DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/16 ĐầuĐầu ... 89101112 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 151
  1. #91
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.27)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện nói rằng:

    - Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Vì sắc đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại; vì thọ, tưởng, hành, thức đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại. Như vậy cho đến vì trí nhất thiết đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại. Vì sao vậy?

    Này Kiều-thi-ca! Vì khoảng đầu, giữa, cuối của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được, nên gọi là đại. Do kia đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là đại. Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, gọi là đại Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều-thi-ca! Vì sắc vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng; vì thọ, tưởng, hành, thức vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Như vậy cho đến, vì trí nhất thiết vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì lượng của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được. Thí như lượng của hư không, chẳng thể đạt được. Sắc… cũng vậy, nên gọi là vô lượng.

    Này Kiều-thi-ca! Hư không vô lượng nên sắc… cũng vô lượng. Sắc… vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, gọi là vô lượng Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều-thi-ca! Vì sắc vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Như vậy cho đến, vì trí nhất thiết vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì bờ mé, biên giới của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được. Thí như bờ mé, biên giới của hư không, chẳng thể đạt được. Sắc… cũng vậy, nên nói là vô biên.

    Này Kiều-thi-ca! Vì hư không vô biên nên sắc cũng vô biên. Sắc… vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì sở duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #92
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.27)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trời Đế Thích hỏi:

    - Vì sao sở duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Vì trí nhất thiết trí duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì pháp giới duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Trời Đế Thích hỏi:

    - Vì sao pháp giới duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Vì pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên, vì sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Vì pháp giới duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì chơn như duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Trời Đế Thích hỏi:

    - Vì sao chơn như duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

    Thiện Hiện đáp:

    - Vì chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên, vì sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên. Vì chơn như duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì hữu tình vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

    Trời Đế Thích hỏi:

    - Vì sao hữu tình vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

    Thiện Hiện hỏi lại:

    - Ý ông nghĩ sao? Nói hữu tình, hữu tình ấy là pháp tăng ngữ gì?

    Trời Đế Thích đáp:

    - Nói hữu tình, hữu tình ấy là chẳng phải là pháp tăng ngữ, cũng chẳng phải chẳng là pháp tăng ngữ; chỉ là giả lập để thu nhiếp khách danh, thu nhiếp vô sự danh, thu nhiếp vô duyên danh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #93
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.27)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiện Hiện lại hỏi:

    - Ý ông nghĩ sao? Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây cũng thật có hiển bày hữu tình chăng?

    Trời Đế Thích đáp:

    - Không, thưa Đại đức.

    Thiện Hiện nói:

    - Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, đã không thật có hiển bày hữu tình, nên gọi là vô biên. Vì biên giới trong ấy, chẳng thể đạt được.

    Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Nếu các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trải qua vô lượng vô số kiếp trụ, nói danh tự của các hữu tình thì trong ấy có hữu tình nào sanh, diệt chăng?

    Trời Đế Thích đáp:

    - Không, thưa Đại đức. Vì sao vậy? Vì các hữu tình tánh vốn thanh tịnh, bổn lai vô sở hữu.

    Thiện Hiện nói rằng:

    - Do đây, tôi nói hữu tình vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, gọi là vô biên.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #94
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Quyển 427 (P.28)

    XXVIII. PHẨM THỌ KÝ



    Bấy giờ trong chúng, chư Thiên cõi Dục: như Thiên Ðế Thích…, chư Thiên cõi Sắc: như Phạm Thiên Vương… và các Thiên nữ, Thần Tiên Y-xá-na cùng lúc ba lần khen ngợi những điều Cụ thọ Thiện Hiện đã nói: Tôn giả Thiện Hiện dùng Phật thần lực làm chỗ y trì, khéo vì chúng tôi phân biệt khai thị Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Phật ra đời là vì pháp yếu Vô thượng. Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này mà như lời nói mà tu hành, chẳng xa lìa, thì chúng tôi kính thờ vị ấy như kính thờ Phật. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, không có pháp để được. Nghĩa là trong đây, không có sắc để được; không có thọ, tưởng, hành, thức để được. Như vậy cho đến không có trí nhất thiết để được; không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để được. Tuy không có các pháp như vậy để được, nhưng vẫn thi thiết thánh giáo Tam thừa: Thanh văn, Ðộc giác, Vô thượng thừa.

    Bấy giờ, Phật bảo các vị Thiên tử:

    - Này các Thiên tử! Đúng vậy! Ðúng vậy! Ðúng như lời các ông nói. Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, tuy không có các pháp như sắc… để được, nhưng vẫn thi thiết Thánh giáo Tam thừa. Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, đem vô sở đắc làm phương tiện, khéo như lời nói mà tu hành, chẳng xa lìa, thì chư Thiên các ông thường nên kính thờ vị ấy như các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Vì sao? Này các Thiên tử! Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, tuy nói rộng có Thánh giáo Tam thừa, song nói chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, Như Lai có thể đạt được. Cho đến chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Như Lai có thể đạt được. Chẳng phải nội không, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa nội không, Như Lai có thể đạt được. Cho đến chẳng phải vô tánh tự tánh không, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa vô tánh tự tánh không, Như Lai có thể đạt được. Chẳng phải bốn niệm trụ, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa bốn niệm trụ, Như Lai có thể được. Nói rộng cho đến chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa mười tám pháp Phật bất cộng, Như Lai có thể đạt được. Như vậy cho đến chẳng phải trí nhất thiết, Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa trí nhất thiết, Như Lai có thể đạt được. Chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng Như Lai có thể đạt được; chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng Như Lai có thể đạt được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #95
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này các Thiên tử! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với tất cả pháp, đem vô sở đắc làm phương tiện, tinh chuyên tu học bố thí Ba-la-mật-đa như thế, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát ấy đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, khéo tu hành chơn chánh, thường chẳng xa lìa. Cho nên các ông cần phải kính thờ Đại Bồ-tát ấy như kính thờ các Ðức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

    Này các Thiên tử! Các ông nên biết, vào thời Phật Nhiên Ðăng thuở xa xưa, tại đầu ngã tư đường của vương thành Chúng Hoa, thấy Phật Nhiên Ðăng, Ta liền dâng cúng Ngài năm hoa sen, trải tóc che bùn, cầu nghe pháp thượng diệu. Vì Ta lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên được chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng lìa nội không cho đến vô tánh tự tánh không; chẳng lìa bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; chẳng lìa bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng lìa tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Ðà-la-ni; chẳng lìa mười lực Phật, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng lìa vô lượng, vô số, vô biên các Phật pháp khác.

    Khi ấy, Phật Nhiên Ðăng liền thọ ký cho Ta Vô Thượng Chánh Đẳng Ðại Bồ-đề, Ngài nói rằng: “Này thiện nam tử! Trải qua vô số kiếp đời vị lai, vào kiếp Hiền của cõi này, ông sẽ làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa độ vô lượng chúng”.

    Khi ấy, các chư Thiên đều bạch Phật:

    - Bạch đức Thế Tôn! Thật hiếm có thay! Bạch đức Thiện Thệ! Thật hiếm có thay! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là hiếm có, khiến cho các chúng Đại Bồ-tát sớm có khả năng nhiếp thọ trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả sắc không lấy không bỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức không lấy không bỏ. Cho đến đối với trí nhất thiết không lấy không bỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không lấy không bỏ.

    Bấy giờ, Phật xem khắp bốn chúng hòa hợp: đó là Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và các chúng Đại Bồ-tát, trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh đều đến nhóm hội, đồng làm minh chứng.

    Khi ấy, Phật nhìn Thiên Ðế Thích nói rằng:

    - Này Kiều-thi-ca! Hoặc Đại Bồ-tát, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, hoặc các Thiên tử, Thiên nữ, hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây cung kính lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói, lưu bố cùng khắp, thì ông phải biết những hạng này, tất cả ác ma và quân ác ma chẳng nhiễu hại được. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này khéo trụ sắc không, vô tướng, vô nguyện; khéo trụ thọ, tưởng, hành, thức không, vô tướng, vô nguyện. Như vậy cho đến khéo trụ trí nhất thiết không, vô tướng, vô nguyện; khéo trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không, vô tướng, vô nguyện. Chẳng thể đem không nhiễu hại không, chẳng thể đem vô tướng nhiễu hại vô tướng, chẳng thể đem vô nguyện nhiễu hại vô nguyện. Vì sao? Vì các pháp như thế đều không có tự tánh, năng sở nhiễu hại đều chẳng thể được.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #96
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, người và phi nhân chẳng nhiễu hại được. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu tâm từ, bi, hỷ, xả đối với các loài hữu tình.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này trọn đời chẳng bị các duyên hiểm ác làm não hại, cũng chẳng bị hoạnh tử. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ… này tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chơn chính an dưỡng đối với các hữu tình.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Quảng quả của thế giới Tam thiên đại thiên này, đã phát tâm Vô Thượng Bồ-đề, nhưng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, nếu chưa lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý thì nên khiến cho họ chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này hoặc ở nhà hoang, hoặc nơi hoang dã, hoặc tại đường hiểm và chỗ nguy nạn, trọn chẳng run sợ kinh khủng dựng tóc gáy. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này chẳng lìa tâm trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu nội không cho đến vô tánh tự tánh không.

    Bấy giờ, trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh… của Tam thiên đại thiên thế giới Kham Nhẫn này đều cung kính chấp tay đồng bạch Phật rằng:

    - Bạch đức Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường hay đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, lưu bố rộng khắp thì chư Thiên chúng con thường theo ủng hộ vị ấy, chẳng cho tất cả tai họa xâm phạm não hại. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì các thiện nam tử thiện nữ nhân… này chính là Đại Bồ-tát vậy.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các hữu tình dứt hẳn các đường hiểm ác: địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, A-tố-lạc...

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các trời, người, dược xoa, rồng… lìa hẳn tất cả khổ tai họa, bệnh tật, bần cùng, đói khát, lạnh nóng…

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các trời, người, A-tố-lạc… lìa hẳn các việc không như ý; chỗ ở không có nạn binh đao chiến tranh, tất cả hữu tình thương yêu lẫn nhau.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #97
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng… cho đến hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, các tiểu Quốc vương, Chuyển luân Thánh vương, các quan phụ thần giúp nước.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Dự lưu và quả Dự lưu, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán, hoặc Ðộc giác và Ðộc giác Bồ-đề.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có các Đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng.

    Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo, làm lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

    Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên đây, nên chư Thiên chúng con và A-tố-lạc, các rồng, Dược-xoa cùng nhơn phi nhơn (người chẳng phải người) có thế lực lớn… thường theo cung kính, bảo hộ các chúng Đại Bồ-tát đây, không cho tất cả tai họa xâm phạm não hại, giúp cho các việc lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép kinh của các Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thường không gián đoạn.

    Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên Ðế Thích và các trời, rồng, A-tố-lạc… rằng:

    - Ðúng vậy! Ðúng vậy! Ðúng như lời các ông đã nói. Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các hữu tình lìa hẳn cõi ác, cho đến Tam bảo xuất hiện ở thế gian làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Cho nên chư Thiên, rồng, thần và nhơn phi nhơn có thế lực lớn… thường theo cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ các Đại Bồ-tát này, không cho tất cả tai họa xâm phạm não hại. Các ông nếu hay cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ các Đại Bồ-tát này thì nên biết đó là cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ Ta và mười phương tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Cho nên các ông thường phải tuỳ thuận các Đại Bồ-tát này mà cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ không được quên bỏ.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #98
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Này chư Thiên tử! Các ông nên biết, giả sử Tam thiên đại thiên thế giới Phật đầy ắp Thanh văn, Ðộc giác nhiều như mía, lau, lách, tre, rừng, lúa, mè, lùm, bụi… không một chỗ hở, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với ruộng phước kia, đem vô lượng nhạc cụ vi diệu nhất, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen trọn cả cuộc đời, nếu lại có người trong khoảng giây lát, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen một vị Đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu Ba-la-mật-đa, đem công đức trước so với phước báu sau thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, cho đến chẳng bằng một phần cực vi nhỏ. Vì cớ sao? Vì chẳng do Thanh văn và Ðộc giác mà có Đại Bồ-tát và các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ra đời. Nhưng nhờ Đại Bồ-tát nên thế gian mới có Thanh văn, Ðộc giác và các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Cho nên các ông, tất cả trời, rồng A-tố-lạc và nhơn phi nhơn… thường phải bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát này, chớ để cho tất cả tai họa xâm phạm não hại họ. Do đây, các ông sẽ được phước báu, ở trong cõi trời người thường được an vui, cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, được phước báu không bao giờ cùng tận.


    XXIX. PHẨM NHIẾP THỌ 01


    Bấy giờ, Thiên Ðế Thích bạch Phật:

    - Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát thật vô cùng kỳ diệu, hy hữu. Ðối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, nhiếp thọ hiện pháp hiếm có như thế, công đức thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, gần gũi phụng sự kính thờ chư Phật Thế Tôn, đem các căn lành mà mình ưa thích để cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; tức có khả năng làm cho các căn lành sanh trưởng, sớm được viên mãn. Ở chỗ chư Phật được nghe Chánh pháp, cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trong thời gian ấy từng chẳng quên mất. Chóng có khả năng nhiếp thọ tộc tánh viên mãn, cha mẹ viên mãn, sanh thân viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, quang minh viên mãn, thắng nhãn viên mãn, thắng nhĩ viên mãn, âm thanh viên mãn, đẳng trì viên mãn, tổng trì viên mãn.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #99
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại bằng sức phương tiện khéo léo, Đại Bồ-tát tự biến hóa thân mình như thân của Phật. Từ thế giới này tới thế giới kia, đến cõi không có Phật, khen nói pháp bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; khen nói nội không cho đến vô tánh tự tánh không; khen nói bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; khen nói bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

    Lại bằng sức phương tiện khéo léo, Đại Bồ-tát tuyên nói pháp yếu cho các hữu tình, tùy nghi an lập họ trong pháp Tam thừa, khiến cho giải thoát hẳn khổ sanh già bệnh chết, chứng cảnh giới Vô dư y bát Niết-bàn; hoặc lại cứu vớt những chúng sanh khổ trong các cõi ác, khiến cho họ sanh trong quốc độ trời người, hưởng các diệu lạc an vui.

    Khi ấy, Thiên Ðế Thích lại bạch Phật:

    - Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thật vô cùng kỳ diệu, hy hữu. Nếu hay khéo nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tức là nhiếp thọ đầy đủ sáu Ba-la-mật-đa; nói rộng cho đến tức là nhiếp thọ đầy đủ mười tám pháp Phật bất cộng, cũng là nhiếp thọ đầy đủ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề, tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

    Khi ấy, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng:

    - Này Kiều-thi-ca! Ðúng vậy! Ðúng vậy! Ðúng như ông đã nói, nếu hay khéo nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tức là nhiếp thọ đầy đủ sáu món Ba-la-mật-đa; nói rộng cho đến, tức là nhiếp thọ đầy đủ trí nhất thiết tướng.

    Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân… nào hay khéo đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân… ấy nhiếp thọ đủ loại hiện pháp, đời sau được công đức thù thắng. Này Kiều-thi-ca! Ông nên nghe kỹ, khéo léo tác ý, Như Lai sẽ phân biệt giải nói cho ông.

    Thiên Ðế Thích thưa:

    - Cúi xin Ðại Thánh giảng nói, chúng con đang muốn được nghe.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #100
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 427 (P.28)
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật bảo:

    - Này Kiều-thi-ca! Nếu có các tộc loại ngoại đạo, hoặc các tự tại thiên ma và quyến thuộc của ma ở cõi Dục, hoặc các kẻ bạo ác tăng thượng mạn đối với các thiện nam tử, thiện nữ nhân… như thế, muốn khởi tâm tạo việc không lợi ích, khiến cho họ xa lìa, chống nghịch, hủy báng Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì những kẻ ác đó vừa khởi tâm liền bị tai họa, tự phải tiêu diệt, chẳng đạt được sở nguyện. Vì cớ sao?

    Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát này vô lượng kiếp đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình vì xan tham nên nhiều kiếp tranh đấu thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp phá giới, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp giận dữ, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp biếng nhác, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tinh tiến Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp tán loạn, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tĩnh lự Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp ngu si, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình trôi lăn trong sanh tử, nhiều kiếp luôn bị tham sân si…, tùy miên trói buộc, nhiễu loạn thân tâm, tạo tác đủ các việc chẳng lợi ích, thì Đại Bồ-tát này khéo dùng phương tiện dạy cho họ dứt sạch tham, sân, si… tùy miên trói buộc, khiến cho an trụ nơi bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc khiến cho an trụ nơi bốn niệm trụ, nói rộng cho đến tám chi thánh đạo; hoặc khiến cho an trụ nơi không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hoặc khiến cho an trụ nơi quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; hoặc khiến cho an trụ nơi Ðộc giác Bồ-đề; hoặc khiến cho an trụ nơi Bồ-tát Thập địa; hoặc khiến cho an trụ nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật.

    Này Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, Đại Bồ-tát chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, nhiếp thọ hiện pháp, công đức thù thắng.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 141 đến quyển 150
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 147
    Bài cuối: 06-19-2016, 10:56 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 121 đến quyển 130
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 166
    Bài cuối: 05-30-2016, 08:28 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 111 đến quyển 120
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 05-20-2016, 09:17 PM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 101 đến quyển 110
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 155
    Bài cuối: 05-10-2016, 07:50 AM
  5. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 91 đến quyển 100
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 125
    Bài cuối: 04-30-2016, 09:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •