DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/11 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 101
  1. #11
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Kính quý đạo hữu !

    Lại nữa trong Phẩm Định Huệ (Kinh Pháp Bảo Đàn) đức Lục Tổ có nói :

    "Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, thì sao Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở ?. Thiện tri thức, lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳng động, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhau như vậy, thật là lầm lỗi lớn!"

    Còn đây là ý chỉ của Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng :

    Lúc nhỏ Mã Tổ Đạo Nhất xuất gia với hòa thượng Tư Châu Đường, trong khoảng niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường, Đạo Nhất dựng am ở Nam Nhạc Hoành Sơn để tu, phàm có ai đến hỏi đạo ngài đều không tiếp. Nghe nói dung mạo của ngài rất kỳ dị, tướng đi như Trâu, ánh nhìn như hổ, lưỡi dài qua mũi.

    Đương thời Nam Nhạc Hoài Nhượng ở chùa Bát Nhã thấy ngài dung mạo không giống người thường, biết là bậc nhân tài trong Phật pháp liền đến trước ra sức dẫn dụ hỏi ngài rằng:

    _ Đại đức tọa thiền để làm gì ?

    Đạo Nhất trả lời rằng:

    _ Muốn làm Phật.

    Thế là có một hôm, Hoài Nhượng lấy một miếng ngói đặt trên tảng đá trước cửa am để mài. Lúc đầu Đạo Nhất cũng không hề để ý, một lúc sau ngài không kiên nhẫn được nữa bèn hỏi:

    _ Ngài mài ngói làm gì ?

    Hoài Nhượng đáp:

    _ mài ngói để làm gương soi.

    Đạo Nhất hỏi tiếp:

    _ mài ngói há có thể thành gương được hay sao ?”

    Hoài Nhượng nhân đó hỏi ngược lại rằng:


    _ mài ngói tức nhiên không thể thành gương, thế ông ngồi thiền lại có thể thành Phật được ư ?”
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  2. The Following 4 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (11-11-2016),hoatihon (12-21-2020),Ngọc Quế (06-02-2015),Thanh Trúc (05-31-2015)

  3. #12
    Avatar của Hoàng Mai
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    254
    Thanks
    241
    Thanked 163 Times in 98 Posts
    Quote Nguyên văn bởi lavinhcuong
    _ mài ngói tức nhiên không thể thành gương, thế ông ngồi thiền lại có thể thành Phật được ư ?”
    Kính anh Cường, em không hiểu chỗ này.
    _ "Ngói không thể mài làm gương" thì em hiểu, nhưng còn "ngồi thiền không thể thành Phật" thì em chẳng hiểu.

    Xin anh cắt nghĩa thêm.

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Hoàng Mai For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020),lavinhcuong (05-31-2015),Thanh Trúc (05-31-2015)

  5. #13
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Hoàng Mai Xem bài viết
    Kính anh Cường, em không hiểu chỗ này.
    _ "Ngói không thể mài làm gương" thì em hiểu, nhưng còn "ngồi thiền không thể thành Phật" thì em chẳng hiểu.

    Xin anh cắt nghĩa thêm.
    Kính chị Hoàng Mai ! Cám ơn chị đã hỏi.

    Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo đó !

    Với Ngoại Đạo thì thật có trần gian đầy chông gai, khổ não, cho nên có hạnh phúc khi được và có đau khổ khi mất mát; có tu hành để vượt thoát đau khổ đến chỗ an lạc, có thành tựu chứng đắc......

    Với Giáo lý "đỉnh cao" của Phật đạo thì "Hồng trần như mộng ảo" không có cái gì thiệt hết "Vô vô minh diệc vô vô minh tận", cho nên không có chuyện một cái ảo ảnh, hoa đốm mà có thể chứng đắc thành Phật được.

    Ngồi thiền là để an bớt động tính, ngồi thiền là để tập trung tư tưởng (thì làm việc gì mới có kết quả tốt đẹp được), ngồi thiền là để tăng cường sức khỏe (yoga), để chứng đắc các phép mầu _ thần thông. Với đạo Phật thì thiền định là để phát sinh Trí Tuệ, chứ không phải để thành Phật.

    Phát sinh Trí Tuệ để biết rằng THỰC TA vốn "bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm".

    (Bát Nhã Tâm Kinh)

    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  6. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020),Thanh Trúc (05-31-2015)

  7. #14
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    Quote Nguyên văn bởi lavinhcuong Xem bài viết
    Kính chị Hoàng Mai ! Cám ơn chị đã hỏi.

    Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo đó !

    Với Ngoại Đạo thì thật có trần gian đầy chông gai, khổ não, cho nên có hạnh phúc khi được và có đau khổ khi mất mát; có tu hành để vượt thoát đau khổ đến chỗ an lạc, có thành tựu chứng đắc......

    Với Giáo lý "đỉnh cao" của Phật đạo thì "Hồng trần như mộng ảo" không có cái gì thiệt hết "Vô vô minh diệc vô vô minh tận", cho nên không có chuyện một cái ảo ảnh, hoa đốm mà có thể chứng đắc thành Phật được.

    Ngồi thiền là để an bớt động tính, ngồi thiền là để tập trung tư tưởng (thì làm việc gì mới có kết quả tốt đẹp được), ngồi thiền là để tăng cường sức khỏe (yoga), để chứng đắc các phép mầu _ thần thông. Với đạo Phật thì thiền định là để phát sinh Trí Tuệ, chứ không phải để thành Phật.

    Phát sinh Trí Tuệ để biết rằng THỰC TA vốn "bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm".

    (Bát Nhã Tâm Kinh)


    Kính anh Cường !
    Anh đem Bát Nhã Tâm Kinh (BNTK) vào bài viết để nói rằng "Thiền định phát sinh Trí Tuệ" liệu có chống trái hay không, khi mà BNTK nói "Vô Trí diệc vô Đắc" ?
    Kính xin anh giải rõ chỗ này !
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020),lavinhcuong (05-31-2015),Thanh Trúc (05-31-2015)

  9. #15
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Mục đồng Xem bài viết

    Kính anh Cường !
    Anh đem Bát Nhã Tâm Kinh (BNTK) vào bài viết để nói rằng "Thiền định phát sinh Trí Tuệ" liệu có chống trái hay không, khi mà BNTK nói "Vô Trí diệc vô Đắc" ?
    Kính xin anh giải rõ chỗ này !
    Xin chào Mục Đồng ! Câu hỏi của bạn rất hay.

    Viết được như vầy chứng tỏ bạn có theo dỏi bài, có suy tư. Người có lắng nghe học hỏi suy tư, ngày nay chưa thông thì một lúc nào đó trong tương lai sẽ thông (có thể là nhiều kiếp sau). Cái "thông" đó là phát sinh trí tuệ đó ! Cái này thì bạn phải "lớn kịp" thì mới thông ra. Giải được bài toán khó là người phải có trình độ, giải được thì hoan hỉ, giải chưa được thì còn là phàm phu (nghĩa là vẫn trong vòng sinh tử luân hồi), tuy còn là phàm phu nhưng nếu chí nguyện không rời thì gọi là "ôm giữ NGHI TÌNH".

    Thưa bạn, Trí BÁT NHÃ BA LA MẬT thì VÔ CHỨNG DIỆC VÔ ĐẮC, đạo Phật đã ẫn dụ là hình ảnh Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (Trong Kinh có nói "VĂN THÙ LÀ MẸ ĐẺ CHƯ PHẬT" là nghĩa này).

    Còn cái Trí do học hỏi Kinh sách suy tư (cộng thêm Công đức) mà mở thông TƯƠNG ƯNG với Chân Lý là Trí Tuệ Phàm _ hình ảnh ẫn dụ là Đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ Tát. Cái Trí Tuệ Phàm này thì phải nhờ công phu tu hành nhiều đời nhiều kiếp, gạn đục khơi trong, làm vô lượng công đức (trong đó có Thiền Định) mới khai sáng ra được. (Cũng như hình ảnh Đức Quán Thế Âm chỉ là ẫn dụ cho Đức Đại Bi, dỉ nhiên theo trong Kinh thì Đức Đại Bi có thể tùy trường hợp mà hóa hiện vô lượng hình tướng khác nữa. Hình ảnh mà chúng ta thấy chỉ là giả ảnh thì sao lại không thể hiện ra hình khác nữa chứ ?!)

    Bài trên Cường nói "Thiền Định sanh Trí Tuệ" là nói Trí Tuệ Phàm này.

    Còn nói "Yếu nghĩa Phật Thừa : VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC" là nói phủ định cái Trí Tuệ Phàm (TTP) Cái TTP thì thấy "có tu có chứng".

    Cái Trí Bát Nhã thì thấy tất cả chỉ là "ảnh hiện trong mơ" _ kể cả Sanh tử luân hồi và Niết Bàn. (Ở đây Cường chỉ nói Niết Bàn, chứ không nói Đại Niết Bàn).

    Nhưng xin nhớ trong Bát Nhã Tâm Kinh sau khi phủ định tất cả :

    Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
    Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
    Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
    Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
    Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
    Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
    Vô khổ, tập, diệt, đạo.
    Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.


    Thì Tâm Kinh Bát Nhã quay lại :

    Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
    Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
    (xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
    Chư Phật ba đời vì chứng Trí tuệ Đại Bát Nhã nầy mà đắc quả Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.)


    Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
    Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
    Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.


    ------------

    Do vì "thấy tất cả các pháp đều ảo huyễn" hết, cho nên làm tất cả mà như chưa từng làm gì cả, không chứng đắc gì cả ấy chính là đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (chỗ này có thể tạm gọi là Đại Niết Bàn _ chứ không còn là Niết Bàn nữa).

    Tuy chúng sinh như huyễn như hóa, nhưng chư vị Đại Giác Ngộ chưa từng ngưng nghỉ việc "ĐỘ HUYỄN", đây gọi là :

    "Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha".
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  10. The Following 3 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    hoatihon (12-21-2020),Ngọc Quế (06-02-2015),Thanh Trúc (05-31-2015)

  11. #16
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi lavinhcuong
    YẾU CHỈ PHẬT THỪA

    ......
    .........
    .........
    -Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.

    Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.

    (Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).

    Các bạn tự nghiệm xem Ông Krishnamurti có bị dính vào bệnh nào trong 4 bệnh trên hay không ?
    Kính quý đạo hữu ! Hôm nay chúng ta bàn tiếp về bệnh Diệt các bạn nhé !

    Thật ra trong Giáo Lý Nam Tông, Quyền Thừa chúng ta vẫn thường bắt gặp những câu như "bậc A La Hán phiền não đã hết, các lậu đã tận". Diệt sạch phiền não là một tiêu chí trong những tiêu chí của người tu Phật.

    Nhưng thật ra đây không phải là yếu tố then chốt _ điều đức Phật muốn cho chúng ta khi Ngài hóa hiện ra giữa cõi trần mê này để dạy Phật pháp.

    "Diệt sạch phiền não" chỉ là Giáo lý Quyền Thừa, là Phương Tiện Thuyết, bởi với Phật Thừa thì "Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng _ Đạo cảm thông chẳng khá nghĩ bàn,........"
    "Chúng sanh tánh thường rỗng lặng" là cái thấy của những vị Toàn Giác và đức Phật cũng muốn dạy cho chúng ta biết điều đó. (Nhưng điều này thật là khó nói) Mãi đến những năm cuối cùng của cuộc đời hoằng hóa Chánh Pháp, Ngài mới he hé trong những Kinh Kim Cang, Viên Giác, Pháp Hoa, Đại Niết Bàn,......v....v....

    Vì sao ? Vì Phật nhãn thấy các Pháp đều Bình Đẳng, Bình Đẳng trong Huyễn Tướng và Bình Đẳng trong Thật Tánh.

    Các pháp đã Bình Đẳng trong Huyễn tướng thì chúng ta cần phải Diệt cái gì ? Nếu thấy cần phải Diệt cái gì, tức là chúng ta còn xem pháp đó là Thật. Đã xem nó là Thật thì khi diệt pháp thô thì nó lại sanh dưới hình thức khác có khi là vi tế hơn.

    Cường nhớ ở trong 101 chuỵên Thiền đã từng có đăng bài "Bà lão đốt am" :

    Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:

    - Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi: Lúc này (sư cảm thấy) như thế nào ? Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ."

    Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi. Sư đáp:

    - Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.

    (ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, đã ba mùa đông rồi, không còn một chút hơi ấm.)

    Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:

    - Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu !

    Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.


    Lão bà trong câu chuyện là hóa thân của một vị Đại Bồ tát, Ngài muốn dạy cho Chư Tăng rằng "Tử tâm thì đạo tuyệt", rằng trạng thái "tro lạnh cây khô" vẫn còn là "hầm sâu vô minh" chứ có hay ho gì đâu. Thực ra ý tưởng "Tử Tâm" đã có từ xưa trong Giáo Lý của Phái Ngoại Đạo Lõa thể.
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  12. The Following 3 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020),Thanh Trúc (05-31-2015)

  13. #17
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh anh lavinhcuong !

    Xin cho em được hỏi :

    1. những điều anh đã nói : Bốn bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt; mắc phải 1 trong 4 bệnh ấy thì hãy còn là Ngoại Đạo phải không ?

    2. Về Yếu chỉ Phật thừa thì chỉ có bao nhiêu đó hay là còn những gì nữa ? Nếu còn xin anh nói luôn cho em được "mở con mắt thịt".

    Kính cám ơn trước.

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  14. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020),lavinhcuong (05-31-2015)

  15. #18
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết
    Kinh anh lavinhcuong !

    Xin cho em được hỏi :

    1. những điều anh đã nói : Bốn bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt; mắc phải 1 trong 4 bệnh ấy thì hãy còn là Ngoại Đạo phải không ?

    2. Về Yếu chỉ Phật thừa thì chỉ có bao nhiêu đó hay là còn những gì nữa ? Nếu còn xin anh nói luôn cho em được "mở con mắt thịt".

    Kính cám ơn trước.
    Cám ơn Thanh Trúc đã hỏi !

    Theo Cường, riêng về bệnh Diệt thì hàng Ngoại Đạo và những bậc Nhị Thừa đều mắc phải.

    a). _ Hàng Ngoại Đạo chỉ "tử tâm" với vạn pháp trần mê, nhưng không "tử tâm" với những cảnh Trời Vô Sắc, cho nên khi "hết phước" _ định lực giảm dần với thời gian, có thể là một khoảng thời gian dài dằng dặc _ thì cái tâm đã tử kia hồi sinh, như hạt cỏ trên sa mạc còn nguyên đó, nếu gió thổi nó về thảo nguyên thì nó lại phát triển "bùm sùm'. Cho nên gọi là KHÔNG THOÁT KHỎI SINH TỬ LUÂN HỒI.

    b). _ Các bậc Nhị Thừa thì có 2 :

    .........*._ Những vị A La Hán do vì được học Phật pháp, nhập "Diệt Thọ Tưởng Định" (định này Ngoại Đạo không nhập được) mà đắc quả GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI. Với Diệt Thọ Tưởng Định, hành giả không ưa thích gì kể cả các cảnh Trời Vô Sắc.

    .........**._ Những vị Độc Giác (Duyên Giác, Bích Chi Phật) do quán sát cội nguồn của cái vòng luẩn quẩn _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà tìm ra lối thoát, cũng nương Diệt Thọ Tưởng Định mà nhập Niết Bàn.

    Hai bậc này dùng Huệ Nhãn thì thấy họ không còn có Ngã nữa, nhưng với Phật Nhãn thì hãy còn "vi tế vô minh". Còn "vi tế vô minh" thì không phải là điều mà đức Phật mong cho chúng ta đạt đến. Trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật quở hàng Nhị Thừa này dữ lắm (Phật quở vì muốn sách tấn chúng đệ tử vươn lên nữa, chứ không phải vì ghét nhơ gì).

    Bộ Kinh Hoa Nghiêm 8 quyển do Thầy Thích Trí Tịnh dịch nặng khoảng 10 ký lô vẫn không là gì hết với "YẾU NGHĨA PHẬT THỪA", một vị Đại Bồ tát có thể giảng trong vô lượng kiếp cũng không hết những yếu chỉ Phật Thừa được.

    Ở đây chỉ là nơi Giao Lưu Tư Tưởng, thì có lẻ chúng ta chỉ nên triển khai khái lược như thế.

    Mến !
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  16. The Following 3 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020),Ngọc Quế (06-02-2015)

  17. #19
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao? Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật. Vậy đức Thích Ca Mâu Ni nói có ba đời Chư Phật là gì? Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không? Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao. Mong mọi người vì người điên này mà khai thị cho nó bớt điên. A di đà Phật!

  18. The Following 3 Users Say Thank You to nguoidienhocphat For This Useful Post:

    dieunghiem (09-09-2015),hoatihon (12-21-2020),lavinhcuong (09-09-2015)

  19. #20
    NỤ Avatar của lavinhcuong
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    410
    Thanks
    302
    Thanked 508 Times in 134 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoidienhocphat Xem bài viết
    Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao? Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật. Vậy đức Thích Ca Mâu Ni nói có ba đời Chư Phật là gì? Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không? Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao. Mong mọi người vì người điên này mà khai thị cho nó bớt điên. A di đà Phật!
    Xin chào nguoidienhocphat !

    Rất vui khi bạn đã tham gia diễn đàn này, Cường xin cố gắng hồi đáp theo khả năng.

    "Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao?"

    _ Người không biết đến đạo Phật vẫn có thể chứng quả Bích Chi Phật, nếu không chứng quả Độc Giác thì 3 cõi 6 đường đang chờ đón họ, đây gọi là vẫn Luân Hồi Sanh Tử.

    "Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật"

    _ Xin kính mời bạn đọc chủ đề 84 vị Đại Thành Tựu :
    http://www.phatphapthuchanh.com/show...nh-T%E1%BB%B1u
    Trong số 84 vị này đa phần đều không biết đến Tam Tạng Kinh điển mà vẫn Đại Thành Tựu đấy !

    "ba đời Chư Phật là gì?"

    _ Là đã Giác, đang Giác và sẽ Giác.

    "Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không?"

    _ Tất cả BỌT đều có NƯỚC.

    Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao ?

    _ Ánh sáng mặt trời có riêng chiếu chỗ này người này, mà không chiếu người kia chỗ kia chăng ? Vấn đề là ở trên đầu ta có đám mây đen hay không, chớ không phải ở nơi ánh sáng mặt trời.

    Kính !
    NAM MÔ ĐẠI TUỆ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  20. The Following 2 Users Say Thank You to lavinhcuong For This Useful Post:

    Chánh Pháp (09-09-2015),hoatihon (09-10-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •