DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 56/162 ĐầuĐầu ... 646545556575866106156 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 551 tới 560 của 1611
  1. #551
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hay nơi một niệm đều rõ biết

    Tất cả chúng-sanh không thừa sót

    Rõ tâm tự-tánh của chúng-sanh

    Bực đạt vô-tánh hành đạo này.

    Pháp-giới tất cả các quốc-độ

    Hóa vô-số thân đều qua đến

    Thân đó tối diệu không gì sánh

    Bực vô-tỉ-hạnh hành đạo này.

    Phật-sát vô-biên vô-lượng-số

    Vô-lượng chư Phật ngự trong đó

    Bồ-Tát nơi kia đều hiện-tiền

    Gần-gũi cúng-dường và tôn-trọng.

    Bồ-Tát hay dùng riêng một thân

    Nhập trong tam-muội mà tịch-định

    Khiến thấy thân mình vô-hạn-số

    Mỗi mỗi đều từ tam-muội dậy.

    Chỗ Bồ-Tát trụ rất vi-diệu

    Sở-hành sở-tác vượt hí-luận

    Trong tâm thanh-tịnh thường vui thích

    Hay khiến chúng-sanh đều vui mừng.

    Căn-tánh phương-tiện đều sai-biệt

    Hay dùng trí-huệ thấy rõ cả

    Mà rõ căn-tánh không sở-y

    Bực điều-nan-điều hành đạo này.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #552
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hay dùng phương-tiện khéo phân-biệt

    Nơi tất cả pháp được tự-tại

    Thập phương thế-giới đều chẳng đồng

    Đều ở trong đó làm phật-sự.

    Căn-tánh vi-diệu hạnh cũng vậy

    Hay vì chúng-sanh rộng thuyết-pháp

    Người được nghe ai chẳng vui mừng

    Bực đẳng-hư-không hành đạo này.

    Trí-nhãn thanh-tịnh không ai bằng

    Nơi tất cả pháp đều thấy rõ

    Trí-huệ như vậy khép phân biệt

    Đây bực vô-đẳng hành đạo này.

    Chỗ có vô-tận phước rộng lớn

    Tất cả tu hành khiến rốt ráo

    Khiến các chúng-sanh đều thanh-tịnh

    Đây bực vô-tỉ hành đạo này.

    Khuyên khắp tu thành pháp trợ-đạo

    Đều khiến được trụ nơi phương-tiện

    Độ thoát chúng-sanh vô-hạn-số

    Chưa từng tạm khởi tưởng chúng-sanh.

    Tất cả cơ-duyên đều quan-sát

    Trước hộ lòng họ khiến vô-tránh

    Khắp dạy chúng-sanh chỗ an-ổn

    Đây bực phương-tiện hành đạo này.

    Thành-tựu trí tối-thượng đệ-nhứt

    Đầy đủ vô-lượng vô-biên trí

    Ở trong tứ-chúng vô-sở-úy

    Đây bực phương-tiện hành đạo này.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. #553
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tất cả thế-giới và các pháp

    Đều hay vào khắp được tự-tại

    Cũng vào trong tất cả chúng-hội

    Độ thoát chúng-sanh vô-hạn-số.

    Mười phương trong tất cả quốc-độ

    Đánh trống pháp lớn ngộ quần-sanh

    Làm chủ thí-pháp rất vô-thượng

    Đây bực bất-diệt hành đạo này.

    Một thân kiết-già ngồi ngay thẳng

    Đầy khắp mười phương vô-lượng cõi

    Mà khiến thân đó không chật hẹp

    Đây bực pháp-thân hành đạo này.

    Có thể trong một nghĩa một chữ

    Diễn thuyết vô-lượng vô-biên pháp

    Mà nơi ngằn mé vẫn không cùng

    Bực vô-biên-trí hành đạo này.

    Giải-thoát của Phật khéo tu học

    Được Phật trí-huệ không chướng-ngại

    Thành-tựu vô-úy làm thế-hùng

    Đây bực phương-tiện hành đạo này.

    Rõ biết mười phương thế-giới hải

    Cũng biết tất cả phật-sát hải

    Trí-hải pháp-hải đều rõ biết

    Chúng-sanh được thấy đều vui thích.

    Hoặc hiện nhập thai và sơ sinh

    Hoặc hiện đạo-tràng thành chánh-giác

    Như vậy đều khiến thế-gian thấy

    Đây bực vô-biên hành đạo này.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. #554
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong vô-lượng ức số quốc-độ

    Thị-hiện thân mình nhập Niết-bàn

    Thiệt chẳng bỏ nguyện quy tịch-diệt

    Đây bực hùng-luận hành đạo này.

    Một diệu-thân kiên-cố vi-mật

    Cùng Phật bình-đẳng không sai-khác

    Tùy các chúng-sanh đều thấy khác

    Bực một thân thiệt hành đạo này.

    Pháp-giới bình-đẳng không sai khác

    Đầy đủ vô-lượng vô-biên nghĩa

    Thích quán một tướng tâm không dờI

    Bực tam-thế trí hành đạo này.

    Nơi các chúng-sanh và Phật-pháp

    Kiến lập gia-trì trọn rốt ráo

    Những sức gia-trì đồng với Phật

    Bực tối-thượng-trì hành đạo này.

    Thần-túc vô-ngại rất thanh-tịnh

    Nhĩ-căn thanh-tịnh khéo lóng nghe

    Bực vô-ngại-ý hành đạo này.

    Bao nhiêu thần-thông đều đầy đủ

    Tùy trí-huệ kia trọn thành-tựu

    Khéo biết tất cả chẳng ai bằng

    Đây bực hiền-trí hành đạo này.

    Nơi tâm chánh-định chẳng dao-động

    Nơi trí quảng-đại không biên-tế

    Bao nhiêu cảnh-giới đều thấu tỏ

    Bực nhứt-thiết-kiến hành đạo này.

    Đã đến bờ tất cả công-đức

    Hay theo thứ-đệ độ chúng-sanh

    Nơi tâm rốt-ráo không nhàm đủ

    Bực thường tinh-tấn hành đạo này.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #555
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tam-thế chỗ có những Phật-pháp

    Tất cả nơi đây đều biết thấy

    Từ nơi phật-tánh mà sanh ra

    Các Phật-tử kia hành đạo này.

    Tùy thuận ngôn từ đã thành-tựu

    Các phái dị-luận khéo khuất phục

    Thường hay xu-hướng Phật-bồ-đề

    Bực vô-biên-huệ hành đạo này.

    Phóng một quang-minh chiếu vô-tận

    Thập-phương quốc-độ đều cùng-khắp

    Khiến khắp thế-gian được sáng rõ

    Đây bực phá-ám hành đạo này.

    Tùy kia đáng thấy đáng cúng-dường

    Vì hiện Như-Lai thân thanh-tịnh

    Giáo-hoá chúng-sanh trăm ngàn ức

    Trang-nghiêm Phật-sát cũng như vậy.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #556
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 21 PHẨM THẬP HẠNH
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì khiến chúng-sanh xuất thế-gian

    Tất cả diệu-hạnh đều tu-tập

    Hạnh này rộng lớn không ngằn mé

    Thế nào mà có người biết được.

    Giả-sử phân-thân bất-khả-thuyết

    Đồng với pháp-giới đồng hư-không

    Đều đồng ca ngợi công-đức kia

    Trăm ngàn muôn kiếp không hết được.

    Công-đức Bồ-Tát vô-lượng-biên

    Tất cả tu hành đều đầy đủ

    Giả-sử vô-lượng vô-biên Phật

    Trong vô-lượng kiếp nói chẳng hết.

    Huống là thế-gian trời và người

    Tất cả Thinh-Văn cùng Duyên-Giác

    Có thể vô-lượng vô-biên kiếp

    Ca ngợi tuyên-dương rốt-ráo được !



    TẬP 2 KINH HOA NGHIÊM

    HẾT


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. #557
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 22 PHẨM VÔ TẬN TẠNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    TẬP 3 KINH HOA NGHIÊM

    PHẨM 22 _ VÔ TẬN TẠNG



    Lúc bấy giờ Công-Đức-Lâm Bồ-Tát lại nói với chư Bồ-Tát rằng :

    Chư Phật tử ! Đại Bồ-Tát có mười tạng sau đây mà tam-thế chư Phật đã nói sẽ nói và hiện nay nói :

    Tín-tạng, giới-tạng, tàm-tạng, quý-tạng, văn-tạng, thí-tạng, huệ-tạng, niệm-tạng, trì-tạng, biện-tạng.

    Thế nào là đại Bồ-tát tín-tạng ?

    Bồ-Tát nầy tin tất cả pháp là không, là vô-tướng, là vô-nguyện, là vô-tác, là vô-phân-biệt, là vô-sở-y, là bất-khả-lượng, là vô-thượng, là nan siêu-việt, là vô-sanh.

    Nếu Bồ-Tát có thể tùy thuận tất cả pháp mà sanh lòng tin như vậy rồi, thời nghe phật-pháp bất-khả-tư-nghì lòng không khiếp sợ, nghe tất cả Phật bất-tư-nghì, chúng-sanh-giới bất-tư-nghì, pháp giới bất-tư-nghì, hư-không-giới bất-tư-nghì, niết-bàn-giới bất-tư-nghì, đời quá-khứ bất-tư-nghì, đời vị-lai bất-tư-nghì, đời hiện tại bất-tư-nghì, và nghe nhập tất cả kiếp bất-tư-nghì đều không lòng khiếp sợ.

    Tại sao vậy ? Vì đối với chư Phật, Bồ-tát nầy một bề tin chắc. Biết trí-huệ của Phật vô-biên vô-tận. Trong thập phương vô-lượng thế-giới, mỗi mỗi thế-giới đều có vô-lượng Phật đã, nay, và sẽ được vô-thượng bồ-đề; đã, nay, và sẽ xuất-thế; đã, nay, và sẽ nhập niết-bàn.

    Trí-huệ của chư Phật: bất tăng bất giảm, bất sanh, bất diệt, bất tấn bất thối, bất cận, bất viễn, vô tri, vô xả.

    Bồ-Tát nầy nhập trí-huệ của Phật được thành-tựu vô-biên vô-tận đức tin.

    Được đức tin nầy rồi thời tâm chẳng thối-chuyển, tâm chẳng tạp loạn, chẳng bị phá hoại, không bị nhiễm-trước, thường có căn-bổn, tùy thuận thánh-nhơn, trụ nhà Như-Lai, hộ-trì chủng-tánh của tất cả Phật, tăng trưởng tín giải của tất cả Bồ-Tát, tùy thuận thiện-căn của tất cả Phật, xuất sanh phương-tiện của tất cả Phật.

    Đây gọi là đại Bồ-Tát tín-tạng. Bồ-Tát trụ nơi tín-tạng nầy thời có thể nghe và trì tất cả Phật-pháp, giảng nói cho chúng-sanh khiến họ đều được khai ngộ.

    Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát giới-tạng ?

    Bồ-Tát nầy thành-tựu giới khắp lợi ích, giới chẳng thọ, giới chẳng trụ, giới không hối-hận, giới không trái cãi, giới chẳng tổn não, giới không tạp-uế, giới không cầu, giới không lỗi lầm, giới không hủy phạm.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. #558
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 22 PHẨM VÔ TẬN TẠNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nào là giới khắp lợi ích ?

    Bồ-Tát nầy thọ-trì tịnh-giới vốn vì lợi ích tất cả chúng-sanh.

    Thế nào là giới chẳng thọ ? Bồ-Tát nầy chẳng thọ hành những giới của ngoại-đạo, chỉ bổn-tánh tự tinh-tấn phụng-trì tịnh-giới bình-đẳng của tam-thế Phật.

    Thế nào là giới chẳng trụ ? Bồ-Tát nầy lúc phụng-trì giới, lòng không trụ dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới, vì trì giới không cầu sanh về các cõi đó.

    Thế nào là giới không hối hận ? Bồ-Tát nầy thường được an-trụ tâm không hối-hận, vì chẳng làm tội nặng, chẳng làm dối trá, chẳng phá tịnh-giới.

    Thế nào là giới không trái cãi ? Bồ-Tát nầy chẳng bác bỏ giới của Phật đã chế ra cũng chẳng tạo lập lại, lòng luôn tùy thuận giới hướng đến niết-bàn, thọ trì toàn vẹn không hủy phạm, chẳng vì trì giới mà làm nhiễu não chúng-sanh khác khiến họ sanh khổ, chỉ nguyện cầu tất cả chúng-sanh đều thường hoan-hỷ mà trì giới.

    Thế nào là giới chẳng não hại ? Bồ-Tát nầy chẳng nhơn nơi giới mà học những chú thuật, tạo làm phương thuốc não hại chúng-sanh, chỉ vì cứu hộ chúng-sanh mà trì giới.

    Thế nào là giới chẳng tạp ? Bồ-Tát nầy chẳng chấp biên-kiến, chẳng trì giới tạp, chỉ quán duyên-khởi trì giới xuất-ly.

    Thế nào là giới không tham cầu ? Bồ-Tát này chẳng hiện dị-tướng tỏ bày mình có đức, chỉ vì đầy đủ pháp xuất-ly mà trì giới.

    Thế nào là giới không lầm lỗi ? Bồ-Tát nầy chẳng tự cống cao nói tôi trì giới. Thấy người phá giới cũng chẳng khinh hủy khiến họ hổ-thẹn, chỉ nhứt tâm trì giới.

    Thế nào là không hủy phạm giới ? Bồ-Tát nầy dứt hẳn mười ác-nghiệp, thọ trì trọn vẹn mười thiện-nghiệp. Lúc Bồ-Tát trì giới không hủy phạm tự nghĩ rằng : tất cả kẻ phạm giới đều do điên đảo cả. Chỉ có Phật là biết được chúng-sanh do nhơn-duyên gì mà sanh điên-đảo hủy phạm tịnh-giới. Tôi sẽ thành-tựu vô-thượng bồ-đề, rộng vì chúng-sanh nói pháp chơn-thật khiến họ rời điên-đảo.

    Đây gọi là đại Bồ-Tát giới-tạng thứ hai.

    Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát tàm-tạng ?

    Bồ-tát nầy ghi nhớ các điều ác đã làm thời quá khứ mà sanh lòng tự hổ, nghĩ rằng : từ thuở vô-thỉ đến nay, tôi cùng chúng-sanh lẫn nhau làm cha mẹ con cái anh em chị em, đủ cả tham sân si kiêu-mạn dua-dối tất cả phiền-não, tổn hại lẫn nhau, lăng đoạt lẫn nhau, gian dâm giết hại lẫn nhau, không việc ác nào mà chẳng phạm. Tất cả chúng-sanh cũng đều như vậy, do phiền-não mà tạo đủ tội ác. Do đây nên chẳng kính nhau, chẳng trọng nhau, chẳng thuận nhau, chẳng nhường nhau, chẳng dạy bảo nhau, chẳng hộ vệ nhau, trái lại, giết hại nhau, thành cừu thù của nhau.

    Tự nghĩ mình và các chúng-sanh đã, sẽ, và hiện thật-hành những tội lỗi, tam-thế chư Phật đều thấy biết cả. Nếu nay không dứt hẳn hành vi tội lỗi thời tam-thế chư Phật cũng sẽ thấy rõ tội. Nếu tôi vẫn còn phạm mãi không thôi thời là điều rất không nên. Vì thế tôi phải chuyên tâm dứt bỏ để được chứng vô-thượng bồ-đề, rộng vì chúng-sanh mà nói pháp chơn-thiệt.

    Đây gọi là đại Bồ-Tát tàm-tạng thứ ba.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. #559
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 22 PHẨM VÔ TẬN TẠNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát quý-tạng ?

    Bồ-Tát nầy tự thẹn : từ xưa đến nay ở trong ngũ-dục tham cầu mãi không nhàm, nhơn đó mà tăng-trưởng các phiền-não. Nay tôi chẳng nên phạm lỗi ấy nữa.

    Bồ-Tát nầy lại nghĩ rằng : các chúng-sanh vì vô-trí mà khởi phiền-não tạo đủ tội ác, chẳng kính trọng nhau, nhẫn đến làm oán thù của nhau, gây tạo đủ mọi tội ác, tạo xong lại vui mừng tự tán thưởng, thật là mù lòa không huệ-nhãn, không thấy biết. Nơi bụng mẹ, vào thai, sanh ra thành thân nhơ-uế, trọn đến tóc bạc mặt nhăn. Người có trí quán-sát biết chỉ là từ dâm-dục mà sanh ra thứ bất-tịnh. Tam-thế chư Phật đều thấy biết rõ điều nầy. Nếu nay tôi vẫn còn phạm mãi lỗi nầy thời thật là khi dối tam-thế chư Phật. Thế nên tôi phải tu hành pháp hổ thẹn để mau thành vô-thượng bồ-đề, rồi khắp vì chúng-sanh mà thuyết pháp chơn-thật.

    Đây gọi là đại Bồ-Tát quý-tạng thứ tư.

    Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát Văn-tạng ?

    Bồ-tát nầy biết rằng vì sự nầy có nên sự nầy có, vì sự nầy không nên sự nầy không, vì sự nầy sanh nên sự nầy sanh, vì sự nầy diệt nên sự nầy diệt, đây là pháp thế-gian, đây là pháp xuất-thế, đây là pháp hữu-vi, đây là pháp vô-vi, đây là pháp hữu-ký, đây là pháp vô-ký.

    Những gì là vì sự nầy có nên sự nầy có ? Chính là vì có vô-minh nên có hành.

    Những gì là vì sự nầy không nên sự nầy không ? Chính là vì thức không nên danh-sắc không.

    Những gì là vì sự nầy sanh nên sự nầy sanh ? Chính là vì ái sanh nên khổ sanh.

    Những gì là vì sự nầy diệt nên sự nầy diệt ? Chính là vì hữu diệt nên sanh diệt.

    Những gì là pháp thế-gian ? Chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

    Những gì là pháp xuất-thế ? Chính là giới, định, huệ, giải-thoát, giải-thoát tri-kiến.

    Những gì là pháp hữu-vi ? Chính là dục-giới, sắc-giới, vô sắc-giới, chúng-sanh-giới.

    Những gì là pháp vô-vi ? Chính là hư-không, niết-bàn, trạch diệt, phi-trạch-diệt, duyên khởi, pháp-tánh-trụ.

    Những gì là pháp hữu-ký ? Chính là bốn thánh-đế, bốn quả sa-môn, bốn biện-tài, bốn vô-úy, bốn niệm-xứ, bốn chánh-cần, bốn thần-túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh-đạo.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. #560
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 22 PHẨM VÔ TẬN TẠNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    Những gì là pháp vô-ký ? Chính là thế-gian hữu-biên, vô biên, cũng hữu-biên cũng vô-biên, chẳng phải hữu-biên chẳng phải vô-biên; thế-gian hữu-thường, vô-thường, cũng hữu-thường cũng vô-thường, chẳng phải hữu-thường chẳng phải vô-thường; Như-Lai sau khi diệt-độ là có, là không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không; ngã và chúng-sanh có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không; thời quá-khứ có bao nhiêu Như-Lai nhập niết-bàn, bao nhiêu Thinh-Văn, Độc-Giác nhập niết-bàn; thời vị-lai sẽ có bao nhiêu Phật, Thinh-Văn, Độc-Giác, chúng-sanh; những Như-Lai nào ra đời trước nhứt, những Thinh-Văn, Độc-Giác nào ra đời trước nhứt, những chúng-sanh nào ra đời trước nhứt; những Như-Lai nào ra đời sau cả, những Thinh-Văn Độc-Giác nào ra đời sau cả, những chúng-sanh nào ra đời sau cả; pháp gì trước cả, pháp gì sau cả; thế-gian từ đâu đến, đi qua đâu; có bao nhiêu thế-giới thành, bao nhiêu thế-giới hoại, thế-giới từ đâu lại, đi đến chỗ nào ; gì là ngằn tối-sơ của sanh tử, gì là mé tối-hậu của sanh-tử. Đây gọi là pháp vô-ký.

    Đại Bồ-Tát nghĩ rằng: Tất cả chúng-sanh ở trong sanh-tử không có đa-văn, chẳng rõ được tất cả pháp; tôi phải phát tâm trì tạng đa-văn, chứng Vô-thượng Bồ-đề, rồi vì chúng sanh mà thuyết-pháp chơn-thật.

    Đây gọi là đại Bồ-Tát đa-văn-tạng thứ năm.

    Chư Phật-tử ! Những gì là đại Bồ-Tát thí-tạng ?

    Bồ-Tát nầy thật hành mười điều bố-thí: phân-giảm-thí, kiệt-tận-thí, nội-thí, ngoại-thí, nội-ngoại-thí, nhứt-thiết-thí, quá-khứ-thí, vị-lai-thí, hiện-tại-thí, cứu-cánh-thí.

    Thế nào là Bồ-Tát phân-giảm-thí ? Bồ-Tát nầy bẩm tánh nhơn từ ưa ban cho. Nếu được thức ngon thời chẳng chuyên tự dung, cần phải chia cho chúng-sanh rồi sau mới ăn. Phàm thọ được vật gì cũng thế cả. Nếu lúc tự mình ăn, Bồ-Tát nầy tự nghĩ rằng trong thân thể của tôi có tám vạn thi-trùng, thân tôi sung túc, chúng nó cũng sung túc, thân tôi đói khổ, chúng nó cũng đói khổ. Nay tôi ăn uống những thức nầy, nguyện khắp chúng-sanh đều được no đủ. Vì chúng trùng mà tôi ăn uống, chẳng tham mùi vị. Bồ-Tát nầy lại nghĩ rằng: từ lâu tôi vì mến chấp thân nầy muốn cho nó được no đủ nên ăn uống. Nay tôi đem thức ăn nầy ban cho chúng-sanh. Nguyện tôi đối với thân thể dứt hẳn sự tham chấp. Đây là phân-giảm-thí.

    Thế nào là Bồ-Tát kiệt-tận-thí ? Bồ-Tát nầy được những thức uống ăn thượng-vị, hương, hoa, y-phục, những vật tư-sanh, nếu tự dùng thời an-vui sống lâu, còn nếu đem cho người thời cùng khổ chết yểu. Lúc đó có người đến xin tất cả. Bồ-Tát tự nghĩ : từ vô-thỉ đến giờ tôi vì đói khát nên chết mất vô-số thân chưa từng được có mảy may lợi-ích cho chúng-sanh để được phước lành. Nay tôi cũng sẽ phải xả bỏ thân mạng nầy đồng như thuở xưa kia, thế nên tôi phải làm điều lợi ích cho chúng-sanh, tùy mình có gì đều thí-xả tất cả, nhẫn đến tận mạng cũng không lẫn tiếc. Đây gọi là kiệt-tận-thí.

    Thế nào là Bồ-Tát nội-thí ? Bồ-Tát nầy đương lúc trẻ mạnh xinh đẹp, mới thọ lễ quán-đảnh lên ngôi Chuyển-luân vương, đủ bảy báu, trị bốn châu thiên-hạ. Bấy giờ có người đến tâu với nhà vua rằng vì họ già yếu nhiều bịnh, nếu được tay chơn máu thịt đầu mắt xương tủy nơi thân thể của nhà vua, thời họ tất được mạnh giỏi sống còn. Bồ-Tát nầy nghĩ rằng: thân thể của tôi đây, sau nầy tất sẽ chết vô ích, tôi phải mau thí xả để cứu khổ chúng sanh. Bồ-Tát nầy suy nghĩ rồi liền đem thân xả thí không có lòng hối tiếc. Đây gọi là nội thí.

    Thế nào là Bồ-Tát ngoại-thí ? Bồ-Tát nầy tuổi trẻ sắc đẹp lên ngôi vua chuyển-luân, đủ bảy báu, trị bốn châu thiên-hạ. Bấy giờ hoặc có người đến tâu: hiện tôi nghèo khổ, xin nhà vua nhường ngôi cho tôi, để tôi được hưởng thọ sự giàu vui của nhà vua. Bồ-Tát tự nghĩ rằng: tất cả sự giàu sang tất sẽ suy đổ. Lúc suy đổ không lợi-ích gì cho chúng-sanh. Nay tôi nên làm vừa lòng cầu xin của người nầy. Nghĩ xong, Bồ-Tát liền đem ngôi vua nhường cho người ấy, không hối tiếc. Đây gọi là ngoại-thí.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn. (tuyên đọc) + văn bản
    Gửi bởi Tamnhuan trong mục Kinh
    Trả lời: 662
    Bài cuối: 08-05-2017, 05:33 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  3. Giảng Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 09-09-2015, 07:23 AM
  4. Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Kinh
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-21-2015, 04:17 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •