DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 59
  1. #31
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts


    Thứ nhất: Nghi thức lập chí mộ đạo.

    Phàm muốn tu đạo, trước hết nên lập chí và thực tập nghi thức phụng sự thầy mới rõ ràng về phép tắc phải thuận theo. Do đó đề mục thứ nhất nói về nghi thức mộ đạo.

    Thứ hai: Răn ý kiêu xa (Kiêu căng xa xỉ)
    Mục thứ nhất dù có lập chí tu đạo biết rõ phép tắc oai nghi, nếu ba nghiệp còn kiêu xa thì vọng tâm khuấy động, làm sao định được? Do đó chương mục thứ hai nói về răn ý kiêu xa.

    Thứ ba: Tịnh tu ba nghiệp.
    Trước đã nêu sơ lược cương yếu về việc răn cấm kiêu xa. Nay kiểm điểm kỹ lưỡng lại khiến cho lỗi chẳng sanh. Do đó chương thứ ba nói về tịnh tu ba nghiệp, răn cấm về thân khẩu ý.

    Thứ tư: Bài tụng về xa-ma-tha (chỉ).
    Trước đã kiểm điểm thân khẩu khiến cho lỗi thô không sanh. Kế đến phải nhập môn tu đạo, theo trình tự thì không ngồi định huệ, năm loại tâm khởi, sáu khoa liệu giản. Do đó chương thứ tư nói về bài tụng xa ma tha.

    Thứ năm: Bài tụng về tỳ-bà-xá-na (quán).
    Không phải giới thì không có thiền, không phải thiền thì không có huệ. Trên đã tu định (chỉ), định lâu thì huệ sáng. Do đó chương thứ năm nói về bài tụng tỳ-bà-xá-na.

    Thứ sáu: Bài tụng về ưu-tất-xoa (xả)
    Tu thiên về định, định lâu thì chìm; học thiên về huệ, huệ nhiều thì tâm động. Do đó chương thứ sáu nói về bài tụng ưu-tất-xoa, quân bình về định huệ sao cho không chìm không động, khiến cho định huệ quân bình rời khỏi nhị biên.

    Thứ bảy: Cấp bậc lần lượt của ba thừa.
    Định huệ quân bình được rồi thì tịch mà thường chiếu, "Nhất tâm Tam quán" thì nghi nào không hết, chiếu nào không viên mãn? Tự mình hiểu rõ ràng rồi nhưng thương người chưa ngộ, ngộ có sâu cạn.
    Do đó chương thứ bảy nói về cấp bậc lần lượt của ba thừa.

    Thứ tám: Sự lý không hai.
    Tam thừa ngộ lý, lý thì không đâu không cùng khắp; cùng lý ở nơi sự, liễu sự tức là lý. Do đó chương thứ tám nói về lý sự không hai, ngay nơi sự mà dụng chơn thì loại trừ kiến chấp điên đảo.

    Thứ chín: Thư khuyên bạn hữu.
    Lý sự đã dung thông thì nội tâm tự sáng, lại thương người học đạo còn xa luống uổng tấc bóng quang âm. Do đó chương thứ chín là thư khuyên bạn hữu.

    Thứ mười: Văn phát nguyện.
    Khuyên bạn hữu, tuy là thương người nhưng tâm chuyên chú nơi tình cảm thì chưa cùng khắp. Do đó chương thứ mười nói về văn phát nguyện thệ độ tất cả.
    -----------

    Thứ tự mười môn quán tâm:

    Điều 1. Nói về pháp nhĩ.
    Điều 2. Nêu ra cái thể hay quán.
    Điều 3: Bàn về sự tương ưng.
    Điều 4: Răn ngừa sự thượng mạn.
    Điều 5: Răn bảo về sự biếng nhác.
    Điều 6: Nêu lại cái thể hay quán;
    Điều 7: Nói về sự thị phi;
    Điều 8: Chọn lựa thuyên chỉ;
    Điều 9: Nơi nơi đều thành pháp quán;
    Điều 10: Diệu khế nguồn huyền.

    1. Nói về pháp nhĩ.
    Kiến rong ruổi lăng xăng mà tột nguồn chỉ là nhất tịch. Nguồn linh không hình trạng, soi gương đó thì có ngàn thứ sai khác; thiên sai bất đồng nên đặt tên pháp nhãn, nhất tịch chẳng phải khác nên cái hiệu huệ nhãn mới có, cả hai lý lượng (lý sự) đều mất thì cái công năng Phật nhãn đầy đủ. Vì vậy "Tam đế nhất cảnh" (tam đế viên dung) nên lý Pháp thân hằng thanh tịnh, "Tam trí nhất tâm" nên ánh sáng Bát nhã thường chiếu, cảnh và trí thầm hợp nên tùy theo cơ duyên mà giải thốt, chẳng phải dọc chẳng phải ngang nên đạo như chữ Y chơn thật hội ngộ nhau một cách mầu nhiệm. Thế nên biết Tâm tánh rỗng rang thông suốt với hai tướng động tịnh, nguồn của động tịnh thì không hai; chơn như tuyệt lự, duyên theo niệm chấp trước mà chẳng khác; hoặc
    diệu tánh của tam đức hẳn là không trái nhất tâm, nhất tâm sâu rộng khó lường làm sao ra ngồi yếu đạo này mà theo lối tẽ? Do đó tức tâm là đạo, có thể nói là lần theo dòng mà được nguồn vậy.

    2. Nêu ra cái thể hay quán.
    Chỉ cần biết một niệm tức là không mà chẳng không (không bất không), chẳng không mà chẳng phải chẳng không (phi không phi bất không).

    3. Bàn về sự tương ưng.
    Tâm tương ưng với Không thì việc khen chê vinh nhục đâu phải mừng đâu phải lo. Thân tương ưng với Không thì dao cắt hay hương xoa có gì khổ có gì sướng. Y báo tương ưng với Không thì người ta cho hay cướp đoạt cũng đâu có gì được mất.
    Tâm tương ưng với Không bất không thì ái kiến đều quên, từ bi cứu khắp tất cả. Thân tương ưng với Không bất không thì bên trong đồng với cây khô, bên ngoài hiện đủ oai nghi. Y báo tương ưng với Không bất không thì vĩnh viễn không còn tham cầu mà còn đem tiền của giúp người.
    Tâm tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì thật tướng bắt đầu sáng tỏ, khai mở tri kiến Phật. Thân tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì nhất trần nhập chánh thọ, chư trần khởi trong Tam muội. Y báo tương ưng với Không bất không và Phi không phi bất không thì hóa sanh đài hương, lầu báu và cõi nước trang nghiêm.

    Tâm dữ không tướng ưng, tắc ki huỷ tán dự hà ưu hà hỉ. Thân dữ không tướng ưng, tắc đao cát hương đồ hà khổ hà lạc. Y báo dữ không tướng ưng, tắc thí dữ kiếp đoạt hà đắc hà thất. Tâm dữ không bất không tướng ưng tắc ái kiến đô vô từ bi phổ cứu. Thân dữ không bất không tướng ưng, tắc nội đồng khô mộc ngoại hiện uy nghi. Y báo dữ không bất không tướng ưng, tắc vĩnh tuyệt tham cầu tư tài cấp tế. Tâm dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc thật tướng sơ minh khai phật tri kiến. Thân dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc nhất trần nhập chính thụ, chư trần tam muội khởi. Y báo dữ không bất không phi không phi bất không tướng ưng, tắc hương đài bảo các nghiêm độ hoá sinh.


    心與空相應, 則譏毀讚譽何憂何喜. 身與空相應, 則刀割香塗何苦何樂. 依報與空相應, 則施與劫奪何得何失. 心與空不空相應則愛見都忘慈悲普救. 身與空不空相應, 則內同枯木外現威儀. 依報與空不空相應, 則永絕貪求資財給濟. 心與空不空非空非不空相應, 則實相初明開佛知見. 身與空不空非空非不空相應, 則一塵入正受, 諸塵三昧起. 依報與空不空非空非不空相應, 則香臺寶閣嚴土化生.

    4. Răn ngừa sự Thượng mạn.
    Nếu chưa được như trên thì chưa tương ưng.

    5. Răn bảo về sự biếng nhác.
    Nhưng qua biển cần phải lên thuyền, không nhờ thuyền thì làm sao qua được? Tu tâm ắt phải vào pháp quán, không nhờ quán lấy gì để minh tâm. Tâm còn chưa minh thì ngày nào tương ưng? Hãy suy xét kỹ, chớ nên ỷ mình.

    6. Nêu lại cái thể hay quán.
    Chỉ biết một niệm tức là Không bất không và Phi hữu phi vô mà chẳng biết tức niệm là không bất không và phi phi hữu phi phi vô.

    7. Nói về sự thị phi.
    Tâm chẳng phải có (hữu), Tâm chẳng phải không (vô), Tâm chẳng phải phi hữu, Tâm chẳng phải phi vô. Chấp Tâm là hữu là vô, là rơi vào thị; phi hữu phi vô, là rơi vào phi. Như vậy, chỉ là cái phi (chẳng phải) của thị và phi, chưa phải là cái thị (phải) của phi thị và phi phi. Nay đem hai cái phi để phá hai cái thị, cái thị đem phá phi, thị đó vẫn còn là phi. Lại dùng hai cái phi để phá hai cái phi, cái phi dùng phá phi phi đó tức là thị. Như vậy, chỉ là cái thị của phi thị và phi phi, chưa phải là bất phi bất bất phi, bất thị bất bất thị. Cái lầm lẫn do thị phi nó ràng rịt vi tế khó thấy, phải có tinh thần trong sáng yên tĩnh để nghiên cứu tỉ mỉ đó.

    8. Chọn lựa thuyên chỉ.
    Nhưng mà chí lý thì không lời, mượn văn ngôn để nói về ý chỉ của chí lý. Ý chỉ và tông thú chẳng phải là quán, nhờ tu quán mới hội được tông chỉ. Nếu ý chỉ chưa rõ ràng thì lời chưa đúng, nếu tông thú chưa hội thì quán chưa sâu; quán sâu mới hội được tông thú, lời đúng ắt rõ được ý chỉ. Ý chỉ và tông thú đã hiểu rõ rồi thì ý chỉ và quán đâu còn tồn tại nữa.

    9. Nơi nơi đều thành pháp quán.
    Phàm tái diễn ngôn từ, nêu lại thể quán là muốn nói rằng tông thú và ý chỉ không khác. Lời nói và quán có đối tượng mà đổi dời. Đổi dời nhưng lời nói và lý không sai khác, không sai khác thì quán và ý chỉ chẳng khác. Ý chỉ chẳng khác tức là lý, lý không khác tức là tông. Tông thú và ý chỉ tuy hai tên mà là một, lời nói và quán phô diễn ra e làm lờn mặt con cháu thôi.

    10. Diệu khế nguồn huyền.
    Phàm người ngộ tâm sao lại chấp quán mà mê ý chỉ, người đạt giáo đâu thể kẹt lời mà lầm lý. Tỏ lý thì đường ngôn ngữ dứt, còn lời nào luận bàn được; hội ý chỉ thì hết tâm hành, quán nào có thể nghĩ tới? Cái mà tâm và lời không thể nghĩ bàn, thật đáng là diệu khế hoàn trung vậy.

    -----------

    Năm Tiên Thiên thứ hai (713), ngày 17 tháng 10, Sư ngồi an nhiên thị hiện nhập diệt. Ngày 13 tháng 11 xây tháp thờ ở phía nam Tây Sơn. Sắc ban thụy hiệu Vô Tướng Đại Sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
    Nhà Bắc Tống, trong năm Thuần Hóa (990 – 994) hồng đế Thái Tông ban chiếu, lệnh bổn châu trùng tu khám, tháp Sư.


    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. #32
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tương ưng 1.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-25-2015)

  4. #33
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tương ưng 2.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-25-2015)

  6. #34
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tương ưng 3.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (06-25-2015)

  8. #35
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 80.


    15. THIỀN SƯ BỔN TỊNH 本淨 NÚI TƯ KHÔNG 司空.



    Người Giáng Châu, họ Trương. Thuở nhỏ đắp y đến thất Tào Khê được thọ ký. Sau Sư đến ở chùa Vô Tướng, thuộc núi Tư Không.
    Nhà Đường năm Thiên Bảo thứ ba 744, vua Đường Huyền Tông sai trung sứ Dương Quang Đình vào núi hái dây thường xuân. Nhân gặp trượng thất lễ bái Sư và thưa:
    - Đệ tử mộ đạo đã lâu rồi, xin Hòa thượng từ bi tóm tắt chỉ dạy:
    Sư nói:
    - Hàng thạc học thiền tông trong thiên hạ đều hội tụ về kinh sư, thiên sứ nên trở về triều đủ để thưa
    hỏi và giải quyết cho. Bần đạo ở góc núi cạnh khe, không có chỗ dụng tâm.
    Quang Đình khóc lóc làm lễ. Sư nói:
    - Đừng lễ bần đạo! Thiên sứ vì cầu Phật hay vì hỏi đạo ư?
    Đáp:
    - Đệ tử trí thức tối tăm, chưa biết Phật với đạo nghĩa ấy thế nào?
    Sư nói:
    - Nếu muốn cầu Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội đạo, vô tâm là đạo.
    Hỏi:
    - Thế nào tức tâm là Phật?
    Sư đáp:
    - Nhân tâm ngộ Phật, nhờ Phật rõ tâm. Nếu ngộ vô tâm thì Phật cũng chẳng có.
    Hỏi:
    - Thế nào vô tâm là đạo?
    Sư đáp:
    - Đạo vốn vô tâm, vô tâm gọi là đạo. Nếu liễu ngộ vô tâm thì vô tâm tức là đạo.
    Quang Đình tin nhận đảnh lễ. Về triều, Đình tâu lên vua đầy đủ việc gặp Sư trong núi. Vua ban sắc sai Quang Đình đi thỉnh Sư.
    Ngày 13 tháng chạp Sư đến kinh sư, vua thỉnh Sư ở đình Bạch Liên. Đến ngày rằm tháng giêng năm sau 745, vua triệu tập các bậc thạc học, danh tăng thuộc Lưỡng nhai, phó hội ở nội đạo tràng cùng Sư xiển dương Phật lý.
    *
    * *
    Bấy giờ có thiền sư Viễn cất tiếng hỏi Sư:
    - Nay trước thánh thượng để xét lường tông chỉ, cần phải hỏi thẳng đáp thẳng, không cần dùng nhiều lời. Như chỗ thấy của thiền sư, lấy gì làm đạo?
    Sư đáp:
    - Vô tâm là đạo.
    Viễn hỏi:
    - Đạo do tâm mà có, sao nói vô tâm là đạo được?
    Sư đáp:
    - Đạo vốn không tên, do tâm mới gọi là đạo. Cái tâm và tên gọi có bao nhiêu thì đạo chơn thật cũng bấy nhiêu, tột cùng tâm đã không (vô) thì nương vào đâu mà lập đạo? Cả hai tên (tâm và đạo) đều hư vọng, đều là giả danh.
    Viễn hỏi:
    - Thiền sư thấy thân tâm là đạo hay không?
    Sư đáp:
    - Thân tâm sơn tăng xưa nay là đạo.
    Viễn nói:
    - Vừa nói vô tâm là đạo, giờ lại nói thân tâm xưa nay là đạo, đâu không trái nhau?
    Sư đáp:
    - Vô tâm là đạo, tâm mất đạo không, tâm và đạo nhất như nên nói vô tâm là đạo. Thân tâm xưa nay là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm, thân tâm vốn đã là không đạo tột nguồn cũng chẳng có.
    Viễn nói:
    - Xem hình tướng thiền sư rất nhỏ, đâu thể hội được lý đó.
    Sư nói:
    - Đại đức, ngài chỉ thấy tướng sơn tăng, chẳng thấy cái vô tướng của sơn tăng. Thấy tướng, đó là cái thấy của đại đức, Kinh nói “Phàm có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”. Nếu lấy tướng cho là thật thì cùng kiếp không thể ngộ đạo.
    Viễn nói:
    - Nay thỉnh thiền sư ở trên tướng nói về vô tướng.
    Sư nói:
    - Kinh Tịnh Danh nói “Tứ đại không chủ tể, thân cũng không ngã, cái thấy không ngã tương ưng với đạo”. Nầy đại đức, nếu cho tứ đại có chủ, đó là có ngã; nếu có ngã kiến cùng kiếp không thể hội đạo.
    Viễn công nghe nói thất sắc, thấy chột dạ rút lui.
    Sư có bài kệ:

    Tứ đại vô chủ phục như thủy,
    Ngộ khúc phùng trực vô bỉ thử.
    Tịnh uế lưỡng xứ bất sanh tâm,
    Ủng quyết hà tằng hữu nhị ý.
    Xúc cảnh đãn tợ thủy vô tâm,
    Tại thế tung hoành hữu hà sự?


    四大無主復如水  
    遇曲逢直無彼此
    淨穢兩處不生心  
    壅決何曾有二意
    觸境但似水無心  
    在世縱橫有何事


    Tứ đại không chủ giống như nước,
    Dù gặp cong ngay chẳng đây kia.
    Hai nơi dơ sạch chẳng sanh tâm,
    Thông bít chưa từng ý có hai.
    Xúc cảnh vô tâm chỉ như nước,
    Tại thế tung hoành có việc chi?


    Sư lại nói:
    - Một đại như thế, tứ đại cũng vậy. Nếu rõ tứ đại không chủ tể tức là ngộ vô tâm, nếu liễu ngộ vô tâm thì tự nhiên hợp đạo.
    *
    * *
    Lại có thiền sư Chí Minh hỏi:
    - Nếu nói vô tâm là đạo thì ngói gạch vô tâm cũng nên là đạo? Lại nói “Thân tâm xưa nay là đạo” thì thập loại tứ sanh đều có thân tâm cũng nên là đạo?
    Sư nói:
    - Đại đức nếu hiểu bằng kiến văn giác tri thì khác xa với đạo; tức là người cầu kiến văn giác tri chẳng phải là người cầu đạo. Kinh nói “Vô nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý”. Sáu căn còn không, kiến văn giác tri nương vào đâu mà lập? Cùng tột cội nguồn chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Sao chẳng đồng với cỏ cây gạch ngói được?
    Chí Minh lăng thinh thối lui.
    Sư lại có kệ rằng:

    Kiến văn giác tri vô chướng ngại,
    Thanh hương vị xúc thường tam muội.
    Như điểu không trung chỉ ma phi,
    Vô thủ vô xả vô tắng ái.
    Nhược hội ứng xứ bổn vô tâm,
    Thủy đắc danh vi Quán Tự Tại.


    見聞覺知無障礙  
    聲香味觸常三昧
    如鳥空中只麼飛  
    無取無捨無憎愛
    若會應處本無心  
    始得名為觀自在


    Kiến văn giác tri không chướng ngại,
    Thanh hương vị xúc thường tam muội.
    Như chim trong không mặc tình bay,
    Không thủ không xả không thương ghét.
    Nếu hội đối cảnh vốn vô tâm,
    Mới được tên là Quán Tự Tại.


    *
    * *

    Lại có thiền sư Chơn hỏi:
    - Đạo đã vô tâm, Phật có tâm chăng? Phật với đạo là một là hai?
    Sư đáp:
    - Chẳng một chẳng khác.
    Hỏi:
    - Phật độ chúng sanh vì có tâm, đạo không độ người vì vô tâm. Một độ một không độ, đâu được không hai?
    Sư đáp:
    - Nếu nói Phật độ chúng sanh, đạo không độ chúng sanh, đó là đại đức vọng sanh nhị kiến (thấy có hai). Theo sơn tăng thì không phải vậy. Phật là danh hão, đạo cũng dối lập, cả hai đều không thật, tồn là giả danh. Trong một cái giả sao lại phân làm hai?
    Hỏi:
    - Phật với đạo dù là giả danh, đang lúc lập danh thì ai lập đó? Nếu có người lập, sao nói là không được?
    Sư đáp:
    - Phật với đạo nhơn tâm mà lập, xét cho cùng cái tâm hay dựng lập, tâm ấy cũng là không. Tâm đã là không thì ngộ cả hai (Phật và đạo) đều chẳng thật, biết như mộng huyễn liền ngộ cái vốn không. Gượng lập hai tên Phật đạo, đó là kiến giải của những người nhị thừa.
    Sư bèn nói bài kệ vô tu vô tác:

    Kiến đạo phương tu đạo,
    Bất kiến phục hà tu?
    Đạo tánh như hư không,
    Hư không hà sở tu?
    Biến quan tu đạo giả,
    Bác hỏa mịch phù âu.
    Đãn khán lộng khối lỗi,
    Tuyến đoạn nhất thời hưu.


    見道方修道  
    不見復何修
    道性如虛空  
    虛空何所修
    遍觀修道者  
    撥火覓浮漚
    但看弄傀儡  
    線斷一時休


    Thấy đạo mới tu đạo,
    Không thấy làm sao tu?
    Tánh đạo như hư không,
    Hư không tu chỗ nào?
    Xem hết người tu đạo,
    Vạch lửa tìm bọt nổi.
    Xem con rối diễn trò,
    Dây đứt liền đó ngưng.


    *
    * *

    Lại có thiền sư Pháp Không hỏi:
    - Phật với đạo đều là giả danh, mười hai phần giáo cũng phải chẳng thật, vì sao các bậc tôn túc từ trước đều nói tu đạo?
    Sư đáp:
    - Đại đức hiểu lầm ý kinh. Đạo vốn không tu mà đại đức ép tu, đạo vốn không tạo tác mà đại đức ép tạo tác, đạo vốn vô sự mà cưỡng sanh đa sự, đạo vốn vô tri mà cưỡng tri trong đó. Kiến giải như thế cùng đạo trái nhau. Các bậc tôn túc từ trước đâu phải như thế, tự đại đức không hội, xin suy gẫm đó.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  9. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-26-2015)

  10. #36
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Bài 81.

    THIỀN SƯ BỔN TỊNH 本淨


    (Tiếp theo)


    Sư lại có kệ:

    Đạo thể bổn vô tu,
    Bất tu tự hợp đạo.
    Nhược khởi tu đạo tâm,
    Thử nhân bất hội đạo.
    Khí khước nhất chơn tánh,
    Khước nhập náo hạo hạo.
    Hốt phùng tu đạo nhân,
    Đệ nhất mạc hướng đạo.


    道體本無修  
    不修自合道
    若起修道心  
    此人不會道
    棄却一真性  
    却入鬧浩浩
    忽逢修道人  
    第一莫向道


    Thể đạo vốn không tu,
    Chẳng tu tự hợp đạo.
    Nếu khởi tâm tu đạo,
    Người đó không hội đạo.
    Bỏ mất một tánh chơn,
    Lại vào ồn bề bộn.
    Chợt gặp người tu đạo,
    Tốt nhất đừng nói đạo.

    *
    * *
    Lại có thiền sư An hỏi:
    - Đạo đã giả danh, Phật đã vọng lập, mười hai phần giáo cũng là để tiếp vật độ sanh. Tất cả là vọng, lấy gì là chơn?
    Sư đáp:
    - Vì có vọng nên đem chơn đối vọng. Suy cho cùng tánh của vọng vốn không, nên chơn có bao giờ có đâu? Thế nên biết chơn vọng đều là giả danh, hai việc đối đãi đều không thật thể, suy cho cùng cội gốc chúng thì tất cả đều không (rỗng không).
    Hỏi:
    - Đã nói tất cả là vọng, vọng cũng đồng chơn. Chơn vọng không khác, lại là vật gì?
    Sư đáp:
    - Nếu nói vật gì, vật gì cũng vọng. Kinh nói “Không tương tợ, không so sánh, bặt đường nói năng như chim bay trong hư không”.
    An công thẹn mà phục, chẳng biết nên làm sao.
    Sư lại có kệ:

    Suy chơn chơn vô tướng,
    Cùng vọng vọng vô hình.
    Phản quán suy cùng tâm,
    Tri tâm diệc giả danh.
    Hội đạo diệc như thử,
    Đáo đầu diệc chỉ ninh.



    推真真無相  
    窮妄妄無形
    返觀推窮心  
    知心亦假名
    會道亦如此  
    到頭亦只寧

    Xét chơn chơn vô tướng,
    Tìm vọng vọng vô hình.
    Ngó lại tâm mình xem,
    Tâm ấy cũng giả danh.
    Hội đạo cũng như vậy,
    Xưa nay chỉ thế thôi.

    *
    * *
    Lại có thiền sư Đạt Tánh hỏi:
    - Thiền là chí vi chí diệu, chơn vọng cả hai đều mất, Phật đạo cả hai chẳng còn, tu hành tánh không danh tướng chẳng thật, thế giới như huyễn, tất cả đều giả danh. Đến lúc đạt kiến giải này, cũng đâu thể cắt đứt hai gốc thiện ác của chúng sanh?
    Sư đáp:
    - Hai gốc thiện ác đều nhân tâm mà có, tìm xét nếu có tâm thì hai gốc cũng thật, xét tâm đã không thì hai gốc nhân đâu mà lập? Kinh nói “Pháp thiện bất thiện từ tâm hóa sanh, nghiệp duyên thiện ác vốn không thật có”.
    Sư lại có kệ:

    Thiện ký tòng tâm sanh,
    Ác khởi ly tâm hữu?
    Thiện ác thị ngoại duyên,
    Ư tâm thực bất hữu.
    Xả ác tống hà xứ?
    Thủ thiện linh thùy thủ?
    Thương ta nhị kiến nhân,
    Phan duyên lưỡng đầu tẩu.
    Nhược ngộ bổn vô tâm,
    Thủy hối tòng tiền cữu.



    善既從心生  
    惡豈離心有
    善惡是外緣 
    於心實不有
    捨惡送何處  
    取善令誰守
    傷嗟二見人  
    攀緣兩頭走
    若悟本無心  
    始悔從前咎


    Thiện đã từ tâm sanh,
    Ác há lìa tâm có?
    Thiện ác là duyên ngoài,
    Nơi tâm thật chẳng có.
    Bỏ ác vứt đi đâu?
    Lấy thiện bảo ai giữ?
    Thương thay người nhị kiến,
    Bám lấy hai đầu chạy.
    Nếu biết tâm vốn không,
    Mới hối chuyện đã làm.

    *
    * *
    Lại có quan cận thần hỏi:
    - Thân này từ đâu đến? Sau khi trăm tuổi lại về đâu?
    Sư đáp:
    - Như người lúc mộng từ đâu mà đến? Khi thức giấc từ đâu mà đi?
    Quan nói:
    - Lúc mộng không thể nói là không, thức rồi không thể nói có. Tuy có có không mà không có chỗ đến đi.
    Sư nói:
    - Thân bần đạo đây cũng như mộng.
    Lại có kệ:

    Thị sanh như tại mộng,
    Mộng lý thật thị náo.
    Hốt giác vạn sự hưu,
    Hoàn đồng thụy thời ngộ.
    Trí giả hội ngộ mộng,
    Mê nhân tín mộng náo.
    Hội mộng như lưỡng ban,
    Nhất ngộ vô biệt ngộ.
    Phú quý dữ bần tiện,
    Cánh diệc vô biệt lộ.



    視生如在夢  
    夢裏實是鬧
    忽覺萬事休  
    還同睡時悟
    智者會悟夢  
    迷人信夢鬧
    會夢如兩般  
    一悟無別悟
    富貴與貧賤 
    更亦無別路


    Cuộc đời như giấc mộng,
    Trong mộng thật là ồn.
    Chợt tỉnh muôn việc ngừng,
    Lại đồng tỉnh giấc ngủ.
    Người trí biết tỉnh mộng,
    Kẻ mê tin mộng ồn.
    Trong mộng không hai thứ,
    Một ngộ, không ngộ khác.
    Giàu sang và nghèo hèn,
    Chung một đường không khác.


    Năm Thượng Nguyên thứ hai (761 - Đường Túc Tông), ngày mùng 5 tháng 5 Sư quy tịch. Vua ban thụy hiệu Đại Hiểu Thiền Sư.

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  11. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (06-26-2015)

  12. #37
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Mặc tình gỗ mục.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  13. #38
    MẦM Avatar của ct-02
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    10
    Thanks
    51
    Thanked 27 Times in 7 Posts

    Quá hay,trên cả tuyệt vời, ... , hảo hảo!

    Đạo thể bổn vô tu,
    Bất tu tự hợp Đạo.


    Nhưng "Bất tu" thì mãi mãi không thấy "Đạo" .

    Nhược khởi tu đạo tâm,
    Thử nhân bất hội đạo.
    Khí khước nhất chơn tánh.


    Nếu khởi tâm tu Đạo, thì không thể hội (thấy và nhập) Đạo, tự quên bỏ đi chơn tánh. Đây có phải là ý của câu "Tu, vô tu tu".


    * *
    Chơn và vọng đều từ tâm sanh, đúng ra thì vọng từ tâm sanh, nói "chơn" để phá "vọng". "Vọng" đã phá mất rồi thì "chơn" tìm chẳng thấy.
    Nói là "phá" vọng "tìm" chơn, chứ thật ra "Tự tánh" vốn rổng rang và mênh mông như hư không, làm gì có chơn vọng, có chơn có vọng như ánh chớp lóe rồi biến mất, trên không trung, người mê phân tích chớp đó màu gì bất đầu từ đâu?




    Xã ác tố́ng hà xứ ? Bỏ ác , "bỏ" chổ nào?
    Thủ thiện linh thùy thủ? Giử thiện , là "ai" giử?



    Mộng lý thật thị náo.
    Hốt giác vạn sự hưu,


    Trong mộng tưởng trăm ngàn sự việc là thực, tỉnh mộng rồi thì muôn việc chỉ là một giấc mơ.

  14. #39
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Như cánh chim bay.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  15. #40
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Con rối.





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trích đăng Truyền Đăng Lục Quyển 4
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 45
    Bài cuối: 06-23-2015, 09:22 AM
  2. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 3
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 15
    Bài cuối: 06-21-2015, 09:22 AM
  3. Trích đăng Truỳên Đăng Lục _ quyển 2
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 25
    Bài cuối: 06-20-2015, 08:33 AM
  4. Trích đăng Truỳên Đăng Lục
    Gửi bởi lavinhcuong trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 42
    Bài cuối: 06-18-2015, 09:49 AM
  5. Truyền đăng lục ~ Hoạt hình Phật giáo
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2015, 10:03 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •