DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 19
  1. #6
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts


    "Cái gì khám phá ra Giáo Pháp?"

    "Cái tâm khám phá,
    cố tìm cho ra tại sao sannà, tưởng, nói 'tốt'
    và tâm chụp bắt điều 'xấu'
    rồi cưỡng bách tâm tự trói chặt vào thương và ghét."
    "Ăn một lần và không bao giờ tìm ăn thêm nữa."

    "Chấm dứt tình trạng muốn nhìn, muốn hiểu biết,
    và hy vọng muốn biết thêm,
    Chấm dứt tình trạng kẹt dính trong rối loạn.
    Tâm ngồi yên trên cái bệ của nó,
    buông bỏ, không vướng mắc.

    "Một cái hồ bốn vách, nước đầy ngập đến miệng."

    "Chấm dứt ham muốn, loại bỏ hoài nghi,
    trong sạch, không vướng bụi trần, và thoát khỏi hiểm họa.
    Sannà, tưởng, lắng đọng, sankhàra, hành, không khuấy rầy.
    Như thế ấy, tâm tràn đầy tới miệng, không gì thiếu.
    Yên tĩnh và vắng lặng, tâm không ý nghĩ buồn phiền:
    điều đáng cho ta thích thú ngắm nhìn
    ngày nầy qua ngày khác.
    Dầu thọ lãnh hàng triệu kho báu ở cảnh trời
    cũng không sánh bằng tình trạng hiểu biết thật sự
    làm buông xả các hành, sankhàras.
    Ðiều chánh yếu nòng cốt: chấm dứt tham vọng.
    Nhãn hiệu nằm trong phạm vi của nó
    và không xen vào can thiệp.
    Cái tâm, không say mê với bất luận gì,
    chấm dứt mọi tranh đua.
    Cũng như ta lấy mặt gương
    và nhìn phản ảnh của mình trong đó:
    Không nên bám níu vào sannà, tưởng,
    nó cũng giống như hình ảnh của ta trong mặt gương.
    Không nên để những vấn đề của hành, sankhàra, nhiễm độc.
    "Khi tâm hoạt động, ta có thể nhìn thấy
    cái tâm chính thật, không giả mạo.
    Ta biết chắc rằng sự di động nằm bên trong mình
    vì nó đổi thay, biến chuyển.
    Tình trạng thay đổi vô chừng
    là tính chất của tâm,
    Không cần phải chỉ trích ai khác.
    Ta biết những loại uẩn khác nhau
    trong sinh hoạt của tâm.



  2. The Following User Says Thank You to Tuệ Thức For This Useful Post:

    cát bụi (03-19-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •