DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 50/162 ĐầuĐầu ... 40484950515260100150 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 491 tới 500 của 1611
  1. #491
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vô-lượng đại-nguyện khó nghĩ bàn

    Nguyện khiến chúng-sanh đều thanh-tịnh

    Không, vô-tướng, vô-nguyện, vô-y

    Do vì nguyện-lực đều hiển rõ.

    Rõ pháp tự-tánh như hư-không

    Tất cả tịch-diệt đều bình-đẳng

    Pháp-môn vô-số bất-khả-thuyết

    Vì chúng-sanh nói không sở-trước.

    Thập phương thế-giới chư Như-Lai

    Đều đồng tán-thán sơ-phát-tâm

    Tâm này vô-lượng đức trang-nghiêm

    Đến được bờ kia đồng với Phật.

    Như số chúng-sanh ngần ấy kiếp

    Nói công-đức đó chẳng thể hết

    Bởi ở nhà lớn của Như-Lai

    Các pháp thế-gian không dụ được.

    Muốn biết tất cả các phật-pháp

    Phải nên mau phát bồ-đề-tâm

    Tâm này hơn hết trong công-đức

    Tất được Như-Lai vô-ngại-trí.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  2. #492
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 17 PHẨM SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chúng-sanh tâm hành đếm biết được

    Quốc-độ vi-trần cũng đếm được

    Ngằn mé hư-không có thể lường

    Phát tâm công-đức không lường được.

    Xuất-sanh tam-thế tất cả Phật

    Thành-tựu thế-gian tất cả vui

    Tăng-trưởng tất cả thắng công-đức

    Dứt hẳn tất cả các nghi hoặc.

    Khai-thị tất cả diệu cảnh-giới

    Trừ hết tất cả các chướng-ngại

    Thành-tựu tất cả cõi thanh-tịnh

    Xuất-sanh tất cả trí Như-Lai.

    Muốn thấy thập-phương tất cả Phật

    Muốn ban vô tận công-đức tạng

    Muốn diệt chúng-sanh tất cả khổ

    Phải nên mau phát Bồ-đề-tâm.



    Phẩm 17 - SƠ PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC

    HẾT

    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  3. #493
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________



    Phẩm 18

    PHẨM MINH PHÁP


    Lúc bấy giờ Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát bạch Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng : 'Thưa Phật-tử ! Đại Bồ-Tát sơ-phát bồ-đề-tâm, thành tựu vô-lượng công-đức như vậy, đủ trang-nghiêm lớn, lên Phật thừa, vào chính-vị Bồ-Tát, bỏ những pháp thế-gian, được pháp xuất-thế của Phật, được tam-thế chư Phật nhiếp-thọ, quyết định đến chỗ Vô-thượng Bồ-đề rốt ráo.

    Chư Bồ-Tát đó ở trong Phật-giáo, tu-tập thế nào khiến chư Phật đều hoan-hỷ, vào chỗ trụ của chư Bồ-Tát, tất cả đại-hạnh đều được thanh-tịnh, bao nhiêu đại-nguyện đều khiến đầy đủ, được tạng rộng lớn của Bồ-Tát, tùy chỗ đáng hóa độ thường vì thuyết pháp mà luôn chẳng bỏ hạnh Ba-la-mật, chúng-sanh sở-niệm đều làm cho được giải-thoát, nối thạnh Phật-chủng khiến chẳng đoạn-tuyệt, thiện-căn phương-tiện thảy đều chẳng luống ?

    Thưa Phật-tử ! Chư Bồ-Tát đó dùng phương-tiện gì có thể sẽ viên-mãn được những pháp đó ? Xin xót thương tuyên nói cho đại-chúng, trong hội này đều muốn nghe.

    Và như chư đại Bồ-Tát thường siêng tu-tập dứt trừ tất cả vô-minh hắc ám, hàng phục ma oán, chế các ngoại-đạo, rửa sạch hẳn tất cả tâm nhơ phiền-não, đều có thể thành-tựu tất cả thiện-căn, ra khỏi hẳn tất cả ác thú các nạn, tu tập tất cả cảnh-giới đại-trí, thành-tựu tất cả bực Bồ-Tát, các Ba-la-mật, Tổng-trì, Tam-muội, Lục thông, Tam-minh, Tứ-vô-sở-úy, công-đức thanh-tịnh, trang-nghiêm tất cả quốc-độ chư Phật, và những tướng hảo, thân-hạnh, ngữ-hạnh, tâm-hạnh đều thành-tựu đầy đủ, khéo biết lực, vô-úy, bất-cộng, Nhứt-thiết-chủng-trí và cảnh-giới sở-hành của tất cả chư Phật Như-Lai, vì muốn thành thục tất cả chúng-sanh tùy tâm sở-thích của họ mà lảnh lấy Phật-độ, tùy căn, tùy thời diễn thuyết vô-lượng pháp, Phật-sự rộng lớn, và vô-lượng-pháp công-đức khác, những hạnh, những đạo và những cảnh-giới thảy đều viên-mãn, mau bình-đẳng với công-đức của Như-Lai, nơi chư Như-Lai lúc tu Bồ-tát-hạnh trong trăm ngàn vô-số kiếp chứa họp Pháp-tạng đều thủ-hộ được và khai-thị diễn thuyết được, các ma ngoại-đạo không thể làm ngại hư, nhiếp-trì Chánh-pháp không cùng tận, lúc thuyết-pháp ở tất cả thế-giới được Thiên, Long, Bát-Bộ, Nhơn-Vương, Phạm-Vương, nhẫn đến Như-Lai Pháp-Vương thảy đều thủ-hộ, tất cả thế-gian cung-kính cúng-dường, thường được chư Phật hộ-niệm, tất cả Bồ-Tát cũng đều ái-kính, được sức thiện-căn thêm lớn pháp lành, khai diễn pháp-tạng rất sâu của Như-Lai, nhiếp-trì chánh-pháp để tự trang-nghiêm. Công-hạnh thứ đệ của tất cả Bồ-Tát, trong mong ngài đều diễn thuyết cho.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  4. #494
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lúc đó Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :

    Đấng Đại-Danh-Xưng khéo diễn thuyết

    Công-đức sở thành của Bồ-Tát

    Sâu vào vô-biên hạnh rộng lớn

    Đầy đủ thanh-tịnh trí vô-sư.

    Nếu có Bồ-Tát sơ-phát-tâm

    Thành-tựu bực phước-đức trí-huệ

    Vào vô-sanh-vị siêu thế-gian

    Trọn được pháp bồ-đề vô-thượng.

    Lại kia thế nào trong phật-giáo

    Kiên-cố siêng tu càng thêm hơn

    Khiến chư Như-Lai đều hoan-hỷ

    Trụ-địa của Phật mau được vào.

    Nguyện hạnh thanh-tịnh đều đầy đủ

    Và được tạng trí-huệ rộng lớn

    Thường hay thuyết pháp độ chúng-sanh

    Mà tâm vô-y và vô-trước.

    Bồ-Tát tất cả bình-đẳng Ba-la-mật

    Đều khéo tu-hành không khuyết giảm

    Chúng-sanh sở-niệm đều cứu-độ

    Thường trì Phật-chủng khiến chẳng dứt.

    Chỗ làm kiên cố chẳng luống bỏ

    Tất cả công thành được xuất-ly

    Như chư Bồ-Tát chỗ tu hành

    Đạo thanh-tịnh kia nguyện tuyên nói.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  5. #495
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________



    Phá hẳn tất cả tối vô-minh

    Hàng phục các ma và ngoại-đạo

    Bao nhiêu cấu uế đều trừ sạch

    Được gần Như-Lai bực đại-trí.

    Lìa hẳn ác-đạo các hiểm nạn

    Tu tập cảnh đại-trí thù-thắng

    Được sức diệu-đạo gần đức Phật

    Tất cả công-đức đều thành-tựu.

    Chứng được Như-Lai trí tối-thắng

    Trụ ở vô-lượng các quốc-độ

    Tùy tâm chúng-sanh mà thuyết-pháp

    Và làm các Phật-sự rộng lớn.

    Thế nào mà được các diệu-đạo

    Khai diễn Như-Lai chánh-pháp-tạng

    Thường hay thọ-trì các Phật-pháp

    Không ai hơn được, không ai bằng.

    Thế nào vô-úy như sư-tử

    Chỗ làm thanh-tịnh như trăng-tròn ?

    Thế nào tu tập công-đức Phật

    Dường như liên-hoa chẳng dính nước ?


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  6. #496
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát nói với Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát rằng : 'Lành thay Phật-tử ! Nay ngài muốn được nhiều lợi-ích, nhiều an-vui, nhiều ơn huệ, thương xót thế-gian chư Thiên và loài Người mà hỏi hạnh thanh-tịnh của Bồ-Tát tu tập như vậy.

    Thưa Phật-tử ! Ngài trụ thiện-pháp, phát đại-tinh-tấn, tăng-trưởng bất-thối, đã được giải-thoát, có thể hỏi như trên đây, đồng với đức Như-Lai.

    Ngài lóng nghe khéo suy nghĩ, nay tôi thừa oai-lực của đức Phật mà nói phần ít trong vấn đề đó.

    Thưa Phật-tử ! Đại Bồ-Tát đã phát tâm Vô-thượng Bồ-đề, phải lìa si tối, tinh-tấn gìn giữ chớ có phóng dật.

    Đại Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây gọi là chẳng phóng dật :

    Một là giữ gìn giới cấm; hai là xa lìa ngu-si, tâm Bồ-đề thanh-tịnh; ba là lòng thích ngay thẳng rời điều dua phỉnh; bốn là siêng tu căn lành không thối-chuyển; năm là luôn khéo tư-duy tâm của mình đã phát; sáu là chẳng thích gần-gũi tất cả phàm-phu tại-gia hay xuất-gia; bảy là tu những nghiệp lành mà chẳng mong cầu quả báo thế-gian; tám là lìa hẳn Nhị-thừa mà thật hành Bồ-tát-hạnh; chín là thích tu-tập điều lành chẳng để đoạn tuyệt; mười là luôn khéo quan-sát sức tương-tục của mình.

    Đại Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật thời được mười điều thanh-tịnh dưới đây :

    Một là thật hành đúng như lời nói; hai là niệm-trí được thành-tựu; bình-đẳng là trụ nơi thâm định chẳng trầm chẳng điệu; bốn là thích cầu Phật-pháp không lười bỏ; năm là theo pháp được nghe quan-sát đúng lý sanh diệu trí-huệ; sáu là nhập thâm thiền-định được Phật-thần-thông; bảy là tâm bình-đẳng không cao hạ; tám là tâm không chướng-ngại đối với chúng-sanh loại thượng trung hạ, bình-đẳng lợi-ích như đại-địa; chín là nếu thấy chúng-sanh nhẫn đến một phen phát Bồ-đề-tâm thời tôn trọng kính thờ xem như Hoà-thượng; mười là đối với Hòa-thượng và A-xà-lê thọ-giới, chư Bồ-Tát, các Thiện-tri-thức, các Pháp-sư luôn tôn trọng kính thờ.

    Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật phát đại-tinh-tấn, khởi chánh-niệm, sanh-thắng-nguyện, tu hành chẳng dứt, tâm không y tựa tất cả pháp, hay siêng tu tập pháp thậm-thâm, vào môn vô-tránh them tâm quảng-đại, có thể thuận biết rõ vô-biên phật-pháp, khiến chư Phật đều hoan-hỷ.

    Bồ-Tát lại có mười pháp sau đây có thể làm cho chư Phật hoan-hỷ :

    Một là tinh-tấn bất-thối; hai là chẳng tiếc thân mạng; bình-đẳng là không mong cầu lợi-dưỡng; bốn là biết tất cả pháp đều như hư-không; năm là khéo quan-sát vào khắp pháp-giới; sáu là biết các pháp-ấn lòng không ỷ-trước; bảy là luôn phát đại-nguyện; tám là thành tựu nhẫn-trí; chín là quan-sát pháp lành của mình lòng không tăng giảm; mười là y vô-tác-môn tu những tịnh hạnh.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  7. #497
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại có mười pháp sau đây có thể làm chư Phật hoan-hỷ :

    An-trụ bất phóng-dật; an-trụ vô-sanh-nhẫn; an-trụ đại-từ; an-trụ đại-bi; an-trụ đầy đủ các môn ba-la-mật; an-trụ đại-hạnh; an-trụ đại-nguyện; an-trụ xảo phương-tiện; an-trụ dũng mãnh lực; an-trụ trí-huệ, quan-sát tất cả pháp đều vô-trụ, như hư-không.

    Có mười pháp sau đây làm cho Bồ-Tát mau nhập các địa :

    Một là khéo viên-mãn hai hạnh phước và trí; hai là có thể trang-nghiêm đạo Ba-la-mật; bình-đẳng là trí-huệ sáng suốt chẳng tùy tha-ngữ; bốn là kính thờ thiện-hữu luôn không bỏ lìa; năm là thường hành tinh-tấn không giải-đãi; sáu là khéo an-trụ Như-Lai thần-lực; bảy là tu các căn lành chẳng sanh mỏi nhọc; tám là thâm-tâm lợi-trí dùng pháp Đại-thừa để tự trang-nghiêm; chín là đối với pháp-môn của các Địa tâm không trụ; mười là đồng một thể-tánh với thiện-căn phương-tiện của tam-thế chư Phật.

    Bồ-Tát lúc Sơ-trụ-địa phải khéo quan-sát tùy nơi mình, có tất cả pháp-môn, có thậm-thâm trí-huệ, tùy nhơn đã tu, tùy quả đã được, tùy cảnh-giới mình, tùy lực dụng mình, tùy chỗ thị-hiện của mình, tùy mình phân biệt, tùy mình đã được, đều khéo quan-sát biết tất cả pháp đều là tự-tâm mà không sở-trước. Biết được như vậy vào Bồ-đề-địa hay khéo an-trụ.

    Bồ-Tát đó suy nghĩ rằng : chúng ta phải nên mau vào các Địa. Vì nếu chúng ta trụ trong các Địa thành-tựu công-đức rộng lớn như vậy. Đã đủ công-đức thời lần lần vào Phật-địa. Đã trụ Phật-địa thời có thể làm vô-biên Phật-sự rộng lớn. Do đây nên phải thường siêng tu tập không thôi nghỉ, không mỏi nhọc. Dùng đại công-đức mà tự trang-nghiêm vào Bồ-tát-địa.

    Có mười pháp dưới đây làm cho Bồ-Tát chỗ thật hành thanh-tịnh :

    Một là xả hết của cải để làm vừa ý chúng-sanh; hai là trì-giới thanh-tịnh không hủy phạm; ba là nhu hòa nhẫn nhục không cùng tận; bốn là siêng tu các hạnh trọn chẳng thối chuyển; năm là do chánh-niệm không mê loạn; sáu là phân biệt rõ biết vô-lượng pháp; bảy là tu tất cả hạnh mà không sở-trước; tám là tâm bất động dường như núi Tu-Di; chín là rộng độ chúng-sanh dường như cầu đò; mười là biết tất cả chúng-sanh cùng chư Phật đồng một thể-tánh.

    Bồ-Tát đã được hạnh thanh-tịnh lại được mười pháp tăng thắng dưới đây :

    Một là chư Phật phương khác đều hộ-niệm; hai là thiện-căn tăng thắng siệu-việt đẳng cấp; ba là khéo lãnh thọ được sức gia-trì của Phật; bốn là thường được thiện-nhơn làm chỗ nương tựa; năm là an-trụ tinh-tấn hằng chẳng phóng-dật; sáu là biết tất cả pháp bình-đẳng không khác; bảy là lòng luôn an-trụ đại-bi vô-thượng; tám là quan-sát các pháp đúng thật xuất sanh diệu-huệ; chín là khéo có thể tu hành phương-tiện thiện-xảo; mười là có thể biết sức phương-tiện của Như-Lai.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  8. #498
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ-Tát có mười nguyện thanh-tịnh như dưới đây :

    Một là nguyện thành-thục chúng-sanh không mỏi nhàm; hai là nguyện thật hành đủ điều lành để nghiêm tịnh thế-giới; ba là nguyện thừa sự Như-Lai luôn kính trọng; bốn là nguyện hộ-trì chánh-pháp chẳng tiếc thân mạng; năm là nguyện dùng trí quan-sát vào các phật-độ; sáu là nguyện cùng các Bồ-Tát đồng một thể-tánh; bảy là nguyện vào cửa Như-Lai rõ tất cả pháp; tám là nguyện người thấy sanh tin đều được lợi-ích; chín là nguyện thần-lực trụ thế tận-kiếp vị-lai; mười là nguyện đủ phổ-hiền-hạnh tu tập môn Nhứt-thiết-chủng-trí.

    Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây làm cho những đại-nguyện đều được viên mãn :

    Một là lòng không nhàm chán; hai là đủ đại trang-nghiêm; ba là nhớ nguyện lực thù-thắng của chư Bồ-Tát; bốn là nghe các Phật-độ đều nguyện vãng-sanh; năm là thâm-tâm lâu dài tận kiếp vị-lai; sáu là nguyện trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh; bảy là trụ tất cả kiếp chẳng lấy làm nhọc; tám là thọ tất cả khổ chẳng sanh nhàm lìa; chín là nơi tất cả vui lòng không tham trước; mười là thường siêng gìn giữ pháp-môn vô-thượng.

    Lúc Bồ-Tát đầy đủ những nguyện như vậy, liền được mười Vô-tận-tạng sau đây :

    Vô-tận-tạng thấy khắp chư Phật, Vô-tận-tạng tổng-trì chẳng quên, Vô-tận-tạng quyết rõ các pháp, Vô-tận-tạng đại-Bi cứu hộ, Vô-tận-tạng các môn Tam-muội, Vô-tận-tạng phước-đức rộng lớn làm thỏa mãn lòng chúng-sanh, Vô-tận-tạng trí-huệ rất sâu diễn tất cả pháp, Vô-tận-tạng báo được thần-thông, Vô-tận-tạng trụ vô-lượng kiếp, Vô-tận-tạng vào vô-biên thế-giới.

    Bồ-Tát đã được mười tạng vô-tận thời đầy đủ phước-đức, trí-huệ thanh-tịnh, tùy nghi mà thuyết-pháp với chúng-sanh.

    Với các chúng-sanh, thế nào là Bồ-Tát tùy nghi mà thuyết-pháp ?

    Bồ-Tát biết chỗ làm của họ, biết nhơn-duyên của họ, biết tâm hành của họ, biết sở-thích của họ.

    Bồ-Tát đối với người nhiều tham dục thời thuyết bất-tịnh, với người nhiều sân hận thời thuyết đại-từ, với người nhiều ngu-si thời dạy họ siêng quan-sát, với người ba độc đồng đều, thời thuyết pháp-môn thành-tựu thắng-trí, với người ưa thích sanh-tử thời thuyết ba sự khổ, với người chấp-trước thời thuyết không-tịch, với người giải-đãi thời thuyết tinh-tấn, với người ngã-mạn thời thuyết pháp bình-đẳng, với người nhiều dua phỉnh thời thuyết tâm chất trực, với người thích tịch-tịnh thời thuyết pháp rộng, khiến họ được thành-tựu.

    Bồ-Tát tùy nghi thuyết-pháp như vậy.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  9. #499
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lúc Bồ-Tát thuyết-pháp : văn liên-thuộc nhau, nghĩa không sai lầm, quan-sát pháp trước sau dùng trí phân-biệt, thẩm định phải quấy, chẳng trái pháp-ấn, thứ-đệ kiến-lập vô-biên hạnh-môn khiến các chúng-sanh dứt tất cả nghi ngờ, khéo biết căn-tánh và giáo pháp Như-Lai, chứng chơn-lý, biết pháp bình-đẳng, dứt những pháp-ái, trừ tất cả chấp, thường nhớ chư Phật không rời nơi lòng, rõ biết âm-thinh thể-tánh bình-đẳng, nơi các ngôn thuyết tâm không chấp-trước, khó nói ví dụ không trái nghịch nhau, đều khiến được ngộ tất cả chư Phật, tùy nghi khắp hiện trí-thân bình-đẳng.

    Bồ-Tát vì các chúng-sanh mà thuyết-pháp như vậy thời tự mình tu tập tăng-trưởng nghĩa lợi, chẳng bỏ các độ, trang-nghiêm đầy đủ đạo Ba-la-mật :

    Lúc bấy giờ Bồ-Tát vì khiến lòng chúng-sanh được thỏa mãn, trong ngoài đều rời bỏ không còn chấp trước, đây thời là tu Đàn ba-la-mật.

    Giữ đủ các giới cấm mà không sở trước, lìa hẳn ngã-mạn, đây là tu Thi ba-la-mật.

    Đều có thể nhẫn thọ tất cả sự khổ hại, tâm bình-đẳng đối với chúng-sanh không hề xao động, ví như đại-địa hay chở tất cả, đây là tu Nhẫn ba-la-mật.

    Với những công hạnh thường tu không lười trễ, không thối chuyển, thế-lực dũng-mãnh không bị chế phục, nơi các công-đức không lấy không bỏ mà có thể đầy đủ tất cả trí-môn, đây là hay tu Tinh-tấn ba-la-mật.

    Không tham trước cảnh ngũ dục, đều thành-tựu được các thứ-đệ định, luôn chánh tư-duy, chẳng trụ chẳng xuất mà có thể tiêu diệt tất cả phiền-não, xuất sanh vô-lượng môn Tam-muội, thành-tựu vô-biên Thần-thông, nghịch thuận thứ-đệ nhập các Tam-muội, nơi một Tam-muội nhập vô-biên Tam-muội, biết rõ cảnh-giới của tất cả Tam-muội cùng trí-ấn chẳng chống trái nhau, có thể mau vào nơi bực Nhứt-thiết-trí, đây là hay tu Thiền ba-la-mật.

    Nơi chư Phật nghe pháp thọ-trì, gần thiện trí-thức kính thờ chẳng mỏi, thường thích nghe pháp không nhàm đủ, tùy pháp đã được thọ mà tư-duy đúng lý, nhập chơn Tam-muội lìa rời những thiên-kiến, khéo quán-sát các pháp, được thiệt-tướng-ấn, rõ biết đạo vô-công-dụng của Như-Lai, thừa phổ-môn-huệ, nhập nơi môn Nhứt-thiết-chủng-trí, trọn được thôi nghỉ, đây là hay tu Bát-nhã-ba-la-mật.

    Thị-hiện tất cả công nghiệp thế-gian, giáo-hóa chúng-sanh không nhàm mỏi, tùy sở thích của họ mà hiện thân, tất cả chỗ thật-hành đều không nhiễm trước, hoặc hiện Phàm, hoặc hiện Thánh, việc làm thời hoặc hiện Sanh-tử hoặc hiện Niết-bàn, khéo hay quán-sát tất cả việc làm, thị hiện tất cả những sự trang-nghiêm mà chẳng tham trước, vào khắp các loài để độ chúng-sanh, đây là hay tu Phương-tiện Ba-la-mật.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



  10. #500
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts
    KINH HOA NGHIÊM
    Phẩm 18 PHẨM MINH PHÁP
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh, trọn trang-nghiêm tất cả thế-giới, trọn cúng-dường tất cả chư Phật, trọn thông đạt pháp vô-chướng-ngại, trọn tu hành khắp cả pháp-giới-hạnh thân hằng trụ, trọn trí rõ vị-lai kiếp, trọn biết tất cả tâm niệm, trọn giác-ngộ lưu-chuyển hoàn-diệt, trọn thị-hiện tất cả quốc-độ, trọn chứng được Như-Lai trí-huệ, đây là hay tu Nguyện ba-la-mật.

    Vì đủ thâm-tâm-lực nên không tạp nhiễm, vì đủ thâm-tín-lực nên kh6ng bị khuất-phục, vì đủ đại-bi-lực nên không hề mỏi nhàm, vì đủ đại-từ-lực nên sở-hành bình-đẳng, vì đủ tổng-trì-lực nên có thể dùng phương-tiện trì tất cả nghĩa, vì đủ biện-tài-lực nên khiến tất cả chúng-sanh hoan-hỷ đầy đủ, vì đủ ba-la-mật-lực nên trang-nghiêm đại-thừa, vì đủ đại-nguyện-lực nên trọn chẳng đoạn-tuyệt, vì đủ thần-thông-lực nên xuất-sanh vô-lượng, vì đủ gia-trì-lực nên khiến tin hiểu lãnh thọ, đây là hay tu Lực ba-la-mật.

    Biết hành-giả tham-dục, biết-hành-giả sân hận, biết hành-giả ngu-si, biết hành-giả đẳng-phần, biết hành-giả tu học địa, trong một niệm biết vô-biên hạnh chúng-sanh, biết vô-biên tâm chúng-sanh, biết tất cả pháp chơn-thật, biết môn pháp-giới, sức giác-ngộ khắp cả của chư Như-Lai, đây là hay tu Trí ba-la-mật.

    Như vậy, lúc Bồ-Tát thanh-tịnh các môn Ba-la-mật, lúc viên-mãn các môn Ba-la-mật, lúc chẳng rời bỏ các môn Ba-la-mật, trụ trong đại-trang-nghiêm bồ-tát thừa, tùy sở niệm đều vì tất cả chúng-sanh mà thuyết pháp, khiến họ tăng trưởng tịnh-nghiệp để được độ thoát. Người đọa ác-đạo thời dạy họ phát tâm. Người ở trong nạn thời khiến họ tinh-tấn. Chúng-sanh nhiều tham, chỉ cho pháp vô-tham. Chúng-sanh nhiều sân, thời khiến thật bình-đẳng. Chúng-sanh chấp-kiến thời vì nói duyên-khởi. Chúng-sanh cõi dục thời dạy họ lìa tham sân và pháp ác bất-thiện. Chúng-sanh cõi sắc, thời vì họ tuyên thuyết tỳ-bát-xá-na. Chúng-sanh vô-sắc-giới, thời vì họ tuyên thuyết trí-huệ vi-diệu. Với hàng Nhị-thừa thời dạy hạnh tịch-tịnh. Với người thích đại-thừa thì thuyết thập-lực quảng-đại trang-nghiêm.

    Như thuở xa xưa, lúc sơ-phát-tâm, thấy vô-lượng chúng-sanh đọa các ác-đạo, thời đại-sư-tử-hống nói rằng : Tôi sẽ dùng các pháp môn tùy nghi để độ thoát họ.

    Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy, có thể rộng độ thoát tất cả chúng-sanh.

    Thưa Phật-tử ! Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy làm cho tam-bảo-chủng trọn chẳng đoạn tuyệt. Vì Bồ-Tát dạy các chúng-sanh phát Tâm Bồ-đề nên có thể làm cho Phật-chủng chẳng dứt. Vì thường khai xiển pháp tạng cho chúng-sanh nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt. Vì khéo thọ-trì giáo-pháp không trái nghịch nên có thể làm cho Tăng-chủng chẳng dứt.


    “Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
    Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.


    Huyền Mơ 1953



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Đại Bát Niết Bàn. (tuyên đọc) + văn bản
    Gửi bởi Tamnhuan trong mục Kinh
    Trả lời: 662
    Bài cuối: 08-05-2017, 05:33 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  3. Giảng Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 09-09-2015, 07:23 AM
  4. Kinh Hoa Nghiêm
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Kinh
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-21-2015, 04:17 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •