DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 9/11 ĐầuĐầu ... 7891011 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 81 tới 90 của 109
  1. #81
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG-ĐỨC THỨ 17.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    I. Những “pháp-lợi” (những sự lợi-ích của Pháp) khi được nghe Phật nói về “Thọ Mạng của Như-Lai”.

    Như-Lai là Tâm, mà Tâm thì bất-sanh (non-né) cho nên bất-diệt (non-mort), do đó nói thọ mạng của Như-Lai không cùng không cực.

    Trong mỗi con người, có hai phần: a) phần sanh-diệt là ngũ-uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) tức là xác thịt và tinh thần; b) phần bất-sanh và bất-diệt hay vô-sanh, tức là Tâm hay bản-thể. Phần trước thì đổi dời (vô thường), phần sau không đổi dời (thường). Chính phần sau này mới là con người thật (Chân-nhân hay Chân-ngã), còn phần trước là con người bề ngoài (homme apparent), con người giả (Giả-ngã).

    Từ trước đến giờ, ai cũng lấy phần giả làm thiệt cho nên lầm tưởng mình có sanh, có chết và sống theo sự kích-thích của xác thịt, tình-cảm và tư-tưởng, nghĩ ngợi. Nay Phật đem sự thật ra nói và dạy cho biết con người thật là Tâm, là Như-Lai, không sanh cũng không diệt, sống mãi đời đời, không cùng không tận.

    Ai nghe được chân-lý này và hiểu được thì thu hoạch được nhiều lợi-ích. Nhưng không phải đồng là người mà thụ hưởng được những sự lợi-ích như nhau. Vì căn cơ của chúng-sanh không đều, cho nên sự hiểu biết về “Như-Lai thọ mạng” cũng không đều: hiểu biết không đều cho nên sự lợi-ích hưởng được trong chỗ giác-ngộ cũng không đều. Vì vậy, hiểu cạn, hưởng lợi-ích nhỏ thì nhiều, mà hiểu sâu và hưởng lợi-ích to, thì càng sâu càng ít.

    Những sự lợi-ích ấy như thế nào? Đại khái có 8:

    a) Vô-sanh pháp-nhẫn (kiến tánh): rất đông người được: 6 trăm tám mươi vạn ức Na-do-tha Hằng-sa chúng-sanh.

    b) Văn-trì đà-la-ni (nghe hiểu và nắm giữ được) số người hưởng được là hàng Bồ-tát một ngàn lần nhiều hơn.

    c) Nhạo thuyết vô ngại biện tài (thích nói Pháp và có biện tài): đại Bồ-tát nhiều như vi-trần của một thế-giới.

    d) Triền đà-la-ni (thông hiểu đầy đủ, ra vào cửa Pháp vô ngại): đại Bồ-tát nhiều như vi-trần của một thế-giới.

    e) Pháp-luân bất thối (tu hành tinh tấn): đại Bồ-tát nhiều như vi-trần của Tam thiên.

    f) Pháp-luân thanh-tịnh (được sự thanh-tịnh): đại Bồ-tát nhiều như vi-trần của hai ngàn cõi.

    g) Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác (thành Phật): 4 hạng đại Bồ-tát nhiều ít khác nhau và mau chậm cũng khác nhau.

    h) Phát tâm Vô thượng (phát tâm tu thành Phật): chúng-sanh nhiều như vi-trần của 8 thế-giới.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoatihon (04-20-2017)

  3. #82
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG-ĐỨC THỨ 17.
    __________________________________________________ ______________________________________


    II. Những công-đức của người hiểu và tin lời dạy của Phật về Như-Lai thọ mạng. Quan trọng vô cùng vì hơn công-đức của những người tu 5 ba-la-mật dầu là bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục, tinh-tấn và thiền-định. Chỉ những ai có tu thêm Ba-la-mật thứ sáu là Trí-huệ thì công-đức mới to hơn.

    III. Kết quả của lòng tin thuyết Như-Lai thọ mạng:

    Tin thuyết này là người khai mở trí-huệ nhờ đó mà cái thấy được biến cải:

    a) Không thấy chúng-sanh mà thấy Phật, tức là không đãi chúng-sanh theo hình tướng (sắc) mà đãi theo Như-Lai (chân-tâm thực-tướng).

    b) Không thấy Ta-bà uế-độ mà thấy Quốc-độ thanh-tịnh. Cõi này do Tâm hay Như-Lai mà biến hiện và Ta-bà thật ra không uế mà cũng không tịnh. Uế hay tịnh là do tâm chúng-sanh. Chúng-sanh tâm uế thì Ta-bà là uế-trược. Tâm chúng-sanh thanh-tịnh thì Ta-bà là nước Phật. Huống chi trên căn bản, Ta-bà là hoàn toàn thanh-tịnh vì từ Tâm, từ bản-thể, từ Như-Lai xuất phát ra.

    IV. Tin như thế là pháp cúng dường tối thượng: Lối cúng dường thường là dựng chùa tháp, xây cất tăng phường hay lo miếng ăn, thức uống, nhà cửa, quần áo. thuốc men cho chư Tăng. Nhưng cúng dường những thứ ấy để làm gì, há không phải với lòng mong được khai ngộ đến mức “minh tâm kiến tánh”?. Mà minh tâm kiến tánh là thấy được Như-Lai ở trong ta, đức Như-Lai thọ lượng vô cùng, hay Tâm bất sanh bất diệt. Tánh hoàn toàn sáng suốt của ta.

    Nay nghe Phật giảng về Như-Lai thọ mạng và đã hiểu được Phật muốn nói gì, thì là đã nhận ra cái “Vô-samh” rồi. Ngộ đặng “Vô-sanh”, là đạt đến mục đích của cúng dường, thì còn cúng dường nữa làm gì?

    V. Nhưng có một thứ công-đức cao nhất: Đó là công-đức của người vừa hiểu vừa tin thuyết Như-Lai thọ mạng (nghĩa là Minh tâm Kiến tánh) mà cũng vừa hành 5 Ba-la-mật, lại vừa tạo tháp, xây cất tăng-phường và cúng dường mọi thứ.

    VI. Kết luận phẩm này: Biết trong mình có Như-Lai thọ mạng vô cùng, là bậc sáng suốt, giác-ngộ rồi. Nhưng đó mới là giai-đoạn “tin và hiểu”. Bây giờ cần phải thực hiện cái hiểu bằng năm phép tu Ba-la-mật, luôn cả những việc cúng dường bề ngoài. Hãy suy nghiệm về câu: “Phật-tử trụ thử địa, thị tắc Phật thọ dụng” (Làm tất cả những việc kể trên là cái Phật của mình có chỗ dùng- hay nói một cách khác- là diễn đạt trong thực-tế cái Như-Lai đã tin hiểu và nhận nơi mình).



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoatihon (04-20-2017)

  5. #83
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG-ĐỨC THỨ 17.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHÚ THÍCH:

    ([9]) Vô-sanh pháp-nhẫn: Mức giác-ngộ của hàng Bồ-tát đã đắc chân-trí và an trụ vào lý-thể của sanh diệt.

    ([10]) Văn-trì đà-la-ni: Nghe pháp hiểu nhớ.

    ([11]) Nhạo thuyết vô ngại biện-tài: Thích nói pháp và có tài biện luận thông suốt.

    ([12]) Triền đà-la-ni: Trong cửa pháp, ra vào vô ngại, nghĩa là thông hiểu đầy đủ, muốn giải thích thế nào cũng được.

    ([13]) Pháp luân Bất-thối: Đẩy bánh xe pháp tới hoài không lùi.

    ([14]) Pháp luân thanh tịnh: Pháp luân là bánh xe Pháp. Tuy một danh-từ thường dùng để chỉ giáo-pháp của Phật, nhưng có khi đặc biệt chỉ Bát Chánh-đạo. Bánh xe có trục, căm, vành; Pháp Phật cũng có ba tướng nhu thế (huệ, định, giới)- Thanh-tịnh là trong sạch- Ở đây ý nói, được sự thanh-tịnh như người tu giới, định, huệ.

    ([15]) Bốn tứ-thiên-hạ: Ám chỉ 4 châu: 1) Động-thắng, 2) Tây-ngưu, 3) Bắc-cu-lô, 4) Nam-thiệm cũng gọi là Nam-diêm-phù-đề là trái đất chúng ta hiện ở.

    --------------

    Góp ý :

    Cái chuyện "a) Vô-sanh pháp-nhẫn (kiến tánh)", điều này cần phải đặt dấu hỏi.

    "([10]) Văn-trì đà-la-ni: Nghe pháp hiểu nhớ.", thông thường chúng ta dùng Trí phàm để nghe để hiểu để nhớ, nhưng ở đây có cụm từ "Đà La Ni", tức là có sức huyền bí giúp vào _ Mật lực Đà La Ni Tạng.

    Cũng thế "Triền Đà La Ni" không đơn giản như bác Truyền nghĩ.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoatihon (04-20-2017)

  7. #84
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TUỲ HỶ CÔNG-ĐỨC THỨ 18.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 18

    TUỲ HỶ CÔNG-ĐỨC

    (Indication du mérite de la satisfaction)


    Lúc bấy giờ Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Thế-Tôn! Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào nghe Kinh Pháp-Hoa mà lòng vui đẹp (tuỳ hỷ), thì những người ấy đặng bao nhiêu phước đức?.

    Phật bảo Bồ-tát Di-Lặc: “A-Dật-Đa! Sau khi Như-Lai diệt độ, nếu có Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cùng hạng người trí khác, nghe Kinh này mà lòng vui đẹp, rồi từ trong pháp-hội ra đến chỗ khác hoặc tại nơi chư Tăng ở (tăng -phường), hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc nơi thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem điều đã nghe, tuỳ sức mà diễn thuyết cho cha mẹ, họ hàng, bạn lành, bạn học cùng nghe, rồi những người này nghe xong lại đi chuyển dạy cho người khác nữa, như vậy cho tới người thứ năm mươi, thì, này A-Dật-Đa, công đức nghe Kinh vui đẹp của hàng thiện-nam-tử nữ-nhân thứ năm mươi đó sẽ được như lời ta sắp nói đây, ngươi hãy lóng nghe”

    “Nếu có người làm hạnh bố-thí, ban cấp những thức cần dùng cùng ngọc ngà, châu báu, voi ngựa, xe cộ, cung điện, lầu gác cho vô số chúng-sanh trong vô số thế-giới, suốt một thời-gian là 80 năm. Tài thí như vậy xong rồi, vị thí-chủ ấy lại nghĩ đến việc đem Phật-pháp ra mà dạy dỗ dìu dắt chúng-sanh lúc ấy đã già suy, tuổi quá tám mươi, tóc bạc mặt nhăn, không bao lâu sẽ chết. Vị thí chủ ấy liền nhóm chúng-sanh giáo-hoá, khiến chúng đặng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Ý của ông nghĩ sao? Công-đức của vị đại thí-chủ đó có nhiều chăng?”.


    Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Thế-Tôn! Công-đức của người ấy nhiều vô lượng vô biên. Nội việc tài thí đã là vô lượng rồi, hà huống còn pháp thí đến đặng quả A-la-hán”.

    Phật bảo Bồ-tát Di-Lặc: “Ta rành nói ngươi nghe nhé! Công đức của vị thí chủ ấy không bằng một trong trăm ngàn muôn ức phần công đức của người thứ năm mươi nghe Kinh Pháp-Hoa mà lòng vui đẹp”.

    “Này A-Dật-Đa, người nghe Kinh Pháp-Hoa thứ năm mươi mà còn được công đức tuỳ hỷ vô lượng vô biên như thế, huống hồ hạng người nghe Kinh lúc ban sơ, ngay trong Pháp-hội”
    .


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. #85
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TUỲ HỶ CÔNG-ĐỨC THỨ 18.
    __________________________________________________ ______________________________________


    “Này A-Dật-Đa! Nếu có người vì lòng muốn nghe Kinh này mà đến chùa, hoặc ngồi, hoặc đứng, dầu trong chốc lát để nghe nhận lời Kinh, người ấy sẽ có những công đức nhờ đó mà sẽ tái sanh trong cảnh giàu có rồi sau lại lên Thiên cung”.

    “Còn người nào, trong chỗ giảng Kinh mà biết khuyên người đến sau ngồi nghe, hoặc chia chỗ cho ngồi, thì người ấy, khi chuyển thân, đặng chỗ ngồi của Đế-Thích, Phạm-vương hay Chuyển-luân-Thánh-vương.

    A-Dật-Đa! Nếu lại có người giới thiệu và khuyến khích người khác đi nghe giảng Kinh Pháp-Hoa, và người được khuyên nhận lời đến nghe, dầu trong chốc lát, thời người giới thiệu và khuyến khích đặng công-đức, khi chuyển thân, cùng sanh một nơi với hàng Bồ-tát “đà-la-ni”, căn tánh bén nhọn, có trí-huệ, trăm ngàn muôn đời chẳng hề ngọng câm, miệng lưỡi không hôi thối, môi răng tốt đẹp, mặt mày đoan-trang, mũi lớn cao thẳng.

    A-Dật-Đa! Ngươi thử xem; khuyên một người đi nghe Pháp mà được công-đức như thế, hà huống một lòng (nhất tâm) nghe, nói, đọc, tụng kinh Pháp-Hoa, lại trong đám đông vì Người mà giải thích và tu hành đúng như lời nói trong Kinh”.


    -------------

    Huyền nghĩa:

    Vui sướng nghe Kinh, dầu trong chốc lát, vui sướng mời kẻ khác cùng nghe, chia chỗ cho kẻ khác cùng ngồi nghe, giới thiệu, khuyến khích người nghe, tất cả những công-đức ấy lớn lao vô cùng, không thể đem những công-đức tài-thí, pháp-thí của Tiểu-thừa mà so sánh được.

    Tại sao? Tài-thí và pháp-thí của Tiểu-thừa chưa phải là con đường đưa đến sự Giải-thoát hoàn toàn, chưa phải là ánh-sáng giúp chúng-sanh tự thấy có khả năng thành Phật, nói tóm, chưa vạch cho chúng-sanh thấy Sự-Thật trong Kinh Pháp-Hoa.

    Nghe Kinh Pháp-Hoa mà thích, mà vui là người chẳng phải tầm thường, nhưng công-đức chưa bằng hạng người vui nghe và khuyến khích người khác cùng nghe như mình. Ở hạng sau này, lòng vị tha của Bồ-tát đã phát khởi.

    Nhưng cũng chưa bằng công-đức của người nghe diễn, đọc, tụng và tu hành đúng như Kinh dạy.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. #86
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ CÔNG-ĐỨC THỨ 19.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 19

    PHÁP-SƯ CÔNG-ĐỨC


    (Le Perfectionnement des sens)


    Lúc bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Thường-Tinh-Tấn: “Nếu có trai lành gái tín nào lãnh giữ Kinh Pháp-Hoa này bằng cách hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, thì người đó đặng:

    - 800 công-đức về mắt

    - 1200 tai

    - 800- mũi

    - 1200 lưỡi

    - 800- thân

    - 1200 ý.

    Dùng những công đức ấy mà trang nghiêm (làm cho tốt đẹp) sáu căn, thì sáu căn được thanh-tịnh.

    1) Nhãn căn công-đức. Đôi mắt thịt cha mẹ sanh ra, nếu được thanh-tịnh, thì thấy được tất cả núi rừng, sông biển trong ngoài ba ngàn đại thiên thế giới, thấp đến địa ngục A-Tỳ (Avici), cao đến Trời Hữu-đảnh; cũng thấy được tất cả chúng-sanh trong các thế-giới ấy, cùng những nghiệp-nhân, nghiệp-báo và những nơi sanh do quả báo định. Tất cả những sự việc ấy đều thấy, đều biết với đôi mắt phàm thanh-tịnh

    2) Nhĩ căn công đức. Đôi tai cha mẹ sanh ra, một khi được thanh-tịnh rồi, thì nghe được tất cả các thứ tiếng khắp ba ngàn đại thiên thế-giới, như:

    · tiếng voi, ngựa, trâu, xe (thú vật)

    · tiếng khóc la, buồn than

    · tiếng trống, tiến loa, chuông lớn, chuông nhỏ

    · tiếng cười, tiếng nói

    · tiếng trai, tiếng gái, tiếng con nít nam nữ

    · tiếng Pháp, tiếng chẳng phải Pháp

    · tiếng khổ, tiếng sướng

    · tiếng phàm-phu, tiếng Thánh-nhân

    · tiếng đáng vui, tiếng chẳng đáng vui

    · tiếng Trời, tiếng Rồng, tiếng các hàng A-tu-la

    · tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió

    · tiếng Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỉ

    · tiếng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-26-2017),socnho (04-23-2017)

  11. #87
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ CÔNG-ĐỨC THỨ 19.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tóm lại, tuy chưa được Thiên-nhĩ, nhưng nếu đôi tai tầm thường của cha mẹ sanh ra mà thanh-tịnh rồi, thì tất cả các thứ tiếng trong ngoài ba ngàn Đại-thiên thế-giới, đều nghe được và phân biệt từng loại một, nhưng không vì đó mà “nhĩ-căn” phải bị hư hoai.

    3)Tỹ căn công-đức. Lãnh giữ Kinh Pháp-Hoa thì mũi được thanh-tịnh, nhờ đó mà “nghe” được các mùi trong ba ngàn Đại-thiên thế-giới và phân biệt được:

    - mùi các thứ hoa Tu-mạn-na, Xà-đề, Mạt-lợi,..v.v..

    - mùi các thứ hoa sen xanh, vàng, trắng, đỏ

    - mùi cây có hoa, mùi hoa cây có trái

    - mùi các thứ hương.

    Lại rõ biết các thứ mùi chúng-sanh, như:

    - mùi thú vật (voi, ngựa, dê, trâu,..v.v..)

    - mùi trai, gái, con nít nam, nữ

    - mùi cỏ cây, rừng bụi, hoặc xa, hoặc gần.

    Dầu ở đây, vẫn nghe:

    - các mùi cây, hoa trên Trời

    - mùi nhân dân cõi trời ở các cung-điện hưởng phước, hoặc ở Diệu-pháp-đường nói pháp, hoặc khi dạo chơi.

    Lại cũng nghe được:

    - mùi hương của chư Thiên đốt

    - mùi Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát và Phật.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-26-2017),socnho (04-23-2017)

  13. #88
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ CÔNG-ĐỨC THỨ 19.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nghe nhưng tỹ-căn không hư không lầm. Nếu muốn phân biệt nói cho người khác nghe, thì ghi nhớ không sai.

    4)Thiệt căn công-đức. Trì Kinh Pháp-Hoa thì lưỡi được thanh-tịnh, nhờ đó mà:

    _ cuối cùng không thọ ác vị.

    _ tất cả các thức uống ăn đều xấu tốt, ngon dở, đắng chát đều biến thành vị ngon ngọt như Cam-lộ.

    _ thuyết pháp nói đến chỗ thâm diệu, thấu đến tâm người nghe, khiến họ vui mừng sướng thích, và cảm hoá được chư Thiên và A-tu-la, hàng tu hành giàu có sang trọng.

    - vì khéo nói pháp nên được hàng quyền quí, nhân dân theo hầu cúng-dường, và được chư Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật ưa thấy, và người nói pháp khéo ở đâu, thì được chư Phật xoay về phía đó mà nói Pháp, nương đó mà có khả-năng thọ-trì tất cả các pháp Phật, lại có thể nói ra tiếng pháp thâm diệu.

    5) Thân căn công-đức. Trì Kinh Pháp-Hoa, sau khi Phật diệt độ, thì thân được trong sạch như ngọc lưu-ly, làm cho chúng-sanh ưa nhìn xem thân ấy. Như mảnh gương sáng, thân ấy là thân thanh-tịnh của Bồ-tát, trong đó các sắc-tượng đều hiện mà chỉ riêng mình thấy mà thôi. Các sắc-tượng ấy hoặc là tất cả chúng-sanh trong sáu nẻo luân-hồi, hoặc cung-điện trên các cõi Trời, hoặc Địa ngục, hoặc Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật.

    Tuy chưa được “Vô lậu Pháp-tánh Diệu thân”, nhưng nhờ thanh-tịnh, cho nên tất cả đều hiện được trong cái thân thương.

    6) Ý căn công-đức. Sau khi Phật diệt độ mà Trì Kinh Pháp-Hoa thì được ý căn thanh-tịnh. Dùng ý-căn thanh-tịnh đó mà nghe một bài kệ, một câu Kinh cũng đủ thấu suốt vô lượng nghĩa; hiểu rõ diễn nói cả tháng, cả năm cũng được; mỗi pháp nói ra có thể có những nghĩa thú riêng, nhưng tất cả đều đúng với “Thực-tướng” (Réalité). Thậm chí khi bàn nói đến sách vở ngoài đời, cách xử thế tiếp vật hay nghề nghiệp sinh-nhai, cũng vẫn thuận với Chánh-pháp. Lại nữa còn biết được những hành-động, lời nói đùa trong tâm của sáu đường chúng-sanh trong ba ngàn Đại-thiên thê-giới.

    Dầu chưa đặng trí-huệ vô lậu, nhưng nếu ý-căn thanh-tịnh như thế thì tất cả suy-nghĩ, tính lường, lời nói đều đúng với lời Phật dạy, không chỗ nào là không chân thật và đúng với lời nói của chư Phật trước.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-26-2017),socnho (04-23-2017)

  15. #89
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ CÔNG-ĐỨC THỨ 19.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Pháp-sư công-đức là những công-đức thu thập được bởi những người diễn đạt Kinh Pháp-Hoa bằng một trong những cách: đọc theo mặt chữ, tụng hay đọc thuộc lòng, giải thích bằng lời nói, hoặc biên chép.

    Làm được những việc ấy gọi là Trì-Kinh, là nắm giữ Kinh cả về hai mặt văn-tự và nghĩa-lý (posséder). Mà nắm giữ là không rời. Vậy trì Kinh Pháp-Hoa có nghĩa là sống vì Kinh Pháp-Hoa và trong Kinh Pháp-Hoa.

    Sống được như vậy, tất 6 căn trở thành lần hồi thanh-tịnh, không còn ô-uế, đầy lấm bụi trần như trước. Do đây Ô. Burnouf dịch “Perfectionnement des sens” (cải thiện 6 căn ngày càng hoàn mỹ).

    Phẩm thứ 18 nói về công-đức (mérites, profits spirituels) của việc nghe Kinh mà lòng sanh hoan hỷ. Phẩm 19 này ghi công-đức của việc “thọ-trì”, nhờ đây mà những cái biết bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý trước kia eo hẹp, thấp thỏi, phù phiếm và nhất là chấp trước (mê luyến, say đắm) bao nhiêu, thì nay nhờ công-đức thọ-trì mà trở thành bao la, cao thượng, sâu xa, giải thoát bấy nhiêu.

    Mắt trước kia chỉ thấy việc hiển hiện trong phạm vi thị-hiếu của mình, như anh ghiền rượu chỉ thấy rượu ngon thịt béo, anh mê cờ bạc chỉ thấy những cuộc đỏ đen…. Ngoài ra không còn thấy, còn biết gì nữa. Nay vì Kinh, theo Kinh không còn vì, còn theo những cái say đắm ấy nữa, nên cái thấy được mở rộng tầm quan-sát, chẳng những trong cõi thế-gian hữu-hình, mà còn trong cõi vô-hình, thậm chí thấy được nghiệp nào đã làm nguyên nhân, những nghiệp nào là quả-báo, luôn cả những nơi mà nghiệp-báo sẽ dắt dẫn tái sanh.

    Nhờ công-phu thọ trì mà tai trở thành thanh-tịnh, nghe được khắp vũ-trụ vô biên, những tiếng tăm cả trong lẫn ngoài, của cầm thú, nhân loại, quỉ thần, hiền thánh. Nghe mà nhĩ-căn bất hoại, nghe mà hoàn toàn giải-thoát, không say đắm, trìu mến một thứ âm thanh nào.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-26-2017),socnho (04-23-2017)

  17. #90
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ CÔNG-ĐỨC THỨ 19.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng nhờ công-phu thọ-trì mà mũi trở thành thanh-tịnh đến nghe được khắp vũ-trụ vô biên những mùi của chúng-sanh, của chư thiên, chư Thánh-hiền. Nghe hết, thơm cũng như thối, nhưng tỹ-căn không vì đó mà hoại, nghĩa là say đắm. Và nghe được là biết mùi ấy ở đâu.

    Lại cũng nhờ công-phu tu trì mà lưỡi biến vị đắng thành ngọt, nói lời thâm diệu, làm thấu lòng người, khiến người sanh lòng vui mừng, sướng thích. Tiếng của người có lưỡi thanh-tịnh là Tiếng Pháp (Pháp âm: La Voix du Dharma, autrement dit de la Vérité).

    Cũng thế nhờ công-phu thọ-trì mà trong thân thanh-tịnh hiện ra tất cả các sắc-tượng (phénomènes) của tất cả chúng-sanh trong sáu nẻo, tốt xấu, trên dưới, hoặc của các Thánh-hiền, Bồ-tát, Phật. Thân thanh-tịnh như thế, tuy chưa phải là Pháp-thân chứa đựng tất cả, vẫn có một sức chứa đựng gần bằng Pháp-thân, nghĩa là được “Thanh hoá” (sublimé) khá nhiều rồi.

    Rốt hết, cũng nhờ công-phu thọ-trì mà ý-căn trở nên thanh-tịnh, nghe một hiểu mười, hiểu một cách sâu xa và đắc biện tài, muốn diễn nói bao lâu, bao nhiêu cũng được. Thậm chí khi bàn luận về việc đời cũng vẫn có mùi đạo và không sai với chánh-pháp (Người chánh nói pháp tà, pháp tà trở nên chánh). Lại trong chỗ suy nghĩ tính toán, không gì là không chân-thật và hiểu biết lời trong tâm chúng-sanh.

    *

    Sống với Kinh là sống trong Đạo, là sống xa đời và những ô-nhiễm của đời. Vì vậy tuy chưa chuyển hết 8 thức, vẫn chuyển được 5 thức đầu (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) thành “Thành-sở-tác-trí”, và thức thứ sáu lá ý-thức thành “Diệu-quan-sát-trí”, là bước đầu của người tu học.

    Chí như công-đức ít nhiều, thức thì được 800, thức khác lại được 1.200, ấy cũng vì sự nhanh nhọn của mỗi thứ. Thức nào nhạy nhiều trong tội lỗi thì được công to khi chuyển hướng, thức nào nhạy ít thì được công nhỏ. Mắt đâu thấy xa bằng tai nghe, cho nên cách vách không thấy người khổ nhưng tai có thể nghe được tiếng than. Nghe mà cứu giúp, thì công-đức đó phải quy về cho tai. Hoặc nghe tiếng hát đàn mà cảm đến sanh tâm sái quyấy, tội cũng phải quy cho tai. Suy ra mấy thức kia cũng vậy. Vậy “lục tặc” chưa hẳn là kẻ cướp, tùy ta mà chúng sẽ giúp ích, chúng sẽ là “Pháp-sư”, nếu căn của chúng (tâm) được thanh-tịnh bằng nhiều phương pháp mà trì Kinh Pháp-Hoa là một.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  18. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    nguoi ao lam (04-26-2017),socnho (04-23-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  2. Cảm nghĩ về Phóng Sanh, tốt xấu lẫn lộn không rõ ràng...
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-01-2015, 10:55 AM
  3. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •