DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/11 ĐầuĐầu ... 56789 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 109
  1. #61
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM AN LẠC HẠNH THỨ 14.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Văn-Thù Sư-Lợi! Bồ-tát lại còn không nên ngó thân người nữ mà sanh lòng ham muốn rồi nói pháp cho họ nghe, cũng đừng ưa thấy nữ nhân. Khi vào nhà người, đừng nói chuyện với trẻ gái nhỏ, con gái lớn và đàn bà goá. Cũng không nên gần những người “bất nam”. Đừng một mình vào nhà người. Nếu có duyên cớ cần vào nhà người một mình, thì phải giữ một tâm niệm Phật.

    Khi nói pháp cho đàn-bà, con gái nghe, đừng cười hở răng, đừng bày hông, ngực. Thâm chí đối với người vì pháp mà đến, cũng không nên gần gũi thân mật với họ, hà huống là đối với những người đến vì chuyện khác.

    Không nên thích nuôi những đệ-tử ít tuổi, những sa-di trẻ con. Cũng không nên ưa cùng chúng một thầy, mà nên ưa ngồi thiền ở chỗ vắng lặng, sửa nắm tâm mình.

    Đó là “thân cận xứ” thứ nhất của Bồ-tát.

    Lại nữa, Bồ-tát phải thấy muôn vật đều “không” như: thực-tướng; không điên đảo, không động, không thối, không hư-không, thấy muôn vật không có thực tánh, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng khởi, vô danh, vô tướng, thực không có gì cả, vô lượng vô biên, vô ngại vô chướng; thấy những danh-từ lời nói dùng để chỉ vật này sự nọ, đều là trái với Chân-lý, chỉ vì cái nguyên nhân điên đảo nên mới nói thế này thế nọ. Phải vui xét cái tướng của vạn vật là như thế.

    Đó là “thân cận xứ” thứ nhì của Bồ-tát.

    3. An lạc hạnh
    . Phật nói tiếp: Sau khi nghe Như-Lai diệt độ, trong đời mạt pháp. muốn nói Kinh này, Bồ-tát phải ở yên trong “An lạc hạnh”. Nghĩa là, khi nói cũng như khi đọc Kinh này, chẳng nên ưa nói đến cái sự sái quấy của người và của Kinh điển, cũng chẳng nên có lòng khinh rẻ, kiêu ngạo đối với các Pháp-sư, chẳng nên nói đến sự tốt xấu, hay dở của người khác; đối với hàng Thanh-văn, chẳng nên nêu đích danh mà nêu sự sai lầm, gàn dở của họ, cũng không kêu đích danh mà khen tặng cái hay của họ, lại cũng không sanh tâm thù hiềm. Khéo sửa lòng cho được an lạc như vậy thì không làm nghịch ý người nghe. Còn có ai vấn nạn thì đừng giải đáp bằng pháp Tiểu-thừa mà bằng pháp Đại-thừa, để cho người hỏi được Chánh-giác.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. #62
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM AN LẠC HẠNH THỨ 14.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ-tát muốn thuyết pháp phải giữ lòng an vui, trong sạch, thân thể phải tắm rửa cho sạch, mặc y mới, nói tóm lại là trong ngoài phải thanh tịnh, nhiên hậu mới lên ngồi Pháp-tòa, tùy lời hỏi của người mà giảng. Đối với người vì Đạo thì đem diệu nghĩa ra mà dạy, mặt mày hòa nhã; đối với người vấn nạn, thì tùy nghĩa mà đáp, khi thì dùng nhân duyên, khi thì dùng thí dụ mà diễn giải rạch ròi, để lần hồi dắt dẫn họ vào đường sáng (Phật đạo). Tự mình, phải trừ mọi ý niệm ỷ lại, mọi tư tưởng lười biếng, xa lìa mọi lo nghĩ, buồn rầu, mở rộng lòng Từ, ngày đêm nói pháp để mở mắt cho chúng-sanh mà không bao giờ mong cầu việc lấy pháp làm nhân duyên để thành Phật đạo, khiến người nghe cũng cùng một tâm niệm.

    Trong thời Mạt pháp, Bồ-tát nào thọ trì, đọc tụng Kinh này thì không nên chứa chấp sự ganh ghét, tà vạy, khinh khi người học Phật, không làm cho hạng tu hành chán nản, cũng không nên đem Đạo-pháp ra làm bàn chơi, tranh cãi. Phải:

    - đối với tất cả chúng-sanh, khởi lòng đại Bi,

    - đối với chư Như-Lai, sanh lòng kính trọng như Cha lành,

    - đối với Bồ-tát, sanh lòng tôn kính như Thầy,

    - đối với mười phương Bồ-tát, sanh lòng cung kính cúng dường.

    Thực hiện đầy đủ pháp “an lạc” thứ ba này, thì khi thuyết Kinh, không làm cho người nghe hoang mang, được người cùng theo mình mà đọc tụng, còn đại-chúng sẽ tới nghe lãnh lời Kinh, lãnh rồi nắm giữ, giữ rồi sẽ đọc, đọc rồi sẽ thuyết, thuyết rồi sẽ chép và khiến người cùng chép.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  3. #63
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM AN LẠC HẠNH THỨ 14.
    __________________________________________________ ______________________________________


    4. Phát đại-bi tâm. Lại nữa, này Văn-Thù! trong đời mạt-pháp, ai là người muốn nắm giữ Kinh Pháp-Hoa, phải sanh đại-bi tâm đối với hàng xuất gia và tại gia. Đối với người chẳng phải là Bồ-tát (chưa tu hạnh vị tha) cũng phải phát đại-bi tâm mà nghĩ như vầy: Như-Lai phương tiện tùy nghi thuyết pháp, mà họ lại chẳng nghe, chẳng biết, chẳng tỉnh, chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng giữ, thật là thất lợi vô cùng. Ngày nào ta được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nguyện sẽ dùng thần lực, trí lực mà dắt họ vào ở yên trong Đạo-pháp.

    Đó là pháp “an lạc” thứ tư.

    Như-Lai diệt độ rồi, Bồ-tát nào thành tựu được pháp thứ tư này thì khi thuyết Kinh Pháp-Hoa, không bao giờ có sự sai lầm, mất mát. Người thế-gian từ vua tới dân, sẽ cung kính cúng dường, trong hư-không chư Thiên sẽ luôn luôn hộ vệ cho. Tại sao thế? Vì Kinh này được tất cả chư Phật ba đời bảo hộ. Này Văn-Thù, trong vô lượng nước, nghe được tên Kinh này còn chưa có, hà huống được thấy, được thọ trì đọc tụng. Thí như nhà vua dẹp giặc xong, muốn thưởng công tướng sĩ, có thể cấp cho đất cát, y phục, ngọc ngà, châu báu, xe ngựa, nô tỳ, nhưng không bao giờ cho viên ngọc vô giá trên mão của vua. Như-Lai cũng thế. Nhờ sức mạnh của thiền định và trí huệ, Như-Lai làm vua “Nước Pháp”, thống ngự ba cõi. Vì Ma-Vương không hàng phục nên Như-Lai mới dùng Hiền Thánh làm tướng để đánh Ma-Vương. Đối với các bậc hữu công trong trận chiến này, Pháp-vương Như-Lai ban cho tiền của thiền định, giải thoát, vô lậu, thành quách niết bàn, tạm nói là diệt độ, để dẫn dắt tâm họ, khiến mọi người hoan hỷ, nhưng chưa vì họ nói Kinh Pháp-Hoa. Nhưng khi binh sĩ lập được công to, nhà vua sẽ cho viên ngọc vô giá. Như-Lai cũng thế, thấy đội quân Hiền Thánh đã lập được đại công chiến thắng Ngũ-ấm-ma, phiền-não-ma, tử-ma, đã diệt ba độc, ra khỏi ba cõi, phá lưới ma, nên ban cho Kinh Pháp-Hoa là lời thuyết cao cả nhất của chư Như-Lai.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. #64
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM AN LẠC HẠNH THỨ 14.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Phẩm này nói về bốn điều-kiện, bốn cái thế thuận tiện (positions commodes) để hộ trì, đọc, nói Kinh Pháp-Hoa nghĩa là để tự mình thực hiện Chân-lý và dắt người cùng thực hiện như mình.

    Bốn điều-kiện đó là:

    1. Hành xứ (những hành động cần có)

    2. Thân cận xứ (phải hoạt-động trong hoàn cảnh nào)

    3. An Lạc (giữ lòng bình thản và vui vẻ)

    4. Phát đại-bi-tâm (mở lòng thương-xót rộng lớn)

    1. Hành xứ. Phải sống ra người nhẫn nhục, nhu hoà, thuận thảo, không nóng nảy, không sợ sệt, không để cho muôn vật làm lòng mình xao xuyến, xem vạn vật đúng với cái tướng chân thật của nó là không có gì cả, tâm không nghĩ ngợi gì, hay phân biệt tốt xấu, hay dở. Như thế là sống sáng suốt, làm chủ tâm mình và hoà với mọi người.

    Phải tu tập các đức-tánh vừa kể, để gây thiện cảm với người nghe.

    2. Thân-cận xứ. nghĩa là chỗ mình nên gần gũi. Kinh chia có Bất thân-cận xứ và Thân-cận xứ.

    a) Chỗ không nên gần gũi (Bất thân-cận) gồm có:

    v quốc vương, vương tử, đại thần

    v ngoại đạo

    v kẻ viết sách thế-tục ca ngâm

    v kẻ múa hát đánh võ

    v kẻ làm nghề hàng thịt, nuôi súc vật, săn bắn, chài lưới

    v hạng người cầu quả Thanh-văn (ích-kỷ)

    v trẻ gái, con gái, đàn bà goá

    v những sa-di ít tuổi, trẻ nhỏ.

    b) Chỗ nên gần(thân-cận xứ):

    Luôn luôn “quán nhất thế pháp không như thực-tướng” (xét thấy mọi vật trống không như thực-tướng).



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  5. #65
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM AN LẠC HẠNH THỨ 14.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tóm lại đoạn này có nghĩa: Phải thanh tịnh u nhàn (se retirer dans le calme du silence), tránh giao thiệp với hàng quyền-thế, ngoại đạo, ác nghiệp, ca hát, ngâm vịnh, phái nữ, các bậc tu hành còn lòng ích-kỷ và phải tập ngó vạn vật đúng với thực-tướng, nghĩa là một cách bình đẳng, đừng trọng, đừng khinh, đừng mê, đừng đắm, đừng lấy, đừng bỏ.

    3. An lạc: Tâm an bình, vui vẻ, không làm trái ý người. Khi có người hỏi đạo, dùng pháp Đại-thừa mà giải, nhưng:

    Ø Không nói lỗi của người và kinh điển

    Ø Không khinh mạn các người tu hành khác

    Ø Không sanh lòng thù hiềm

    Ø Không ganh ghét dua dối

    Ø Khômg làm cho người tu hành hoài-nghi chán nản.

    Trái lại, phải phát lòng thương xót đối với chúng-sanh và khởi lòng kính trọng đối với chư Phật, Bồ-tát.

    4. Đại từ-bi tâm: Sanh lòng thương xót tất cả những người không hiểu các phương tiện của Phật dùng, tuỳ căn cơ của mỗi hạng chúng-sanh mà nói pháp cho họ nghe hiểu.

    Thuyết Kinh Pháp-Hoa mà có đầy đủ những điều-kiện này thì ở đời, được người nghe, tin hiểu và cùng mình sao chép, đọc tụng, còn trong hư-không chư Thiên sẽ vệ hộ.


    ([1]) Thực tướng: Tướng thực của vạn vật, trái với cái tướng mà ngũ quan và ý thức của con người biết được. Đó là bản thể của vạn-vật. Vì cái thực tướng không hình không dáng, cho nên Kinh tạm gọi là “trống rổng”.

    ([2] ) Ni-kiền-tử cũng gọi là phái loã-thể vì tín đồ không mặc quần áo. Hiện tồn tại trên đất Ấn, lấy tên là Jainisme.

    ([3]) Lộ-già-da-đà: Đạo thuận theo thế tục. Nghịch-lộ-già-da-đà: Phái nghịch với phái thuận theo thế tục.

    ([4]) Na-la: những người múa hát.

    ([5]) Chiên-đà-la: kẻ đồ-tể, quân đao phủ.

    ([6] ) Viễn ly: xa lìa. Nói cho đủ là “Viễn trần ly cấu”. Dứt được tất cả những cái thấy sai lầm (kiến hoặc), được Chánh-Kiến hay Pháp-nhãn-tịnh, gọi là Viễn trần ly cấu (xa bụi đời, lìa dơ bẩn).


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. #66
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM
    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT
    THỨ 15.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 15

    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT (Apparition des Bodhisattvas)


    Lúc bấy giờ, các Bồ-tát, nguyên từ các nước phương khác lại, đông hơn cát của 8 sông Hằng, ở trong đại chúng, đồng đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế-Tôn! Nếu Thế-Tôn nhận lời, chúng con nguyện, sau khi Phật diệt độ, sẽ rộng nói Kinh Pháp-Hoa ở thế-giới Sa-bà, để gia tăng tinh tấn và hộ trì những người đọc, tụng, sao chép, cúng dường Kinh này”.

    Phật đáp: “Thôi khỏi. Này thiện nam-tử! không cần các con hộ trì Kinh này. Vì sao? Vì thế-giới Sa-bà của ta tự có Bồ-tát đông như cát của sáu muôn sông Hằng; mỗi Bồ-tát có những quyến thuộc đông như cát của sáu muôn sông Hằng. Những Bồ-tát và quyến thuộc ấy, sau khi ta diệt độ, sẽ có khả năng giữ gìn, đọc tụng, rộng nói Kinh này”.

    Lúc Phật nói lời này, trong ba ngàn đại thiên quốc độ ở thế-giới Sa-bà, đất đều rung nứt và từ trong lòng đất, vô lượng ngàn muôn ức Bồ-tát đồng thời vọt lên. Các Bồ-tát ấy, thân như vàng ròng, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, sáng ánh khôn lường, trước kia trú trong hư-không của chỗ thấp nhất ở thế-giới Sa-bà, nay nghe tiếng của Phật Thích-Ca, nên từ chỗ thấp ấy mà phát hiện đến. Mỗi mỗi Bồ-tát đều là bậc thủ-lãnh dẫn đường cho đại chúng, và mỗi vị đều có hoặc sáu, hoặc năm, bốn, ba, hai, một muôn Hằng sa quyến thuộc, hoặc một Hằng-hà sa, nửa Hằng-hà sa, một phần Hằng-hà sa hay một phần trong ngàn ức na-do-tha phần Hằng-hà sa, hoặc từ ngàn muôn ức na-do-tha sụt lần xuống cho tới một muôn, một ngàn, một trăm, mười, năm, bốn, ba, hai, một quyến thuộc đệ-tử. Lại cũng có những Bồ-tát chỉ có một mình, thích hạnh “viễn ly”([6]). Tất cả các Bồ-tát ấy đông vô số kể.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  7. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (04-19-2017)

  8. #67
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM
    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT
    THỨ 15.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Từ dưới đất vọt lên rồi, các Bồ-tát ấy đều đến ngọn tháp bảy báu nhiệm mầu trên hư-không, là chỗ Phật Đa-Bảo và Phật Thích-Ca đang ngự, vập đầu xuống chân làm lễ, rồi lại tiến đến toà sư-tử, dưới cội báu, chỗ Phật ngồi mà làm lễ. Xong, các vị đi quanh bên mặt Phật ba vòng, rồi chắp tay cung kỉnh chiêm ngưỡng Phật Đa-Bảo và Phật Thích-Ca.

    Từ lúc các Bồ-tát xuất hiện cho đến khi làm lễ xưng tán Phật, một khoảng thời gian trôi qua, lâu 50 tiểu kiếp.

    Bấy giờ đức Thích-Ca ngồi yên nín lặng, bốn hạng đệ-tử cũng đều nín lặng. Nhờ sức thần của Phật, đại chúng thấy 50 tiểu kiếp trôi qua như nửa ngày. Cùng một lúc và cũng nhờ sức thần của Phật, bốn chúng thấy Bồ-tát đầy khắp hư-không của vô lượng ngàn muôn ức quốc-độ.

    Trong số Bồ-tát ấy, có 4 vị đứng đầu: 1) Thượng Hạnh, 2) Vô biên Hạnh, 3) Tịnh Hạnh, 4) An Lập Hạnh. Đồng chấp tay nhìn đức Thích-Ca , 4 vị kính hỏi: “Bạch Thế-Tôn! Thế-Tôn có được ít bệnh, ít buồn và được an vui không? Những người đáng độ, có thọ giáo dễ không. Họ không có làm cho Thế-Tôn mệt nhọc chứ?”

    Thế-Tôn nói: “Đúng thế! Đúng thế! Này các thiện nam-tử, Như-Lai an vui, ít bệnh, ít buồn, các hàng chúng-sanh dễ mà hoá độ, không có mệt nhọc. Tại sao thế? Vì những chúng-sanh ấy, từ trước tới nay, đời đời thường được ta hoá độ cho; và chính họ cũng đã cung kính tôn trọng chư Phật trong thời quá khứ và trồng các cội lành. Các chúng-sanh ấy, hễ bắt đầu thấy thân ta, nghe tiếng ta nói, là liền tin lãnh và nhập vào huệ của Như-Lai, trừ những người trước đã tu tập theo Tiểu-thừa. Đối với hạng này, ta cũng sẽ khiến cho nghe được Kinh Diệu-Pháp và đi vào huệ Phật.

    Lúc bấy giờ Bồ-tát Di-Lặc cùng 8 ngàn Hằng-sa Bồ-tát trong pháp-hội đều thầm lấy làm lạ việc vô số Bồ-tát đã từ đất vọt lên. Muốn giải nghi cho tất cả và cho riêng mình, Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Nguyện Thế-Tôn cho chúng con biết coi vô lượng Bồ-tát này từ đâu mà đến và nhóm họp để làm gì. Ai đã thuyết pháp giáo hoá cho các vị ? các vị đã theo ai mà phát tâm, đã thọ trì và hành Kinh nào? Lại tu tập Phật-đạo nào mà có sức trí thần-thông to lớn như thế? Bạch Thế-Tôn, chúng con chưa từng thấy một việc như vậy. Con thường đi qua nhiều nước, gặp gỡ nhiều người, nhưng chưa hề biết một vị trong số Bồ-tát ấy. Vậy kính xin Thế-Tôn nói cho con biết coi các Bồ-tát ấy ở nước nào đến mà hốt nhiên từ đất vọt lên”.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (04-19-2017)

  10. #68
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM
    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT
    THỨ 15.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cùng lúc ấy, các phân thân Phật Thích-Ca từ vô lượng muôn ngàn ức cõi khác đồng đến ngồi xếp bằng trên tòa sư-tử, dưới các cội báu trong tám phương. Những thị-giả của các phân-thân Phật Thích-Ca cùng bạch hỏi về lai lịch của các Bồ-tát từ đất vọt lên. Chư phân-thân Phật đáp: “Bồ-tát Di-Lặc đã hỏi Phật Thích-Ca. Phật sẽ đáp. Vậy hãy chờ!”.

    Khi ấy Phật Thích-Ca Mâu-Ni bảo Bồ-tát Di-Lặc: “Hay thay lời hỏi của Di-Lặc! Ta sẽ tuyên bày trí-huệ, thần-thông, sức mạnh và uy thế của chư Phật, vậy hãy một lòng và tinh tấn nghe ta nói”.

    Sau khi nói một bài kệ lập lại lời vừa nói, Thế-Tôn kêu Bồ-tát Di-Lặc nói: “Những Bồ-tát đông vô số kể và đã từ đất vọt lên, đều do ta giáo hoá chỉ dẫn, sau khi ta đắc Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Tất cả đều là bậc đã điều phục tâm-mình, lòng sanh ý-đạo, và ở trong hư-không phía dưới thế-giới Sa-bà. Tất cả đã từng đọc tụng thông suốt Kinh điển, phân biệt trong chỗ nghĩ suy và sửa cho thẳng những nhớ tưởng của mình. Này Di-Lặc, các Bồ-tát ấy không thích ở chỗ đông người ồn-ào, mà thường ưa ở nơi vắng lặng, siêng tu tinh tấn, chưa hề ngơi nghỉ, lại cũng không dừng bước ở cấp Nhân, Thiên, mà thường thích được trí-huệ thâm sâu, không còn vướng phải một chướng ngại nào. Lại cũng thường vui nơi pháp Phật, một lòng tinh tấn cầu Vô-thượng huệ”.

    Bồ-tát Di-Lặc và vô số Bồ-tát, lòng sanh nghi hoặc, tự hỏi: “Làm thế nào mà trong một khoảng thời-gian ngắn mà Thế-Tôn giáo hoá được một số Bồ-tát đông như thế?” Nghĩ xong, bèn bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn, từ ngày còn là Thái-tử bỏ cung điện ra đi, rồi đến khi ngồi dưới cội Bồ-đề đắc Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, từ ấy đến nay, mới vừa hơn bốn mươi năm, vậy làm thế nào mà trong khoảng thời-gian ngắn ấy Thế-Tôn lại giáo hoá cho vô lượng vô biên Bồ-tát ấy được? Vì muốn thành tựu như các Bồ-tát ấy, phải là người trong ngàn mưôn ức kiếp, trồng các căn lành ở vô lượng vô biên nước Phật và thường tu phạm hạnh. Đàng này Thế-Tôn thành đạo đến nay chưa bao lâu, còn các Bồ-tát kia phải tu hành trong vô lượng kiếp mới đặng thần thông lớn, thì làm sao hiểu được câu chuyện cha trẻ con già này được. Riêng chúng con thì một lòng tin Phật, vì Phật không bao giờ nói ngoa, nhưng các Bồ-tát mới phát tâm tu hành sau khi Phật diệt độ, có thể không tin lời Phật dạy. Vậy kính xin Thế-Tôn giải nghi cho hàng mới phát tâm này, để họ khỏi phải đoạ vào nẻo ác".



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (04-19-2017)

  12. #69
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM
    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT
    THỨ 15.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Bồ-tát các cõi khác xin giúp Phật Thích-Ca giáo hoá cõi Sa-bà. Đức Phật từ khước, nói rằng Sa-bà có đủ Bố-tát làm việc ấy.

    Thế nghĩa là chúng-sanh cõi Sa-bà có khả năng tự độ,, không cần một sự giúp đỡ từ bên ngoài. Ở trong một Kinh khác, đức Phật há không nói: “Tự mình hãy thắp đuốc lên mà đi?”.

    Phật vừa đáp xong là đất chuyển động và rạn nứt, rồi từ lòng đất vô số Bồ-tát vọt lên. Đoạn này có nghĩa: khi tâm biết rằng chỉ có mình mới độ mình, chớ không ai độ mình được, thì liền khi ấy trong con người có một cuộc đại cách-mệnh, một sự thay đổi lớn lao xảy ra, như trời long đất lở (xem lại phần Huyền nghĩa của phẩm 11- Hiện Bảo Tháp), mà ở đây Kinh thí-dụ như đất rạn nứt.

    Vô số Bồ-tát từ lòng đầt, vọt lên hàm hai nghĩa. Bồ-tát tượng trưng cho các đức tánh từ bi, hỉ, xả, nhẫn nhục, tinh tấn..v.v.Những đức tánh ấy ở đâu ? Ở trong tâm, mà Kinh thí dụ cho đất (tâm địa).

    Trước khi chưa được Phật giáo hoá, nghĩa là trước khi thức tỉnh (giác ngộ), con người lầm tưởng những đức tính ấy phải bắt từ ngoài tụ tập mới đem vào thân. Nay giác ngộ rồi thì thấy Hằng-sa đức tánh đều nằm sẵn trong tâm, đầy đủ, không thiếu một ly hào nào, dầu trong lúc còn mê muội. Trạng-thái ấy là trạng thái của mặt trăng bị mây án. Khi mây đã tan (giác ngộ), thì ánh sáng mặt trăng tỏ rạng (Bồ-tát vọt lên) trước sau như một.

    Mỗi Bồ-tát từ đất vọt lên đều thân sắc vàng, đủ 32 tướng tốt như Phật và hào quang chói loà. Các đặc điểm này chỉ rằng Bồ-tát ở đây không có nghĩa là một vị Bồ-tát mà là tiêu biểu cho một đức tướng như đã nói. Vì là một đức tướng (une qualité, une vertu) cho nên không sanh không diệt, thường tồn (thân sắc vàng y), trọn vẹn (parfait, accompli: 32 tướng tốt) và sáng suốt (hào quang chói loà).

    Cái nghĩa Bồ-tát dụ cho đức tướng càng thấy rõ ở những điểm kế là: a) Bồ-tát ở phía dưới cõi Sa-bà, ẩn trú trong hư-không (phía dưới cõi Sa-bà là ở chỗ sâu kín nhất trong tâm chúng-sanh, nhưng vì chỗ sâu kín ấy không lấy mắt thịt mà tìm kiếm ra, nên thí dụ cho hư-không); b) các Bồ-tát ấy lễ Phật và tán dương Phật trong 50 tiểu kiếp, Phật cũng ngồi lặng nghe trong 50 tiểu kiếp, nhưng nhờ sức thần của Phật, khoảng thời gian lâu xa ấy lại mau như nửa ngày. Phải quày đầu về với sự giác ngộ (quy y Phật) và thiết tha sùng mến sự giác ngộ (tán dương Phật) liên tiếp trong nhiều đời nhiều kiếp (50 tiểu kiếp) với một tâm hoàn toàn vắng lặng (Phật ngồi yên lặng), thì sự giác-ngộ mới đến, nhưng khi nó đến thì mau như nửa ngày.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (04-19-2017)

  14. #70
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM
    TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT
    THỨ 15.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ-tát thì đông-nên hiểu đức tướng thì nhiều-nhưng nếu trước không có 4 đức sau đây thì mấy đức kia không xuất hiện được. Đó là: 1) Thượng Hạnh (những hành động hướng thượng, nghĩa là hướng về đời sống cao-cả). 2) Vô biên Hạnh (những hành động không bờ bến, nghĩa là vượy ra khỏi vòng kiềm hảm, trói buộc của ngã-chấp, của lòng ích-kỷ). 3) Tịnh Hạnh (những hành động trong sạch, nghĩa là không bị tham, giận, si-mê chi phối, sai sử). 4) An Lập Hạnh (đứng hẳn trong chỗ an ổn, nghĩa là sống hoạt-động, nhưng với một con tâm luôn luôn an ổn, không xao động vì sức cám dỗ của ngoại cảnh hay những lo nghĩ của nội tâm).

    Vì phải có bốn “Bồ-tát” hay bốn đức này trước, các Bồ-tát kia mới có sau, cho nên Kinh mới thí-dụ 4 Bồ-tát này (đức tướng) như 4 người lãnh tụ dẫn đường.

    Câu hỏi: “Thế-Tôn có ít bệnh, ít buồn, và được an vui không? Những người đáng độ, có thọ giáo dễ không? Họ không có làm cho Thế-Tôn mệt nhọc chứ?” có một nghĩa ẩn mà chúng ta phải tìm trong câu đáp của đức Phật. Đây là câu đáp ấy: “Như-Lai an vui, ít bệnh, ít buồn, các hàng chúng-sanh dễ mà hoá độ, không có mệt nhọc”. Nên lưu ý: “Kinh không nói: Ta an vui, ít bệnh… mà nói: Như-Lai an vui, và Như-Lai là tâm. Khi tâm an vui, ít bệnh, ít buồn, tức là khi đã có “an lập hạnh”, “tịnh hạnh”, “vô biên hạnh”, và “thượng hạnh”, thì dễ mà hoàn cải tâm tánh phàm-phu (chúng-sanh dễ hoá độ…)

    Tại sao dễ? Kinh nói: Vì chúng-sanh đã được Phật dạy bảo nhiều đời và cũng đã từng trồng căn lành dưới thời các Phật quá-khứ. Thế nghĩa là: tuy chúng-sanh đầy dẫy tội lỗi, trong chúng-sanh có sẵn muôn đức, tỷ như đã được “dạy bảo nhiều đời”. Lại nữa, chúng-sanh nào, trong muôn ác phạm phải trong muôn lúc si-mê đen tối, lại không làm được một vài điều thiện trong một vài phút giác ngộ, thức tỉnh. Như thế là đã “trồng căn lành dưới thời các Phật quá khứ”.

    Còn những người tu tập theo hạnh Tiểu-thừa, Phật cũng khiến cho nghe được Kinh Đại-thừa. Nên hiểu: Dầu ai có ích-kỷ thế mấy (tu hạnh Tiểu-thừa), một khi giác ngộ (Phật khiến) cũng sẽ rời bỏ đời sống eo hẹp mà sống đời sống bao la, lấy vũ-trụ làm nhà, lấy chúng-sanh làm thân thuộc (nghe kinh Đại-thừa).



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  15. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    trangsoiduong (04-19-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  2. Cảm nghĩ về Phóng Sanh, tốt xấu lẫn lộn không rõ ràng...
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-01-2015, 10:55 AM
  3. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •