BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
Chương 9 Trí huệ
__________________________________________________ ______________________________________


Chú thích:

[1] Còn gọi là chân lý "lầm lẫn" vì nó được đặt ra bởi những trí óc lầm lẫn của thế gian, bao phủ bởi vô minh. Danh từ thông dụng gọi là Tục Đế và Chân Đế.

[2] Trong bản Tạng ngử gọi là Naljorpa, tức người tu tập Du Già hay Thiền quán.

[3] Vô thường.

[4] Đây là cuộc tranh luận giữa tôn giả Santideva (Trung Quán) và các nhà Duy Thức. Theo Duy Thức thì các pháp bên ngoài là ảo tưởng không thực có, chỉ có tâm là hiện hữu thực sự.

[5] Bất thụ: không thể đẻ con.

[6] Tánh tự biết, trong Duy Thức gọi là tự chứng phần.

[7] Một con gấu ngủ suốt mùa đông, bị vết cắn của con chuột làm độc mà không hay. Sang xuân, khi nghe tiếng sấm tỉnh dậy thấy đau, nó mới nhớ lại là đã bị chuột cắn. Sự nhớ lại (ký ức) của con người cũng tương tự như thế.

[8] Theo truyền thuyết, khi nói tới đây, tôn giả Santideva bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho tới câu kệ cuối cùng.

[9] Ở đây tôn giả tranh luận với Tiểu Thừa. Theo Tiểu Thừa, khi Phật nhập Niết Bàn thì ngài không còn làm lợi ích cho chúng sinh được nữa.

[10] Kim sí điểu, chim đại bàng hay ăn rồng, rắn

[11] Tức trí huệ thấu hiểu Tánh Không của các pháp.

[12] Tức còn báo thân ngũ uẩn.

[13] Ở đây tôn giả Santideva tranh luận với phái ngoại đạo Samkhya (Số luận).

[14] Ở đây tôn giả tranh luận với phái ngoại đạo Nyaya (Chánh lý luận). Phái này cho cái ta có thực thể thường còn, nhưng không nằm trong thân thể con người. Cái Ta này biết được sự vật vì nó có một cái tâm riêng biệt (nhưng nó không phải là tâm). Muốn biết qua các phái ngoại đạo này, bạn đọc có thể xem trong quyển Phật Học Tinh Yếu.

[15] Ở đây tôn giả tranh luận với Tiểu Thừa. Tiểu Thừa cho cái Ta không có thật, nhưng các pháp như năm uẩn, thân, ... có thật.

[16] Theo Trung Quán, một vật có thật, có tự tánh còn được gọi là Một, có nghĩa là tự nó là nó, không phải do nhiều thứ khác kết hợp thành.

[17] Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới.

[18] Đừng lầm lẫn cho Du Già (Yoga) là đặc biệt của Ấn Độ Giáo (Hindouisme) vì trong Phật Giáo cũng có phái Du Già Sư (Yogacara) là một phái của Duy Thức. Hành giả Du Già ở đây có nghĩa là người chuyên tu Thiền Quán.

[19] Ở đây bác sự cho rằng: nguyên tử của trần cảnh và của căn giao hội lẫn nhau phát sinh ra cảm thọ.

[20] Bác những người cho nguyên tử không có khía cạnh.

[21] Bác lập luận Hữu Bộ cho tâm và vật là hai thực thể cách biệt..

[22] Bác Thần Giáo, cho Trời hay thần Isvara là người sáng tạo ra thế giới.

[23] Thuộc phái ngoại đạo Mimamsaka (Thanh Thường Trú) và Vaiceshika (Thắng Luận).

[24] Kiếp Tỷ La, giáo chủ phái Samkhya