DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/14 ĐầuĐầu 123412 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 140
  1. #11
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 441
    __________________________________________________ ______________________________________


    XLVI. PHẨM PHẬT MẪU 01


    Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người mẹ nuôi các con, hoặc năm, hoặc mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc trăm, hoặc ngàn. Khi người mẹ mắc bệnh, những người con đều gắng sức tìm phương thuốc chữa trị và nghĩ: Phải làm cách nào để mẹ chúng ta lành bệnh, được an vui sống lâu, thân không bị các khổ, tâm hết sầu lo. Bấy giờ những người con lo cho mẹ bằng cách tìm đồ che thân mẹ, không cho ruồi, muỗi, rắn, bò cạp, gió nóng, đói khát v.v... làm hại. Lại dùng các thứ vật dụng ưa thích hảo hạng cung kính dâng lên mẹ và nói: “Mẹ là người hiền từ, sanh thành dưỡng dục chúng con, chỉ dạy nhiều sự nghiệp thế gian, chúng con đâu không thể báo đáp ơn mẹ.”

    Này Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng vậy, thường dùng Phật nhãn xem xét, hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh ra tất cả Phật pháp cho chúng ta, thường ban cho chúng ta trí nhất thiết tướng, thường chỉ ra thật tướng các pháp thế gian. Vô lượng, vô số, vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp, cũng thường dùng Phật nhãn xem xét, hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh ra Phật pháp cho tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương. Lại thường ban cho chư Như Lai trí nhất thiết tướng; thường chỉ ra thật tướng các pháp thế gian. Do đó, nên chư Phật của chúng ta thường dùng Phật nhãn xem xét, hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa để đền ơn ấy, không thể dừng bỏ. Vì sao? Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có tịnh lự Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có năm loại mắt, sáu phép thần thông đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp, sắc thân mầu nhiệm đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có hạnh Đại Bồ-tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra. Có Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát, chư Phật Thế Tôn đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #12
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 441
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đang đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đối với chư Như Lai có ân đức lớn. Nên chư Phật thường dùng Phật nhãn xem xét, hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

    Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, nếu thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường dùng Phật nhãn xem xét, hộ niệm khiến cho thân tâm họ luôn được an vui, việc tu thiện nghiệp được thông suốt.

    Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ… trụ Bồ-tát thừa, nếu thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đều cùng hộ niệm, giúp họ đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề quyết không thối chuyển.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Như Ngài đã nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh tất cả Phật pháp cho chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường ban trí nhất thiết tướng cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường chỉ thật tướng các pháp thế gian.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế thường sanh ra tất cả Phật pháp cho chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường ban trí nhất thiết tướng cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường chỉ thật tướng các pháp thế gian? Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sanh ra từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa? Thế nào là chư Phật thuyết tướng thế gian?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh ra mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #13
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 441
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện! Như vậy, vô lượng, vô biên công đức của Như Lai đều được sanh trưởng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế. Bởi được các công đức của chư Phật như thế, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh ra và ban Phật pháp, trí nhất thiết tướng cho tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, do vậy Ta nói: “Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường sanh ra tất cả Phật pháp cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường ban trí nhất thiết tướng cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng nói Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác từ đó sanh ra.”

    Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thường chỉ thật tướng các pháp thế gian là thường chỉ thật tướng năm uẩn thế gian. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nói thật tướng năm uẩn thế gian.

    Lúc ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chỉ thật tướng năm uẩn thế gian cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đều không nói cho tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác về năm uẩn có thành, có hoại, có sanh, có diệt, có tiếp nối, có đoạn dứt, có nhiễm, có tịnh, có tăng, có giảm, có vào, có ra; đều không nói năm uẩn có quá khứ, có vị lai, có hiện tại, có thiện, có bất thiện, có vô ký, có thuộc ở cõi Dục, có thuộc cõi Sắc, có thuộc cõi Vô sắc. Vì sao? Thiện Hiện! Không phải pháp không, vô tướng, vô nguyện có thành, có hoại, có sanh, có diệt, có tiếp nối, có đoạn dứt, có nhiễm, có tịnh, có tăng, có giảm, có vào, có ra, có quá khứ, có vị lai, có hiện tại, có thiện, có bất thiện, có vô ký, có thuộc ở cõi Dục, có thuộc cõi Sắc, có thuộc cõi Vô sắc.

    Thiện Hiện! Không phải pháp không sanh, không diệt, không tạo, không tác, không tánh, mà có thành, có hoại, có sanh, có diệt, có tiếp nối, có đoạn dứt, có nhiễm, có tịnh, có tăng, có giảm, có vào, có ra, có quá khứ, có vị lai, có hiện tại, có thiện có bất thiện, có vô ký, có thuộc ở cõi Dục, có thuộc cõi Sắc, có thuộc cõi Vô sắc.

    Này Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nói thật tướng năm uẩn cho tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Tướng năm uẩn đây tức là thế gian. Vì vậy nên thế gian cũng không thành không hoại, không sanh, không diệt, không nối tiếp, không đoạn dứt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không vào, không ra, không quá khứ, không vị lai, không hiện tại, không thiện, không bất thiện, không vô ký, không thuộc cõi Dục, không thuộc cõi Sắc, không thuộc cõi Vô sắc và không các tướng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #14
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 441
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế, để chứng biết vô lượng, vô số, vô biên tâm hành khác nhau của hữu tình. Nhưng trong nghĩa thâm sâu của Bát-nhã ba-la-mật-đa này không có hữu tình, cũng không có hữu tình phát khởi có thể đắc. Không sắc, cũng không có sắc phát khởi có thể đắc; không thọ, tưởng, hành, thức, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức phát khởi có thể đắc. Không nhãn xứ, cũng không có nhãn xứ phát khởi có thể đắc; không nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ phát khởi có thể đắc. Không sắc xứ, cũng không có sắc xứ phát khởi có thể đắc; không thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ phát khởi có thể đắc. Không nhãn giới, cũng không có nhãn giới phát khởi có thể đắc; không nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới phát khởi có thể đắc. Không sắc giới, cũng không có sắc giới phát khởi có thể đắc; không thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới phát khởi có thể đắc. Không nhãn thức giới, cũng không có nhãn thức giới phát khởi có thể đắc; không nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới phát khởi có thể đắc. Không nhãn xúc, cũng không có nhãn xúc phát khởi có thể đắc; không nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc phát khởi có thể đắc. Không các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra phát khởi có thể đắc; không các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt thân, ý xúc làm duyên sanh ra phát khởi có thể đắc. Không địa giới, cũng không có địa giới phát khởi có thể đắc; không thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới phát khởi có thể đắc. Không vô minh, cũng không có vô minh phát khởi có thể đắc; cho đến không lão, tử, cũng không có lão tử phát khởi có thể đắc. Không bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không có bố thí Ba-la-mật-đa phát khởi có thể đắc; cho đến không Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng không có Bát-nhã ba-la-mật-đa phát khởi có thể đắc. Không pháp nội Không, cũng không có pháp nội Không phát khởi có thể đắc; cho đến không pháp vô tính tự tính Không, cũng không có pháp vô tính tự tính Không phát khởi có thể đắc. Không bốn niệm trụ, cũng không có bốn niệm trụ phát khởi có thể đắc; cho đến không tám chi thánh đạo, cũng không có tám chi thánh đạo phát khởi có thể đắc. Như vậy, cho đến không mười lực của Phật, cũng không có mười lực của Phật phát khởi có thể đắc; cho đến không mười tám pháp Phật bất cộng, cũng không có mười tám pháp Phật bất cộng phát khởi có thể đắc. Không trí nhất thiết, cũng không có trí nhất thiết phát khởi có thể đắc; không trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng phát khởi có thể đắc.

    Này Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nói thật tướng thế gian cho tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.


    Quyển thứ 441


    HẾT

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #15
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 442

    XLVI. PHẨM PHẬT MẪU 02


    Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa không thị hiện sắc; không thị hiện thọ, tưởng, hành, thức. Không thị hiện nhãn xứ; không thị hiện nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Không thị hiện sắc xứ; không thị hiện thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Không thị hiện nhãn giới; không thị hiện nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Không thị hiện sắc giới; không thị hiện thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Không thị hiện nhãn thức giới; không thị hiện nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Không thị hiện nhãn xúc; không thị hiện nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Không thị hiện các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; không thị hiện các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Không thị hiện địa giới; không thị hiện thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Không thị hiện vô minh; không thị hiện hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Không thị hiện bố thí Ba-la-mật-đa; không thị hiện tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không thị hiện pháp nội Không (Không của các pháp nội tại); không thị hiện pháp ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’). Không thị hiện chơn như; không thị hiện pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì . Không thị hiện Thánh đế khổ; không thị hiện Thánh đế tập, diệt, đạo. Không thị hiện bốn tịnh lự; không thị hiện bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Không thị hiện tám giải thoát; không thị hiện tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Không thị hiện bốn niệm trụ. Không thị hiện bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Không thị hiện pháp môn giải thoát không; không thị hiện pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Không thị hiện Tịnh quán địa; không thị hiện Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa. Không thị hiện Cực hỷ địa; không thị hiện Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa. Không thị hiện năm loại mắt; không thị hiện sáu phép thần thông. Không thị hiện mười lực của Phật; không thị hiện bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Không thị hiện ba mươi hai tướng Đại sĩ; không thị hiện tám mươi vẻ đẹp. Không thị hiện pháp không quên mất; không thị hiện tánh luôn luôn xả. Không thị hiện quả Dự lưu; không thị hiện quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề. Không chỉ ra tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Không thị hiện chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Không thị hiện sự chuyển bánh xe diệu pháp. Không thị hiện việc độ loài hữu tình. Không thị hiện nghiêm tịnh cõi Phật; không thị hiện thành thục hữu tình. Không thị hiện tất cả môn Đà-la-ni. Không thị hiện tất cả môn Tam-ma-địa. Không thị hiện trí nhất thiết; không thị hiện trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Thiện Hiện! Trong nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc hay thị hiện được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #16
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả hữu tình trong ba cõi, năm đường hoạt động nói năng, hoặc có sắc hoặc không sắc, hoặc có tưởng hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng, hoặc chẳng phải không tưởng, hoặc thế giới này, hoặc vô lượng, vô số, vô biên thế giới khác trong mười phương, các hữu tình này hoặc tâm tập trung hoặc tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đều biết như thật.

    Thiện Hiện! Vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đều biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình?

    Này Thiện Hiện! Do pháp tánh nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là do pháp tánh mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa để biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật pháp tánh trong pháp tánh còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có hữu tình tâm tập trung, tâm phân tán, thiện, bất thiện, vô ký mà có thể đắc.

    Thiện Hiện! Như vậy, do pháp tánh nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa để biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có thể biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình.

    Thiện Hiện! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình?

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #17
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do tận (tuệ quán vô thường) nên lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, viễn ly và biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do tận nên lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, viễn ly nên biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký của các loài hữu tình?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các tánh tận, lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, viễn ly trong tận… còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có hữu tình tâm tập trung, tâm phân tán, thiện, bất thiện, vô ký, có thể đắc.

    Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do tận nên lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, viễn ly, biết như thật tâm tập trung, tâm phân tán, hoặc thiện, hoặc bất thiện hoặc vô ký của các loài hữu tình.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật các loài hữu tình có tâm tham, tâm lìa tham, có tâm sân, tâm lìa sân, có tâm si, tâm lìa si.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm tham, tâm lìa tham, có tâm sân, tâm lìa sân, có tâm si, tâm lìa si?

    Phật dạy:

    - Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, như thật tánh chẳng có tâm tham, chẳng có tâm lìa tham. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp (tâm sở) còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm tham, tâm lìa tham có thể đắc. Cũng biết như thật các loài hữu tình kia có tâm sân, như thật tánh chẳng có tâm sân, chẳng có tâm lìa sân. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm sân, tâm lìa sân có thể đắc. Cũng biết như thật các loài hữu tình kia có tâm si, như thật tánh chẳng có tâm si, chẳng có tâm lìa si. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm si, tâm lìa si có thể đắc.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #18
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có thể biết như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, có tâm sân, có tâm si.

    Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia tâm lìa tham, như thật tánh chẳng có tâm lìa tham, chẳng có tâm tham. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm lìa tham, có tâm tham có thể đắc. Cũng biết như thật các loài hữu tình kia tâm lìa sân, như thật tánh chẳng có tâm lìa sân, chẳng có tâm sân. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm lìa sân, có tâm sân có thể đắc. Cũng biết như thật các loài hữu tình kia tâm lìa si, như thật tánh chẳng có tâm lìa si, chẳng có tâm si. Vì sao? Vì trong như thật tánh, tâm và tâm sở pháp còn vô sở hữu, bất khả đắc, huống nữa có tâm lìa si, có tâm si có thể đắc.

    Này Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật các loài hữu tình kia tâm lìa tham, tâm lìa sân, tâm lìa si.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, sân, si, chẳng có tâm tham, sân, si, chẳng có tâm lìa tham, sân, si. Vì sao? Vì hai tâm như thế không hòa hợp.

    Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia tâm lìa tham, sân, si, chẳng có tâm lìa tham, sân, si, chẳng có tâm tham, sân, si. Vì sao? Vì hai tâm như thế không hòa hợp.

    Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, tâm lìa tham, có tâm sân, tâm lìa sân, có tâm si, tâm lìa si.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm rộng lớn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #19
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn, không lớn, không nhỏ, không thêm, không bớt, không đi, không đến. Vì sao? Vì tự tánh tâm xa lìa tất cả nên không lớn, không nhỏ, không thêm, không bớt, không đi, không đến. Vì sao? Tự tánh tâm đều vô sở hữu, hoàn toàn bất khả đắc, nào có lớn, nào có nhỏ, nào có thêm, nào có bớt, nào đi có, nào có đến? Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm rộng lớn.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn, không lớn, không nhỏ, không đi, không đến, không sanh, không diệt; không trụ, không khác, không nhiễm, không tịnh. Vì sao? Vì tự tánh tâm xa lìa tất cả nên Phật không thấy tâm có lớn, có nhỏ, có đi, có đến, có sanh, có diệt, có trụ, có khác, có nhiễm, có tịnh. Vì sao? Vì tự tánh tâm đều vô sở hữu, hoàn toàn bất khả đắc; nào có lớn, nào có nhỏ, nào có đi, nào có đến, nào có sanh, nào có diệt, nào có trụ, nào có khác, nào có nhiễm, nào có tịnh? Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm rộng lớn.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm vô lượng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #20
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 442
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô lượng?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô lượng, chẳng có lượng, chẳng vô lượng; chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng đi, chẳng không đi. Vì sao? Vì tự tánh tâm xa lìa tất cả nên Phật không thấy tâm có lượng, có vô lượng, có trụ, có không trụ, có đi, có không đi. Vì sao? Vì tâm tánh vô lượng không chỗ nương tựa thì làm sao nói có lượng, có vô lượng, có trụ, có không trụ, có đi, không có đi. Tự tánh tâm đây đã không chỗ nương tựa cũng vô sở hữu, hoàn toàn bất khả đắc, thì làm sao có lượng, sao có vô lượng, sao có trụ, sao có không trụ, sao có đi, sao có không đi? Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô lượng.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm vô kiến, vô đối.

    Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô kiến, vô đối?

    Phật dạy:

    - Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô kiến, vô đối đều không có tướng tâm. Vì sao? Vì tất cả tự tướng của tâm là Không.

    Thiện Hiện! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình kia có tâm vô kiến, vô đối.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biết như thật các loài hữu tình có tâm không sắc chẳng thể thấy được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 151 đến quyển 160
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 160
    Bài cuối: 06-29-2016, 10:34 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 131 đến quyển 140
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 113
    Bài cuối: 06-09-2016, 10:09 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 166
    Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 111 đến quyển 120
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 05-20-2016, 09:17 PM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 21 đến quyển 30
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 123
    Bài cuối: 02-15-2016, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •