DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 49
  1. #1
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts



    Tu Bồ Đề đang ngồi giữa “hội trường” bỗng đứng phắt dậy cung kính chắp tay cúi chào đức Phật và lớn tiếng ca ngợi: “Thật là tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu!. Thật xưa nay chưa từng có. Như Lai đã khéo dạy dỗ, khéo giúp đỡ, khéo truyền trao, khéo phó chúc cho các vị Bồ tát”.

    Đọc tới đây tôi lại một phen chưng hửng! Bởi Tu Bồ Đề nào phải là ai xa lạ. Ông là một trong mười vị đại đệ tử của Phật, một bậc Alahan, người nổi tiếng ưa hạnh lan nhã, độc cư, người giải Không đệ nhất. Thế mà trong hội chúng này, ông lên tiếng nghe có vẻ gì đó như… ganh tị với các vị Bồ tát! Nào các vị Bồ tát… “vui” nhé, đựơc đức Phật “cưng” nhé, đựơc Như Lai quan tâm giúp đỡ, tin cậy gởi gấm và hôm nay còn được trực tiếp trao truyền một cách khéo léo như thế nhé! Làm như xưa giờ đức Phật chẳng hề dạy cho quý vị, chẳng hề tin cậy, giúp đỡ quý vị, vốn là những đại đệ tử gần gũi nhất của Phật vậy! Lúc đầu tôi chưng hửng, sau thấy hình như không phải vậy! Alahán đã là những bậc vô sanh, lẽ nào lại “sanh sự”, lẽ nào lại đi ganh tị chứ! Có thể đây là một buổi thuyết giảng quan trọng dành riêng cho các vị Bồ tát- những vị tuy đã giác ngộ nhưng vẫn hãy còn là chúng sinh, đang chuẩn bị lao vào thế giới khổ đau để giúp đỡ mọi người. Trong thính chúng, có những vị đã là Bồ tát nhưng cũng có những vị mới “phát tâm”, tu sĩ cũng như cư sĩ, cả nam lẫn nữ, thậm chí chưa phải đã “tự giác” hoàn toàn nhưng vẫn sẵn sàng “giác tha” để qua đó tu rèn học tập thêm. Bồ tát với chí nguyện sẵn sàng dấn thân vào đời, cứu nhân độ thế, là một thế hệ học trò mới của đức Phật- vào thời thuyết giảng Kim Cang. “Chín tầng gươm báu trao tay / Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh” (CPN) chăng?


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  2. #2
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts



    Gươm báu? Đúng vậy. Thanh gươm trao truyền ở đây là thanh gươm sắc bén nhất, gươm được làm bằng Kim cương, có thể dùng để chặt đứt tất cả những khổ đau ách nạn của kiếp người. Việc làm này được giao phó cho các vị Bồ tát “tương lai”, những trai thiện gái lành tự nguyện, chí nguyện, dấn thân vào đời với lòng nhiệt tình, hăng say để truyền bá đạo giải thóat. Còn với những vị đã là những bậc “Chân nhân” đã dứt hết phiền trựơc, đã “đặt gánh nặng xuống” thì tùy, có thể dấn thân vào đời hay tiếp tục tu hành để giữ ngọn đuốc sáng của suối nguồn cũng hay.. Tôi nhớ đọc đâu đó câu này: when the source is deep, the stream is long. Nguồn có sâu thì dòng chảy mới dài! Còn “xuất chinh”? Phải, xuất chinh ở đây không phải là đi đánh Nam dẹp Bắc, chiếm đất giành dân gì cả mà là chiến đấu với chính mình, với giặc tham sân si trong mỗi con người. Lão Tử chẳng đã nói ”Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường” đó sao? Thắng mình mới khó. Cho nên phải có gươm báu trao tay! Cái cách Tu Bồ Đề ngợi ca Phật đã khéo truyền trao, khéo quan tâm, khéo gởi gắm… hình như đã nói lên điều đó. Đó là cách mà ngày nay người ta gọi là tạo động cơ, “motivation”, trong giáo dục chủ động. Học trò có động cơ học tập thì học mới tốt, còn không rất dễ…ngủ gục! Hẳn là mọi người có mặt trong hội trường đều giật mình, và nhờ đó tâm hồn rộng mở, háo hức đón nhận những lời giáo huấn. Ai cũng tự hứa với lòng sẽ ráng để thành một “Bồ tát”, xứng đáng với sự tin cậy phó thác của đức Phật.

    Tu Bồ Đề liền đặt câu hỏi “Thưa Thế tôn, người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành một bậc Giác Ngộ thì phải làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  3. #3
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts



    Một câu hỏi cho đến hơn hai ngàn năm trăm năm sau vẫn còn như vang vọng! Nhất là trong thời buổi hiện nay, thời buổi toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” gì gì đó đã đầy con người vào những cuộc tranh chấp khốc liệt, tranh giành quyền lực, quyền lợi, dẫn đến chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… như ta đã thấy. Chưa bao giờ tâm con người ta lại “hừng hực” lên như thế, chưa bao giờ tâm con người ta lại “bấn xúc xích” lên như thế!

    Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật, bởi Phật nói, phàm phu là Phật chưa giác ngộ, còn Phật là …phàm phu đã giác ngộ. Thế thôi. Chỉ có thế. Chỉ cần thế. Mọi thứ quấy rối cuộc đời, mọi thứ khổ đau ách nạn đều do cái tâm mà ra nên chỉ cần “xỏ mũi” nó, kéo nó lại, dạy dỗ nó, trừng trị nó –nói khác đi là hàng phục nó như hàng phục một con ngựa chứng, một con trâu điên- rồi…an trú nó vào một chỗ nào đó, đừng cho nó quậy phá nữa là xong! Tưởng dễ mà không dễ! Cái tâm đó coi vậy mà khó dạy, khó trị, khó hàng phục, khó an trú vô cùng! Giỏi như Thái thượng Lão quân mà thỉnh thoảng con trâu của ngài cỡi cũng sút chuồng lén xuống trần làm bậy, quậy phá tưng bừng. Con trâu này vốn còn đựơc ngửi mùi linh đan diệu dược của Ngài nên càng ghê gớm hơn nữa! Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa mà cũng đành bó tay, cũng hết thuốc chữa, phải nhờ đến Quan Âm Bồ tát mới xong!

    Một điều thú vị ở đây là Tu Bồ Đề nói đến người trai thiện, người gái lành (thiện nam tử, thiện nữ nhơn) chứ không nói đến bất cứ trai nào, gái nào. Thì ra đó là điều kiện tiên quyết. Phải tốt phải lành cái đã rồi mới tính chuyện trở thành Bồ tát được! Bởi con đường giác ngộ của Phật kỳ cục quá, lạ lùng quá, tuy là tuyệt diệu mà nói ra sẽ chẳng mấy ai tin, cũng chẳng dễ làm theo. Cho nên lúc đầu Phật đắn đo ngần ngại khá lâu mới chịu chuyển bánh xe pháp! Rõ ràng, một lần nữa, ta thấy Tu Bồ Đề dùng kỹ thuật tạo “motivation”, tạo môi trường thuận lợi cho việc truyền trao gươm báu của buổi hôm nay. Một điểm nữa cũng rất thú vị: không có chuyện kỳ thị giới tính, không có chuyện bất bình đẵng giới ở đây! Cả nam lẫn nữ, ai cũng có thể trở thành Bồ tát. Hơn hai ngàn năm trăm năm rồi đó!


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  4. #4
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts



    Phật liền trả lời Tu Bồ Đề “Tốt lắm, tốt lắm! .Đúng như ông nói đó, Ta đã hết lòng giúp đỡ, hết lòng tin cậy, gởi gấm cho các vị Bồ tát!”. Được lời như cỡi tấc lòng! Không phải chỉ Tu Bồ Đề nói mà Phật cũng xác nhận nhé! Vậy thì lẽ nào chư vị còn dám lơ là! Không khí hội trường lúc đó có lẽ đã hoàn toàn khác, đã đủ chín muồi.

    “Này Tu Bồ Đề, ông hãy lắng tai nghe cho kỹ (đế thính) đây”. Lắng nghe (listening) là kỹ năng hàng đầu trong tham vấn (counselling) tâm lý ngày nay. Lắng nghe, không phải là nghe hời hợt ngoài tai, mà là nghe với tất cả tâm hồn, tất cả thân xác. Người biết lắng nghe là người nghiêng mình về phía người nói, nhìn vào mắt người nói, gật gù những chỗ tâm đắc, hỏi lại nếu cần và biết phản ánh, lặp lại với những câu chữ khác xem có đúng nội dung diễn đạt không. Một người biết lắng nghe là người có tâm hồn đồng cảm, chìm ngập, tràn dâng cảm xúc! Ta hiểu vì sao trong Kim Cang, Tu Bồ Đề, vị Alahan vô sanh là vậy mà cũng nước mắt rơi lã chã! Chữ “đế” ở đây còn có nghĩa là “thẩm xét”, suy xét cho thấu đáo, không thể chỉ nghe, tin một cách hời hợt được. Khi học Phật, thú vị nhất là Phật không “áp đặt” bao giờ, lúc nào cũng bảo ta chớ vội tin, hãy suy xét cho kỹ, tìm tòi cho thấu đáo, và thực hành cho miên mật để rồi tự mình phát hiện, tự mình “kiểm nghiệm”, tự mình chứng nghiệm lấy.

    Để ý thêm chút nữa, ta thấy dường như ở đây Phật chỉ nói riêng cho Tu Bồ Đề, với Tu Bồ Đề thôi. “Ta sẽ vì ông mà nói”. Đương vị nhữ thuyết. Có nghĩa là không phải với bất cứ ai ta cũng nói được điều này. Vì ông đã biết đặt ra một câu hỏi cốt lõi, rốt ráo… như vậy nên ta mới nói riêng cho ông biết: “Người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành bậc Giác ngộ thì cứ làm …như vầy, như vầy…” Hãy nghĩ xem, trong tình huống đó mọi người sẽ chăm chú, sẽ dóng tai lên mà nghe như thế nào! Tất cả mọi người trong hội trường trở thành người học…lóm. Học… lóm là một cách học…hay! Lục tổ Huệ Năng đã từng học lóm như vậy ngay khi đã vào chùa, ngày ngày giã gạo , bửa củi, nấu cơm. Nhờ vậy mà ông thấy ngay “Bản lai vô nhất vật” trong khi những người khác còn loay hoay tìm kiếm! Cách nói “Hãy làm như vầy…như vầy…” thường gặp trong truyện xưa, mỗi khi có điều gì cần riêng tư, bí mật, càng gây thêm một sự tò mò muốn biết, muốn nghe. Phải chăng đó chính là kỹ thuật truyền trao đặc biệt của Kim Cang? Phật và Tu Bồ Đề có lẽ đang sắm vai, “role playing”, một cách tuyệt vời của phương pháp giáo dục chủ động rất hiện đại đó chăng?

    Tu Bồ Đề hớn hở: Xin vâng, xin vâng, con đang rất muốn nghe đây!


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  5. #5
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts


    1. Onwards on the Path



    When I first read the Diamond Sutra, I was a bit startled and rather confused. Up to now, upon hearing someone recite the passage “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” He (the bodhisattva) can only give rise to that mind without dwelling anywhere, I always thought it was a comforting mantra to soothe one’s anguish state of being. I’ve even read that the 6th patriarch Hue Nang, one day while out selling wood casually heard someone quote that passage and he was instantly enlightened. For me, the more I hear it, the more I’m lost in the fog of confusion.

    After the publication of my book Thinking from the Heart, which comprised of my every thought and feeling about the Heart Sutra, I felt that my understanding was somewhat better though some confusion remained. For this reason I wanted to study other sutras to gain a little bit more clarity, in hopes of obtaining more faith and thorough practice. Knowing and Understanding is one thing, but to transcend from Knowing to believing, practicing, and remaining aware is not easy. That is why in the Heart Sutra, the Bodhisattva Avalokiteshvara is said to “practice deeply the Prajna Paramita…” acknowledging that the five aggregates are empty, and then was freed from all suffering and misfortune. He was so happy that he cried out “Bodhi! Swoha!” but the Buddha admonished “Go on practicing deeply. Practice more deeply. Nothing has been achieved. Don’t be self-satisfied. Don’t be neglectful”.


    I studied the Diamond Sutra and was surprised to find myself as captivated as I was when I studied the Heart Sutra earlier on. Sometimes I was surprised, sometimes I was puzzled, sometimes baffled, sometimes perplexed. Despite the existence of numerous sutras [taught by the Buddha] there is clearly a consistent unity of principle that went from the beginning to the end, with the methods of teaching vary depending on the audience for the teaching. If one can grasp the essence, maybe one will be less perplexed and be able to find “the way in”?


    (Quý Phật tử nào muốn tham khảo, học hỏi thêm về Anh ngữ, xin mở 2 tab cùng lúc để đối chiếu. Phần Anh ngữ này được chép vào đây nhằm phục vụ cho những Dịch Giả tương lai)


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  6. #6
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts


    One reason for my perplexity when studying the Diamond Sutra was that I expected to study, listen and learn the profound and scholarly teachings of the ancient mysterious Dharma. But, oh my goodness, the Diamond Sutra begins with a very normal, not to mention trivial and somewhat elementary, story: The Buddha, sensing he was hungry at mealtime, would put on his robe, retrieved his begging bowl and went to beg for alms. He did not deign to say a word, not even clear his throat to assert his authority. Just think, at that time there were thousands of people, great bodhisattvas, arahants, “dignitaries”, close disciples, all sitting there waiting eagerly for a profound teaching. But the Buddha just donned his robe, took his bowl and went into the city to beg for food. When he deemed the food enough, he came unhurriedly back to the “assembly”, took out his food, ate it, then put bowl and robe neatly away, washed his feet, took the cross-legged position, and breathed deeply… which means he entered … a dhyana absorption! Not one word was said. Not even a small murmur of instruction! I imagined, if I was there, hanging somewhere around outside in the corridors waiting to listen to the teaching, how I would be frustrated out of my mind and utterly dismayed! All of a sudden, Subhuti appears from among the seated crowd. Jumping up on his feet to a revered ceremonious bow to the Buddha, he said “It is very rare, World Honoured One! How well the Tathagata protects and thinks of all Bodhisattvas, how well He instructs all the Bodhisattvas”!
    Like a big explosion catching everyone off guard, so came the impact of the delivered message in the lesson that no one had initially realized! From shock turned to discomfort. Oh my God, we didn’t pay attention carefully for the unspoken teaching given by the Buddha! Fortunately, Subhuti did! Otherwise, we’d be sorry to miss such an opportunity!

    The Buddha has his own method of teaching: he does not speak, but he acts for us to see. This is a very new and modern instructional method to teach “life skills”, called “demonstration” which means to show, to give example to be followed. Once more, we see that learning and practicing Buddhism involve doing, not speaking. Do first, explain later. In fact, there may not be a need for speech at all. We understand now why the Zen masters required their disciples to cut wood, cook meals, fetch water, plant vegetable, and pound rice … without uttering one word of teaching. Until the student discovered an urgent need to be taught, then the teaching will be given but in a unique way: sometimes by capsizing a boat, sometimes a knock to his head, or a reply in riddles, or sometimes by an ambiguous answers like “give me your mind, I’ll pacify it”. The student at first will be stupefied… then later enlightened as if awaken from a delusion! At the end of the school, the student will not receive any diploma to show off, and the master has nothing to give him either. Because “the thing” inherently already exists within the pupil, the master only helps him to unearth it and experience the discovery of the “resolution” for himself. This process is called “counselling”, a contemporary method in psychotherapy and modern day medical treatments. The counsellor is like a midwife; she helps the mother to give birth but cannot give birth in her place. The child already exists in his mother’s womb.


    (Quý Phật tử nào muốn tham khảo, học hỏi thêm về Anh ngữ, xin mở "song hành" _ 2 tab cùng lúc để đối chiếu. Phần Anh ngữ này được chép vào đây nhằm phục vụ cho những Dịch Giả tương lai)


    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

  7. #7
    Avatar của trantu
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    152
    Thanks
    192
    Thanked 157 Times in 33 Posts


    Back to the lesson, everyone felt a rude awakening and suddenly realized that the Buddha had taught them their first lesson: eat when you are hungry, drink when you are thirsty. Eat when it’s time to eat. Those who say that they don’t need to eat do not know how to live, or they simply lie. Almost 2000 years later, Tran Nhan Tong, a king of the Tran dynasty of Vietnam and a great Zen master, founder of the Truc Lam Yen Tu school, also mentioned it in a poem of his “Cu Tran Lac Dao” (Cư trần lạc đạo) (To enjoy the path while living a worldly life): “when hungry, eat ; when tired, sleep” (Cơ tắc xan hề khốn tắc miên).

    Even the Buddha was busy putting his robe and taking his bowl to go for the alms, let alone us! A special note worth mentioning here: Buddha, a World Honoured One, at the slightest hint of food would receive variety of delicious and exotic offerings bestowed upon him. His attendants have likely already prepared a savoury meal for him, to be served after the teaching. But alas no, the Buddha went out to beg the food himself, relying on no one. He did not eat the good food prepared for him, but lived by his own teachings. How can we not but be in awe and amazed? Some high-ranking monks (“dignitaries”) there… uneasily pondered, being served feasts of “delicious and exotic” vegetarian delights. Nowadays there are even vegetarian food creations that strikingly resemble prawns, fish, chicken legs… quite controversial! We are also amazed because the Buddha, a being of the highest status as the World Honoured One, with dozens of “venerable titles” and still was such a simple man! He still walked barefoot peacefully carrying his bowl. He stilled trudge along hot midday sun begging for alms, eating whatever food he was given. The Buddha walked serenely, naturally, aware of each step, not caught up by judgments or comments about him, around him. He only breathed with each step, easily, gently, feeling good! He did not choose rich households to beg, nor did he choose the poorer ones which might be kinder, or the people he were acquainted with to be sure that he would receive something. The Buddha unhurriedly went from house to house, there was no need to make any difference, no need to help only the rich or the poor! Everybody has problem, everybody suffers. The poor have poor’s problem, the rich have rich’s problem! But after a few hours walking, any food can become delicious one, easily digested if eaten mindfully, if chewed mouthful per mouthful. It seems the bowls were just big enough for only one person’s need, just so there was not too much food nor leftovers.

    Nowadays it is very rare to see mendicants in town, but if one has the chance to see a monk in yellow robe, carrying a bowl, mindfully walking easy steps and begging his food at each doorstep, we can’t help but admire and being moved by the Monks of a thousand years past. At present, there is no need to go to each house begging for each meal, but it is still good for your health if you could walk a few hours per day. Simple food, with plenty of vegetable, beans, limited in fat, sugar and salt, are also very good for your health. Above all if your meals are taken in a good setting: leisurely enjoyed in a relaxing atmosphere, with simple and sufficient food, then every meal is good and healthy..



    Lòng lâng-lâng nhẹ nguồn thơ,
    Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh
    .

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •