DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 85/162 ĐầuĐầu ... 3575838485868795135 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 841 tới 850 của 1611
  1. #841
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trên đây là trí thiện-xảo thứ-đệ biến-vãng chư Phật quốc-độ thần-thông đại Tam-muội thứ ba của đại Bồ-Tát.

    Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát thanh-tịnh thân-tâm-hành đại Tam-muội ?

    Đại Bồ-Tát nầy biết số thân chư Phật đồng với số chúng-sanh. Thấy vô-lượng Phật hơn số vi-trần trong vô-số thế-giới, Bồ-Tát đem các thứ hương, hoa, lọng, châu báu, đồ trang-nghiêm, ma-ni-bửu-tạng, nhẫn đến tứ-sự, tất cả đều thượng-diệu quảng đại hơn hẳn của các cõi trời để cúng-dường mỗi đức Phật.

    Đối với mỗi đức Phật, Bồ-Tát cung-kính tôn-trọng cúi đầu đảnh lễ thưa thỉnh phật-pháp, khen Phật bình-đẳng, ca ngợi công-đức quảng-đại của chư Phật. Nhập vào đại-bi của chư Phật, được sức vô-ngại bình-đẳng của chư Phật. Khoảng một niệm, cần cầu diệu-pháp khắp tất cả Phật. Nhưng với những tướng chư Phật xuất thế nhập diệt, đều vô-sở-đắc.

    Như tâm tán-động liễu-biệt cảnh sở-duyên, tâm khởi, chẳng biết sở-duyên nào khởi, tâm diệt, chẳng biết sở-duyên nào diệt.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát nầy trọn chẳng phân-biệt tướng xuất thế cùng nhập Niết-bàn của Như-Lai.

    Chư Phật-tử ! Như dương-diệm giữa ngày, chẳng phải từ mây sanh, chẳng phải từ ao sanh, chẳng ở trên đất, chẳng ở dưới nước, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải thiện chẳng phải ác, chẳng phải trong chẳng phải đục, chẳng dùng uống rửa được, chẳng làm ô-uế được, chẳng phải có thể chất chẳng phải không thể chất, chẳng phải có vị chẳng phải không vị. Do vì nhơn duyên mà hiện tướng nước. Do thức phân biệt trông xa tợ nước mà sanh tưởng là nước, đến gần thời không có, tưởng nước tự mất.

    Đại Bồ-Tát đây cũng như vậy. Tướng Như-Lai xuất-thế và Niết-bàn đều bất-khả-đắc. Chư Phật có tướng hay không tướng đều là tâm tưởng phân biệt.

    Chư Phật-tử ! Tam-muội nầy gọi là thanh-tịnh thâm-tâm-hành. Đại Bồ-Tát ở nơi Tam-muội nầy nhập rồi mà khởi, sau khi khởi chẳng mất.

    Ví như có người từ giấc ngủ thức dậy nhớ sự chiêm-bao. Lúc thức dầu nhớ sự chiêm-bao. Lúc thức dầu không có cảnh-giới chiêm-bao nhưng vẫn có thể ghi nhớ chẳng quên.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát nhập Tam-muội thấy Phật nghe pháp, sau khi xuất định ghi nhớ chẳng quên, rồi đem pháp đã được nghe giảng dạy lại tất cả chúng-hội trong đạo-tràng, trang-nghiêm tất cả quốc-độ chư Phật, vô lượng nghĩa thú đều được sáng suốt, tất cả pháp môn cũng đều thanh-tịnh, thắp đuốc đại-trí, làm lớn giống Phật, đầy đủ vô-úy, biện-tài chẳng cạn, khai thị diễn thuyết pháp-tạng thậm-thâm.

    Trên đây là trí thiện-xảo thanh-tịnh thâm-tâm-hạnh đại Tam-muội thứ tư của đại Bồ-Tát.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (10-22-2017)

  3. #842
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát tri quá-khứ trang-nghiêm tạng Tam-muội ?

    Đại Bồ-Tát nầy biết được quá-khứ chư Phật xuất hiện. Những là các cõi thứ đệ trong kiếp thứ đệ, các kiếp thứ đệ trong cõi thứ đệ, chư Phật xuất hiện thứ đệ trong kiếp thứ đệ, thuyết-pháp thứ đệ trong chư Phật xuất hiện thứ đệ, các tâm nguyện thứ đệ trong thuyết pháp thứ đệ, các căn tánh thứ đệ trong tâm nguyện thứ đệ, điều-phục thứ đệ trong căn tánh thứ đệ, chư Phật thọ-mạng thứ đệ trong điều phục thứ đệ, biết ức na-do-tha số lượng năm tuổi thứ đệ trong thọ-mạng thứ đệ.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nầy vì được vô-biên thứ-đệ trí như vậy nên biết quá-khứ chư Phật, nên biết quá-khứ các cõi, nên biết quá-khứ pháp-môn, nên biết quá-khứ các kiếp, nên biết quá-khứ các pháp, nên biết quá-khứ các tâm, nên biết quá-khứ các tri-giải, nên biết qúa khứ các chúng-sanh, nên biết quá-khứ các phiền-não, nên biết quá-khứ các nghi-thức, nên biết quá-khứ các thanh-tịnh.

    Chư Phật-tử ! Tam-muội nầy tên là Quá khứ thanh-tịnh tạng. Trong một niệm có thể nhập trăm kiếp, có thể nhập ngàn kiếp, có thể nhập trăm ngàn kiếp, có thể nhập trăm ngàn ức na-do-tha kiếp, có thể nhập vô-số kiếp, có thể nhập vô-lượng kiếp, có thể nhập vô-biên kiếp, có thể nhập vô-đẳng kiếp, có thể nhập bất-khả-sổ kiếp, có thể nhập bất-khả-xưng kiếp, có thể nhập bất-khả-tư kiếp, có thể nhập bất-khả-lượng kiếp, có thể nhập bất-khả-thuyết kiếp, có thể nhập bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nhập Tam-muội nầy chẳng diệt hiện-tại, chẳng duyên quá-khứ.

    Đại Bồ-Tát nầy từ Tam-muội khởi, thọ nơi đức Như-Lai mười thứ pháp quán đảnh bất-tư-nghì, cũng được, cũng thanh-tịnh, cũnh thành-tựu, cũng nhập, cũng chứng, cũng mãn, cũng trì, bình-đẳng biết rõ ba luân thanh-tịnh.

    Đây là mười : một là biện thuyết chẳng trái nghĩa, hai là thuyết pháp vô-tận, ba là huấn từ không lỗi, bốn là nhạo thuyết chẳng dứt, năm là tâm không khủng bố, sáu là lời quyết thành thiệt, bảy là chúng-sanh y-tựa, tám là cứu thoát ba cõi, chín là thiện-căn tối-thắng, mười là điều ngự diệu-pháp.

    Trên đây là mười pháp quán-đảnh. Nếu Bồ-Tát nhập tam-muội nầy, từ tam-muội xuất liền được.

    Như ca-la-lã lúc nhập thai-tạng, trong một niệm thức liền thác sanh.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát từ Tam-muội nầy xuất, trong một niệm thời được mười pháp nầy nơi đức Như-Lai.

    Trên đây gọi là trí thiện-xảo biết Quá-khứ trang-nghiêm-tạng đại Tam-muội thứ năm của đại Bồ-Tát.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    chimvacgoidan (10-22-2017),hoangtri (10-22-2017)

  5. #843
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật-tử ! Thế nào là đại Bồ-Tát trí-quang-minh-tạng đại Tam-muội ?

    Đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy có thể biết vị-lai chư Phật trong tất cả kiếp tất cả thế-giới, hoặc đã nói hoặc chưa nói, hoặc đã thọ-ký hoặc chưa thọ-ký, các loại danh hiệu chẳng đồng. Những là vô-số danh, vô-lượng danh, vô-biên danh, vô-đẳng danh, bất-khả-sổ danh, bất-khả-xưng danh, bất-khả-tư danh, bất-khả-lượng danh, bất-khả-thuyết danh. Sẽ xuất thế, sẽ độ sanh, sẽ làm Pháp- Vương, sẽ khởi Phật-sự, sẽ nói phước lợi, sẽ khen thiện-nghĩa, sẽ nói bạch-phần-nghĩa, sẽ trừ sạch các điều ác, sẽ an-trụ công-đức, sẽ khai-thị đệ-nhất-nghĩa-đế, sẽ nhập quán-đảnh-vị, sẽ thành Nhứt-thiết-trí. Chư Phật đó tu hạnh viên-mãn, phát nguyện viên-mãn, nhập viên-mãn trí, có viên-mãn chúng, đủ viên-mãn trang-nghiêm, họp viên-mãn công-đức, ngộ viên-mãn pháp, được viên-mãn quả, đủ viên-mãn tướng, thành viên-mãn giác. Chư Phật đó, danh tánh chủng-tộc, phương-tiện thiện-xảo thần-thông biến-hóa, thành-thục chúng-sanh, nhập Niết-bàn, tất cả những điều như vậy, Bồ-Tát nầy biết rõ cả.

    Trong một niệm, Bồ-Tát nầy có thể nhập một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, trăm ngàn kiếp, trăm ngàn ức na-do-tha kiếp. Có thể nhập Diêm-Phù-Đề vi-trần số kiếp, Tứ thiên-hạ vi-trần số kiếp, Tiểu-thiên thế-giới vi-trần-số kiếp, Trung thiên thế-giới vi-trần số kiếp, Đại thiên thế-giới vi-trần số kiếp. Có thể nhập trăm Phật-sát vi-trần số kiếp, trăm ngàn Phật-sát vi-trần số kiếp, trăm ngàn ức na-do-tha Phật-sát vi-trần số kiếp, vô-số Phật-sát vi-trần số kiếp, vô-lượng Phật-sát vi-trần số kiếp, vô-biên Phật-sát vi-trần số kiếp, vô-đẳng Phật-sát vi-trần số kiếp, bất-khả-sổ Phật-sát vi-trần số kiếp, bất-khả-xưng Phật-sát vi-trần số kiếp, bất-khả-tư Phật-sát vi-trần số kiếp, bất-khả-lượng Phật-sát vi-trần số kiếp, bất-khả-thuyết Phật-sát vi-trần số kiếp, nhẫn đến nhập bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết Phật-sát cực vi-trần số kiếp.

    Vị-lai tất cả thế-giới có ngần ấy kiếp số như vậy, Bồ-Tát nầy có thể dùng trí-huệ đều biết rõ. Vì biết rõ nên tâm Bồ-Tát nầy lại nhập mười thứ trì-môn. Đây là mười :

    Vì nhập Phật-trì nên được bất-khả-thuyết Phật-sát vi-trần số chư Phật hộ-niệm.

    Vì nhập Pháp-trì nên được mười thứ Đà-la-ni quang-minh vô-tận biện-tài.

    Vì nhập Hạnh-trì nên xuất sanh các Nguyện viên mãn thù-thắng.

    Vì nhập Lực-trì nên không ai che chướng được, không ai khuất phục được.

    Vì nhập Trí-trì nên thật hành Phật-pháp không có chướng ngại.

    Vì nhập Đại-bi-trì nên Chuyển pháp luân bất-thối thanh-tịnh.

    Vì nhập Sai-biệt-thiện-xảo-cú-trì nên chuyển tất cả văn-tự-luân, tịnh tất cả pháp-môn-địa.

    Vì nhập Sư-tử-thọ-sanh-pháp-trì nên mở khóa cửa pháp, ra khỏi bùn lầy tham dục.

    Vì nhập Trí-lực-trì nên tu hạnh Bồ-Tát thường chẳng thôi nghỉ.

    Vì nhập Thiện hữu-lực-trì nên làm cho vô-biên chúng-sanh đều được thanh-tịnh.

    Vì nhập Vô-trụ-lực-trì nên nhập bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết quảng đại kiếp.

    Vì nhập Pháp-lực-trì nên dùng vô-ngại phương-tiện trí biết tất cả pháp tự-tánh thanh-tịnh.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát đã trụ Tam-muội nầy rồi thời khéo hay trụ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp, khéo hay trụ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết các loài chúng-sanh, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tướng khác nhau của chúng-sanh, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết nghiệp báo đồng dị, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết những căn tinh-tấn tập-khí tiếp nối các hạnh sai-biệt, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vô-lượng nhiễm tịnh các thứ tư-duy, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết các loại pháp nghĩa vô-lượng văn-tự ngôn từ diễn thuyết, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chư Phật xuất-thế chủng tộc thời-tiết hiện tướng thuyết pháp thi vi Phật-sự nhập Niết-bàn, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vô-biên môn Trí-huệ, khéo hay biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tất cả Thần-thông vô-lượng biến hiện.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #844
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật-tử ! Ví như mặt nhựt mọc lên soi sáng thế-gian tất cả vật loại, như thành ấp, cung-điện, nhà cửa, núi sông, chim thú, vườn rừng, bông trái vân vân, người có mắt sáng thời đều thấy rõ cả. Ánh sáng mặt nhựt bình-đẳng không phân-biệt có thể làm cho Bồ-Tát khéo biết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha tướng sai khác.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nầy lúc rõ biết như vậy khiến chúng-sanh được mười thứ bất-không. Đây là mười :

    Một là kiến bất-không, vì làm cho chúng-sanh phát sanh thiện-căn.

    Hai là văn bất-không, vì làm cho chúng-sanh được thành-thục.

    Ba là đồng-trụ bất-không, vì làm cho chúng sanh tâm điều-phục.

    Bốn là phát khởi bất không, vì làm cho chúng-sanh thật hành đúng như lời, thông đạt tất cả pháp nghĩa.

    Năm là hạnh bất-không, vì làm cho vô-biên thế-giới đều thanh-tịnh.

    Sáu là thân-cận bất-không, vì ở chỗ bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chư Phật dứt nghi ngờ cho bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết chúng-sanh.

    Bảy là chuyện bất-không, vì theo sở niệm của chúng-sanh khiến làm việc cúng dường thù-thắng thành-tựu các nguyện.

    Tám là thiện-xảo pháp bất-không vì làm cho đều được trụ nơi trí thanh-tịnh giải-thoát vô-ngại.

    Chín là mưa pháp-vũ bất-không, vì nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết căn-tánh chúng-sanh, phương-tiện khai-thị hạnh nhứt-thiết-trí khiến trụ phật-đạo.

    Mười là xuất hiện bất-không, vì hiện vô-biên tướng, làm cho tất cả chúng-sanh đều được soi sáng.

    Chư Phật-tử ! Lúc đại Bồ-Tát an trụ nơi Tam-muội nầy được mười thứ bất-không, thời chư Thiên-Vương đều đến đảnh lễ, chư Long-Vương nổi mây thơm lớn. chư Dạ-Xoa-Vương đảnh lễ dưới chưn, chư A-Tu-La-Vương cung kính cúng-dường, chư Ca-Lâu-La-Vương tôn trọng đứng quanh, chư Phạm-Thiên-Vương đều đến thỉnh cầu, chư Càn-Thát-Bà-Vương thường đến chầu chực, chư Khẩn-Na-La-Vương và chư Ma-Hầu-La-Dà Vương đều cùng ngợi khen, chư Nhơn-Vương kính thờ cúng-dường.

    Trên đây là trí thiện-xảo trí-quang-minh-tạng đại Tam-muội thứ sáu của đại Bồ-Tát.

    Chư Phật-tử ! Thế nào là Liễu-tri-nhứt-thiết thế-giới Phật trang-nghiêm Tam-muội của đại Bồ-Tát ?

    Sao lại gọi Tam-muội nầy là Liễu-tri-nhứt-thiết thế-giới Phật trang-nghiêm ?

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ trong Tam-muội nầy, hay thứ-đệ nhập thế-giới phương Đông, hay thứ-đệ nhập thế-giới phương Nam, phương Tây, phương Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, thượng phương và hạ phương. Đều thấy chư Phật xuất thế, cũng thấy tất cả thần-lực của đức Phật đó, cũng thấy những sự biến-hóa của chư Phật, cũng thấy oai-đức rộng lớn của chư Phật, cũng thấy sự tối-thắng tự-tại của chư Phật, cũng thấy chư Phật đại sư-tử-hống, cũng thấy những công-hạnh đã tu của chư Phật, cũng thấy các loại trang-nghiêm của chư Phật, cũng thấy chư Phật thần-thông biến-hóa, cũng thấy chúng-hội của chư Phật vân tập, chúng-hội thanh-tịnh, chúng-hội quảng-đại, chúng-hội nhứt tướng, chúng-hội nhiều tướng, chúng-hội xứ-sở, chúng-hội an ở, chúng-hội thành-thục, chúng-hội điều phục, chúng-hội oai-đức. Tất cả những việc như vậy Bồ-Tát nầy đều thấy rõ. Cũng thấy chúng-hội số lượng lớn nhỏ bằng Diêm-Phù-Đề, hoặc bằng tứ thiên-hạ, hoặc bằng tiểu-thiên thế-giới, hoặc bằng trung-thiên thế-giới, hoặc bằng đại-thiên thế-giới. Cũng thấy chúng-hội đầy khắp trăm ngàn ức na-do-tha cõi Phật, hoặc đầy khắp vô-số cõi Phật, hoặc đầy khắp trăm Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp ngàn Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp trăm ngàn ức na-do-tha Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp vô-số Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp vô-lượng Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp vô-biên Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp vô-đẳng phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp bất-khả-sổ phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp bất-khả-xưng phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp bất-khả-tư Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp bất-khả-lượng Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, hoặc đầy khắp bất-khả-thuyết Phật-sát vi-trần-số cõi Phật, nhẫn đến cũng thấy chúng-hội đầy khắp bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết Phật-sát vi-trần-số cõi Phật. Cũng thấy chư Phật ở trong chúng-hội đạo-tràng kia thị-hiện các loại tướng trạng, các loại thời gian, các loại quốc-độ, các loại biến-hóa, các loại thần-thông, các loại trang-nghiêm, các loại tự-tại, các loại hình lượng, các loại sự-nghiệp.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. The Following User Says Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    hoangtri (10-22-2017)

  8. #845
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Bồ-Tát nầy cũng thấy tự-thân qua chúng hội đó, thấy mình thuyết pháp, thấy mình lãnh thọ lời Phật, cũng thấy mình khéo biết duyên-khởi, cũng thấy thân mình ở giữa không-gian, cũng thấy thân mình ở nơi Pháp-thân, cũng thấy thân mình chẳng sanh nhiễm trước, cũng thấy thân mình chẳng ở nơi phân-biệt, cũng thấy thân mình không mỏi nhọc, cũng thấy thân mình vào khắp các trí, cũng thấy thân mình biết khắp các nghĩa, cũng thấy thân mình vào khắp các Địa, cũng thấy thân mình vào khắp các loài, cũng thấy thân mình biết khắp phương-tiện, cũng thấy thân mình qua khắp trước Phật, cũng thấy thân mình vào khắp các lực, cũng thấy thân mình vào khắp Chơn-như, cũng thấy thân mình vào khắp vô-tránh, cũng thấy thân mình vào khắp các pháp. Lúc thấy như vậy, Bồ-Tát nầy chẳng phân-biệt Quốc-độ, chẳng phân biệt chúng-sanh, chẳng phân biệt Phật, chẳng phân biệt pháp, chẳng nhiễm trước thân và thân nghiệp, chẳng chấp trước tâm và ý.

    Ví như các pháp chẳng phân-biệt tự-tánh, chẳng phân-biệt âm-thanh, mà tự-tánh chẳng bỏ, danh tự chẳng mất.

    Đại Bồ-Tát cũng vậy, chẳng bỏ công-hạnh, làm theo thế-gian, mà vẫn không chấp trước nơi hai sự nầy.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát thấy Phật có vô-lượng ánh sáng màu sắc, vô-lượng hình tướng, đều viên mãn thành-tựu bình-đẳng thanh-tịnh, mỗi mỗi hiện-tiền chứng biết phân minh.

    Hoặc thấy thân Phật nhiều ánh sáng hoặc thấy viên-quang một tầm, hoặc thấy sáng rực như mặt nhựt, hoặc thấy quang sắc vi-diệu, hoặc thấy sắc thanh-tịnh, hoặc thấy màu huỳnh-kim, hoặc thấy màu Kim-cang, hoặc thấy màu xanh biếc, hoặc thấy vô-biên màu sắc, nhẫn đế hoặc thấy thân Phật màu đại-thanh ma-ni-bửu.

    Hoặc thấy thân Phật cao bảy thước tay, hoặc tám thước tay, hoặc chín thước tay, hoặc mười thước tay, hoặc hai mươi thước tay, ba mươi thước tay, một trăm thước tay, một ngàn thước tay, hoặc thấy thân Phật cao một câu-lô-xá, nửa do-tuần, một do-tuần, mười do-tuần, trăm do-tuần, ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần, hoặc thấy thân Phật bằng Diêm-Phù-Đề, tứ-thiên-hạ bằng tiểu-thiên thế-giới, bằng trung- thiên thế-giới, bằng đại-thiên thế-giới, bằng trăm đại-thiên thế-giới, bằng ngàn đại-thiên thế-giới, bằng vẫn chẳng giảm. Ở tại mặt nguyệt thấy là lớn, cũng chẳng tăng.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy tùy nơi tâm nguyện thấy thân Phật các thứ tướng hóa-hiện, ngôn từ thuyết pháp thọ-trì chẳng quên, mà thân Như-Lai chẳng tăng chẳng giảm.

    Ví như chúng-sanh sau khi mạng chung lúc sắp thọ sanh chỗ thấy thanh-tịnh chẳng rời nơi tâm.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát chẳng rời Tam-muội thậm thâm nầy mà thấy thanh-tịnh.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy thành-tựu mười thứ pháp mau chóng : những là mau thêm các hạnh viên-mãn đại-nguyện, mau dùng pháp-quang chói sáng thế-gian mau dùng phương-tiện chuyển-pháp-luân độ thoát chúng-sanh, mau tùy theo nghiệp chúng-sanh thị-hiện quốc-độ thanh-tịnh của chư Phật, mau dùng trí bình-đẳng thẳng vào Thập-lực, mau cùng tất cả Như-Lai đồng trụ, mau dùng sức đại-từ dẹp phá quân ma, mau dứt nghi cho chúng-sanh hoan-hỉ, mau tùy thắng-giải thị-hiện thần-biến, mau dùng các thứ diệu pháp ngôn từ tịnh các thế-gian.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. #846
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Bồ-Tát nầy lại được mười thứ pháp ấn, để ấn tất cả pháp : một là đồng thiện-căn bình-đẳng với tam-thế chư Phật, hai là đồng được trí-huệ pháp-thân vô-biên-tế với chư Phật, ba là đồng chư Như-Lai trụ pháp bất nhị, bốn là đồng chư Như-Lai quan-sát tam-thế vô-lượng cảnh-giới thẩy đều bình-đẳng, năm là đồng chư Như-Lai được liễu đạt pháp-giới vô-ngại cảnh-giới, sáu là đồng chư Như-Lai thành-tựu thập-lực thật là vô-ngại, bảy là đồng chư Như-Lai tuyệt hẳn hai hạnh, trụ pháp vô-tránh, tám là đồng chư Như-Lai giáo-hóa chúng-sanh hằng chẳng thôi nghỉ, chín là đồng chư Như-Lai ở trong trí thiện-xảo nghĩa thiện-xảo hay khéo quan-sát, mười là đồng chư Như-Lai cùng với tất cả Phật bình-đẳng không hai.

    Chư Phật-tử ! Nếu đại Bồ-Tát thành-tựu mười pháp-ấn nầy thời rõ biết môn phương-tiện thiện-xảo tất cả thế-giới phật trang-nghiêm đại tam-muội. Là bực vô-sư, vì chẳng do người khác dạy mà tự nhập tất cả phật-pháp. Là bực trượng-phu, vì hay khai ngộ tất cả chúng sanh. Là bực thanh-tịnh vì biết tâm-tánh bổn-tịnh. Là bực đệ-nhứt vì hay độ thoát-tất cả thế-gian. Là bực an-ủy vì hay khai hiểu tất cả chúng-sanh. Là bực an-trụ, vì người chưa trụ phật-chủng-tánh thời làm cho được trụ. Là bực chơn-thiệt-tri vì nhập môn mhứt-thiết-trí. Là bực vô-dị-tưởng vì lời nói không hai. Là bực trụ pháp-tạng, vì thệ nguyện rõ biết tất cả phật-pháp. Là bực hay mưa pháp-vũ vì tùy tâm nguyện của chúng-sanh đều làm cho đầy đủ.

    Chư Phật-tử ! Ví như Đế-Thích, nơi búi tóc trên đầu để châu ma-ni, vì bửu-châu nầy mà oai-quang càng thạnh. Thiên-Đế lúc mới được bửu-châu nầy, thời được mười pháp vượt hơn tất cả tam-thập-tam thiên : một là sắc tướng, hai là hình thể, ba là thị-hiện, bốn là quyến-thuộc, năm là đồ dùng, sáu là âm-thanh, bảy là thần-thông, tám là tự-tại, chín là huệ-giải, mười là trí-dụng.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát lúc mới được tam-muội nầy thời được mười môn trí-tạng quảng-đại : một là trí chiếu sáng tất cả cõi Phật, hai là trí biết tất cả chúng-sanh thọ sanh, ba là trí làm sự biến-hóa khắp tam-thế, bốn là trí vào khắp tất cả thân Phật, năm là trí thông đạt tất cả phật-pháp, sáu là trí nhiếp khắp tất cả tịnh-pháp, bảy là trí khiến khắp tất cả chúng-sanh nhập pháp-thân, tám là trí hiện thấy tất cả pháp phổ-nhãn thanh-tịnh, chín là trí tất cả tự-tại đến bỉ-ngạn, mười là trí an-trụ tất cả pháp quảng đại khắp hết không thừa.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy lại được mười thứ thân oai-đức rất thanh-tịnh : một là vì chiếu sáng bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới mà phóng bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vầng quang-minh, hai là vì làm cho thế-giới đều thanh-tịnh mà phóng bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vầng quang-ming vô-lượng sắc-tướng, ba là vì điều phục chúng-sanh mà phóng bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vầng quang-minh, bốn là vì thân cận tất cả chư Phật mà hóa làm bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thân, năm là vì thừa sự cúng-dường tất cả chư Phật mà rưới bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết các thứ mây hoa hương thù-diệu, sáu là vì thừa sự cúng-dường tất cả chư Phật và điều phục tất cả chúng-sanh mà trong mỗi mỗi lỗ chưn lông hóa làm bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết các thứ âm nhạc, bảy là vì thành-thục chúng-sanh mà hiện bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết vô-lượng các thứ thần-biến tự-tại, tám là vì nơi chỗ tất cả chư Phật mười phương cầu thỉnh diệu-pháp mà một bước vượt qua bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới, chín là vì làm cho tất cả chúng-sanh, những ai nghe thấy đều chẳng luống uổng mà hiện bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết sắc-thân vô-lượng tướng thanh-tịnh không ai thấy được đảnh, mười là vì khai-thị vô-lượng pháp bí-mật cho chúng-sanh mà phát bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết âm-thanh ngôn-ngữ.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. #847
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát được mười thứ thân oai-đức rất thanh-tịnh nầy rồi, thời có thể làm cho chúng-sanh được mười thứ viên-mãn : Một là làm cho chúng-sanh được thấy Phật, hai là làm cho chúng-sanh thâm-tín nơi Phật, ba là làm cho chúng-sanh được nghe pháp, bốn là làm cho chúng-sanh biết có cõi Phật, năm là làm cho chúng-sanh thấy thần-biến của Phật, sáu là làm cho chúng-sanh nhớ nghiệp đã tập họp, bảy là làm cho chúng-sanh định tâm viên-mãn, tám là làm cho chúng-sanh nhập Phật thanh-tịnh, chín là làm cho chúng-sanh phát bồ-đề tâm, mười là làm cho chúng-sanh viên-mãn phật-trí.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát làm cho chúng-sanh được mười thứ viên-mãn rồi, lại vì chúng-sanh mà làm mười thứ phật-sự. Những là dùng âm-thanh làm phật-sự vì thành-thục chúng-sanh. Dùng sắc hình làm phật-sự vì điều-phục chúng-sanh. Dùng ức niệm làm phật-sự vì thanh-tịnh chúng-sanh. Dùng chấn-động thế-giới làm phật-sự vì khiến chúng-sanh lìa ác-thú. Dùng phương-tiện giác-ngộ làm phật-sự vì khiến chúng-sanh chẳng thất-niệm. Dùng tướng trong mộng làm phật-sự vì khiến chúng-sanh thường chánh-niệm. Dùng phóng đại quang-minh làm phật-sự vì nhiếp lấy khắp chúng-sanh. Dùng tu tập bồ-tát hạnh làm phật-sự vì làm cho chúng-sanh trụ thắng-nguyên. Dùng thành đẳng-chánh-giác làm phật-sự vì làm cho chúng-sanh biết pháp huyễn. Dùng chuyển diệu-pháp-luân làm phật-sự, do vì đại chúng mà thuyết-pháp chẳng lỗi thời. Dùng hiện-trụ thọ-mạng làm phận-sự vì điều-phục tất cả chúng-sanh. Dùng thị-hiện nhập niết-bàn làm phật-sự, vì biết các chúng-sanh nhàm mỏi.

    Trên đây là trí thiện-xảo rõ biết tất cả cõi Phật trang-nghiêm đại tam-muội thứ bảy của đại Bồ-Tát.

    (2) Chư Phật-tử ! Thế nào là nhứt-thiết chúng-sanh sai-biệt thân đại tam-muội của đại Bồ-Tát ?

    Đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy được mười thứ vô-sở-trước : những là nơi tất cả cõi vô-sở-trước, nơi tất cả phương vô-sở-trước, nơi tất cả kiếp vô-sở-trước, nơi tất cả chúng vô-sở-trước, nơi tất cả pháp vô-sở-trước, nơi tất cả Bồ-Tát vô-sở-trước, nơi tất cả Bồ-Tát nguyện vô-sở-trước, nơi tất cả tam-muội vô-sở-trước, nơi tất cả Phật vô-sở-trước, nơi tất cả địa vô-sở-trước.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nơi tam-muội nầy, nhập thế nào ? khởi thế nào ?

    Đại Bồ-Tát nơi tam-muội nầy, nội-thân nhập ngoại-thân khởi, ngoại-thân nhập nội-thân khởi, đồng-thân nhập dị-thân khởi, dị-thân nhập đồng-thân khởi, nhơn-thân nhập dạ-xoa thân khởi, dạ-xoa thân nhập long-thân khởi, long-thân nhập a-tu-la thân khởi, a-tu-la thân nhập thiên-thân khởi, thiên-thân nhập phạm-vương thân khởi, phạm-vương thân nhập dục-giới thân khởi, thiên-trung nhập địa-ngục khởi, địa-ngục nhập nhơn-gian khởi, nhơn-gian nhập loài khác khởi, ngàn thân nhập một thân khởi, một thân nhập ngàn thân khởi, na-do-tha thân nhập một thân khởi, một thân nhập na-do-tha thânkhởi, trong chúng nam-châu nhập trong chúng tây-châu khởi, trong chúng tây-châu nhập trong chúng bắc-châu khởi, trong chúng bắc-châu nhập trong chúng đông-châu khởi, trong chúng đông-châu nhập trong chúng ba châu kia khởi, trong chúng ba châu nhập trong chúng bốn châu khởi, trong chúng bốn châu nhập trong chúng tất cả biển sai-biệt khởi, trong chúng tất cả biển sai-biệt nhập trong chúng tất cả hải-thần khởi, trong chúng tất cả hải-thần nhập trong thủy-đại khởi, trong thủy-đại nhập trong địa-đại khởi, trong địa-đại nhập trong hỏa-đại khởi, trong hỏa-đại nhập trong phong-đại khởi, trong phong-đại nhập trong tất cả tứ-đại-khởi, trong tất cả tứ đại nhập trong pháp vô-sanh khởi, trong pháp vô-sanh nhập trong núi Tu-Di khởi, trong núi Tu-Di nhập trong bảy Bửu-Sơn khởi, trong bảy Bửu-Sơn nhập trong tất cả cây cỏ lùm rừng hắc-sơn khởi, trong tất cả lùm rừng hắc-sơn nhập trong tất cả diệu-hương hoa bửu trang-nghiêm khởi, trong tất cả trang-nghiêm nhập trong tất cả chúng-sanh thọ sanh nơi bốn châu thượng-phương hạ-phương khởi, trong tất cả chúng-sanh thọ-sanh nhập trong chúng-sanh nơi Tiểu-Thiên thế-giới khởi, .....

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  11. #848
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    ......trong chúng-sanh nơi Tiểu-Thiên Thế-Giới nhập trong chúng-sanh nơi Trung-Thiên Thế-Giới khởi, trong chúng-sanh nơi Trung-Thiên thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi Đại-Thiên thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi trăm ngàn ức na-do-tha Đại-Thiên thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-số thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi vô-số thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-lượng thế-giới khởi, nơi chúng-sanh trong vô-lượng thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-biên thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi vô-biên thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-đẳng phật-độ khởi, trong chúng-sanh nơi vô-đẳng phật-độ nhập trong chúng sanh nơi bất-khả-sổ thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-sổ thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi bất-khả-xưng thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-xưng thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi bất-khả-tư thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-tư thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi bất-khả-lượng thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-lượng thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới nhập trong chúng-sanh tạp-nhiễm khởi, trong chúng-sanh tạp-nhiễm nhập trong chúng-sanh thanh-tịnh khởi, trong chúng-sanh thanh-tịnh nhập trong chúng-sanh tạp-nhiễm khởi, trong nhãn-xứ nhập trong nhĩ-xứ khởi, trong nhĩ-xứ nhập trong tỹ-xứ khởi, trong tỹ-xứ nhập trong thiệt-xứ khởi, trong thiệt-xứ nhập trong thân-xứ khởi, trong thân-xứ nhập trong ý-xứ khởi, trong ý-xứ nhập trong thân-xứ khởi, trong tự-xứ nhập trong tha-xứ khởi, trong tha-xứ nhập trong tự-xứ khởi, trong một vi-trần nhập trong vô-số thế-giới vi-trần khởi, trong vô-số thế-giới vi-trần nhập trong một vi-trần khởi, trong Thanh-Văn mhập trong Độc-Giác khởi, trong Độc-Giác nhập trong Thanh-Văn khởi, trong tự-thân nhập trong Phật-thân khởi, trong Phật-thân nhập trong tự-thân khởi, một niệm nhập ức kiếp khởi, ức kiếp nhập một niệm khởi, đồng-niệm nhập biệt-thời khởi, biệt-thời nhập đồng-niệm khởi, tiền-tế nhập hậu-tế khởi, hậu-tế nhập tiền-tế khởi, tiền-tế nhập trung-tế khởi, trung-tế nhập tiền-tế khởi, tam-thế nhập sát-na khởi, sát-na nhập tam-thế khởi, chơn-như nhập ngôn thuyết khởi, ngôn-thuyết nhập chơn-như khởi.

    Ví như có người bị quỷ phá thân họ rung động chẳng tự an được, quỷ chẳng hiện thân mà làm cho thân người kia như vậy.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy tự-thân nhập định tự-thân khởi.

    Ví như tử-thi do chú-lực mà hay chổi dậy mà đi, cùng làm được các việc. Tử-thi cùng chú dầu đều khác nhau mà có thể hòa hiệp làm những việc trên.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, đồng cảnh nhập định dị-cảnh khởi, dị-cảnh nhập định đồng-cảnh khởi.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  12. #849
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ví như Tỳ-Kheo được tâm tự-tại, hoặc một thân làm nhiều thân, hoặc nhiều thân làm một thân. Chẳng phải một thân mất mà nhiều thân sanh, cũng chẳng phải nhiều thân mất mà một thân sanh.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, một thân nhập định nhiều thân khởi, nhiều thân nhập định một thân khởi.

    Ví như đại-địa đồng một vị mà sanh cỏ cây có nhiều vị khác nhau. Đất dầu không khác mà vị có sai khác.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy vẫn vô-phân-biệt, mà có một thứ nhập định nhiều thứ khởi, nhiều thứ nhập định một thứ khởi.

    Chư Phậy-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy được mười pháp xưng-tán chỗ ngợi khen. Những là : vì nhập chơn-như nên gọi là Như-Lai, vì giác-ngộ tất cả pháp nên gọi là Phật, vì được tất cả thế-gian ngợi khen nên gọi là Pháp-Sư, vì biết tất cả pháp nên gọi là nhứt-thiết-trí, vì được tất cả thế-gian quy-y nên gọi là chỗ sở-y, vì rõ thấu tất cả pháp phương-tiện nên gọi là đạo sư, vì dẫn tất cả chúng-sanh vào đạo nhứt-thiết-trí nên gọi là đại-đạo-sư, vì là đèn của tất cả thế-gian nên gọi là quang-minh, vì tâm chí viên-mãn, nghĩa lợi thành-tựu, chỗ làm đều xong, trụ trí vô-ngại, phân-biệt biết rõ tất cả pháp nên gọi là thập-lực tự-tại, vì thông-đạt tất cả pháp-luân nên gọi là bực nhứt-thiết-kiến.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy lại được mười thứ quang-minh chói sáng. Những là được quang-minh của tất cả Phật, vì cùng Phật bình-đẳng. Được tất cả thế-giới quang-minh, vì có thể khắp nghiêm-tịnh. Được tất cả chúng-sanh quang-minh, vì điều đến điều-phục. Được vô-lượng vô-úy quang-minh vì pháp-giới làm trường thuyết pháp. Được vô-sai-biệt quang-minh, vì biết tất cả pháp không các thứ tánh. Được phương-tiện quang-minh, vì nơi ly-dục-tế của các pháp mà chứng nhập. Được chơn-thiệt quang-minh, vì nơi ly-dục-tế của các pháp tâm bình-đẳng. Được thần-biến quang-minh khắp tất cả thế-gian, vì được Phật gia-hộ hằng chẳng dứt. Được thiện tư-duy quang-minh, vì đến bờ tự-tại của tất cả Phật. Được nhứt-thiết-pháp chơn-như quang-minh vì nơi trong một lỗ chưn lông khéo nói tất cả.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy được mười thứ vô-sở-tác. Những là thân-nghiệp vô-sở-tác, ngữ-nghiệp vô-sở-tác, ý-nghiệp vô-sở-tác, thần thông vô-sở-tác, rõ pháp vô-tánh vô-sở-tác, biết nghiệp chẳng hoại vô-sở-tác, vô-sai-biệt trí vô-sở-tác, vô-sanh-khởi trí vô-sở-tác, biết pháp không diệt vô-sở-tác, tùy thuận nơi văn chẳng hoại nơi nghĩa vô-sở-tác.

    Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, vô-lượng cảnh giới nhiều thứ sai khác. Những là một nhập nhiều khởi, nhiều nhập một khởi, đồng nhập dị khởi, dị nhập đồng khởi, tế nhập thô khởi, thô nhập tế khởi, đại nhập tiểu khởi, tiểu nhập đại khởi, thuận nhập nghịch khởi, nghịch nhập thuận khởi, không thân nhập có thân khởi, có thân nhập không thân khởi, vô-tướng nhập hữu tướng khởi, hữu tướng nhập vô-tướng khởi, trong khởi mà nhập, trong nhập mà khởi. Đây đều là cảnh-giới tự-tại của tam-muội nầy.

    Ví nhà huyễn thuật trì chú được thành có thể hiện các thứ hình tướng sai-biệt. Chú khác với huyễn, mà có thể làm ra huyễn. Chú chỉ là âm-thanh, mà có thể làm ra các hình sắc cho nhãn-thức biết, các thứ tiếng cho nhĩ-thức biết, các thứ hương cho tỹ-thức biết, các thứ vị cho thiệt-thức biết, các thứ xúc cho thân-thức biết, các cảnh giới cho ý-thức biết.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  13. #850
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 27 PHẨM THẬP ĐỊNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi Tam-muội nầy, trong đồng nhập định trong dị khởi, trong dị nhập định trong đồng khởi.

    Ví như Đao-Lợi thiên lúc đánh với A-Tu-La. Chư Thiên thắng trận. Vua A-Tu-La thân cao lớn bảy trăm do-tuần dùng sức huyễn thuật đem binh đội trăm ngàn người đồng thời chạy vào trong lỗ cộng sen để trốn.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát đã khéo thành-tựu các huyễn trí-địa. Huyễn-trí tức là Bồ-Tát, Bồ-Tát tức là huyễn-trí. Vì thế nên có thể trong pháp vô-sai-biệt nhập định trong pháp sai-biệt khởi định. Trong pháp sai-biệt nhập định trong pháp vô-sai-biệt khởi định.

    Ví như nhà nông gieo giống trong ruộng, hột giống ở dưới còn trái sanh ở trên.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy, trong một nhập định trong nhiều khởi, trong nhiều nhập định trong một khởi.

    Ví như xích bạch của nam nữ hòa hiệp, hoặc có chúng-sanh thọ sanh trong đó, bấy giờ gọi là ca-la-lã. Từ đây tuần tự ở thai mẹ đủ mười tháng, do sức nghiệp lành nên tất cả chi-phần đều được thành-tựu, căn thân chẳng thiếu, tâm ý sáng suốt. Ca-la-lã kia với sáu căn thể trạng khác nhau, do nghiệp lực mà có thể làm cho kia thứ đệ thành-tựu, thọ các thứ quả báo đồng dị loại.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát từ Nhứt-thiết-trí ngôi ca-la-lã, do sức tín giải nguyện lần lần tăng trưởng, tâm Bồ-Tát quảng đại nhiệm vận tự-tại. Trong không nhập định trong có khởi, trong có nhập định trong không khởi.

    Ví như Long-cung nương đất làm nền mà chẳng nương hư-không. Rồng ở trong cung chẳng ở hư-không mà có thể nổi mây đầy khắp hư-không. Có người ngước xem hoặc thấy có cung-điện, phải biết đó là thành Càn-thát-bà chẳng phải long-cung. Dầu rồng ở dưới mà mây nổi trên không.

    Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ Tam-muội nầy nơi vô-tướng nhập nơi hữu-tướng khởi nơi hữu-tướng nhập nơi vô-tướng khởi.

    Ví như cung của Diệu-Quang Đại Phạm-Thiên-Vương ở tên là Nhứt-thiết-thế-gian-tối-thắng-thanh-tịnh-tạng. Trong cung lớn nầy thấy khắp Đại-thiên thế-giới : những tứ thiên-hạ, cung của Thiên, Long bát-bộ, chỗ ở của nhơn-gian và ba ác-đạo, các núi Tu-Di-Sơn vân vân, biển cả sông lạch, bờ đầm, nguồn suối, thành ấp tụ lạc, rừng cây, các thứ bửu. Những vật như vậy tột đến đại Luân-Vi, nhẫn đến vi-tế du-trần trong hư-không đều hiển-hiện trong cung của Đại-Phạm-Vương, như bóng mặt hiện thấy trong gương sáng.

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn. (tuyên đọc) + văn bản
    Gửi bởi Tamnhuan trong mục Kinh
    Trả lời: 662
    Bài cuối: 08-05-2017, 05:33 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  3. Giảng Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 09-09-2015, 07:23 AM
  4. Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Kinh
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-21-2015, 04:17 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •