DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 12/19 ĐầuĐầu ... 21011121314 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 111 tới 120 của 182
  1. #111
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu thấy hữu tình sân hận nhau rồi trở thành hận thù làm tổn hại lẫn nhau, thì Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu tập an nhẫn, đừng sân giận nhau nữa mà kết hận thù hại nhau. Vì tâm sân hận đó nó không thuận với pháp lành, làm tăng trưởng pháp ác, rồi nhận lấy sự tổn hại trong đời hiện tại. Do tâm sân giận này mà sau khi qua đời các ngươi sẽ đọa vào đường ác chịu nhiều cực khổ, chẳng biết lúc nào thoát ra được. Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm sân giận trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục. Các ngươi hiện nay hãy lần lượt nương tựa vào nhau, nên khởi lòng từ để làm việc lợi ích.

    Nếu thấy hữu tình biếng nhác, giải đãi, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tinh tấn siêng năng, đừng biếng nhác, giải đãi với pháp lành. Người giải đãi không thể nào thành tựu các pháp lành và những việc thù thắng. Do biếng nhác, giải đãi mà các ngươi đọa vào các đường ác chịu vô lượng khổ. Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm biếng nhác, giải đãi, dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.

    Nếu thấy hữu tình thất niệm, tâm tán loạn không tịch tịnh, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu tập tịnh lự, tâm đừng có thất niệm, tán loạn. Tâm như vậy không thuận với pháp lành mà tăng trưởng pháp ác, hiện tại nhận lấy suy tổn. Do đó các ngươi sau khi qua đời, đọa các cõi ác chịu vô lượng khổ. Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm tương ưng với thất niệm, tán loạn dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.

    Nếu thấy hữu tình ngu si ác tuệ, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu thắng tuệ chớ khởi ác tuệ. Người có ác tuệ không thể đến các cõi lành thì làm sao giải thoát được. Do nhân ác tuệ này mà các ngươi đọa vào các cõi ác bị vô lượng khổ. Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm tương ưng với ngu si, ác tuệ, dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.

    Nếu thấy hữu tình nhiều tham dục, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập quán bất tịnh.

    Nếu thấy hữu tình nhiều sân giận, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập về phép quán từ bi.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #112
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu thấy hữu tình nhiều ngu si, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập phép quán về nhân duyên.

    Nếu thấy hữu tình nhiều kiêu mạn, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập giới phân biệt.

    Nếu thấy hữu tình nhiều tầm tứ, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu phép quán hơi thở.

    Nếu thấy hữu tình mất chánh đạo, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy bảo, hướng dẫn để vào chánh đạo. Nghĩa là đạo Thanh văn, đạo Độc giác, đạo Như Lai thì dùng phương tiện vì họ nói pháp như vầy:

    Những gì mà các ngươi chấp lấy thì tự tánh của nó đều không, chẳng phải trong cái pháp không mà có thể chấp lấy. Vì vô sở chấp là tướng không.

    Như vậy, này Thiện Hiện! Khi các Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong thần thông Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện tự tại, giảng nói chánh pháp để làm lợi ích an lạc cho các loài hữu tình.

    Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát lìa xa thần thông Ba-la-mật-đa thì không thể nào tự tại, giảng nói chánh pháp, làm những việc lợi ích cho các hữu tình.

    Thiện Hiện nên biết! Như con chim không có cánh thì không thể nào bay lượn trên bầu trời để đến những chỗ xa. Các Đại Bồ-tát cũng như vậy. Nếu không có thần thông Ba-la-mật-đa thì không thể tự tại giảng nói chánh pháp, làm những việc lợi ích cho các loài hữu tình. Cho nên, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sẽ phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa, nếu phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa tức là có thể tự tại giảng nói chánh pháp, tùy ý làm lợi lạc cho các loài hữu tình.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #113
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn người, nhìn khắp hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương và thấy các loài hữu tình sống nơi đó. Thấy rồi phát sanh thần cảnh trí thông, chỉ trong khoảnh khắc, đã đến được cảnh giới ấy. Dùng trí tha tâm mà như thật liễu tri tâm và tâm sở pháp của các hữu tình ấy. Tùy theo căn cơ thích ứng mà nói pháp giải thoát. Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; hoặc nói bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; hoặc nói bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc nói tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoặc nói pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc nói tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa; hoặc nói pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; hoặc nói chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc nói Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; hoặc nói nhân duyên cho đến tăng thượng duyên; hoặc nói các pháp do duyên sanh; hoặc nói vô minh cho đến lão tử; hoặc nói tất cả pháp môn của uẩn, xứ, giới; hoặc nói đạo Thanh văn, hoặc nói đạo Độc giác, hoặc nói đạo Bồ-tát, hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn để cho các hữu tình đó nghe pháp này rồi đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.

    Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhĩ thanh tịnh hơn người có thể nghe tiếng tất cả người chẳng phải người. Nhờ thiên nghĩ này mà nghe chánh pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong hằng hà sa số thế giới chư Phật ở mười phương nói. Nghe rồi thọ trì, tư duy ý nghĩa theo pháp đã nghe mà như thật giảng nói cho hữu tình, hoặc nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để các hữu tình đó sau khi nghe pháp đều đạt được lợi ích an lạc thù thắng.

    Đại Bồ-tát ấy dùng tha tâm trí thông thanh tịnh hơn người, như thật biết rõ tâm, tâm sở pháp của các loại hữu tình. Tùy theo căn cơ thích ứng mà nói pháp giải thoát cho chúng. Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn để cho hữu tình kia sau khi nghe pháp ấy, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.

    Đại Bồ-tát ấy dùng túc trụ tùy niệm trí thông nhớ được những việc quá khứ của mình và người. Nhờ túc trụ tùy niệm trí thông này mà như thật nhớ biết tất cả tên sai khác của chư Phật và chúng đệ tử ở quá khứ. Nếu các hữu tình nào thích nghe những việc đời trước ở quá khứ để được lợi ích, thì liền giảng nói những việc đời trước cho họ nghe. Nhờ đây mà dùng phương tiện nói chánh pháp cho họ. Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để các hữu tình đó sau khi nghe pháp ấy, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #114
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Bồ-tát ấy dùng tấn tốc thần cảnh trí thông đến hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn. Trồng các căn lành với chư Phật rồi trở về cõi của mình để nói cho hữu tình nghe những việc ở cõi Phật ấy. Nhờ đó dùng phương tiện đem chánh pháp nói cho họ. Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để cho các hữu tình đó sau khi nghe pháp này, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.

    Đại Bồ-tát ấy dùng tùy sở đắc lậu tận trí thông, mà như thật biết rõ các loại hữu tình lậu đã tận hoặc chưa tận, cũng như thật biết phương tiện lậu tận vì những người chưa lậu tận để giảng nói pháp giải thoát. Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để cho các hữu tình đó sau khi nghe pháp này, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.

    Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy do tu tập thần thông Ba-la-mật-đa nên được viên mãn, có thể thọ nhiều loại thân tùy theo ý muốn, nhưng không bị tội lỗi của khổ vui làm ô nhiễm. Giống như hoá thân của Phật, mặc dầu làm những sự việc như vậy nhưng không bị tội lỗi của khổ vui làm ô nhiễm.

    Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên đạt được du hý thần thông Ba-la-mật-đa. Nếu đạt được du hý thần thông Ba-la-mật-đa, thì có thể giáo hóa cho các hữu tình được thành tựu trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát không giáo hóa các hữu tình được thành tựu trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thì không thể nào đạt được sự mong cầu về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát chưa viên mãn tư lương Bồ-đề thì chắc chắn không thể nào chứng được sự mong cầu về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #115
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Tư lương Bồ-đề của chư Đại Bồ-tát là những gì mà chư Đại Bồ-tát nên viên mãn tư lương Bồ-đề mới có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Tất cả pháp lành là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Tất cả pháp lành là gì?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, trong đó đều không phân biệt chấp trước, nghĩa là nghĩ như vầy: Đây là bố thí cho đến Bát-nhã, do sự việc này là sự việc để mà tu tập bố thí cho đến Bát-nhã. Ba phân biệt chấp trước ấy đều không có, vì biết tự tánh của các pháp đều không. Do tu sáu Ba-la-mật-đa: Bố thí v.v... mà có thể mình được lợi ích và cũng có thể làm lợi ích cho tất cả hữu tình, để ra khỏi sanh tử chứng Niết-bàn. Đó gọi là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát. Chúng Đại Bồ-tát quá khứ, hiện tại, vị lai đều tu hành đạo này. Được đạo này rồi sẽ được đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ngay hiện tại, cũng làm cho hữu tình ngay hiện tại vượt qua biến lớn sanh tử, được Niết-bàn an lạc.

    Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. An trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. An trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. An trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Tu hành địa vị Đại Bồ-tát. Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa. Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Trong đó hoàn toàn không phân biệt chấp trước. Nghĩa là suy nghĩ như vầy: Đây là bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng. Do như vậy mà làm như vậy, mà tu bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng. Ba phân biệt chấp trước này hoàn toàn không có, vì biết tự tánh của các pháp là không. Nhờ đã tu bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng này mà có thể tự mình được lợi ích, và cũng làm lợi ích cho tất cả hữu tình, để chúng ra khỏi sanh tử chứng Niết-bàn. Nói là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát. Quá khứ, vị lai, hiện tại chúng Đại Bồ-tát đều tu hành đạo này. Được đạo này rồi, hiện tại sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Cũng có thể khiến hữu tình được đạo ấy, hiện tại vượt qua biển lớn sanh tử đạt được Niết-bàn an vui.

    Thiện Hiện nên biết! Lại có vô lượng công đức mà Đại Bồ-tát tu tập cũng đều gọi là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát. Các Đại Bồ-tát cần phải tu tập các pháp lành thù thắng như vậy cho hoàn toàn viên mãn, thì mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Chứng trí nhất thiết trí rồi mới có thể không chuyển Chánh pháp luân sai lầm, khiến cho hữu tình hoàn toàn an lạc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #116
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    LXXXII. PHẨM PHẬT PHÁP


    Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp lành này là pháp của Bồ-tát thì những gì là pháp của Phật?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Pháp của Bồ-tát cũng là pháp của Phật. Nghĩa là các Bồ-tát trong tất cả pháp đều giác ngộ tất cả tướng. Do đó mà chứng đắc trí nhất thiết tướng, đoạn hẳn tất cả tập khí và tương tục. Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả pháp ngay trong một sát-na tương ưng với diệu tuệ thì hiện chứng đẳng giác, rồi chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Này Thiện Hiện! Đó gọi là hai pháp sai biệt của Bồ-tát và Phật. Giống như hai vị Thánh, mặc dù cả hai là Thánh nhưng về sự tu hành hướng đến đạo và trụ quả chứng có sai khác. Vậy pháp mà thành tựu chẳng lẽ không sai khác.

    Như vậy, này Thiện Hiện! Nếu trong đạo tu hành không có gián đoạn đối với tất cả pháp mà chưa thoát khỏi ám chướng, chưa đến bờ bên kia, chưa được tự tại. Khi chưa đắc quả thì gọi là Bồ-tát. Nếu trong đạo tu hành giải thoát đối với tất cả pháp mà thoát khỏi ám chướng, đã tới bờ bên kia, đã được tự tại, khi đã được chứng quả mới gọi là Phật, đó là sự sai khác giữa Phật và Bồ-tát. Do quả vị có khác, nên pháp không thể không khác, nhưng chẳng thể nói tánh của pháp có khác.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu tự tướng của tất cả pháp đều là không thì tại sao trong cái không của tự tướng có các sự sai khác, nói đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là ngạ quỷ, đây là người, đây là trời, đây là Chủng tánh địa, đây là Đệ bát địa, đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Độc giác, đây là Bồ-tát, đây là Như Lai.

    Bạch Thế Tôn! Những chúng sanh nói như vậy đã không thể đắc và nghiệp họ tạo cũng không thể đắc. Nếu nghiệp đã tạo, đã không thể đắc, thì quả dị thục kia cũng không thể đắc?

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #117
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói, tự tướng tất cả pháp đều không, trong cái không của tự tướng thì hữu tình đã không có quả dị thục của nghiệp, trong cái không, không có tướng sai khác. Nhưng các hữu tình đối với lý không của tự tướng các pháp không biết như thật, cho nên tạo tác các nghiệp hoặc thiện, hoặc ác; nhờ tạo nghiệp thiện được tăng trưởng, nên sanh trong trời, người, do tạo nghiệp ác tăng trưởng nên đọa trong ba đường ác. Trong nghiệp thiện đối với nghiệp thiền định mà tạo tác tăng trưởng thì được sanh vào cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc. Do nhân duyên này mà các Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. An trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. An trụ trong chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. An trụ trong Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông. Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với các pháp Bồ-đề phần như thế tu không gián đoạn, không thiếu khuyết, phải làm cho nó viên mãn. Khi viên mãn rồi thì có thể phát sanh Kim cương dụ định thân cận hỗ trợ Bồ-đề, và chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm những việc lợi ích cho các hữu tình không cho hư hoại. Vì không hư hoại nên các hữu tình thoát khỏi các khổ não trong sanh tử.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Phật đã chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rồi, thì có bị sanh tử trong các cõi không?

    Phật bảo:

    - Không!

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #118
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

    - Phật chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rồi có nghiệp đen, nghiệp trắng, nghiệp trắng đen, nghiệp chẳng phải trắng đen không?

    Phật bảo:

    - Không!

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Nếu Phật không còn sanh tử trong ác thú và tạo nghiệp sai khác, như vậy tại sao đưa ra đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là ngạ quỷ, đây là người, đây là trời, đây là Chủng tánh địa, đây là Đệ bát địa, đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Độc giác, đây là Bồ-tát, đây là Như Lai?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Các hữu tình có tự biết tự tướng của các pháp là không hay không?

    Thiện Hiện thưa:

    - Bạch Thế Tôn! Không!

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Nếu các hữu tình tự biết tự tướng của các pháp là không thì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề các Đại Bồ-tát không cần phải cầu chứng, mà phải dùng phương tiện thiện xảo cứu vớt các hữu tình ra khỏi đường ác sanh tử. Vì các hữu tình không biết tự tướng của các pháp đều không, nên bị luân hồi trong các cõi chịu vô lượng khổ. Cho nên các Đại Bồ-tát đã nghe Phật nói về tự tướng của tất cả pháp đều không rồi, vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình, mà cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, dùng phương tiện thiện xảo cứu vớt các hữu tình sanh tử trong cõi ác.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #119
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát thường nghĩ như vầy: Chẳng lẽ tất cả pháp thật có tự tướng, giống như những sự chấp trước của phàm phu dị sanh hay sao? Nhưng vì do họ phân biệt điên đảo, nên trong cái không thật có mà sanh vọng tưởng thật có. Nghĩa là trong cái vô ngã mà sanh vọng tưởng có ngã, trong cái không hữu tình mà sanh vọng tưởng có hữu tình. Nói đầy đủ cho đến trong cái không có người thấy mà tưởng là có người thấy. Trong cái không có sắc mà tưởng là có sắc, trong cái không có thọ, tưởng, hành, thức mà tưởng là có thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến trong tất cả pháp hữu vi, nhưng do sức hư vọng điên đảo phân biệt nên chẳng thật cho là thật, chẳng có chấp là có. Do đó mà tạo ra thân, khẩu, ý nghiệp, không thể giải thoát ra khỏi sanh tử trong đường ác. Ta nên cứu vớt để chúng được giải thoát. Nghĩ như vậy rồi, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng các pháp lành mà giáo hóa họ, không đi ngược với sự tu hành của các Bồ-tát hạnh, và lần lần viên mãn tư lương Bồ-đề. Tư lương Bồ-đề đã viên mãn rồi thì chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chứng Bồ-đề rồi, vì các hữu tình mà giảng nói khai thị, phân biệt, kiến lập về sự thật của bốn Thánh đế: Nói đây là khổ Thánh đế, đây là khổ tập Thánh đế, đây là khổ diệt Thánh đế, đây là con đường đi đến khổ diệt Thánh đế. Lại đem tất cả các pháp Bồ-đề phần và dùng trí thông đạt, mà thâu nhiếp tất cả trong bốn Thánh đế. Lại nương vào tất cả các pháp Bồ-đề phần, dùng trí vi diệu thi hành xây dựng Phật, Pháp, Tăng bảo. Nhờ ba ngôi báy này xuất hiện trên thế gian làm cho các loại hữu tình giải thoát sanh tử. Nếu các hữu tình không quy y tin tưởng Phật, Pháp, Tăng bảo, sẽ tạo ra các nghiệp ác bị luân hồi trong các nẻo chịu vô lượng khổ, cho nên phải quy y Phật, Pháp, Tăng bảo.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Vì nhờ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình được nhập Niết-bàn, vì nhờ trí Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình được Niết-bàn?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Chẳng phải do Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình nhập Niết-bàn. Chẳng phải do trí Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình sanh nhập Niết-bàn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #120
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 477
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này Thiện Hiện! Ta nói tánh bình đẳng của bốn Thánh đế tức là Niết-bàn. Như vậy Niết-bàn không do khổ, tập, diệt, đạo đế mà được, không do trí khổ, tập, diệt, đạo đế mà được. Chỉ do Bát-nhã ba-la-mật-đa chứng tánh bình đẳng mới gọi là được Niết-bàn.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là tánh bình đẳng khổ, tập, diệt, đạo?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Đối với nơi nào không có khổ, tập, diệt, đạo đế, không có trí khổ, tập, diệt, đạo thì gọi là tánh bình đẳng của bốn Thánh đế. Tánh bình đẳng này tức là bốn Thánh đế. Tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, Phật xuất hiện ra đời hoặc không xuất hiện ra đời, thì tánh tướng ấy vẫn thường trụ, không hư hoại, không biến đổi. Như vậy gọi là tánh bình đẳng của khổ, tập, diệt, đạo. Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì muốn hiểu rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Khi hiểu rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này thì gọi là hiểu rõ chơn chánh về tất cả Thánh đế, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

    Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì muốn giác ngộ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa? Nếu khi biết rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này gọi là giác ngộ chơn chánh về tất cả Thánh đế, không rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác mà lại nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát?

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 201 đến quyển 210
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 136
    Bài cuối: 08-19-2016, 08:59 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 151 đến quyển 160
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 160
    Bài cuối: 06-29-2016, 10:34 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 131 đến quyển 140
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 113
    Bài cuối: 06-09-2016, 10:09 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 166
    Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 111 đến quyển 120
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 05-20-2016, 09:17 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •