DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 18/19 ĐầuĐầu ... 816171819 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 171 tới 180 của 188
  1. #171
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát dùng không thể phân hai làm phương tiện, đối với việc học sắc Không, cho đến dùng không hai làm phương tiện đối với việc học chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không, thì Đại Bồ-tát này có thể dùng không hai làm phương tiện, học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Học pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Học chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Học cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi. Học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Học tám giải thoát, chín định thứ đệ. Học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Học Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Học năm loại mắt, sáu phép thần thông. Học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Học ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Ðại sĩ. Học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Học tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Học Dự lưu hướng, Dự lưu quả, cho đến Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Học Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

    Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào có thể dùng pháp không hai làm phương tiện, học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, thì Đại Bồ-tát đó có thể dùng pháp không hai làm phương tiện để học vô lượng, vô số, vô biên, làm thanh tịnh Phật pháp không thể nghĩ bàn.

    Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào có thể dùng pháp không hai làm phương tiện, thì Đại Bồ-tát đó có thể học vô lượng, vô số, vô biên, làm thanh tịnh Phật pháp không thể nghĩ bàn. Và Đại Bồ-tát đó không vì sắc tăng mà học, không vì sắc giảm mà học, cho đến không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tăng mà học, không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giảm mà học. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì sắc cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không thể phân hai.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #172
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào không vì sắc tăng mà học, cũng không vì sắc giảm mà học, cho đến không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác tăng mà học, cũng không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác giảm mà học, thì Đại Bồ-tát này không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học. Như vậy cho đến, không vì nhiệp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học; cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì nhiếp thọ, hoại diệt đều không thể phân hai.

    Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

    - Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, sao lại không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học?

    Thiện Hiện đáp:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, không vì nhiếp thọ sắc mà học, không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học.

    Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

    - Do nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát khi học như vậy, không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học?

    Thiện Hiện đáp:

    - Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, không thấy có sắc có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng không thấy người có thể nhiếp thọ và hoại diệt. Cho đến không thấy có tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng không thấy người có thể nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và có thể hoại diệt. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì pháp của sắc v.v... hoặc năng, hoặc sở, nội, ngoại đều Không, bất khả đắc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #173
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào không thấy các pháp là có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng lại không thấy người có thể nhiếp thọ và hoại diệt, mà học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát này mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí.

    Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

    - Các Đại Bồ-tát khi học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí ư?

    Thiện Hiện đáp:

    - Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì các Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tất cả pháp, không vì nhiếp thọ, không vì hoại diệt mà chỉ vì phương tiện.

    Xá-lợi Tử hỏi:

    - Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tất cả pháp, không vì nhiếp thọ, không vì hoại diệt, chỉ vì phương tiện thì làm sao có thể thành tựu trí nhất thiết trí?

    Thiện Hiện đáp:

    - Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy sắc cho đến thức là sanh, diệt, thủ, xả, nhiễm, tịnh, hợp, tan, tăng và giảm. Cho đến không thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là sanh, diệt, thủ, xả, nhiễm, tịnh, hợp, tan, tăng và giảm. Vì sao? Vì sắc cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không tự tánh, hoàn toàn bất khả đắc.

    Như vậy, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp đều không thấy sanh, diệt cho đến tăng, giảm. Vì lấy điều không học, không thành tựu mà làm phương tiện để tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #174
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bấy giờ, trời Ðế Thích hỏi Xá-lợi Tử:

    - Bạch Ðại đức! Các Đại Bồ-tát nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu?

    Xá-lợi Tử đáp:

    - Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu học ở phẩm Thiện Hiện đã nói ở trước.

    Trời Ðế Thích hỏi Thiện Hiện:

    - Có phải nhờ thần lực của Tôn giả làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy không?

    Thiện Hiện đáp:

    - Kiều-thi-ca! Không phải nhờ thần lực của tôi làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy đâu.

    Trời Ðế Thích lại hỏi:

    - Vậy nhờ thần lực của ai làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy?

    Thiện Hiện đáp:

    - Chính nhờ thần lực của Phật làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy.

    Trời Ðế Thích nói:

    - Tất cả pháp đều không chỗ nương tựa, hộ trì, như vậy làm sao nói là nhờ thần lực của Phật làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy.

    Thiện Hiện bảo:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ngài nói. Tất cả pháp không chỗ nương tựa, hộ trì, cho nên Như Lai chẳng có thể nương tựa, hộ trì, chẳng làm chỗ nương tựa, hộ trì. Chỉ vì thuận theo pháp thế gian nên nói làm chỗ nương tựa, hộ trì.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #175
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kiều-thi-ca! Tức không nương tựa, hộ trì, Như Lai bất khả đắc. Viễn ly không nương tựa, hộ trì, Như Lai bất khả đắc. Không nương tựa, hộ trì, trong chơn như Như lai bất khả đắc. Trong Như Lai, không nương tựa, hộ trì, chơn như bất khả đắc. Không nương tựa, hộ trì, trong pháp tánh Như Lai bất khả đắc. Trong Như Lai, không nương tựa, hộ trì, pháp tánh bất khả đắc.

    Kiều-thi-ca! Tức Như Lai và sắc bất khả đắc. Viễn ly Như Lai và sắc bất khả đắc. Trong sắc, chơn như và Như Lai bất khả đắc. Trong Như Lai, chơn như và sắc bất khả đắc. Trong sắc và pháp tánh, Như Lai bất khả đắc. Trong Như Lai, sắc và pháp tánh bất khả đắc. Như vậy cho đến Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng bất khả đắc. Viễn ly trí nhất thiết tướng, Như Lai bất khả đắc. Trong trí nhất thiết tướng và chơn như, Như Lai bất khả đắc. Trong Như Lai, trí nhất thiết tướng và chơn như bất khả đắc. Trong pháp tánh và trí nhất thiết tướng, Như Lai bất khả đắc. Trong Như Lai, pháp tánh và trí nhất thiết tướng bất khả đắc. Vì sao?

    Kiều-thi-ca! Vì Như Lai cùng với sắc chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly sắc chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với sắc, chơn như chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly sắc, chơn như chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với sắc, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly sắc, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan. Như vậy cho đến Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng, chơn như chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng, chơn như chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan. Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan.

    Kiều-thi-ca! Tôn giả Xá-lợi Tử đã nói những lời kia là đối với tất cả pháp chẳng gần, chẳng xa, chẳng hợp, chẳng tan. Nhờ thần lực của Như Lai mà làm chỗ nương tựa, hộ trì, dùng không nương tựa, hộ trì làm chỗ nương tựa, hộ trì.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #176
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Kiều-thi-ca! Lúc trước ngài hỏi các Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu.

    Kiều-thi-ca! Việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là không nên cầu sắc, không nên cầu xa lìa sắc. Như vậy cho đến không nên cầu trí nhất thiết tướng, không nên cầu xa lìa trí nhất thiết tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì hoặc sắc, hoặc lìa sắc, cho đến hoặc trí nhất thiết tướng, hoặc lìa trí nhất thiết tướng, hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc Đại Bồ-tát, hoặc cầu tất cả pháp chẳng hợp, chẳng tan như thế, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng gọi là vô tướng. Vì sao? Vì việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là chẳng phải sắc, chẳng phải xa lìa sắc. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng. Chẳng phải sắc, chơn như, chẳng phải xa lìa sắc, chơn như. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chơn như, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, chơn như. Chẳng phải sắc, pháp tánh, chẳng phải xa lìa sắc, pháp tánh. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, pháp tánh; chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, pháp tánh. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả pháp như thế đều vô sở hữu, bất khả đắc. Do vô sở hữu, bất khả đắc cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là chẳng phải sắc, chẳng phải xa lìa sắc. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng. Chẳng phải sắc, chơn như, chẳng phải xa lìa sắc, chơn như. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chơn như, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, chơn như. Chẳng phải sắc, pháp tánh, chẳng phải xa lìa sắc, pháp tánh. Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, pháp tánh, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, pháp tánh.

    Khi ấy, trời Ðế Thích thưa Tôn giả Thiện Hiện:

    - Việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa, là vô lượng Ba-la-mật-đa, là vô biên Ba-la-mật-đa. Các vị Dự lưu sẽ đắc quả Dự lưu trong việc học này. Các vị Nhất lai sẽ đắc quả Nhất lai trong việc học này. Các vị Bất hoàn sẽ đắc quả Bất hoàn trong việc học này. Các vị A-la-hán sẽ đắc quả A-la-hán trong việc học này. Các vị Ðộc giác sẽ đắc quả Ðộc giác Bồ-đề trong việc học này. Các Đại Bồ-tát có thể giáo hóa hữu tình và trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề trong việc học này.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #177
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nói:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ngài nói. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì sắc rộng lớn nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng rộng lớn. Cho đến trí nhất thiết tướng rộng lớn nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng rộng lớn. Vì sao? Vì giai đoạn trước, sau, giữa của sắc cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên gọi là rộng lớn. Do sự rộng lớn kia nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng là rộng lớn.

    Kiều-thi-ca! Sắc vô lượng nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Cho đến trí nhất thiết tướng vô lượng, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng sắc cho đến trí nhất thiết tướng không thể đắc. Giống như lượng của hư không cũng bất khả đắc. Sắc v.v... cũng vậy, nên nói vô lượng. Kiều-thi-ca! Hư không vô lượng nên sắc v.v... cũng vô lượng. Sắc v.v... vô lượng nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng.

    Kiều-thi-ca! Sắc vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Cho đến trí nhất thiết tướng vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng ở trong hay ngoài đều bất khả đắc. Giống như hư không ở trong hay ngoài đều bất khả đắc. Sắc v.v... cũng vậy, nên nói vô biên. Kiều-thi-ca! Hư không vô biên nên sắc v.v... cũng vô biên. Sắc v.v... vô biên cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Lại nữa, Kiều-thi-ca! Sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Trời Ðế Thích hỏi:

    - Vì sao sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Sở duyên của trí nhất thiết trí vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Lại nữa, Kiều-thi-ca! Sở duyên của pháp giới vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #178
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trời Ðế Thích hỏi:

    - Vì sao sở duyên của pháp giới vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Pháp giới, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Lại nữa, Kiều-thi-ca! Chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Trời Ðế Thích hỏi:

    - Vì sao chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên. Chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Lại nữa, Kiều-thi-ca! Hữu tình vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

    Trời Ðế Thích hỏi:

    - Vì sao hữu tình vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Ý ngài thế nào? Nói hữu tình, vậy hữu tình ấy là chỉ cho ý niệm của pháp nào?

    Trời Ðế Thích thưa:

    - Bạch Đại đức! Hữu tình, hữu tình ấy chẳng phải là khái niệm của pháp, cũng chẳng phải là khái niệm của phi pháp. Chỉ là giả lập khách danh, thuộc về tên gọi tạm thời, thuộc về tên gọi không thật, thuộc về tên gọi không có nhân duyên.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #179
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 A
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện lại hỏi:

    - Vậy, theo ý ngài, trong kinh bát Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này là hiển thị thật có hữu tình không?

    Trời Ðế Thích thưa:

    - Bạch Ðại đức! Không có!

    Thiện Hiện hỏi:

    - Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, đã không hiển thị thật có hữu tình nên nói vô biên. Vì ở trong hay ngoài, nó đều bất khả đắc. Kiều-thi-ca! Ý ngài thế nào? Các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trải qua hằng hà sa số kiếp đã nói danh tự của các hữu tình. Trong đây có hữu tình, có sanh, có diệt không?

    Trời Ðế Thích thưa:

    - Bạch Ðại đức! Không có! Vì sao? Vì bản tánh các hữu tình vốn thanh tịnh. Từ xưa đến nay vô sở hữu.

    Thiện Hiện bảo:

    - Do điều này nên tôi nói hữu tình vô biên, cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên. Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này nên biết, việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát phải nói là rất to lớn, vô lượng, vô biên.

    Quyển 500 A

    HẾT

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #180
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 500 B
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 500B

    PHẨM HIỆN BẢO THÁP 01


    Bấy giờ, trong hội chúng, trời Ðế Thích v.v... và chư Thiên ở cõi Dục, Phạm thiên vương v.v... và chư Thiên ở cõi Sắc, cùng với Thiên nữ, thần Y-xá-na đồng lúc ba lần cất cao tiếng xướng:

    - Lành thay! Lành thay! Ðại đức Thiện Hiện thừa hành thần lực của Phật, làm chỗ nương tựa, hộ trì, khéo léo vì chúng tôi, thế gian, trời, người mà phân biệt, khai thị pháp tánh vi diệu, gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như lời dạy mà tu hành, không bao giờ xa lìa thì chúng con sẽ cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen người đó giống như đối với Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

    Trong lời dạy sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thật là không có pháp có thể đắc, nghĩa là trong ấy không có sắc có thể đắc; không có thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc. Như vậy cho đến không có trí nhất thiết có thể đắc, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc. Tuy không có các pháp có thể đắc như thế nhưng có thể trình bày Thánh giáo ba Thừa, đó là Thánh giáo của Thanh văn, Ðộc giác và Vô thượng thừa.

    Bấy giờ, Phật bảo chư Thiên:

    - Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các vị nói. Trong giáo pháp sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tuy các pháp không sắc v.v... có thể đắc, nhưng có thể trình bày Thánh giáo ba Thừa. Vậy, nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể như lời dạy tu hành không bao giờ xa lìa. Các vị chư Thiên v.v… đều phải đến đó thành tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, giống như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Vì sao? Vì trong giáo pháp sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tuy rộng nói có Thánh giáo ba Thừa, nhưng Như Lai hoàn toàn bất khả đắc. Chẳng phải Như Lai cùng với bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể đắc. Chẳng phải Như Lai xa lìa bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể đắc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 201 đến quyển 210
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 136
    Bài cuối: 08-19-2016, 08:59 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 191 đến quyển 200
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 143
    Bài cuối: 08-09-2016, 10:45 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 161 đến quyển 170
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 164
    Bài cuối: 07-09-2016, 09:57 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 11 đến quyển 20
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 130
    Bài cuối: 02-03-2016, 11:48 AM
  5. Trả lời: 11
    Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •