DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 109
  1. #1
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TỰA THỨ NHẤT
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế-giới chân-thật là thế-giới của Thể, căn-bản, nguồn cội của vạn vật, là luồng điện duy nhất và vô hình ứng hiện ra trong nhiều cái hữu-hình khác nhau như đèn sáng, quạt quay, tủ lạnh…

    Điện thì trước sau như một, chỉ có một tánh, hôm nay thế này mà mai cũng thế , không suy không giảm, còn đèn, quạt, tủ thì có mới, cũ, hư (sanh, dị, diệt).

    Có thể lấy đèn và quạt thí dụ Phật và chúng-sanh, một cái sáng, một cái không sáng. Nhưng trong hai cái sai khác đó, có một cái chung là điện. Vì vậy Phật và chúng-sanh không khác nhau, không sai biệt, về mặt Thể, và Thể đó cũng gọi là Tâm _ một danh-từ tạm dùng vậy thôi. Bởi lẽ này, Kinh Phật dạy: Tâm, Phật, Chúng-sanh, tam vô sai biệt (Tâm. Phật và Chúng-sanh là ba, nhưng không sai khác nhau).

    Chúng-sanh lại “mù-quáng”, thấy có sự sai khác giữa chúng-sanh và Phật, thấy có hạng thấp, hạng cao (dualité), cho nên lúc đầu thuyết giáo, Phật phải nương theo đó mà tạm nói có ba đường Giải-thoát: Thanh-văn, Duyên- giác và Bồ-tát. Nay, phần đông các đệ-tử đã tiến được nhiều, sự thật có thể phanh phui. Phật mới đem ra nói.

    Nói mà vẫn còn ngại, cho nên phải trước nói Kinh Vô-Lượng-Nghĩa để chỉ rằng từ trước tới nay Phật mới đề cập đến cái “Hữu-lượng” (limité), mà chưa nói đến cái “Vô-lượng” (l'illimité, l'Incommensurable), tức là Chân-lý tuyệt-đối.

    Biết được Chân-lý tuyệt-đối rồi phải sống mãi (định) trong đó. Ấy là nghĩa của việc nhập Chánh-định “Vô-lượng-nghĩa” như đã nói.

    Vì Chân-lý Tuyệt-đối trước sau như một
    cho nên 2 muôn đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh đều nói Kinh Pháp-Hoa, và giáo-pháp của các Ngài đều lành như nhau, Nhật-Nguyệt Đăng-Minh là thí dụ cho Trí-tuệ đầy đủ của các bậc đã Giác-ngộ, đã thành Phật, nghĩa là đã trở về với nguồn Ánh-sáng như đèn trời đèn trăng sẵn có nơi mình, Nhật-Nguyệt Đăng-Minh Như-Lai chính là nguồn Ánh-sáng ấy.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (03-31-2017)

  3. #2
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TỰA THỨ NHẤT
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thêm vào việc nói Kinh Vô-Lượng-nghĩa và nhập định Vô-lượng-nghĩa, Phật còn phóng quang để cho chúng-sanh sáng mắt thấy ba cõi tuy khác, nhưng đều chung ở trong một nguồn ánh sáng tượng trưng ở đây bằng luồng hào-quang từ giữa đôi mày phóng ra. Nguồn Ánh-sáng ấy là Thể, là Tâm. Do đây mà có câu: “Nhất thế do tâm tạo”.

    Cho chúng-sanh thấy để dễ tin lời Phật sắp nói. Đoạn chót bài trùng-tuyên của Văn-Thù có câu: “Kim Phật phóng quang-minh, trợ phát thực tướng nghĩa”[1] là nghĩa đó.

    Thực-tướng là chân-cảnh, mà chân-cảnh là Chân-lý tuyệt đối vậy.

    Lấy cái biết của thế-nhân mà muốn biết cảnh này, không sao biết được (phi tâm-thức khả tri). Mà không phải người Trí cũng không hiểu được (phi Trí bất nhập).

    Vậy muốn học Kinh Diệu-Pháp phải “triệt lục căn tứ đại chướng ngại”[2]. Còn 8 vương-tử phải theo cha xuất gia, nghĩa là kiến Tánh chưa đủ, phải sửa 8 thức theo Tánh mới được: Tánh quy, Thức quy.

    Phẩm đầu lấy tên là Phẩm Tự mà E. Burnouf dịch là: Le sujet (đề tài).

    Vậy đề tài của Kinh Diệu-Pháp như thế nào?

    Đề tài ấy là: Chỉ Thật-tướng Chân-cảnh (montrer le monde de la Réalité) và cảnh đó là cảnh của Chân Tâm vậy.




    [1] Nay Phật phóng hào-quang sáng, là để giúp sự khai phát nghĩa của Thực-tướng.
    [2] Phải xô ngã những chướng ngại do 6 căn của thân”tứ đại” dựng lên.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (03-31-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •