Trước tiên xin kính mời nguoidien và quý đạo hữu đọc lại chủ đề Hỏi về "Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh" :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...3%B4-sanh-quot
Dạ ! theo Mục đồng, do bởi hầu hết chúng ta đều nhận ra cuộc sống này "niềm vui thì chẳng tày gang, mà nỗi buồn sự thống khổ thì ngập tràn như biển lớn", chúng ta ai cũng đều mong thoát khổ được an vui sung sướng. Người có căn cơ Đại Thừa, Nhất Thừa (đã nhiều kiếp tu hành) thì ít, mà những người vừa từ ba đường Ác lên thì nhiều; làm thế nào Phật pháp có thể giúp ích cho họ được ?
Đạo Phật có bỏ mặc kệ những chúng sanh nhiều Ác Nghiệp tha hồ sống mãi trong tối tăm, phiền não ngập tràn hay không ? Vì lý do đó Đạo Phật đã mở ra Phương Tiện Vãng Sanh. Nghĩa là chỉ cần những người khốn khổ kia có NIỀM TIN với Đức Phật A Di Đà và máy môi niệm vài lần Phật hiệu (tức gieo duyên) thì sẽ được tha lực Chư Phật hút về Tây Phương Cực Lạc. Có thể nói Tây Phương Cực Lạc là một "Trường dạy đạo" bằng phương pháp "Mẫu Giáo", đầy tình thương, êm ái nhẹ nhàng (chớ không gian khổ khắc nghiệt như cõi Ta Bà này).
Thoạt nghe chúng ta nghĩ rằng : Đích đến của Ngoại Đạo là Đại Ngã (cái Ngã lớn), là Thần Tiên Thượng Đế; đích đến của pháp môn Tịnh Độ cũng nhằm thỏa mãn cho CÁI TÔI (hứa hẹn Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, hứa hẹn thành Phật) thì có khác gì nhau đâu.
Dạ thưa không phải vậy ! Với Ngoại Đạo thì dù có thân xác (Sắc uẫn) hay không có thân xác (4 cõi Trời Vô Sắc) thì cái MÊ LẦM VỀ BẢN NGÃ vẫn "sầm sầm một đống".
Với pháp môn Tịnh Độ thì từ khi vãng sanh, nhập thai trong hoa sen cho đến khi ra thai (Hoa nở) thì hành giả hãy còn mê lầm Ngã Tướng; sau khi nhuần gội trong thai sen một thời gian dài, đến lúc sạch Ác nghiệp, hành giả ra thai thì như "con tằm lột xác" (con bướm bay ra, kén tằm ở lại), hành giả thấy mình không có Ngã nữa (gọi là "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh).
Pháp môn Tịnh Độ là phương tiện tạm nương theo CHẤP NGÃ để đi đến thực chứng VÔ NGÃ. Còn Ngoại Đạo không bao giờ buông cái CHẤP NGÃ, chính vì không buông CHẤP NGÃ cho nên mãi theo CÁI GIẢ NGÃ ấy mà lên xuống luân hồi.
Kính !