DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/11 ĐầuĐầu ... 34567 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 109
  1. #41
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ (L 'Interprète de la Loi)THỨ MƯỜI.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ MƯỜI

    PHÁP SƯ (L 'Interprète de la Loi)


    Để dạy 8 muôn Đại-sĩ (Bồ-tát), Thế-Tôn nói với Bồ-tát Dược-Sư: Trong hàng Thiên Long bát bộ, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di bất luận cầu Thanh-văn, Bồ-tát hay Phật-đạo, hễ ai trước Phật mà nghe được một kệ, một câu của Kinh Diệu-Pháp, thậm chí có một tư tưởng vui nghe, ta đều thọ-ký cho sẽ đặng Chánh-giác. Lại nữa, sau khi Như-Lai diệt-độ, nếu có người nghe Kinh Diệu-Pháp, dầu là một kệ hay một câu, hoặc chỉ có một ý tưởng vui nghe, ta cũng thọ ký Chánh-giác cho.

    Nếu lại có người lãnh giữ, đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh Diệu-Pháp, dầu là một bài kệ, kính trọng Kinh như kính trọng Phật mà cúng-dường hương hoa, Dược-Vương nên biết, đó là những người đã từng cúng-dường mười muôn ức Phật, đã thành tựu đại nguyện nơi Phật ở, rồi vì thương xót chúng-sanh mà sanh nơi nhân-gian.

    Dược-Vương! Nếu có người hỏi, trong đời vị lai, những chúng-sanh nào sẽ thành Phật, thì nên chỉ những người vừa kể trên mà nói rằng họ sẽ thành Phật. Tại sao? Nếu có trai lành gái tốt nào thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, dầu là một câu của Kinh Diệu-Pháp, và dùng hương hoa….cúng dường, người đó đáng được thế-gian chiêm ngưỡng, sùng-phụng và cúng dường như Như-Lai. Đó là hàng Đại-Bồ-tát đã thành tựu Chánh-giác, nhưng vì thương xót chúng-sanh mà nguyện sanh trong đời Ngũ trược ác thế để rộng nói, phân biệt Kinh Diệu-Pháp.

    Dược-Vương! Thiện-nam, thiện-nữ nào mà sau khi ta diệt độ tự bỏ nghiệp-báo thanh-tịnh, nhận sanh ra trong đời ác để vì chúng-sanh mà nói Kinh Pháp-Hoa, dầu là vì có một người hay chỉ nói có một câu, phải biết người ấy là sứ của Như-Lai, được Như-Lai sai làm việc Như-Lai, hà huống nói cho nhiều người nghe.

    Dược-Vương! Chê mắng Phật nhẹ tội hơn chê mắng người tại-gia hay xuất-gia đọc tụng Kinh Pháp-Hoa. Công-đức xưng tán Phật không bằng công-đức khen ngợi người trì Kinh Pháp-Hoa….

    Phật lại bảo Dược-Vương: Trong vô lượng Kinh của ta đã nói, hiện nói và sẽ nói, Pháp-Hoa là khó tin, khó hiểu nhất vì đó là “kho tàng bí yếu” của chư Phật, được chư Phật giữ-gìn từ xưa đến nay, chưa từng đem ra nói. Bởi cớ không nên chia sớt trao đưa một cách bừa bãi. Chính khi Như-Lai hiện tại, Kinh này còn bị oán ghét, huống sau khi Như-Lai diệt độ.

    Dược-Vương nên biết, sau khi Như-Lai diệt độ, người nào làm được việc biên chép, lãnh giữ, đọc tụng, cúng dường và vì người khác nói Kinh này, người ấy được Như-Lai lấy áo trùm lên mình và được chư Phật ở phương khác hộ niệm. Ngưới ấy có đức tin lớn, chí nguyện mạnh và căn lành sâu, người ấy ở chung với Như-Lai, được Như-Lai rờ đầu.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. #42
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ (L 'Interprète de la Loi)THỨ MƯỜI.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Dược-Vương! Nơi nào mà có người nói, đọc, tụng, chép kinh Diệu-Pháp, hoặc chỗ nào có Kinh này, thì nên dựng tháp cao bảy báu mà thờ, nhưng trong lòng tháp khỏi để Xá lợi. Vì sao? Vì trong tháp ấy có toàn thân Như-Lai.

    Dược-Vương! Bất luận tại-gia, xuất-gia, nếu có người hành đạo Bồ-tát mà chẳng có khả năng thấy, nghe, đọc, tụng, biên chép, lãnh nắm, cúng dường Kinh Pháp-Hoa, nên biết người ấy chưa khéo tu đạo Bồ-tát. Nghe xong mà tin hiểu, lãnh giữ, nên biết đó là người gần Vô-thượng Chánh giác.

    Thí như khát nước mà đào giếng trên gò cao. Thấy đất khô phải biết nước còn xa mà ra công đào, không thôi. Lần thấy đất ướt rồi thấy đất bùn, là biết nước gần. Bồ-tát nào chưa nghe hiểu Kinh Pháp-Hoa là người còn cách đạo Vô-thượng rất xa. Được nghe hiểu, suy gẫm, tu tập Kinh này, đó là người gần Chánh-giác.

    Bồ-tát nghe Kinh Pháp-Hoa mà kinh nghi sợ sệt, là Bồ-tát mới phát tâm. Thanh-văn nghe mà kinh sợ, là hàng Tăng thượng-mạn.

    Dược-Vương! Thiện-nam, thiện-nữ nào muốn nói Kinh Pháp-Hoa, sau khi Như-Lai diệt độ, thì phải vào nhà Như-Lai, mặc áo Như-Lai, ngồi ghế cao Như-Lai, rồi mới vì bốn chúng mà rộng nói.

    Nhà Như-Lai là Tâm Từ-Bi.

    Áo Như-Lai là lòng nhu-hoà, nhẫn-nhục.

    Ghế cao (toà) Như-Lai là Chân-lý “Tất cả sự vật là Không”.

    Phải đứng yên trên lập-trường ba Tâm ấy mà nói Pháp.

    Dược-Vương! Được như vậy thì từ nơi nước khác, ta sẽ khiến hàng “hoá nhân” đến nghe Pháp, ta cũng sẽ khiến các hàng Hoá Tỳ-khưu, Hoá Tỳ-khưu-ni, Hoá Ưu-bà-tắc, Hoá Ưu-bà-di đến nghe Pháp.

    Nếu người nói Pháp ở chỗ vắng-vẻ, ta sẽ khiến Bát-bộ Thiên, Long đến nghe.

    Ta dầu ở nước khác, luôn luôn khiến người nói Pháp đặng thấy thân ta, và nếu người ấy quên câu mất chữ, ta sẽ khiến cho được nói đầy đủ, thông suốt.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  3. #43
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM PHÁP SƯ (L 'Interprète de la Loi)THỨ MƯỜI.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    1. Kinh Pháp-Hoa là Chân-lý tối hậu, chứa đựng tất cả những bí yếu của Chân-lý, cho nên khó tin, khó hiểu. Lúc Phật hiện tiền hay sau khi Phật diệt độ, ai mà nghe được Kinh Pháp-Hoa không phải là hạng tầm thường, mà chắc chắn là người đã xa lìa vọng tưởng, trí huệ rõ thông, vì vậy mà Phật thọ ký cho.

    2. Đọc tụng Kinh Pháp-Hoa là lấy đức trang-nghiêm của Phật mà trang-nghiêm tự thân. Chẳng những đọc tụng, mà giải nói, biên chép, tôn trọng, cúng dường Kinh cũng được về sau thành đạo Vô-thượng. Bởi vì đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh là tự nhắc nhở Chân-lý, tôn trọng, cúng dường Kinh là kính mến và hy-sanh cho Chân-lý.

    3. Người nghe đọc tụng Kinh Pháp-Hoa, phải sanh lòng tin kính, phải cúng-dường Kinh và người đọc Kinh như cúng-dường Như-Lai vì đó là người của Như-Lai _ Chân-lý _ sai để thực hành những việc làm của Chân-lý (missonnaires de la verité pour accomplir des actes de verté).

    4. Vì Kinh khó tin, khó hiểu, cho nên phải thận trọng trong việc diễn nói, trao truyền. Của quý mà cho người không biết dùng thường có hại hơn có lợi.

    5. Ai đọc tụng, thọ trì, cúng dường hoặc vì người khác giảng Kinh, sẽ được Phật hộ niệm.

    6. Chỗ nào có Kinh Pháp-Hoa, nên xây tháp thờ, nhưng trong tháp khỏi để Xá-lợi, vì trong tháp đã có toàn thân Như-Lai. Xây tháp là để thờ Phật, mà Kinh chứa đựng tròn đủ Chân-lý thì Như-Lai đã ở đây rồi, còn để Xá-lợi là vật tượng trưng làm gì?

    7. Nhưng muốn được Như-Lai hộ niệm, hộ trì, như quy tựu thính-giả, cho thấy Chân-lý _ thân Phật, nhắc những chỗ quên, người nói Pháp phải có lòng Từ-bi, Nhẫn nhục và sống trong cái chân-lý “Nhất Thiết Pháp Không”.

    8. Có ba hạng người:

    a) Không thể thấy nghe Kinh (đất khô).

    b) Nghe mà chưa tin hiểu, thọ trì (đất ướt)

    c) Nghe xong, tin hiểu, thọ trì (đất bùn gần mội).

    Kết luận: Nghe đọc, như giảng nói Kinh Pháp-Hoa đều hưởng được ánh-sáng của Chân-lý và sự huân-tập. Đọc tụng, thọ trì như thế là thông-dịch, diễn đạt cho người khác hiểu được Pháp _ Chân-lý _ bằng lời nói, việc làm. Do đây mà Ô. Burnouf dịch Pháp-sư là “Interprète de la Loi”.


    -------------

    [1] Ô.Burnouf dịch:cinquante quatre fois cent mille myriades de kôtis de kalpas.

    [2] Học là nghiên cứu Chân lý, đã dứt mê vọng. Còn Vô-học là chỉ hạng đã nghiên cứu xong Chân lý và mê vọng đã dứt tận, không còn gì phải học thêm nữa. Trong 4 hạng tu hành có kết quả trong bậc Thanh-văn, 3 hạng đầu (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm) gọi là hạng Học. Còn hạng thứ tư là A-la-hán thì gọi là Vô-học)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. #44
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ 11

    HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)


    Lúc bấy giờ, trước Phật Thích-Ca, một ngọn Tháp bằng bảy báu, cao 500, rộng 250 do tuần ([3]) mùi thơm “ly cấu” sực nức, từ dưới đất nổi lên rồi lơ lửng trên hư không. Trong Tháp có tiếng vang ra, khen ngợi Kinh Pháp-Hoa.

    Tứ chúng đều lấy làm lạ, nhưng không nói ra. Bồ-tát Đại-Nhạo-Thuyết, biết thâm tâm tứ chúng, bèn bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn, do duyên cớ nào mà có Tháp từ đất mọc lên, lại từ phía trong có tiếng vang ra như thế ?”.

    Phật đáp: “Trong Tháp báu này có toàn thân Như-Lai. Thời quá-khứ, cách đây vô lượng lâu xa, tại nước Bảo-Tịnh, có Phật Đa-Bảo, lúc còn hành đạo Bồ-tát, đã phát lời thệ rằng, nếu được thành Phật thì, sau khi diệt độ, chỗ nào có Kinh Pháp-Hoa, Tháp báu của Ngài sẽ hiện ra khen ngợi để chứng minh. Vì vậy, bất luận chỗ nào trong mười phương, hễ có nói Kinh Pháp-Hoa, thời Tháp báu hiện ra, toàn thân Phật trong Tháp nói: Hay thay! Hay thay!"

    Bồ-tát Đại-Nhạo-Thuyết bạch: “Chúng con muốn thấy thân của đức Phật Đa-Bảo”.

    Phật Thích-Ca đáp: “Theo đại nguyện của Phật Đa-Bảo, khi Tháp Ngài hiện ra mà có đức Phật nào muốn chỉ bày cho tứ chúng thấy thân của Ngài, thời đức Phật ấy phải nhóm lại một chỗ tất cả “phân-thân” của mình, nhiên hậu thân Phật Đa-Bảo mới hiện ra. Vậy nay ta sẽ nhóm tất cả “phân-thân” của ta, hiện đang thuyết pháp ở các cõi nước trong mười phương”.

    Bấy giờ đức Thích-Ca phóng một đạo hào-quang từ chòm lông trắng giữa đôi chân mày, làm cho Hằng-sa cõi nước ở mười phương hịện bày, trong đó vô lượng Bồ-tát đang vì chúng-sanh nói Pháp.

    Thấy ánh-sáng ấy, chư Phật mười phương đều bảo các Bồ-tát: “Chúng ta phải qua thế-giới Ta-bà, chỗ ở của Đức Phật Thích-Ca, để cùng cúng-dường Tháp báu của Đa-Bảo Như-Lai”. Chư Phật ấy đều là phân-thân của đức Thích-Ca.

    Liền lúc ấy, cõi Ta-bà biến thành thanh-tịnh, đất bằng lưu-ly, có cây báu, vàng ròng trang-nghiêm, không thành ấp, không biển cả, sông ngòi, rừng núi.

    Mỗi vị có một Bồ-tát làm thị-giả, các đức Phật phân-thân qua đến Ta-bà, lên ngồi xếp bằng trên toà Sư-tử đặt dưới gốc mỗi cây báu, lần lựa như thế khắp Tam thiên Đại thiên Thế-giới mà vẫn không đủ chỗ.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  5. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017)

  6. #45
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Để dung chứa tất cả các Phân thân, đức Thích-Ca bèn, biến thêm, ở 8 phương, 200 muôn ức Na-do-tha nước, nước nào cũng thanh-tịnh, trang-nghiêm.

    Lại để có chỗ cho các Phân-thân Phật sẽ đến, đức Thích-Ca dời Trời, Người đi nơi khác, biến thêm 200 muôn ức Na-do-tha nước khác, nước nào cũng thanh-tịnh, trang-nghiêm, bình-đẳng như trên.

    Tuần tự, chư Phân-thân Phât trong mười phương về đủ.

    Khi đâu vào đấy rồi, chư Phân-thân Phật sai thị-giả qua Ta-bà dâng hoa cho Phật Thích-Ca và dạy bạch rằng “Như-Lai có được ít bệnh, ít khổ, sức khoẻ, an vui, và tất cả Bồ-tát và Thanh-văn đều được an ổn chăng?”. Sau khi cúng dường hoa, các thị-giả phải bạch thêm với đức Thích-Ca là chư Phân-thân Phật đều muốn mở Tháp báu đang lơ-lửng trên không.

    Đức Thích-Ca liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trụ trên hư-không, lấy ngón tay hữu mở cửa Tháp, làm vang một tiếng lớn như tháo khoá mở một cửa thành.

    Tất cả chúng trong hội liền thấy Đa-Bảo Như-Lai trong Tháp báu, ngồi trên toà Sư-tử, toàn thân không rả, như người nhập định. Lại nghe Đa-Bảo Như-Lai nói: “Hay thay! Hay thay! Phật Thích-Ca nói Kinh Pháp-Hoa hay quá. Vì muốn nghe nên ta mới tới đây”.

    Chia nửa toà Sư-tử trong tháp báu, Phật Đa-Bảo nói: “Phật Thích-Ca có thể ngồi trên toà này”. Tức thời, đức Thích-Ca vào trong Tháp ngồi xếp bằng trên chỗ được đức Phật Đa-Bảo nhường.

    Thấy hai Như-Lai cùng ngồi xếp bằng trên toà Sư-tử trong tháp, đại chúng thầm nguyện: “Phật ngồi cao quá, cúi mong Như-Lai dùng sức thần-thông làm cho bọn chúng con đều được gần Như-Lai ở trên hư-không”.

    Đức Thích-Ca bèn dùng thần-thông tiếp đại chúng lên hư-không, rồi nói lớn khắp bảo: “Nay chính là lúc nói Kinh Pháp-Hoa cho những ai, ở Ta-bà, có khả năng nói Kinh ấy”.

    Để diễn lại ý trên, đức Thích-Ca nói một bài kệ mà đại ý như sau: Đức Phật Đa-Bảo diệt độ đã lâu, nay còn vì muốn nghe Kinh Pháp-Hoa khó gặp mà hiện ra trong Tháp báu, hà huống các ngươi mà chẳng siêng nghe.

    Ai thấy được Kinh này là đã thấy ta cùng Phật Đa-Bảo và các vị Hoá Phật (phân-thân).



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  7. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017)

  8. #46
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Các thiện nam-tử! Nên suy nghĩ, phải phát nguyện rộng lớn mới nói được Kinh Pháp-Hoa là một cái khó hơn tất cả các thứ khó khác. Thật vậy, nói được tất cả các Kinh điển khác, dời núi Tu-di, lấy chân hất ba ngàn Đại-thiên thế-giới, dùng sự-tướng (hữu-đảnh) mà rộng chỉ Chân-lý, lấy tay nắm bắt hư-không, đem cả đại-địa để lên móng chân rồi bay lên cõi trời Phạm-thiên, mang cỏ khô vào lửa mà không bị cháy, trì 8 muôn 4 ngàn Kinh điển rồi vì người đem ra nói, khiến chúng được 6 thần-thông, nói pháp làm cho vô lượng chúng-sanh đều đắc quả A-la-hán, tất cả những việc làm ấy rất khó, nhưng chưa khó bằng, sau khi Phật diệt độ:

    1.mà nói được Kinh Diệu-Pháp trong đời ác-trược,

    2.mà biên chép, nắm giữ được Kinh này,

    3.mà tạm đọc Kinh này,

    4.mà vì một người mà nói Kinh này,

    5.mà nghe lãnh và tìm nghĩa ẩn trong Kinh này,

    6.mà tôn trọng và thực hành Kinh này.

    Kinh Diệu-Pháp là bậc nhất. Thọ trì, đọc tụng được ắt làm cho chư Phật hoan hỷ. Ai làm được là người dõng-mãnh, tinh-tấn. Đó mới thật là người trì-giới, tu khổ hạnh, là người được mau chứng quả Vô-thượng.

    Đời sau, ai đọc giữ Kinh này là Phật-tử chân-chính, là bậc thuần thiện.

    Sau khi Phật diệt độ, ai hiểu được Kinh này là mắt sáng suốt của Trời Người trong thế-gian.

    Trong cảnh đầy sợ hãi, ai nói được Kinh này trong chốc lát, là người đáng cho Thiên, Nhân cúng dường.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017)

  10. #47
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Tháp mà bằng bảy báu, cao đến 12 cây số ngàn, rộng đến 6 cây số, lại từ dưới đất mọc lên rồi lơ lửng giữa không trung, thì quả là một sự kiện không thể có được. Không có được, vậy là một tỷ dụ (une parabole).

    Tháp xây dựng là để tôn thờ một di tích của tự thân đức Phật, thay cho toàn thân đức Phật. Và toàn thân đức Phật được tôn thờ là vì trong ấy có Pháp. Nói một cách khác, Phật được tôn thờ là vì Pháp của Ngài khai thị.

    Pháp ở đâu? Ở ngay trong tâm. Do đây Kinh nói Tháp từ dưới đất mọc lên. Đất là Tâm địa ([4]). Phật Đa-Bảo ngồi trong Tháp tượng trưng cho Pháp, vì Pháp là Tâm, mà Tâm là Pháp. Lại nữa vì tâm hàm chứa Hằng-sa công-đức là của báu, cho nên gọi Tâm là Đa-Bảo (nhiều của quí).

    Pháp là cái gì có thật, nhưng vô-hình vô-tướng cho nên dụ nói “lơ-lửng trong hư-không”, khó tìm khó thấy.

    Nói tóm, tháp báu nói ở đây thí-dụ cho Pháp ở trong Tâm của mọi người.

    Tháp nổi lên là đã phát huệ thấy Pháp; có thấy Pháp rồi cho nên khi nghe Kinh Pháp-Hoa là Chân-lý tối diệu, phải khen (từ trong tháp có tiếng vang ra khen Kinh Pháp-Hoa).

    Lời bạch của Bồ-tát Đại-Nhạo-Thuyết tượng trưng cho câu hỏi của thế gian: Làm sao thấy Pháp được? (Kinh nói: Chúng con muốn thấy thân của Phật Đa-Bảo).

    Đức Thích-Ca đáp: Muốn thấy Pháp phải gom góp đầy đủ công đức (nhóm họp tất cả “Phân-thân Phật”, vì Phật là tất cả công đức và tất cả công đức họp lại gọi là Pháp-thân Phật. Vậy thì mọi công-đức là một phần của Pháp-thân (Phân-thân).

    Những Phân-thân ấy “hiện đang thuyết pháp ở cõi nước trong mười phương” là gì? Mỗi nước là một tâm chúng-sanh, trong vũ-trụ là mười phương. Tâm chúng-sanh như tâm Phật, chứa đầy đủ tất cả các công đức (từ, bi, hỷ, xả…) nhưng là trong tình trạng hột giống, chưa nẩy nở hoàn-toàn như ở tâm Phật. Tuy chưa nẩy nở hết, ít ra một trong những hằng-sa công-đức ấy đã manh nha, ở người nầy là giống từ, ở người kia là giống bi, ở kẻ nọ là giống hỷ..vv… Có manh nha là có phát lộ ra ngoài, trong lời nói, trong việc làm. Một lời nói từ, một việc làm từ là một bài diễn văn, một bài thuyết-pháp về chữ Từ. Đây là nghĩa của câu “các Phân-thân đang thuyết-pháp”.

    -------------

    Ngọc Quế không đồng ý với lời bàn :

    "Muốn thấy Pháp phải gom góp đầy đủ công đức (nhóm họp tất cả “Phân-thân Phật”, vì Phật là tất cả công đức và tất cả công đức họp lại gọi là Pháp-thân Phật. Vậy thì mọi công-đức là một phần của Pháp-thân (Phân-thân)".


    Đã ba mươi mấy năm đức Phật Thích Ca phương tiện thuyết giảng rất nhiều bài dạy _ Giáo lý _ Nay đã đến lúc đức Phật giảng dạy CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ tức là phần chính yếu làm nên giá trị của đạo Phật _ tức là giảng thuyết KINH PHÁP HOA.

    Trước khi giảng CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, thì phải "gom" (vô hiệu hóa) các Giáo lý Tương Đối lâu nay đang rải rác khắp nơi _ Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhân Quả, Luân Hồi, Lục độ, Vạn hạnh, ...v...v.... Đây là nghĩa Gom các Phân thân. .

    Trước đây Phật nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", gom các Phân thân là thu hồi lại những điều như vậy. Với Kinh Pháp Hoa thì Phật nói "Tất cả đều đã thành Phật, đều bình đẳng như Phật, cùng Phật không khác". Điều này không thể được nói với những chúng sinh căn cơ cạn mõng, với kẻ bất tín, kể cả với những vị Sơ Trụ Bồ tát; cũng không thể được tùy tiện nói lên ở những nơi không thích hợp. (Cho nên ở đây mới có sự chuẫn bị kỹ lưỡng cho Pháp Hội).

    Kết luận : Gom các Phân thân mang ý nghĩa "bỏ qua tất cả những Giáo lý mà trước đến giờ Phật đã từng PHƯƠNG TIỆN THUYẾT". Bây giờ Phật sẽ khai mở cái Giáo Lý Tối Thượng Thừa _ điều CHÂN THẬT NHẤT _ mà lâu nay chưa nói; điều CHÂN THẬT này sẽ làm "kinh hồn bạt vía" tất cả Phật tử trong Pháp hội.

    "Đức Thích-Ca liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trụ trên hư-không, lấy ngón tay hữu mở cửa Tháp, làm vang một tiếng lớn như tháo khoá mở một cửa thành."


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017)

  12. #48
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nhưng muốn gom góp đầy đủ các công-đức (phân-thân) phải có huệ (Phật phóng quang ở giữa đôi lông mày).

    Mà có huệ là có thanh-tịnh, vì vậy Kinh nói “Ta-bà biến thành thanh-tịnh”. Nhưng không phải cái thanh-tịnh trong tâm, mà phải là một thanh-tịnh bao trùm cả thân (biến thêm 200 muôn ức na-do-tha nước) và hoàn-toàn không còn một mảy may vụ lợi cầu phúc báu (dời trời, người đi nơi khác, với ý nói đánh bạt tất cả những tư-tưởng mong lên trời hưởng phước hay tái sanh làm người giàu có sang trọng, vì còn những tư-tưởng đó là chưa thanh-tịnh hoàn-toàn). Ở Kinh khác, có câu: “Không cầu phước-báu làm Người, làm trời” là nghĩa này.

    Các điều kiện trên thực hiện xong, nên tự hỏi phải quả tâm mình đã được an vui chăng (paix, sérénité). Đây là chỗ Kinh nói các phân-thân Phật sai thị-giả bạch Phật: “Như-Lai có được ít bịnh, ít khổ, sức khoẻ an vui”.

    Có ít bịnh, ít khổ…. mới mở cửa tháp được, nghĩa là mới bắt đầu thấy Pháp.

    Thấy được Pháp như chứng kiến cảnh trời long đất lở. Bao nhiêu hiểu sai, nghĩ quấy, bao nhiêu thành-kiến, tập-quán đều đổ vỡ rầm rầm như tiếng vang rền của cửa thành lớn được mở.

    Pháp bất sanh nên bất diệt, vì vậy Kinh nói toàn thân Phật Đa-Bảo, tuy tịch diệt trong quá-khứ vô cùng, vẫn còn nguyên vẹn, không tan không rã. Bất sanh bất diệt là ý nói suốt ba thời, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, những định-luật trong trời đất (Chân-lý) vẫn y như vậy không hề có sự mất còn, dời đổi.

    Đức Phật Thích-Ca tu hành đã đạt đến chỗ thể-nhập với Pháp, nhập làm một với Pháp, làm hiện thân cho Pháp, cho nên Kinh nói Ngài được mời vào ngồi trong tháp, trên nửa phần tòa Sư-tử do Phật Đa-Bảo nhường.

    Thấy Đức Thích-Ca đạt đến sự thành-tựu cao quý ấy, ai không muốn. Để tượng trưng ý này, Kinh nói đại-chúng xin được lên hư-không để gần hai Phật đang ngự trên cao. Lại cũng có nghĩa, Pháp ở chỗ cao siêu vi diệu, muốn thấy Pháp, phải đạt đến cái “Không” (ngã không, pháp không), nghĩa là hoàn-toàn giải-thoát, đừng còn kẹt trong vòng thấy có ta, có vật, tức là sắc tướng.

    Tâm “không”, mới hiểu được Kinh Pháp-Hoa bằng còn chấp tướng thì đừng mong. Do đây đức Thích-Ca nói lớn cho khắp mười phương đều nghe: “Nay chính là lúc nói Kinh Pháp-Hoa cho những ai, ở Ta-bà, có khả năng nói Kinh ấy”.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017)

  14. #49
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    [3] 1 do tuần là 40 lý, mỗi lý là 600 thước. Vậy 1 do tuần là 600 x 40 = 24.000 thước hay 24 cây số ngàn. Cao 500 do tuần là cao 12.000 cay số. Rộng 250 do tuần là rộng 6.000 cây số.

    Tháp ấy uqá sự tưởng tượng của chúng ta và nhất định là một thí dụ (parabole) để chỉ cái gì chứ không phải sự thật là vậy.

    [4] Trong Kinh Tâm Địa Quán, quyển 8 có câu: Tam giới chi trung, dĩ tâm vi chủ. Năng quán tâm giả cứu cánh giải thoát. Bất năng quán giả, cứu cánh trầm luân. Chúng sanh chi tâm, do như đại địa, ngũ cốc, ngũ quả, tùng đại địa sanh, như thị tâm-pháp sanh thế, xuất thế, thiện ác ngũ thú. Hữu học, Vô học, Độc giác, Bồ tát, cập ư Như-Lai. Dĩ thử nhân duyên, tam giới duy tâm, tâm danh vi địa:”. Dịch: Trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), tâm là chủ. Người quán sát được tâm, cuối cùng được giải thoát. người không quán sát được tâm, cuối cùng chìm đắm vào biển khổ. Tâm chúng sanh giống như mặt đất, năm thứ lúa, năm thứ trái, đều từ đất mà sanh cũng như vậy, tất cả những lo nghĩ (tâm pháp) của chúng sanh còn kẹt trong thế sự hay đã vượt ra ngoài thế sự , hoặc lành hoặc dữ, những ý nghĩa hướng về năm nẻo của lục đạo, những ý niệm của hạng Học, Vô học (A-la-hán), của hạng Độc giác, Bồ tát 92 cho đến bậc Như-Lai, đều do tâm mà sanh. Bởi cớ ba cõi chỉ do tâm và tâm được gọi là đất.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  15. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    hoangtri (04-11-2017),socnho (04-11-2017)

  16. #50
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HIỆN BẢO THÁP (L'apparition d'un stûpa)THỨ 11.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngọc Quế cũng xin có ý kiến về đoạn này :

    "Pháp bất sanh nên bất diệt, vì vậy Kinh nói toàn thân Phật Đa-Bảo, tuy tịch diệt trong quá-khứ vô cùng, vẫn còn nguyên vẹn, không tan không rã. Bất sanh bất diệt là ý nói suốt ba thời, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, những định-luật trong trời đất (Chân-lý) vẫn y như vậy không hề có sự mất còn, dời đổi."

    Phật Đa Bảo ẩn dụ cho CHÂN NHƯ TÂM hay NHƯ LAI TẠNG TÁNH, CHÂN NHƯ TÂM thì không có tịch diệt bao giờ. Cái thân tứ đại của một vị Hóa thân Phật, Hóa thân Bồ tát thì mới theo luật vô thường mà hoại diệt.

    Ngày nay chúng ta thường nói "Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn đã hơn 2500 năm" là sai !
    Phật Thích Ca chỉ hiển lộ trong cõi Ảo ảnh này một giai đoạn, rồi cái gì của Mộng Mơ thì trả lại cho Mộng Mơ, GIÁC TÁNH thì chỉ có TỊCH và CHIẾU; đến đây giảng đạo là CHIẾU, xong bỏ Hóa thân, không giảng đạo nữa là TỊCH, chớ không phải có một cái Đại Niết Bàn nào để Chư Phật nhập vào (như một người đi xa về lại nhà mình). Chính CHÂN NHƯ TÂM là Đại Niết Bàn đó, Phật Thích Ca cũng chỉ là một nhân vật ảo, thì không thể nhập vào CÁI CHÂN THẬT, CÁI CHÂN THƯỜNG được.

    Kinh nói Phật Thích Ca vào Tháp ngồi chung với Phật Đa Bảo là sẽ giảng nói NHẤT NHƯ, chứ không nói những điều NHỊ THỊ như những Kinh trước đó !

    Còn nói "những định-luật trong trời đất (Chân-lý) vẫn y như vậy không hề có sự mất còn, dời đổi." là sai ! Những "định luật trong trời đất" không phải là Chân lý ! Ông Mai Thọ Truyền hãy còn chưa phân biệt điều này, TẤT CẢ NHỮNG GÌ LÀ SẢN PHẨM CỦA Ý THỨC TRONG CÕI VÔ MINH NÀY, TRONG CƠN MÊ LỚN NÀY, KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ LÀ CHÂN LÝ CẢ !


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  17. The Following 3 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (04-12-2017),hoangtri (04-11-2017),socnho (04-11-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  2. Cảm nghĩ về Phóng Sanh, tốt xấu lẫn lộn không rõ ràng...
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-01-2015, 10:55 AM
  3. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •