân khẩu ý.

Thứ tư: Bài tụng về xa-ma-tha (chỉ).
Trước đã kiểm điểm thân khẩu khiến cho lỗi thô không sanh. Kế đến phải nhập môn tu đạo, theo trình tự thì không ngồi định huệ, năm loại tâm khởi, sáu khoa liệu giản. Do đó chương thứ tư nói về bài tụng xa ma tha.

Thứ năm: Bài tụng về tỳ-bà-xá-na (quán).
Không phải giới thì không có thiền, không phải thiền thì không có huệ. Trên đã tu định (chỉ), định lâu thì huệ sáng. Do đó chương thứ năm nói về bài tụng tỳ-bà-xá-na.

Thứ sáu: Bài tụng về ưu-tất-xoa (xả)
Tu thiên về định, định lâu thì chìm; học thiên về huệ, huệ nhiều thì tâm động. Do đó chương thứ sáu nói về bài tụng ưu-tất-xoa, quân bình về định huệ sao cho không chìm không động, khiến cho định huệ quân bình rời khỏi nhị biên.

Thứ bảy: Cấp bậc lần lượt của ba thừa.
Định huệ quân bình được rồi thì tịch mà thường chiếu, "Nhất tâm Tam quán" thì nghi nào không hết, chiếu nào không viên mãn? Tự mình hiểu rõ ràng rồi nhưng thương người chưa ngộ, ngộ có sâu cạn.
Do đó chương thứ bảy nói về cấp bậc lần lượt của ba thừa.

Thứ tám: Sự lý không hai.
Tam thừa ngộ lý, lý thì không đâu không cùng khắp; cùng lý ở nơi sự, liễu sự tức là lý. Do đó chương thứ tám nói về lý sự không hai, ngay nơi sự mà dụng chơn thì loại trừ kiến chấp điên đảo.

Thứ chín: Thư khuyên bạn hữu.
Lý sự đã dung thông thì nội tâm tự sáng, lại thương người học đạo còn xa luống uổng tấc bóng quang âm. Do đó chương thứ chín là thư khuyên bạn hữu.

Thứ mười: Văn phát nguyện.
Khuyên bạn hữu, tuy là thương người nhưng tâm chuyên chú nơi tình cảm thì chưa cùng khắp. Do đó chương thứ mười nói về văn phát nguyện thệ độ tất cả.
-----------

Thứ tự mười môn quán tâm:

Điều 1. Nói về pháp nhĩ.
Điều 2. Nêu ra cái thể hay quán.
Điều 3: Bàn về sự tương ưng.
Điều 4: Răn ngừa sự thượng mạn.
Điều 5: Răn bảo về sự biếng nhác.
Điều 6: Nêu lại cái thể hay quán;
Điều 7: Nói về sự thị phi;
Điều 8: Chọn lựa thuyên chỉ;
Điều 9: Nơi nơi đều thành pháp quán;
Điều 10: Diệu khế nguồn huyền.

1. Nói về pháp nhĩ.
Kiến rong ruổi lăng xăng mà tột nguồn chỉ là nhất tịch. Nguồn linh không hình trạng, soi gương đó thì có ngàn thứ sai khác; thiên sai bất đồng nên đặt tên pháp nhãn, nhất tịch chẳng phải khác nên cái hiệu huệ nhãn mới có, cả hai lý lượng (lý sự) đều mất thì cái công năng Phật nhãn đầy đủ. Vì vậy "Tam đế nhất cảnh" (tam đế viên dung) nên lý Pháp thân hằng thanh tịnh, "Tam trí nhất tâm" nên ánh sáng Bát nhã thường chiếu, cảnh và trí thầm hợp nên tùy theo cơ duyên mà giải thốt, chẳng phải dọc chẳng phải ngang nên đạo như chữ Y chơn thật hội ngộ nhau một cách mầu nhiệm. Thế nên biết Tâm tánh rỗng rang thông suốt với hai tướng động tịnh, nguồn của động tịnh thì không hai; chơn như tuyệt lự, duyên theo niệm chấp trước mà chẳng khác; hoặc
diệu tánh của tam đức hẳn là không trái nhất tâm, nhất tâm sâu rộng khó lường làm sao ra ngồi yếu đạo này mà theo lối tẽ? Do đó tức tâm là đạo, có thể nói là lần theo dòng mà được nguồn vậy.

2. Nêu ra cái thể hay quán.
Chỉ cần biết một niệm tức là không mà chẳng không (không bất không), chẳng không mà chẳng phải chẳng không (phi không phi bất không).

3. Bàn về sự tương ưng.
Tâm tương ưng với Không thì việc khen chê vinh nhục đâu phải mừng đâu phải lo. Thân tương ưng với Không thì dao cắt hay hương xoa có gì khổ có gì sướng. Y báo tương ưng với Không thì người ta cho hay cướp đoạt cũng đâu có gì được mất.
Tâm tương ưng với Không bất không thì ái kiến đều quên, từ bi cứu khắp tất cả. Thân tương ưng với Không bất không thì bên trong đồng với cây khô, bên ngoài hiện đủ oai nghi. Y báo tương ưng với Không bất không thì vĩnh viễn không còn tham cầu mà còn đem tiền của giúp người.
Tâm tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì thật tướng bắt đầu sáng tỏ, khai mở tri kiến Phật. Thân tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì nhất trần nhập chánh thọ, chư trần khởi trong Tam muội. Y báo tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì hóa sanh đài hương, lầu báu và cõi nước trang nghiêm.

Tâm dữ không tướng ưng, tắc ki huỷ tán dự hà ưu hà hỉ. Thân dữ không tướng ưng, tắc đao cát hương đồ hà khổ hà lạc. Y báo dữ không tướng ưng, tắc thí dữ kiếp đoạt hà đắc hà thất. Tâm dữ không bất không tướng ưng tắc ái kiến đô vô từ bi phổ cứu. Thân dữ không bất không tướng ưng, tắc nội đồng khô mộc ngoại hiện uy nghi. Y báo dữ không bất không tướng ưng, tắc vĩnh tuyệt tham cầu tư tài cấp tế. Tâm dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc thật tướng sơ minh khai phật tri kiến. Thân dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc nhất trần nhập chính thụ, chư trần tam muội khởi. Y báo dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc hương đài bảo các nghiêm độ hoá sinh.


心與空相應, 則譏毀讚譽何憂何喜. 身與空相應, 則刀割香塗何苦何樂. 依報與空相應, 則施與劫奪何得何失. 心與空不空相應則愛見都忘慈悲普救. 身與空不空相應, 則內同枯木外現威儀. 依報與空不空相應, 則永絕貪求資財給濟. 心與空不空非空非不空相應, 則實相初明開佛知見. 身與空不空非空非不空相應, 則一塵入正受, 諸塵三昧起. 依報與空不空非空非不空相應, 則香臺寶閣嚴土化生.

4. Răn ngừa sự Thượng mạn.
Nếu chưa được như trên thì chưa tương ưng.

5. Răn bảo về sự biếng nhác.
Nhưng qua biển cần phải lên thuyền, không nhờ thuyền thì làm sao qua được? Tu tâm ắt phải vào pháp quán, không nhờ quán lấy gì để minh tâm. Tâm còn chưa minh thì ngày nào tương ưng? Hãy suy xét kỹ, chớ nên ỷ mình.

6. Nêu lại cái thể hay quán.
Chỉ biết một niệm tức là Không bất không và Phi hữu phi vô mà chẳng biết tức niệm là không bất không và phi phi hữu phi phi vô.

7. Nói về sự thị phi.
Tâm chẳng phải có (hữu), Tâm chẳng phải không (vô), Tâm chẳng phải phi hữu, Tâm chẳng phải phi vô. Chấp Tâm là hữu là vô, là rơi vào thị; phi hữu phi vô, là rơi vào phi. Như vậy, chỉ là cái phi (chẳng phải) của thị và phi, chưa phải là cái thị (phải) của phi thị và phi phi. Nay đem hai cái phi để phá hai cái thị, cái thị đem phá phi, thị đó vẫn còn là phi. Lại dùng hai cái phi để phá hai cái phi, cái phi dùng phá phi phi đó tức là thị. Như vậy, chỉ là cái thị của phi thị và phi phi, chưa phải là bất phi bất bất phi, bất thị bất bất thị. Cái lầm lẫn do thị phi nó ràng rịt vi tế khó thấy, phải có tinh thần trong sáng yên tĩnh để nghiên cứu tỉ mỉ đó.

8. Chọn lựa thuyên chỉ.
Nhưng mà chí lý thì không lời, mượn văn ngôn để nói về ý chỉ của chí lý. Ý chỉ và tông thú chẳng phải là quán, nhờ tu quán mới hội được tông chỉ. Nếu ý chỉ chưa rõ ràng thì lời chưa đúng, nếu tông thú chưa hội thì quán chưa sâu; quán sâu mới hội được tông thú, lời đúng ắt rõ được ý chỉ. Ý chỉ và tông thú đã hiểu rõ rồi thì ý chỉ và quán đâu còn tồn tại nữa.

9. Nơi nơi đều thành pháp quán.
Phàm tái diễn ngôn từ, nêu lại thể quán là muốn nói rằng tông thú và ý chỉ không khác. Lời nói và quán có đối tượng mà đổi dời. Đổi dời nhưng lời nói và lý không sai khác, không sai khác thì quán và ý chỉ chẳng khác. Ý chỉ chẳng khác tức là lý, lý không khác tức là tông. Tông thú và ý chỉ tuy hai tên mà là một, lời nói và quán phô diễn ra e làm lờn mặt con cháu thôi.

10. Diệu khế nguồn huyền.
Phàm người ngộ tâm sao lại chấp quán mà mê ý chỉ, người đạt giáo đâu thể kẹt lời mà lầm lý. Tỏ lý thì đường ngôn ngữ dứt, còn lời nào luận bàn được; hội ý chỉ thì hết tâm hành, quán nào có thể nghĩ tới? Cái mà tâm và lời không thể nghĩ bàn, thật đáng là diệu khế hoàn trung vậy.

-----------

Năm Tiên Thiên thứ hai (713), ngày 17 tháng 10, Sư ngồi an nhiên thị hiện nhập diệt. Ngày 13 tháng 11 xây tháp thờ ở phía nam Tây Sơn. Sắc ban thụy hiệu Vô Tướng Đại Sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
Nhà Bắc Tống, trong năm Thuần Hóa (990 – 994) hồng đế Thái Tông ban chiếu, lệnh bổn châu trùng tu khám, tháp Sư.