DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/11 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 109
  1. #21
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TÍN GIẢI (Les inclinations)THỨ TƯ .
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì biết con mình quen sống với cảnh nghèo hèn ty tiện, nay nếu đột nhiên nhận nó là con mình, mà mình lại giàu sang tôt bậc, nhất định nó không tin mà còn đem lòng sợ sệt. Chi bằng thả nó đi rồi lập kế dẫn dụ nó. Đó là thâm ý của ông cha.

    Kế đến, ông mật sai hai người giả dạng bần khổ, tìm đến anh chàng và rủ chàng đi làm thuê hốt rác.

    Sau khi biết sẽ được trả công gấp đôi, anh chàng nhận lời và cả ba vào làm việc hốt rác ở nhà sau phú-ông.

    Thấy con tiều tuỵ, đất cát bụi bặm cùng mình, ông lão thương xót quá. Ông thay bỏ quần áo sang cả, mặc đồ thô rách, lân la với đám người hốt rác. Một hôm, ông bảo người con: “Anh này, nên tiếp tục làm ở đây, ta sẽ trả thêm tiền cho. Còn có cần dùng gì cứ nói, ta sẽ cấp cho và nên xem ta như cha”.

    Nói xong, lấy lẽ ông là người tuổi tác còn anh chàng còn trai trẻ, ông kêu anh bằng con.

    Chàng ta rất mừng, nhưng không dám quên mình là người hạ tiện.

    Ít lâu sau, ông lão có bệnh. Ông cho kêu anh chàng đến, giao cho anh việc quản lý gia tài ông và cho anh được quyền xuất nhập bất cấm trong nhà. Anh làm tròn bổn-phận, nhưng không bao giờ dám tiêu phí quá sự cần-dùng của anh, còn ở thì cũng tiếp tục ở nhà sau, chỗ cũ, không dám bén mảng lên nhà trên.

    Trải qua một thời gian ngắn, phú-ông biết mình sắp lìa trần. Ông hội cả thân tộc và trước mặt vua quan, ông chỉ anh chàng mà tuyên bố: “Anh này là con ruột tôi, bấy lâu xa cách vì anh bỏ nhà ra đi lúc nhỏ. Nay cha con chúng tôi đã trùng phùng, tôi giao cho anh tất cả gia tài của tôi mà trước đây anh đã quản-lý và biết rõ”.

    Người con nghe nói, mừng quá, cho là việc chưa bao giờ có và tự nghĩ: “Không mong mà được, thật là lạ!”.

    Chấm dứt câu chuyện thí dụ, Tu-bồ-Đề, Ca-chiên-Diên…bạch Phật: “Ông trưởng giả thí như Đức Như-Lai còn chúng con như gã thất lạc kia. Như-Lai là cha, chúng con là con Phật mà không biết.

    “Chúng con vì ba món khổ([1]) mãi ở trong cảnh sanh-tử chịu các sự nóng đốt, lo phiền, mê lầm, ngu dốt, cho nên ưa thích những “giáo-pháp nhỏ” (tiểu pháp). Làm cái việc hốt rác rến “giáo pháp trò đùa” mà tự cho là thoả mãn với cái giá trả công Niết-bàn.

    Như-Lai không bắt, không cưỡng bách chúng con theo con đường “tất cả đều có phần hưởng thọ kho tàng tri-kiến Như-Lai” mà tha cho chúng con theo cái khuynh-hướng ([2]) thấp hèn, rồi phương-tiện thuận theo chúng con mà dạy bảo.

    Chúng con là con của Phật mà không biết.Vì không biết nên không dám mong hưởng thọ sự-nghiệp vĩ đại của Cha là Phật, mà chỉ cam phận với đồng tiền làm thuê Nhị-thừa. Ấy vì tại chúng con không dám tự nhận là con Phật nên hoá ra Phật cũng không tự nhận là Cha được (không thể nói pháp Đại-thừa).

    Nay Tạng-báu của Pháp-vương lại tự nhiên mà đến, quả thật không cầu mà được.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    Mây trắng (04-04-2017)

  3. #22
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TÍN GIẢI (Les inclinations)THỨ TƯ .
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Kinh Hán-văn gọi anh chàng bỏ nhà bỏ cha trốn đi là “cùng tử”, nghĩa là đứa con bần-cùng, Ô.E.Burnouf dịch là “le fils prodigue”, là đứa con hoang.

    Có bỏ nhà bỏ cha ra đi, là trước kia cha con cùng ở chung một chỗ. Chỗ đó là “Như Lai Tạng”

    Không riêng gì Tu-bồ-Đề, Ca-chiên-Diên…mà tất cả chúng ta và Phật đều cùng nguyên quán, đều cùng ở một chỗ là nơi hoàn toàn sáng suốt (Viên giác) và trong sạch (Thanh tịnh).

    Nhưng với cái thấy “Vô-minh Bất-giác”, tự thấy mình là phàm-phu, là đứa con hoang, là anh chàng cùng-tử, thành phải chịu phiền-não luân-hồi.

    Nhớ thương, cha bỏ xứ đi tìm, dụ cho việc đức Phật xuất thế, vào cõi ngũ-trược để độ chúng-sanh.

    Nhưng khi gặp nhau lại quá cách biệt, cha thì giàu tột bậc (Phật đầy đủ đức tướng) còn con thì bần cùng khổ sở (chúng-sanh phúc bạc tội dày).

    Cha biết con, mà con thì thấy mình quá hèn quá thấp không dám ngó, đừng nói tới việc nhìn cha. Chúng ta cũng thế, tuy miệng tự xưng là Phật-tử, nhưng nào ai dám tin rằng mình là con ruột của Phật và có quyền thừa hưởng tất cả kho tàng vô giá bảo-pháp của Như-Lai.

    Bị bắt mà sợ đến chết giả, chẳng khác người đời khi nghe Phật dạy “tất cả vốn là thành Phật” là hốt hoảng thất thanh.

    Ông cha biết: vì đã quen sống đời sống ăn xin bần tiện, con ông nay không làm sao đột ngột đổi khuynh-hướng được. Ông bèn dùng kế cho hai người tìm rủ con ông vào nhà ông làm cái việc ty tiện hốt rác, không xứng với cái địa vị chân thật là con Phật. Và biết tánh vụ lợi của kẻ nghèo, ông hứa trả công gấp hai.

    Đứa con hoang rất thích làm việc dơ-bẩn, thấp hèn này, như chúng-sinh thích nghe những giáo-pháp thấp thấp của tứ-quả Thánh và tu tập theo những giáo-pháp ấy, không dám nghĩ đến cái cao hơn.

    Muốn gần con để lần hồi dạy bảo, dẩn dụ, ông cha bỏ quần áo sang cả, mặc bô vải thô xấu, là dụ cho Phật dùng quyền xão phương-tiện, hạ thấp tri-kiến mình để nói bày theo cái hiểu nông cạn của chúng-sanh. Gần được con, ông cha đốc suất làm việc như Phật khuyến-khích sự tinh tấn tu hành, và hứa ban thưởng xứng đáng muốn gì cho nấy, như Phật hứa cho Niết-bàn An lạc.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    Mây trắng (04-04-2017)

  5. #23
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM TÍN GIẢI (Les inclinations)THỨ TƯ .
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nhưng con không bỏ cái ý hèn kém, chẳng rời nhà tranh (Thanh-văn, Duyên-giác) dù đã trải qua 20 năm làm việc hốt rác và vô ra nhà cha (Như-Lai).

    Cha có bệnh, kêu con giao gia tài cho quản lý, như Phật đã đem tri-kiến của Phật ra lần dạy bảo và cho tu tập. Nhưng con không dám dùng cũng như không có ý muốn dùng, đó là lòng hoài nghi của tất cả chúng-sanh đối với khả năng thành Phật của mình.

    Đến giờ sắp chết (Phật nhập Niết-bàn), cha hội thân tộc (Hội Pháp-hoa), tuyên bố chàng cùng-tử là con ruột (thọ ký thành Phật), nay trao cho tất cả của quý (Chân Lý Tuyệt Đối) mà bấy lâu đã tập cho chàng làm quen, nay đã thông thuộc.

    Con rất vui mừng, nghĩ thầm; không cầu mà có, tự nhiên mà đến.

    *

    Thưở xưa có một con Sư-tử cái đang có mang. Vì có mang nên không đi kiếm mồi được, phải đói khổ. Một hôm, gặp một bầy cừu, chị gom tàn lực nhảy vồ. Chị sảo thai và ngã ra chết. Bầy cừu nuôi chú Sư-tử mất mẹ. Đến lớn chú ăn cỏ và kêu la như cừu, và luôn luôn tin mình là cừu. Một hôm gặp một con Sư-tử già, Sư-tử già bắt chú nhỏ soi mặt dưới khe trong.

    Thấy mình cũng nanh nhọn, đầu bờm, chú cừu tự giác mình là Sư-tử chúa sơn lâm chớ không phải là cừu con ty-tiện, chú rống lên một tiếng nhảy phóc vô rừng, hết đời cừu con!

    Người là sư-tử con, không phải cừu. Nay Phật đã cho ta soi mặt ở khe, vậy ai cũng phải rống lên một tiếng cho chuyển động đất trời, rồi trở về bảo-lâm mà đừng theo đồng cỏ nữa!


    --------------

    [1] Ba món khổ (tam khổ): 1) Khổ-khổ: sự khổ đã đến thì làm phát sanh cái khổ phiền não. Do đây nói khổ-khổ; 2) Hoại-khổ: một loại khổ phiền não khác do cái mất vui, mất sướng mà ra; 3) Hành-khổ: loại khổ phiền não thứ ba, sanh ra bởi tính-cách vô thường, dời đổi, họp tan.

    [2] Thú hướng hay khuynh-hướng: Inclinations, có lẽ vì điểm này mà Ô.E.Burnouf dịch tựa của phẩm này là “ Les Inclinations”.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following User Says Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    Mây trắng (04-04-2017)

  7. #24
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales)THỨ NĂM.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ NĂM

    DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales).


    Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo Ma-ha Ca-Diếp và các đại đệ-tử. “Hay lắm! Hay lắm! Ca-Diếp đã khéo nói về những công-đức chân-thật của Như-Lai. Đúng như lời các ông, Như-Lai còn có vô lượng vô biên công-đức khác nữa, mà các đệ tử, dầu có trải qua vô lượng ức kiếp không làm sao kể ra cho hết được. Ca-Diếp nên biết, Như-Lai là vua của các “Pháp”([1]); những gì Như-Lai nói ra đều không sai dối. Như-Lai biết hướng của các pháp, lại cũng biết những gì chúng-sanh lo nghĩ trong thâm tâm. Vì vậy tuy biết tất cả các pháp, Như-Lai vẫn đứng trên phương-tiện mà nói. Nói tuy có khác, tất cả các pháp dạy đều đưa đến cái “biết tất cả” (nhất-thế-trí hay nhất-thế-chủng-trí = Omniscience).

    Nay thí dụ: một trận mưa đổ xuống. Các loại cây cỏ kể luôn các loại dùng làm thuốc (dược thảo), dầu lớn dầu nhỏ, dầu thấp dầu cao, đều hứng lấy, nhưng tùy sức của mỗi loại mà sức hấp thụ có khác nhau. Bởi cớ, tuy cùng mọc trên một miếng đất, tuy cùng thấm nhuần một trận mưa, sự đơm hoa kết quả vẫn có sai khác.

    Như-Lai hiện ra đời như vầng mây, nói Pháp như mây thành mưa, bao trùm chúng-sanh. Cũng như cây cỏ, chúng-sanh đều được lãnh một phần nước mưa, tuỳ sức hấp thụ của mình và đều được sự lợi lạc.

    Mưa không riêng tư cho ai, thì Như-Lai cũng bình đẳng nói Pháp cho tất cả chúng-sanh. Nhờ vậy mà cỏ nhỏ (chư Thiên và loài người _ căn cơ Nhân Thiên Thừa) cỏ bực trung (Thanh-văn và Duyên-giác _ căn cơ Nhị Thừa), cỏ cao (hàng tự-tin thành Phật _ căn cơ Đại Thừa), cây nhỏ và những cây cao bóng cả (hàng Bồ-tát hoá độ chúng-sanh) đều đồng hưởng tuỳ sức mình.

    Pháp của Như-Lai còn có thể tỷ dụ như ánh-sáng mặt trời, mặt trăng, bình đẳng chiếu ([2]).

    - Nếu như thế, tại sao có ba Thừa?
    Ca-Diếp hỏi.

    - Có một thứ đất sét _ Thế-Tôn đáp _ nhưng vì nhu cầu sai khác mà những bồn đựng đường, đựng mỡ, đựng sữa,..v.v.. mới được nắn ra. Cũng thế, chỉ có một giáo-pháp là Phật-thừa, không có cái thứ hai, thứ ba.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. #25
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales)THỨ NĂM.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp hỏi tiếp: Thừa chỉ có một, còn Niết-bàn có mấy thứ?

    Đức Phật đáp: Chỉ có một thứ. Hãy nghe tỷ-dụ này: Một người bị chứng mù mắt từ khi lọt lòng mẹ. Đối với anh thì không có vấn-đề hình-dáng, mầu sắc, cũng không trời, không sao, và cũng không có ai là người ngắm sắc, xem sao. Dầu ai nói tất cả những cái ấy là có, anh vẫn không tin. Nhưng may, có một ông thầy thuốc có tài trị bá chứng. Thấy chàng mù ông thương mới nghĩ phương điều-trị. Ông tự bảo: chỉ trên núi mới có 4 thứ dược-thảo trị được bệnh mù: 1) loại có tất cả các vị và các màu; 2) loại trị tất cả các chứng bệnh; 3) loại trừ các thứ thuốc độc; 4) loại cho sự an lạc trong mọi hoàn-cảnh. Nghĩ xong, ông lên núi lấy về cho người bệnh dùng. Uống xong, người mù sáng mắt, thấy ngoại cảnh, nội thân, thấy xa, thấy gần, thấy việc trên trời, thấy việc dưới đất. Tỉnh biết trước kia mình quá ngu-ngốc, chàng tự bảo: Bây giờ tôi thấy hết, tôi đã thoát khỏi bệnh mù, tôi đã sáng suốt trở lại, trên đời này còn ai hơn tôi đâu?!

    Lúc ấy có những ông Tiên đắc Ngũ thông đến nói với anh: Anh đã biết gì đâu mà tự mãn như vậy. Ngồi trong nhà, anh có thấy được những gì ngoài đường đâu. Người khác thương hay ghét anh trong lòng họ, anh đã biết chưa? Về cái nghe thì cách anh một khoảng xa, tiếng trống, tiếng còi, tiếng người nói gọi, dầu có, đối với anh vẫn như không. Đi thì anh phải dùng chân, không dùng, anh không đi xa hơn 4 trăm khuỷu tay (coudeés); kết thai, trưởng dưỡng trong lòng mẹ mà nay anh không nhớ gì cái cảnh sống chật-chội ấy, thì anh đã biết gì mà tự cho, mình là “thấy hết”? Anh nên nhìn nhận rằng cái sáng đối với anh, thật ra là cái tối, còn cái anh cho là tối, thật ra là sáng.

    Nghe xong, anh chàng mới hỏi: Bạch Tiên-ông, bây giờ làm thế nào để “thấy hết”?. Tiên bảo: Hãy tìm nơi thanh vắng núi rừng mà suy gẫm về Pháp và hãy tự giải-thoát mọi sự cám-dỗ. Khi đã đắc định, anh sẽ có trí-huệ.

    Anh chàng nghe theo và sau đó được Ngũ-thông. Chừng ấy anh mới thấy rằng trước kia anh quả là kẻ mù. Dù đôi mắt đã sáng lại.

    Phật bảo Ca-Diếp: Phải hiểu thí-dụ ấy như thế này: Mù từ khi lọt lòng mẹ là chỉ chúng-sanh bị kẹt trong vòng sinh-tử luân-hồi; chúng không biết Pháp và tích luỹ những hắc-ám của sự cám-dỗ. Vì vô-minh làm mù, chúng để cho những cái tên (danh = nom), những hình dáng (sắc = forme), những quan niệm (conceptions) làm đau khổ triền-miên.

    Như-Lai phải được xem như Đại Y-sư. Bốn thứ cỏ thuốc là: Không (giữ lòng không: état de vide). Vô tướng (đừng lấy tướng bề ngoài làm trọng: absence de forme).Vô nguyện (đừng cầu mong gì: absence de désir, de voeu) và Niết-bàn (vắng lặng).

    Thanh-văn, Duyên-giác như kẻ mù trở lại sáng, giải thoát các xiềng-xích đau khổ của Sanh-tử luân-hồi và ra khỏi Tam giới, rồi tưởng như thế là đầy đủ rồi.

    Nhưng cái thấy của bậc ấy nào phải cái thấy của Phật, vì vậy Phật phải dạy Phật-thừa, mở tâm Bồ-đề cho họ.




    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  9. #26
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales)THỨ NĂM.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Huyền nghĩa:

    Phật thuyết pháp bình-đẳng là Nhất Thừa. Trong những giáo-pháp thường được xem như Tiểu-thừa, vẫn là một phần của Nhất Thừa.

    Tuỳ sức hấp thụ của chúng-sanh mà Phật phải quyền chia có ba Thừa.

    Tất cả pháp của Như-Lai đều có một vị là Giải thoát Rốt ráo.



    CHÚ THÍCH :

    ([1]) “Pháp”: lois, những định-luật thiên nhiên.

    ([2] ) Từ đoạn này tới chót là lấy bản Pháp-văn.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. #27
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM THỌ KÝ (Les Prédictions)THỨ SÁU.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ SÁU

    THỌ KÝ (Les Prédictions)


    Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo đại chúng: “Ma-ha Ca-Diếp, trong đời vị-lai, sẽ phụng-sự 3.000 muôn ức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen và rộng nói vô lượng đại pháp của chư Phật, và ở nơi thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh (Raçmiprabhâsa), kiếp tên Đại-trang-Nghiêm (Mahâvyûha). Phật Quang-Minh thọ 12 tiểu-kiếp, Chánh-pháp trụ thế 20 tiểu-kiếp, Trụ-pháp 20 tiểu-kiếp. Cõi nước của Phật tốt đẹp, không có các thứ dơ xấu, ngói sỏi, gai gốc, bằng thẳng, đất bằng lưu-ly, cây báu thẳng hàng, vàng ròng làm dây, giăng ranh bên đường, hoa báu rải cùng, khắp nơi trong sạch.

    Bồ-tát trong nước đó đông vô lượng, các Thanh-văn cũng vô số. Không có việc làm của ma. Tuy có ma và dân ma, nhưng đều hộ trì Phật-pháp.

    Nói xong, đức Phật thuyết một bài kệ lập lại ý này.

    Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Đại Ca-Chiên-Diên….. thảy đều run sợ, một lòng chắp tay chiêm ngưỡng đức Phật, đồng cùng nhau (thầm) nói bài kệ đại ý như sau: Thế-Tôn, nếu Ngài rõ thâm tâm chúng con thì xin Ngài rưới nước cam-lồ mà thọ ký cho chúng con. Chúng con nay như kẻ đói mà gặp tiệc vua ban, thấy mà chưa dám ăn. Dầu nghe Phật nói tất cả sẽ thành Phật, nhưng chưa được Phật thọ ký thì lòng chúng con vẫn còn lo ngại, nghi ngờ.

    Biết tâm niệm của các đại đệ-tử đó, Thế-Tôn bèn bảo: “Tu-Bồ-Đề, trong tương lai, sẽ phụng thờ 300 ức Na-do-tha đức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng và tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ-tát, và ở thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu Danh-Tướng (Cacikêtu), kiếp tên Hữu-Bảo, nước tên Bảo-sanh. Cõi đó bằng thẳng đất bằng lưu-ly, cây báu trang nghiêm…(như trên).

    Rồi đức Phật cũng nói một bài kệ lập lại ý trên.

    Kế đó, Thế-Tôn bảo Ca-Chiên-Diên: Trong tương lai Ca-Chiên-Diên sẽ cúng dường chư Phật, xây dựng và cúng dường tháp miếu, rồi đủ đạo Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu Diêm-Phù-Da-Đề-Kim-Quang (Djambûnadaprabha).

    Rồi Phật cũng nói một bài kệ lập lại nghĩa trên.

    Rốt hết, đức Phật thọ ký cho Muc-Kiền-Liên thành Phật nhờ sự cúng dường chư Phật và xây dựng tháp miếu, hiệu là Đa-Ma-Ba-Bát Chiên-Đàn-Hương (Tamâlapatratchanagandha).

    Rồi Phật cũng lập lại bằng một bài kệ.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. #28
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM THỌ KÝ (Les Prédictions)THỨ SÁU.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ SÁU

    THỌ KÝ (Les Prédictions)


    Huyền nghĩa :

    Thành Phật, với nghĩa đạt đến sự thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát hoàn toàn-là phần dành cho mỗi chúng-sanh.

    Và con đường đưa đến mức cuối cùng ấy chỉ có một.

    Nhưng kẻ bộ hành không bị bắt buộc cùng dùng một phương tiện di chuyển. Ai có khả năng đi bộ, đi thuyền, đi xe…. thì tuỳ mình.

    Vì vậy mà Ma-ha Ca-Diếp theo phương-tiện “rộng nói đại pháp của chư Phật”, tức là dùng trí-huệ. Mà trí-huệ là sáng suốt, cho nên hiệu Phật là Quang-Minh.

    Tu-Bồ-Đề chuyên hạnh thanh tịnh, tức là giữ giới. Mà giữ giới thuộc việc làm bề ngoài, cho nên hiệu Phật là Danh-Tướng.

    Đến như Ca-Chiên-Diên thì chuyên cúng dường, xây tháp, đầy đủ đạo Bồ-tát vị tha, cho nên hiệu là Diêm-Phù-Da-Đề Kim-Quang (ánh sáng vàng của cõi Diêm-phù-đề, tức là thế-gian).

    Mục-Kiền-Liên cũng thế.




    CƯỚC CHÚ:

    Theo bản Hán-văn thì Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Ca-Chiên-Diên… đồng cùng nhau nói bài kệ “người đói gặp tiệc vua mà không dám ăn”. Nhưng theo bản dịch Pháp-văn thì những ông ấy tụng “thầm” bài kệ chớ không nói ra tiếng. So sánh thấy tụng thầm mới hợp với đoạn văn sau là Phật biết tâm niệm của các vị đại đệ-tử ấy, vì vậy tôi đã thêm chữ (thầm).

    ([1]) “Pháp”: lois, những định-luật thiên nhiên.

    ([2] ) Từ đoạn này tới chót là lấy bản Pháp-văn


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. #29
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HOÁ THÀNH DỤ (L'ancienne application)THỨ BẢY.
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM THỨ BẢY

    HOÁ THÀNH DỤ (L'ancienne application)


    Phật bảo các Tỳ-khưu: “Trong quá-khứ vô-lượng vô-biên có một đức Phật là Đại-Thông Trí-Thắng Như-Lai. Nước của Phật tên Hảo-Thành, kiếp tên Đại-Tướng.

    Từ khi đức Phật Đại-Thông diệt độ đến nay, cũng rất lâu xa không thể tính được.


    Đức Phật Thích-Ca sở dĩ biết sự-tích của đức Phật Đại-Thông là nhờ sức tri-kiến của Như-Lai, cho nên việc dù cách xa như thế, Ngài vẫn thấy như việc hiện nay.

    Đức Đại-Thông Trí-Thắng thọ năm trăm bốn mươi vạn ức na-do-tha kiếp ([1]). Lúc còn ngồi đạo-tràng, Ngài đã phá xong ma-quân. Ma quân phá xong, Ngài tưởng sẽ đặng Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhưng Pháp Phật chẳng hiện ra. Ngài bèn nhập định, ngồi xếp bằng, thân tâm bất động, trong một Tiểu-kiếp. Pháp Phật vẫn chẳng hiện. Ngài tiếp ngồi cho đến Tiểu-kiếp thứ mười, mà cũng không thành Phật.

    Lúc bấy giờ, chư Thiên cõi trời Đao-lợi trải cho Phật một toà Sư-tử cao một do tuần, Phật vừa ngồi lên là đắc Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chư Thiên bèn rải hoa cúng dường không ngớt suốt mười Tiểu-kiếp.


    Đức Phật Thích-Ca nói tiếp: “Chư Tỳ-khưu! Đức Phật Đại-Thông Trí-Thắng phải trải qua mười tiểu-kiếp các pháp Phật mới hiện bày và được Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác”.

    Lúc Phật Đại-Thông chưa xuất gia, Ngài có 16 người con trai. Người thứ nhất tên là Trí-Tích. Các con của Ngài, mỗi người đều có những đồ chơi tốt đẹp báu lạ, nhưng khi nghe cha thành Phật, tất cả đều bỏ của báu đi đến chỗ Phật ở. Mấy bà mẹ khóc lóc theo đưa.

    Ông nội là một vị Chuyển-Luân Thánh-vương. Ông cùng một trăm đại-thần cùng theo đến cúng dường và chiêm bái đức Phật Đại-Thông.

    Mười sáu vị vương-tử thỉnh đức Phật Đại-Thông Chuyển pháp-luân.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. #30
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
    PHẨM HOÁ THÀNH DỤ (L'ancienne application)THỨ BẢY.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đức Phật Thích-Ca bảo các Tỳ-khưu: Lúc Đức Phật Đại-Thông thành Phật, các nước Phật trong mười phương đều chấn động sáu cách. Trong các nước ấy, những chỗ tối tăm mà ánh sáng mặt trăng, mặt trời không soi được, lúc ấy đều sáng rỡ. Chúng-sanh trong đó đều đặng thấy nhau mà nói rằng: “Tại sao trong đây mà lại bỗng sanh chúng-sanh?”

    Các cõi Trời trong mười phương cũng chấn động. Chư Thiên biết có Phật ra đời, bèn kéo nhau đến chiêm bái và thỉnh Phật chuyển pháp-luân.

    Đức Phật Đại-Thông Trí-Thắng nhận lời thỉnh của các Phạm-Thiên-vương và 16 vị vương-tử, trước nói Tứ-đế, kế nói Thập-nhị nhân-duyên, trước sau tất cả bốn lần, độ muôn ức Hằng-ha sa chúng-sanh.

    Bấy giờ 16 vị vương-tử đều là đồng-tử xuất-gia làm Sa-di, các căn thông lợi, trí-huệ sáng-suốt, từng cúng dường trăm ngàn muôn ức đức Phật, tịnh tu phạm-hạnh. Các vị bạch Phật Đại-Thông: “Các vị Đại-đức Thanh-văn vô lượng muôn ngàn ức đây đã thành-tựu, kính xin Thế-Tôn vì chúng con nói pháp Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chúng con chí mong được tri-kiến của Như-Lai”.

    Lúc đó, 8 muôn ức người trong bọn theo hầu Vua Chuyển-Luân, thấy 16 vị vương-tử xuất-gia, cũng xin xuất-gia theo. Vua cho.

    Bấy giờ đức Đại-Thông nhận lời thỉnh của Sa-di, rồi qua 2 muôn kiếp sau mới ở trong hàng 4 chúng, nói kinh Đại-thừa “Diệu-pháp Liên-hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật sở hộ niệm”

    Phật nói kinh đó suốt 8 ngàn kiếp, không gián đoạn. Nói xong, Phật vào tịnh thất trụ trong thiền-định 8 muôn bốn ngàn kiếp.

    Mười sáu vị Sa-di bèn thay Phật lên pháp-tòa, cũng trong 8 muôn bốn ngàn kiếp, rộng nói Kinh Diệu-pháp. Mỗi vị đều độ Hằng-sa chúng-sanh, khiến phát tâm Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

    Qua 8 muôn bốn ngàn kiếp, đức Phật Đại-Thông xuất định, bảo rằng: “16 vị Sa-di thật là ít có vì trí-huệ sáng-láng, các căn thông lẹ. Các hàng Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát nếu biết gần gũi và tin kính, thọ trì pháp của mấy vị ấy sẽ đặng Đạo Vô-thượng.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  2. Cảm nghĩ về Phóng Sanh, tốt xấu lẫn lộn không rõ ràng...
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-01-2015, 10:55 AM
  3. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •