KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAQuyển 532__________________________________________________ ______________________________________
Cũng đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không bị chấp trước.
Cũng đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo mà đạt không bị chấp trước.
Cũng đối với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không bị chấp trước.
Cũng đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không bị chấp trước.
Cũng đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không bị chấp trước.
Cũng đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không bị chấp trước.
Cũng đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ không bị chấp trước.
Cũng đối với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không bị chấp trước.
Cũng đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không bị chấp trước.
Cũng đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông không bị chấp trước.
Cũng đối với mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không bị chấp trước.
Cũng đối với đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả không bị chấp trước.
Cũng đối với ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp không bị chấp trước.
Cũng đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không bị chấp trước.
Cũng đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không bị chấp trước.
Cũng đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không bị chấp trước.
Cũng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không bị chấp trước.
Cũng đối với Trí nhất thiết trí không bị chấp trước.
Đại Bồ-tát này tự mình đối với các pháp đã nói như thế, tự mình không bị chấp trước, cũng dạy người khác đối với các pháp như thế không bị chấp trước. Đại Bồ-tát này đối với các pháp ấy vì không chấp trước nên đối với tất cả chỗ đều được vô ngại.
Như người được Thế Tôn biến hóa ra, tuy hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng đối với quả vị kia không chấp, không đắm, chỉ vì hữu tình đạt được Niết-bàn.
Như vậy, cho đến tuy hành trí nhất thiết trí, nhưng đối với quả vị kia không chấp, không đắm, chỉ vì hữu tình đạt được Niết-bàn. Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với tất cả pháp hữu lậu, vô lậu, hoặc thế gian, xuất thế gian, hoặc hữu vi, vô vi, không chấp, không đắm, vô trụ, vô ngại.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đạt được tất cả pháp tướng vi diệu.