DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/11 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 101
  1. #1
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts

    Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo


    Kính quý Thầy Cô, quý Thiện Hữu Tri Thức !

    Hôm nay nhân có sự hiểu lầm rằng Ông Krishnamurti là một vị Giác Ngộ (theo nghĩa Phật giáo), nên Cường không quản "học sơ trí siển" mạo muội mở chủ đề này để chúng ta cùng nhau đào sâu hiểu rõ hơn về "Cái Uyên áo, cái tuyệt vời" của Phật pháp.

    Nếu Phật pháp mà đơn giản và trùng khớp với mọi Giáo lý Ngoại Đạo thì Đức Phật đã không lập giáo làm chi, đức Phật đâu có muốn tạo một Tôn giáo để chen chân với mọi Tôn giáo khác trong cuộc đời mộng ảo này ! Đức Phật chỉ duy nhất muốn KHAI THỊ cho chúng ta NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN mà thôi




    CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH
    CỦA NGÀI J. KRISHNAMURTI


    (Trích trong Bút Hoa (nhật kí); dịch giả: Ẩn Hạc.

    Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; Ngài được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội – trong đó có Ngài Đạt Lai Lạt Ma & Nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm – ngưỡng mộ).


    * Sống thì vượt ngoài thời gian, sống là hiện tiền sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là bất tử, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.


    * Ngày hôm qua thật lạ lùng. “Bờ bên kia” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) Tâm là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).

    .......
    .......
    .......
    http://splashurl.com/ktu83j7

    Công tâm mà nói, không phải riêng gì tác giả bài viết trên hiểu lầm về đạo Phật, mà cả những vị Thượng Tọa, Lảnh đạo các Tông Phái có vài vị vẫn KHÔNG PHÂN BIỆT được đâu mới là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA, đâu vẫn còn là PHÁP THẾ GIAN (vì không thực sự đưa Phật tử đến Giải Thoát Rốt Ráo).

    Nhớ khi xưa lúc Thượng Tọa Thần Tú viết bài kệ :

    Thân thị Bồ Đề thọ
    Tâm như Minh cảnh đài
    Thời thời cần phất thức
    Vật sử nhạ trần ai.


    (Thân như cây Bồ Đề
    Tâm như đài gương sáng
    Lúc lúc nhớ lau chùi
    Đừng để dính bụi dơ)


    Thì tất cả đồ chúng tặc lưỡi hít hà khen hay. Nếu Ngài Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn mà chấp nhận bài kệ này thì Phật giáo kể từ đấy chỉ còn cái vỏ rỗng (như con cua lột vỏ bò đi mất, cái còn lại tại chỗ chỉ là cái vỏ vô giá trị.)

    Đã đành rằng bài kệ này vẫn hay, vẫn có giá trị cho đại chúng tu theo (ắt sẽ không đọa), nhưng đây chưa phải là thật sự Phật pháp, đây chỉ là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa _là Phương Tiện Thuyết _ hãy còn trùng khớp với Giáo Lý Ngoại Đạo.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020)

  3. #2
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

    Các bạn ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.

    Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.

    "Đến hay không đến là do ta
    nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."

    --------------

    Trở lại bài của Ông Krishnamurti, ngày xưa khi còn bé, ông đã được ông C.W Leadbeater (một nhà thần bí học mang quân hàm đại tá) đêm đêm dẫn hồn ông lên Trời để trực tiếp học đạo với một vị Chân Sư (theo nghĩa Tiên đạo). Khoảng năm 15 tuổi ông xuất bản tác phẫm đầu tay "Dưới chân Thầy (At the feet of the Master)" _ chỉ là hồi ký những chuyến lên Trời học đạo.

    Do vì căn cơ tốt và hội đủ thiện duyên, khi trưởng thành thì Ông K cũng đã ĐẮC ĐỊNH _ như bài trên đã viết. Với Ông đó là chứng ngộ, cái trải nghiệm này quá tuyệt vời, "có lẻ trạng thái tâm chứng này trùng khớp với Chân Lý của đạo Phật đây ?".

    Các bạn ơi ! ngày xưa khi bắt đầu đi tìm đạo để cứu khổ cho nhân sinh, Thái Tử Sĩ Đạt Ta cũng tôn thờ những vị Tiên trưởng của Ngoại đạo làm Thầy. Bằng vào những pháp thiền định của họ, Thái tử đã nhanh chóng đạt đến Tứ Thiền _ là cảnh giới mênh mêng mang mang _ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị Tiên trưởng kia thỉnh Ngài ở lại cùng làm Giáo Chủ (phái Lỏa thể ?).

    Nhưng "hạnh phúc cho riêng mình" không phải là mục đích tìm đạo của Ngài, cho nên Sa môn Cồ Đàm đã từ giả họ. Sáu môn phái Ngoại đạo lớn ở Ấn Độ thời bấy giờ, Ngài đã kinh qua rồi, bây giờ Ngài không còn hy vọng gì với các môn phái hiện có, thôi thì đi "Solo" vậy. Kể từ đó Ngài bắt đầu chuổi 6 năm khổ hạnh, cho đến chỉ còn da bọc xương. .....

    Như thế đó ! cái cảnh giới chứng ngộ của Ông Krishnamurti chỉ là đắc Tứ Thiền mà ông vì không nuôi chí lớn như đức Phật cho nên đã dừng đứng lại, rồi chỉ đi thuyết giảng "cái buông xả tất cả để ĐẠT ĐỊNH".

    "Buông xả tất cả để đạt định" là điều rất tốt, nhưng với Phật tử Đại Thừa thì phải xả định đi vào vạn nẽo phù sa, lấy phù sa làm chất liệu trưởng dưỡng "Hoa Sen Trí Tuệ" _ BÁT NHÃ BA LA MẬT.

  4. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020)

  5. #3
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoatihon Xem bài viết
    Yếu chỉ Phật Thừa


    Cám ơn Hoatihon đã nhấn mạnh điều đáng quan tâm.

  6. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020)

  7. #4
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    YẾU CHỈ PHẬT THỪA

    -Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.

    -Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

    -Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.

    -Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.

    Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.

    (Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).

    Các bạn tự nghiệm xem Ông Krishnamurti có bị dính vào bệnh nào trong 4 bệnh trên hay không ?

  8. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020)

  9. #5
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    -Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.
    Trong Kinh Phật vẫn có bài kệ :

    Không làm các việc ác
    Chăm làm các việc lành
    Thường giữ tâm thanh tịnh
    Ấy là điều Phật dạy.


    Chúng ta nhất thiết phải làm theo lời dạy này, nhưng .....chúng ta nếu có điều kiện tu học thì không nên "chỉ bao nhiêu đó", vì đây là Thông giáo, dạy chung cho tất cả, nhất là Phật tử bình dân.

    Ví dụ như cha mẹ dạy cho bé : "con phải vâng lời người lớn, con phải thương yêu giúp đở người khác". Rồi một hôm cha mẹ đi vắng có một "người lớn" đến kêu cửa bảo rằng "ta đang đói và khát, con hãy mở cửa cho ta vào, rồi cho ta một chút gì để ta ăn ta uống". Ây da ! vậy là bé làm theo lời cha mẹ dạy "phải vâng lời người lớn, con phải thương yêu giúp đở người khác", bé mở cổng cho kẻ gian vào nhà rồi xuống bếp kiếm đồ ăn........ Kết cuộc ra sao thì các bạn có thể đoán biết được rồi.

    Đã đành là học Phật thì phải nghe lời Phật dạy, nhưng thật sự đối với Phật pháp (Yếu chỉ Phật thừa) thì bài kệ trên chỉ là Phương tiện thuyết cho Phật tử sơ cơ. Nếu chúng ta bỏ cha mẹ để xuất gia mà không lo tu học Phật pháp, chỉ cắm đầu nuôi trẻ mồ côi (hay những việc thiện khác) thì chúng ta đã lạc vào Ngoại đạo rồi. (Đạo Thiên Chúa ai cũng biết, họ có rất nhiều cô nhi viện, có rất nhiều tu sĩ sống thánh thiện suốt đời).

    Với Ngoại đạo thì "Cái Tôi là thật, thế gian là thật, khổ cảnh là thật, cho nên Tôi phải làm tất cả việc Thiện để hoàn thiện chính mình, để cải tạo thế giới, để giảm nhẹ đau thương".

    Với Phật pháp thì chúng ta cũng tích cực làm việc thiện, nhưng làm mà không chấp, như người hít thở khí trời, Làm mà không mong một sự đền đáp thế gian (hay xuất thế gian), biết việc mình làm chỉ là "dã tràng se cát" nhưng vẫn làm, thành công hay thất bại là do duyên của chúng sinh.

    Người học Phật phải biết LÀM MÀ KHÔNG DÍNH MẮC (vì không cho là THẬT) thì sẽ không vương vào bệnh này. Làm mà dính mắc (thấy cái gì cũng thật, thật có ta, thật có trần gian đau thương khốn khó) thì sẽ không ra khỏi sinh tử luân hồi. Không ra khỏi sinh tử luân hồi, mọi tư tưởng còn dính mắc, chấp nhất tùm lum thì vẫn chưa khác gì Ngoại đạo.

    VONG THẤT BỒ ĐỀ TÂM, TU CHƯ THIỆN NGHIỆP, THỊ DANH MA NGHIỆP.

    (Quên mất tâm Bồ Đề _ chí nguyện cầu giải thoát rốt ráo _ , chỉ lo làm các việc lành, đây gọi là Ma nghiệp _ sanh lên các cảnh Trời, với đạo Phật vẫn là cảnh Ma _ Ma Vương Ba Tuần)

    (Kinh Hoa Nghiêm)

  10. The Following User Says Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020)

  11. #6
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoatihon

    Cám ơn hoatihon !

  12. The Following 3 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (11-11-2016),hoatihon (12-21-2020),Thanh Trúc (05-31-2015)

  13. #7
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Yếu chỉ Phật Thừa


    -Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

    Đối với kẻ thất phu, sống buông thả theo dục vọng _ như con heo _ "sống ngày nay biết ngày nay, còn Xuân Thu trước ai hay làm gì" thì Cường không nói đến. Vì họ là chúng sinh từ những cõi thấp nay mới được sanh làm người, có thể nói là họ kém phước kém trí cho nên cái trí của họ không chấp nhận một sự dạy dỗ của bất kỳ giáo điều nào, cái thân của họ không chấp nhận sống gò bó theo một khuôn khổ nào. Đây là những kẻ hiện sinh, kẻ vô thần, kẻ duy vật, những kẻ này không là đối tượng chúng ta xét đến hôm nay. Họ chỉ là Phàm Phu.

    Còn 6 phái Ngoại đạo này :

    1. San-xà-da Tì-la-chi-tử (zh. 珊闍耶毘羅胝子, pi. sañjaya-velaṭṭhiputta): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi.

    2. A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la (zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin): chủ trương duy vật luận; Trong kinh có nơi gọi ông là Lộ-Dà-Gia hoặc Chước-Bà-Ca (Lokayata). Ông chủ trương thuyết Cực-đoan-duy-vật-luận, cho rằng con người do đất, nước, gió, lửa hòa hợp mà thành, chết rồi là hoại diệt, thân tứ đại lại trả về chất tứ đại. Theo ông, mục đích của nhân sanh là tận hưởng những thú vui vật chất. Vô-Thắng-Tử cực lực bài xích luân lý đạo đức, cho đó là những điều khắt khe, vô lý. Học thuyết của phái nầy tương tợ triết học Dương-Chu ở Trung-Quốc hoặc triết học Hiện-sanh của Tây-phương. Nhà Phật gọi họ là Thuận-thế-ngoại-đạo.

    3. Mạt-già-lê Câu-xá-lê (zh. 末伽梨拘舍梨, pi. makkhali-gosāla): chủ trương thuyết định mệnh.

    4. Phú-lan-na Ca-diếp (zh. 富蘭那迦葉, pi. purāṇa-kassapa): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy không quý trọng đạo đức; Ông chủ trương thuyết ngẫu nhiên, không tin luật nhân-quả, cho rằng tất cả sự khổ vui họa phước của con người, chỉ là ngẫu nhiên mà có. Lại nữa. Mãn-Ẩm-Quang là một nhà thuyết lý của Hoài-nghi-luận. Theo ông thì thiện ác không có tiêu chuẩn nhất định, bất quá do tập quán xã hội gọi thế mà thôi. Xã hội cho là thiện hoặc ác, vị tất đã là thật thiện, thật ác. Cho nên, làm lành hoặc dữ, đối với ông, không có quả báo chi cả. Phật-giáo gọi phái nầy là Không-kiến-ngoại-đạo

    5. Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên (zh. 迦羅鳩馱迦旃延, pi. pakudha-kaccāyana): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản.

    6. Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (zh. 尼乾陀若提子, pi. nigaṇṭha-nātaputta): người sáng lập Kì-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.


    (theo kinh Tạp A-hàm quyển 43, kinh Tiễn mao thuộc Trung A-hàm quyển 57).

    Ngày nay chỉ còn Kì Na (Krishna) giáo, Những vị theo Không Kiến Ngoại Đạo và Thuận Thế Ngoại đạo KHÔNG là đối tượng của bài viết hôm nay, vì họ hẵn nhiên đã là Ngoại đạo, (vã lại nay cũng đã mất dấu rồi).

    Khá đông Phật tử chúng ta _ những người ban đầu phát tâm tu học Phật pháp, nhưng sau một thời gian không hề có tiến bộ, họ không thấy Phật giáo khai sáng gì cho họ, không thấy cái gì là linh thiêng, không thấy cái gì là chứng đắc; dòm quanh thấy Thầy cũng phàm phu, bạn cũng phàm phu, ai cũng phàm phu hết, thôi thì ta cứ thả lỏng mà sống theo ý của mình, giữ làm sao khỏi bị Giáo Hội trục xuất, giữ làm sao đừng bị luật pháp thế gian bỏ tù là đủ. Hề...hề...! Đây gọi là "muốn trồng cây Sung mà vun nhằm cây Ngái".

    Những người này tuy mắc "bệnh Mặc Kệ" đó, nhưng cũng không phải là nhân vật chính của bài hôm nay. Bài hôm nay chúng ta nói đến những Phật tử đọc sách Thiền rồi tự mày mò tìm đường đi.

    Chỗ này đọc thấy một vị Thiền Sư chém mèo, chỗ kia đọc thấy một vị Thiền sư chẻ tượng Phật, chỗ khác thấy một vị ẳm con gái; hề ....hề ....! Vậy là những người tu lâu, học giỏi đều phát hiện ra rằng 'lâu nay mình bị gạt' ??? Những kẻ tội nghiệp này quay lại tội nghiệp cho những vị khác "tu lâu bất ngộ", như ta đây "Niết Bàn Sanh Tử như Không hoa" mới là Liễu Ngộ. (?). Kể từ đấy, kẻ kia đi tới đâu cũng "đốn", cũng "chớp mắt nhướng mày", mở miệng ra là Thiền ngữ.

    Nhưng khác với Tổ xưa, lời Tổ là "nhổ đinh tháo chốt", còn lời của kẻ này là bắt chước nói theo, cho nên "miệng nói ăn mà bụng vẫn đói meo"

    Đây gọi là tu Phật nhưng thành Ma (lạc vào Ngoại Đạo) rồi vậy.

    (Nhân vật điễn hình cho sự NHẦM LẪN này là Thi sĩ "Đại học giả" Bùi Giáng _ xin lỗi bác, vì phải chỉ cụ thể mới có tác dụng cảnh báo _ trở nên điên điên khùng khùng, sau nữa là một số kẻ hậu sinh bị "lây nhiễm" tương tự).

    Vì đâu mà ra nông nổi thế ?

    _ Vì CÁI TÔI quá lớn, nó muốn làm Thánh, mà bây giờ không làm được, thì nó quay ra muốn làm Super Man (Người đặc biệt _ Siêu Nhân).

  14. The Following 3 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020),Thanh Trúc (05-31-2015)

  15. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    Tu Phật nhưng thành Ma.


    Lần sửa cuối bởi adm; 05-30-2015 lúc 04:56 PM Lý do: kcg

  16. #9
    Avatar của Hoàng Mai
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    254
    Thanks
    241
    Thanked 163 Times in 98 Posts


    Ngài không nãn lòng trước sự kiện rằng : Đây là thời đại của 5 sự suy thoái * và rằng những tâm thức của chúng sanh TỐI TĂM BỞI NHỮNG PHIỀN NÃO THÔ NẶNG và lắc lư bởi những cơn gió mạnh của tham dục, hoang dã và khó thuần hóa.

    * 5 sự suy thoái :


    1. Sự ngắn ngủi của kiếp sống.
    2. Sự thoái hóa của môi trường.
    3. Sự thoái hóa của những quan kiến của chúng sanh.
    4. Sự thoái hóa của những khả năng của họ.
    5. Sự tăng trưởng của những phiền não tiêu cực.
    ----------------

    Kính mong anh Cường sẽ không nãn lòng trước sự thoái hóa của những quan kiến của chúng sanh.

    Kính mong anh Cường sẽ không nãn lòng trước sự tăng trưởng của những phiền não tiêu cực.



  17. The Following 4 Users Say Thank You to Hoàng Mai For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),Gia Bảo (03-03-2017),hoamacco (06-20-2019),hoatihon (12-21-2020)

  18. #10
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    -Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.

    Kính các bạn !

    Chúng ta không nói tới những người "tán tâm loạn niệm", đi đứng lóc chóc, nói năng lụp chụp. Họ là những chúng sinh thấp kém đáng thương (do nghiệp tiền khiên).

    Chúng ta gói gọn trong những người thành tâm tu Phật, có câu "chế tâm ư nhứt xứ, hà sự bất biện" (giữ tâm một chỗ, thì làm gì cũng dễ thành công). Đạo Phật cũng chủ trương Tam học _ Giới, Định, Tuệ _ nếu kẻ Học Phật mà "tán tâm loạn niệm" thì một chút trí tuệ cũng không có. Như ngọn đèn dầu leo lét thường không rọi sáng được nhiều, còn những ngọn đèn pin, đèn pha thì nhờ có cái chụp, cái chóa gom ánh sáng chiếu về một hướng cho nên soi đâu là sáng tỏ ở đó.

    Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải ngồi Thiền, có Định tâm được thì mới có Trí Tuệ. Trí Tuệ là "mẹ đẻ" mọi công đức. Trí Tuệ là tiêu chí, là đích đến, là đỉnh cao Giác Ngộ.

    Trong sự nghiệp Giác Ngộ của Phật tử thì Thiền định đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng không phải là cứu cánh. Đây là điểm khác biệt giữa Phật đạo và Tiên đạo, với Tiên Đạo do mê lầm rằng Động và Tịnh là 2 thái cực _ đối lập _ thực hữu, cho nên lánh Động cầu Tịnh, Tam Tổ Tăng Xáng đã viết trong tác phẫm Tín Tâm Minh như sau :





    Cầu Tịnh có nhiều cấp độ, cấp thấp nhất là Sổ tức (đếm hơi thở) cấp cao nhất là buông xả tất cả (như Ông Krishnamurti) _ chỉ trừ cái Buông Xả là hành giả không buông.

    Đạo Phật có như Tiên đạo hay không ? Thưa không ! Với đạo Phật thì Thiền Định chỉ là phương tiện tạm dùng, đức Lục Tổ nhằm phá chấp cho môn sinh Ngài đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tu Thiền". Lại nữa khi Thiền sư Ngọa Luân ra kệ rằng :

    Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
    Năng đoạn bá tư tưởng.
    Ðối cảnh tâm bất khởi,
    Bồ đề nhựt nhựt trưởng.

    Dịch nghiã:

    Ngoạ Luân có bản lãnh,
    Dứt được trăm tư tưởng.
    Ðối cảnh tâm chẳng khởi,
    Bồ đề luôn luôn trưởng.


    Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị một bài kệ:

    Huệ Năng một kỹ lưỡng,
    Bất đoạn bá tư tưởng.
    Ðối cảnh tâm số khởi,
    Bồ đề tác ma trưởng.

    Dịch nghĩa:

    Huệ Năng không bản lãnh,
    Chẳng dứt trăm tư tưởng.
    Đối cảnh tâm tự nhiên (nó muốn khởi gì cứ khởi)
    Bồ đề làm sao trưởng ?
    (Bồ đề không đợi dừng đứng tâm ý mới "trưởng" _ lớn lên)
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  19. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020),Thanh Trúc (05-31-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •