Lời vàng của thầy tôi
THUẬT NGỮ
__________________________________________________ ______________________________________


Tangka – thang ka, tranh vẽ (có thể cuộn lại) của Tây Tạng.

Tangtong Gyalpo
– thang stong rgyal po (1385-1509), thành tựu giả Tây Tạng nổi tiếng, đã du hành khắp Trung Hoa, Tây Tạng và các quốc gia miền Đông khác, xây dựng nhiều ngôi chùa và các cây cầu kim loại, và sáng lập các tu viện tại vùng Derge và những nơi khác.

Tạng Thức (Thức Nền Tảng hay A Lại Da Thức) – kun gzhi, Phạn: alaya, hình thức ngắn gọn của kun gzhi mam par shes pa, là tạng thức, tâm thức nền tảng trong đó các tập khí (khuynh hướng quen thuộc) được tàng trữ. Tạng thức là nền tảng cho những thức khác. Đôi khi, trong một vài giáo lý, kun gzhi được dùng cho bản tánh nguyên sơ hay sự thuần tịnh nguyên sơ (ka dag).

Tánh sáng (kinh nghiệm) – gsal nyams, một trong ba loại kinh nghiệm trong thiền định. Xem kinh nghiệm.

Tánh sáng, tăng trưởng và thành tựu
(Clarity, increase and attainment) – snang mched thob, ba kinh nghiệm xảy ra liên tục cái này tiếp cái kia vào lúc chết.

Tantra (Mật điển) – rgyud, bản văn được đặt nền tảng trên tánh thuần tịnh nguyên sơ của bản tâm, và kết quả chính là sự chúng ngộ tánh thuần tịnh nguyên sơ đó. Các bản văn gốc của giáo lý Vajrayana (Kim Cương Thừa).

Tantric – có liên quan tới các Mật điển (tantra), liên quan tới Kim Cang Thừa (Vajrayana).

Tara (Quan Âm) – sgrol ma, nữ Bồ Tát sinh ra từ một giọt nước mắt của Đức Quán Thế Âm (Avalokitesvara); sự hiển lộ của nữ tánh của lòng Đại Bi.

Tathagata (Như Lai) – bde bzhin gshegs pa, đấng đã đạt được Chân tánh _ một vị Phật.

Tánh Không – stong pa nyid, Phạn: sunyata, tất cả mọi hiện tượng đều không có sự hiện hữu thực sự.

Tánh sáng tạo của Giác tánh (creativity of awareness) – rig pa’i rtsal, năng lực bẩm sinh và tự nhiên của Giác tánh để làm cho các hiện tượng hiển lộ.

Tân Dịch (Tân Phái Dịch Thuật)– gsar ma pa, các tài liệu của Mật điển được phiên dịch và truyền bá từ thời đại của dịch giả Rinchen Zangpo (958-1055) trở đi. Tân Phái chỉ tất cả các trường phái của Phật Giáo Tây Tạng ngoại trừ phái Nyingmapa, hay phái Cựu Dịch.

Tân phái – xem Tân Dịch, Tân Phái Dịch Thuật hay Cổ phái.

Tập khí – xem khuynh hướng quen thuộc.

Tăng đoàn – dge ‘dun. Theo nghĩa rộng, tăng đoàn ám chỉ tất cả những hành giả của Phật Giáo. Tăng đoàn có thể cũng có một ý nghĩa giới hạn hơn phù hợp với văn cảnh, ám chỉ những Tăng sĩ, A La hán, Bồ Tát, v.v.

Tenma – rten ma bcu gnyis, mười hai nữ Hộ Thần địa phương phát nguyện bảo vệ Giáo Pháp trước sự hiện diện của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava).

Thanh Văn (Sravaka) – nyan thos, một đệ tử theo Thừa nguyên thuỷ của Phật Giáo, có mục đích giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi sinh tử như một vị A La Hán. Không giống như các đệ tử của Đại Thừa, các vị Thanh Văn không khao khát đạt được Toàn Giác vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Thanh Văn Thừa (Sravakayana) – nyan thos kyi theg pa, Thừa của các Thanh Văn.

Thành tựu giả – grub thob, nghĩa đen: bậc đã đạt được thành tựu. Một số đã đạt được đạo quả nhờ vào các pháp tu của Mật Thừa.