DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 42/49 ĐầuĐầu ... 324041424344 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 411 tới 420 của 487
  1. #411
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN BA _ CHƯƠNG I : PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    Những hướng dẫn tổng quát bên ngoài và bên trong dẫn đến Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Longchen Nyingtik), tất cả đều rất trung thực với những lời giảng dạy của vị Thầy vô song của tôi. Trước tác này đã xuất hiện do sự khẩn cầu bền bỉ của Dronma Tsering, một đệ tử tinh tấn và nghiêm trì giới luật, là người đã đưa tặng lại một số ghi chép mà ông đã ghi lại những gì có thể nhớ được. Ông ta nài nỉ tôi viết một giảng văn dựa trên những ghi chú này, ghi chép thật trung thực những giảng dạy của Thầy của chúng tôi. Ngoài ra, Kunzang Thekchok Dorje, một vị Hoá Thân tôn quý, là người đại diện của Đạo sư tôn quý và là bậc nắm giữ giáo lý tăng trưởng và giải thoát này, đã lập đi lập lại hai ba lần lời khẩn nài tương tự – thậm chí còn cung cấp cho tôi rất nhiều tấm giấy để ghi chép.

    Sau này lại tới phiên Ngài Kushab Rinpoche Changchub Dorje 329 - vị Pháp Vương của tất cả mọi giáo thuyết, bậc lỗi lạc nhất trong tất cả những trưởng tử tâm linh là những bậc nắm giữ dòng truyền thừa của truyền thống khẩu truyền của vị Thầy siêu phàm của tôi – Ngài Kushab Rinpoche đã khuyến khích tôi, nói rằng tôi phải dứt khoát viết ra những lời dạy của vị Thầy đáng kính của chúng tôi đúng như những lời mà Ngài đã dạy các vị ấyï, bởi điều đó sẽ giúp tất cả chúng tôi giữ được Ngài trong tâm tưởng và làm sống lại lòng sùng kính quy ngưỡng của chúng tôi đối với Ngài. Tôi cũng được một số pháp hữu kim cương thân yêu khuyến khích và truyền cảm hứng; đây là những người bạn mà tôi yêu quý chẳng khác nào chính đôi mắt của mình, và chắc chắc họ sẽ vẫn tiếp tục gần gũi thân thiết với tôi như ngọn lửa và tim đèn, cho tới khi tất cả chúng tôi cùng đến được bên kia bờ giác.

    Vì thế, đây là nguyên bản của trước tác này, được viết ra bởi một người mà Ngài Rigdzin Changchub Dorje, 330 bậc trưởng tử của hàng trăm vị thành tựu giả vô song, đã ban cho danh hiệu Orgyen Jigme Chokyi Wangpo – tuy nhiên, phía sau danh hiệu đẹp đẽ đó, thực ra chỉ là Abu Rách Rưới, 331 thô lỗ, và đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của năm độc.

    Bản văn này được hoàn tất tại nơi ẩn tu, còn hẻo lánh hơn cả tu viện trực thuộc tên là Rudam Samten Choling* hẻo lánh. Nơi đây được gọi là Cung Điện Kinh Hoàng Của Yamantaka – một nơi tráng lệ được trang hoàng bằng tất cả những dáng vẻ cô tịch; ở đó những tàng cây tắm mình trong tinh chất ấm áp của ánh nắng mặt trời, trong lúc bộ rễ của chúng hấp thụ những giọt cam lồ mát lạnh; nơi mà những giàn cây, những lùm rậm, những bụi thấp, những cành, lá, những hoa và trái, cùng với những tràng hoa, đủ mọi loại trải dài sặc sỡ, chắt lọc chất cam lồ từ nụ cười rạng rỡ của Thiên Nữ Cung Trời Xanh Biếc** khi giòng cam lồ ấy chảy xuống làm cho trái tim cực kỳ mãn nguyện.

    Nhờ công đức của việc hoàn thành tốt đẹp tác phẩm này, nguyện tất cả vô lượng chúng sinh sẽ đi theo con đường Tối thượng này và hoàn toàn được giải thoát vào pháp giới nền tảng của Đức Phật nguyên sơ!

    * Tu viện Dzogchen
    ** Mặt trời. Cách hành văn trau chuốt ở đây được mượn từ truyền thống thi ca Ấn Độ, dùng để làm lời bạt ở cuối tập sách theo đúng truyền thống thông thường.


    Om Mani Padme Hum !

  2. #412
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN BA _ CHƯƠNG I : PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC
    __________________________________________________ ______________________________________


    LỜI BẠT

    Của Jamgon Kongtrul Lodro Thaye 332

    Om Swasti Siddham

    Kho tàng trí tuệ Phổ Hiền này, với sáu phương pháp giải thoát, 333
    Được hiển lộ nương vào đại ấn Du Già Pháp Giới của + Đại-Phương Quảng-Trí.
    Lừng lẫy với danh hiệu Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí, vinh quang với hai quả vị thành tựu,
    Năng lực vĩ đại sẽ gia hộ cho mọi ước nguyện viên thành.
    Chỉ cần nghe giảng giải về giáo lý của những pháp tu dự bị,
    Là có đủ năng lực để bất thần chuyển hoá tâm thức chúng sinh.
    Tuân theo những khẩu truyền của Đạo Sư Jigme Gyalwai Nyugu,
    Về tất cả những điều mà Ngài Orgyen Chokyi Wangpo đã khai thị, ấy là điều tâm yếu.
    Hãy hiến tặng món quà Giáo Pháp này, không đắm nhiễm ý niệm về chủ thể, đối tượng và hành động,
    Pema Lekdrup, sở hữu tín tâm lẫn tài sản hoàn hảo,


    + klong chen nam mkha’i rnal ‘byor, tức Jigme Lingpa.

    Vị thượng thư tâm linh và thế tục của xứ Dergé cao
    quý, nơi có bốn vùng và mười thiện hạnh,

    Qua tác phẩm này, Ngài đã trút xuống một trận mưa Pháp vô tận.

    Nhờ công đức này, nguyện giáo lý tịnh quang kim cương tột bậc
    Sẽ tồn tại lâu dài, lan truyền và trải rộng khắp ba cõi.
    Nguyện tất cả chúng sinh có thiện duyên với giáo lý
    này, sẽ nhanh chóng thọ hưởng vương quốc nguyên sơ vĩ đại,
    Và thoạt nhiên đạt được thành tựu phúc lạc cho mình và cho người.


    Vào lúc hoàn tất bản hiệu đính đầu tiên của tác phẩm này, Ngài Lodro Thaye – người có tri kiến thanh tịnh về tất cả những bậc Đạo Sư, tâm không mảy may có chút thành kiến nào về các bộ phái – đã soạn ra lời bạt trên đây. Nguyện thiện hạnh tăng trưởng!

    Om Mani Padme Hum !

  3. #413
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHÚ THÍCH


    Những chữ viết tắt:

    DKR Dilgo Khyentse Rinpoche
    ZR Zenkar Rinpoche
    PWR Pema Wangyal Rinpoche
    NT Chú Thích Lời Vàng Của ThầyTôi (xem danh mục Tài Liệu Tham Khảo)
    HIST Tác phẩm “Trường Phái Nyingma Phật Giáo Tây Tạng: Nền Tảng và Lịch Sử của Dudjom Rinpoche
    DICT Đại Tự Điển Tạng-Hoa
    AT Một cách phiên dịch khác
    Skt. Phạn ngữ (Sanskrit)
    lit. literally (nghĩa đen)

    1. Với những người sơ cơ, điều này có nghĩa là tránh một thái độ duy vật hay tâm tham vọng khi thực hành Phật Pháp. Trong thực tế, chỉ những hành giả chứng ngộ mới có thể hành trì với tâm không đắm nhiễm (hoàn toàn xa lìa mọi khái niệm), nhưng khi công phu tu tập của ta trở nên thuần thục thì tâm không đắm nhiễm sẽ ngày càng tăng trưởng, giúp ta ngày càng xa lìa được bám chấp.

    2. Năng lực tích cực của công phu hành trì cũng có thể bị chuyển dịch từ trạng thái Giác Ngộ vào những sự thể khác. NT có đề cập tới bốn hoàn cảnh có thể phá hủy cội nguồn công đức của ta. (dge rtsa): 1) Không hồi hướng hành động nhắm tới quả vị Phật viên mãn tối thượng vì lợi ích của người khác. 2) Sân hận: người ta nói rằng một giây khắc sân hận có thể hủy hoại những hành nghiệp thiện lành trong nhiều kiếp. 3) Hối tiếc: hối tiếc những hành vi lợi ích mà ta đã làm, dù chỉ một phần nào. 4) Khoe khoang những hành vi thiện lành đã làm cho người khác.

    3. NT giải thích rằng cũng như khi một giọt nước trở thành một phần của đại dương, giọt nước ấy sẽ tiếp tục hiện hữu chừng nào đại dương còn hiện hữu. Khi công đức của các hành nghiệp của ta hoàn toàn được hồi hướng cho “Đạo Quả hay đại dương của quả vị Toàn Giác,” thì công đức ấy sẽ không bị mất đi cho tới khi ta thành tựu Phật Quả viên mãn.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #414
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    4. “Đối tượng của cái thấy (lta yul) của các Kinh điển (sutra) và Mật điển (tantra) đều như nhau, tức là Pháp Giới tuyệt đối (chos kyi dbyinsg, Phạn: dharmadhatu – Pháp Giới). Nhưng đối với chính cái thấy (kiến), thì ta có thể thiết lập một sự phân biệt, như khi ta nói rằng ta nhìn thấy một hình tướng ‘rõ ràng’ hay nhìn thấy ‘lờ mờ.’ Khế Thừa (Vehicle of Characteristics - the sutras) có thể tạo được sự hỗ trợ, [giảng dạy và trực nhận về] tinh túy, về chân lý tuyệt đối, cũng như về tánh Không vĩ đại siêu vượt tám thái cực của các khái niệm đắm nhiễm (spros mtha’), nhưng không thể nhận ra được rằng chân tánh của tánh Không vĩ đại ấy là sự hợp nhất bất khả phân của Pháp Giới và trí tuệ nguyên sơ (dbying ye zung ‘jug). Đối với những hiện tượng của thực tại tương đối, Khế Thừa cho rằng hiện tượng này là một cái gì tương thuộc (duyên sinh) và giống như một tuồng huyễn hóa. Nhưng Thừa này không đi xa hơn việc cho rằng tất cả các hiện tượng chỉ là sự phô bày huyền diệu bất tịnh, để có thể thiết lập các Thân (kaya) và các trí tuệ. Trái lại, Mật Thừa thiết lập một Pháp Thân (dharmakaya) vĩ đại cao cả hơn như thế, là một sự trùng điệp của các Thân và các trí tuệ, không bao giờ có thể phân tách, như là hai chân lý tuyệt đối.”NT

    5. “Trong Khế Thừa không dạy rằng ta có thể đạt được Giác Ngộ mà không cần từ bỏ năm đối tượng của tham dục (‘dod pai yon tan lnga). Nhưng ở đây [trong Quả Thừa – Resultant Vehicle], ta ứng phó với tâm một cách mau lẹ và dễ dàng, đưa tâm ấy vào những con đường tu mà không cần phải từ bỏ năm đối tượng này, và ta có thể đạt được quả vị Hợp Nhất, quả vị của đức Kim Cương Trì (Vajradhara), trong một đời người và trong một thân người duy nhất”.

    6. Những người có căn cơ nhạy bén là người: “đủ thông tuệ để có thể chứng ngộ cái thấy sâu xa của Kim Cương Mật Thừa và là những người có đủ tín tâm không e sợ những hành động mạnh mẽ và lớn lao”.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #415
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    7. Theo Mật Thừa, ta không tạo tác hay phát khởi bất kỳ điều gì bằng cách đi theo con đường tu tập. Ta chỉ đơn giản làm hiển lộ điều đã sẵn có – đó là Phật tánh của chính mình.

    8. Ta không nên coi các Ngài như là những chúng sinh bình thường (rags pa) mà phải coi các Ngài như là những hiện thể vi tế (phraba) hoặc cực kỳ vi tế (shin tu phra ba).” DKR “Tất cả các vị trong tăng đoàn, cho dù các vị ấy có nhận ra điều đó hay không, nhưng các Ngài được tắm đẫm trong Phật tánh giống như những hạt mè tràn ngập bởi dầu... Vì thế tất cả chúng sinh đều là những vị Phật, bản tánh thanh tịnh tuyệt đối của chúng sinh là bản tánh của Phật Quả, tinh túy nguyên sơ của chúng sinh là tinh tuý nguyên sơ của Phật Quả, và những phẩm hạnh bẩm sinh trong họ là những phẩm hạnh của Phật Quả... tất cả là những vị Phật đích thực, được quán tưởng như những Không Hành nam và Không Hành nữ (daka và dakini) thuộc các Phật Bộ thích hợp. Nếu cả vị Thầy lẫn tăng thân đều là những vị Phật, thì cõi Phật của các Ngài cũng thanh tịnh và phải được quán tưởng như cõi Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanistha) hay một cõi Tịnh độ khác.” NT

    9. gsal btab pa có nghĩa là quán tưởng, nhưng cũng có nghĩa là lưu tâm, nhận biết một cách trong sáng tâm thức ta, làm tươi mới ký ức của ta. “Quán tưởng theo cách này không có nghĩa là tự nhủ rằng con lừa là con ngựa, hay một cục than là cục vàng; chỉ có nghĩa là nhận biết một cách sinh động trong tâm ta những gì luôn luôn hiện hữu như thế từ vô thủy, là những hình tướng và hiện thể xuất hiện từ nền tảng nguyên sơ, là trạng thái của Phật Quả.”NT

    10. “Trong kiếp này có một ngàn vị Phật xuất hiện. Tuy nhiên, chúng ta đã không gặp được những vị Phật đã xuất hiện – hay nếu như ta đã có gặp các Ngài thì các Ngài đã không thành công trong việc dẫn dắt chúng ta đến bờ giải thoát. Đối với chư Phật trong tương lai thì việc chúng ta gặp các Ngài vẫn còn quá sớm. Vì thế nếu không có những vị Thầy tâm linh thì sẽ chẳng có một ai cứu giúp ta.” DKR

    11. Ba niềm tin đầu tiên được giải thích trong Phần Hai, Chương Một. Niềm tin thứ tư, tín tâm bất thối chuyển, đôi khi được thêm vào để ám chỉ tuyệt đỉnh của lòng tin, khi mà lòng tin ấy đã trở thành một phần không thể thiếu bên trong chính ta.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #416
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    12. NT nói: “Dù ta có nhận lãnh Giáo Pháp hay không, nếu ta không quan tâm tới Pháp thì ta sẽ giống như một con ngựa được ban cho một cục xương, hay một con chó được cho một nắm cỏ.” don gnyner, “sự quan tâm,” cũng có nghĩa là “nỗ lực tinh tấn,” không chỉ là sự quan tâm trong tâm thức mà còn phải tham gia tích cực.

    13. Những ví dụ này lấy ra từ những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật để minh họa mức độ thệ nguyện của Ngài, và không nên coi đó đơn thuần như là những câu chuyện giới thiệu về phái tu khổ hạnh cực đoan.

    14. Giác quan thứ sáu là thức, bởi vì những phản ứng tâm lý tương tự là do những đối tượng xuất hiện trong tư tưởng tạo ra, cũng giống như những đối tượng của tri giác xuyên qua năm giác quan vật lý.

    15. Điều này ám chỉ những người Tây Tạng bình thường, là những người có niềm tin thật đặc trưng nơi Giáo Pháp và thường tụng niệm câu minh chú nổi tiếng: Om mani padme hum, nhưng họ lại có thể không có chút hiểu biết cặn kẽ nào về giáo lý của Đức Phật. Ở đây, Gyalse Rinpoche đang sử dụng thuật ngữ theo một cách thức hơi xúc phạm để khích động thính giả của Ngài.

    16. grims kyis sgrim la lhod kyis glod. “Điều này có nghĩa là không sao lãng, nhưng đồng thời hết sức thư thái.” DKR. Ngoài ra, trước tiên, phải kiểm soát những niệm tưởng lộn xộn để đạt được sự an định (zhi gnas), sau đó phải buông lỏng tâm để phát triển những kinh nghiệm nội quán sâu xa (lhag mthong).

    17. “Cách giáo lý được biểu lộ hoàn toàn là đến từ những ngôn từ và vì thế, không cần thiết – đó là lối nói của những người nghĩ mình là những thiền giả Nyingma vĩ đại. Họ nghĩ rằng họ có thể nắm bắt ý nghĩa cốt tủy, nắm bắt được chân nghĩa mà không cần bận tâm về ngôn từ. Khi chỉ thẳng vào trái tim của họ, họ nói rằng những giảng giải này chỉ là những ngôn từ không có thực chất, và điều cần thiết chỉ là thấu hiểu chân tánh của tâm.”

    18.Ý nghĩa chân thực diễn tả chân lý từ quan điểm của những bậc Giác Ngộ. Ý nghĩa thích hợp ám chỉ các giáo lý được đề ra để dẫn dắt những người chưa giác ngộ hướng đến chân lý, là những người không thể chấp nhận hay thấu hiểu giáo lý nếu giáo lý này được thuyết giảng một cách trực tiếp thẳng thừng. Ý nghĩa gián tiếp (dụ nghĩa) ám chỉ những giáo lý được ban cho chúng sinh nhằm giới thiệu với họ một cách gián tiếp một ý nghĩa nào đó không được trực tiếp nói ra.

    19. “Đó là sự ngộ nhận về ý nghĩa, chẳng hạn như tưởng tượng rằng từ giây phút ta thọ nhận giáo lý của Mật Thừa thì ta có thể hưởng thụ rượu chè và tình dục, và hành trì những pháp môn liên quan đến sự hợp nhất và giải thoát. Để tránh các lỗi lầm này, cách hành xử của ta phải hợp thời (có nghĩa là phù hợp với mức độ tu chứng của tâm linh mà chúng ta thực sự đạt được trong giây phút hiện tại).”

    20. AT “một niềm hứng khởi tốt lành hay xấu xa vĩnh viễn.” Ở đây chúng ta theo giải thích của DKR.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #417
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    21. Điều này ám chỉ một pháp môn tịnh hóa dành cho người chết trong đó người chết được tượng trưng bằng một tấm bìa ghi tên của họ.

    22. Thành ngữ thod pa bor chog ma nghĩa đen là “tống khứ cái sọ người,” có nghĩa là loại bỏ thân xác ta, trong ý nghĩa giải thoát chính mình khỏi những cảnh tái sinh trong tương lai. DKR

    23. ‘du shes med pa. AT “không có tri giác.” Chúng ta theo giải thích của DKR: “Chư Thiên phi tưởng (vô tưởng) đã tạo ra một trạng thái trống rỗng trong tâm thức họ và không nhận thức được bất cứ điều gì cả, như trong trạng thái ngủ sâu không nằm mộng.”

    24. klo kha khra ám chỉ vùng rộng lớn mà những cư dân bộ lạc cư trú ở miền nam của trung phần và ở miền đông Tây Tạng. Ngày nay bao gồm Arunachal Pradesh, Nagaland và những phần của Assam ở đông-bắc Ấn Độ, cũng như những phần của tây-bắc Miến Điện.

    25. Những người Tây Tạng quen gọi Bồ Đề Đạo Tràng là rdo rje ldan, hay Toà Kim Cương, ám chỉ nơi Đức Phật ngồi khi Ngài đạt được Giác Ngộ. Đây cũng được coi là trung tâm của thế giới.

    26. Xem chú thích 295.

    27. Những ngôi chùa này được xây dựng tại những địa điểm chính xác được chuẩn định cốt để chế ngự những tà lực ở Tây Tạng. Ở giữa tập hợp những ngôi chùa này là Rasa Trulnang, là tên thuởû ban đầu của chùa Jokhang. Xem Phần II, Chương Sáu, mục IV và chú thích 294.

    28. Theo NT, Đức Liên Hoa Sanh muốn nói rằng chỉ trong ba thời kỳ này mà Kim Cương Thừa được khám phá trong một phạm vi rộng lớn.

    29. Nghĩa đen: “những niên lịch (năm),” nhưng điều này không ám chỉ những đơn vị thời gian chính xác mà muốn nói tới những thời kỳ phát triển hay suy tàn gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như sự xuất hiện của một thánh nhân hay, ngược lại, ảnh hưởng có hại của những tinh linh xấu ác. DKR

    30. Trong thời kỳ lập tức theo sau thời kỳ giáo lý được truyền bá, những người thực hành Giáo Pháp hầu như đắc quả tức thời.

    31. Trong thời kỳ thành tựu thì có những người thực hành Giáo Pháp, nhưng có ít người hơn, và kết quả của họ tới chậm hơn.

    32. NT giải thích rằng những hiện tượng này có thể nảy sinh bất ngờ ở khoảng giữa một thời khoá thực hành và thời khoá kế tiếp, hay nảy sinh ngay giữa một thời khoá, và hủy hoại một hay vài yếu tố trong số mười tám điều kiện tự do và thuận duyên, giống như một con sói đi vào bãi nhốt cừu và tha đi một hoặc hai con trong số mười tám con cừu.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #418
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    33. “Những điều này tách rời tâm thức ta khỏi giải thoát và Toàn Giác. Khi một trong những điều này xảy ra, sẽ làm khô héo chồi Giác Ngộ và cắt lìa ta khỏi Phật Bộ của giải thoát.” NT

    34. Một cái lọng nghi lễ được mang đi trước một vị Lạt Ma trưởng lão như là một biểu tượng của sự tôn kính.

    35. “Đại dương tượng trưng cho đáy sâu và sự bao la vô tận của ba cõi tái sinh thấp và cho những đau khổ vô biên của chúng sinh trong các cõi này. Con rùa mù tượng trưng chúng sinh trong ba cõi thấp, họ không có mắt để biết tuân theo những gì ích lợi và từ bỏ những điều có hại. Việc con rùa mù chỉ nổi lên mặt biển một trăm năm một lần tượng trưng cho một sự việc rất hiếm khó để có thể thoát khỏi những trạng thái của ba cõi thấp. Một cái lỗ trong cái ách tượng trưng cho sự hiếm hoi của việc được sinh làm người và Trời. Gió xô dạt cái ách theo cách này và điều đó tượng trưng cho sự phụ thuộc vào những hoàn cảnh thuận lợi.”

    36. Chúng ta đã chọn ‘Surabhibhadra’ như một sự tái tạo có thể chấp nhận được từ Phạn ngữ của tiếng Tây Tạng bde spyod bzang po, là danh hiệu của vị vua mà Ngài Long Thọ viết tặng bản văn này. Thực ra, mặc dù đa số những bài tường thuật đều đồng ý Ngài là bạn thân và là một đại thí chủ của Ngài Long Thọ, nhân dạng của vị vua trong phạm vi lịch sử vẫn còn mù mờ. Có thể Ngài là dòng dõi Satavahana của các vị vua ở Andhra, và trong khi một số học giả đồng nhất Ngài với Gautamiputra Satakarni, người trị vì vào đầu thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên; những người khác gọi Ngài là Udayana hay Udayi, hoặc coi Ngài là các vua Yajnasri hay Vikramaditya.

    37. Điều này ám chỉ một thứ bia Tây Tạng được chuẩn bị bằng cách đổ nước nóng lên những loại hạt đã lên men. Theo cách này thì thùng chứa vật liệu này sẽ đầy ngập hạt.

    38. “Một nửa” ám chỉ triều đại của vua Mune Tsenpo, ông mất đi khi mới trị vì một năm chín tháng.

    39. Ông ta có thể điều phục tâm mình có nghĩa là ông có thể phát triển ‘định’ nhưng không có nghĩa là đã điều phục được các cảm xúc tiêu cực hay chứng ngộ được bản tánh của tâm. Trên quan điểm của Pháp, thiền định mà không có một sự định hướng đúng đắn thì là điều vô ích.

    40. lam du ’khyer ba: nghĩa đen là đưa vào con đường. Điều này có nghĩa là sử dụng mọi tình huống trong đời sống hàng ngày như là một phần của các pháp tu. Nếu Gelong Thangpa đưa những tư tưởng tiêu cực của ông vào con đường tu, ví dụ sử dụng lòng từ như là một pháp đối trị thái độ thù nghịch, hoặc bằng cách nhận ra được tánh Không của một niệm tưởng ngay khi nó sinh khởi, thì điều ấy không dẫn tới bất kỳ tai hại nào.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #419
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    41. rkyen: duyên hợp (hoàn cảnh). Nhân tố hỗ trợ để cho nguyên nhân sâu xa (rgyu) trổ quả. Ví dụ, nếu người nào đó chết trong một tai nạn, thì chính tai nạn, hoàn cảnh của cái chết đó, là rkyen (duyên), và nguyên nhân sâu xa (rgyu) là hành nghiệp xấu ác đã tạo trong quá khứ, và cái chết là nghiệp quả của hành nghiệp đó.

    42. gyur dug: trong y khoa Tây Tạng, thành ngữ này ám chỉ các lương thực có chất dinh dưỡng tốt lành, nhưng lại trở nên độc hại hay khó tiêu khi được dùng chung với những thực phẩm nào khác.

    43. sha sgren có nghĩa là thịt quá ôi thiu nhưng không hẳn là bị thối rữa. Ở Tây Tạng, thực phẩm có thể được tích trữ trong một thời gian dài nhờ điều kiện khí hậu hết sức đặc biệt.

    44. Nếu như trong giấc ngủ, ta vẫn có thể chú tâm vào tịnh quang là sự hiển lộ tự nhiên của giác tánh nguyên sơ, thì mọi kinh nghiệm tâm linh của ta sẽ hòa trộn với Giác tánh và ta sẽ không phải bị coi như là đang ở trong một trạng thái mê lầm.

    45. Sau khi chết, sẽ không có trạng thái tái sinh (do nghiệp lực chiêu cảm) diễn ra tiếp theo đó.

    46. Đây là ba loại tinh tấn đã được giải thích chi tiết ở Phần Hai, Chương Hai. PWR viết thêm: Khi bạn có sự tinh tấn như áo giáp thì không gì có thể ngăn cản bạn khởi đầu. Khi bạn tinh tấn trong hành động, không gì có thể làm gián đoạn điều bạn đang làm. Khi bạn có sự tinh tấn không thể ngừng dứt, không gì có thể ngăn trở bạn đạt được mục đích.

    47. Thuật ngữ Tây Tạng là chos dred, nghĩa đen là “Con gấu Pháp”. DICT: “người không được điều phục bởi Pháp. Anh ta hiểu Pháp nhưng không thực hành Pháp, tâm anh ta trở nên khô cứng.” Nếu đến với Phật Pháp bằng một thái độ sai lạc, ta có thể có một niềm tin giả tạo, khiến ta không nhạy cảm đối với vị Thầy và giáo lý.

    48. Theo truyền thống thì những thân tướng thuộc thiên giới (celestial bodies) được xem là nơi an trú của những chúng sinh thuộc các cõi Trời nào đó mà người phàm không thể thấy được.

    49. dkor za ba thường có nghĩa là sử dụng nguồn tài chính được hiến cúng bởi tín tâm, trong ý nghĩa đặc biệt là sử dụng chúng một cách không đúng đắn. Đôi khi còn ám chỉ việc những người đang ở một địa vị quyền thế lạm dụng của cải chung như tài sản của một quốc gia.

    50. Ở đây, ngữ (ngag) ám chỉ năng lực vi tế của ngữ (hay khẩu). Khi được vận dụng bởi một người có khả năng tu tập tâm linh nào đó hoặc bởi một người với một loại nghiệp đặc biệt thì năng lực này là phương tiện để biểu lộ âm thanh của các câu mật chú và có thể có năng lực chữa lành, làm an bình, hàng phục...

    Om Mani Padme Hum !

  10. #420
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    CHÚ THÍCH
    __________________________________________________ ______________________________________


    51. Pháp sư ném mạnh những vật tượng trưng khác nhau vào họ, chẳng hạn như những bánh cúng torma, hạt mù tạt, hay bột, là những thứ mà các ngạ quỷ nhận biết là những vũ khí tiêu diệt thân thể họ.

    52. Các naga là một loại chúng sinh sống dưới mặt đất và có năng lực phi thường. Mặc dù giống như những tinh linh, chúng vẫn được xếp loại cùng với các súc sinh vì thân chúng giống như rắn. Xin xem thêm Thuật ngữ: “garuda”

    53. Thành ngữ ‘du byed kyi sdug sngal mà chúng tôi đã dịch là “nỗi khổ của tất cả những gì giả hợp” được giải thích như sau: rgyu rkyen ‘du byed nas sdug sngal ‘byung, “khi nhân và duyên cùng tụ hội thì sự đau khổ xuất hiện.” Nỗi khổ này được coi là nguồn gốc của hai loại đau khổ căn bản khác trong vòng sinh tử luân hồi, được mô tả là khyab pa, có nghĩa là có mặt khắp nơi hay cùng khắp.

    54. Những hiện tượng tái sinh chính yếu khác xảy ra trong sáu cõi luân hồi là sinh ra từ trứng (noãn sanh), sinh ra từ hơi nóng và sự ẩm ướt (thấp sanh), và đản sinh một cách kỳ diệu (hoá sanh).

    55. Đây là cách dịch gần đúng được với những thuật ngữ được dùng trong y khoa Tây Tạng đối với giai đoạn trong năm tuần đầu tiên của sự phát triển của bào thai trong thời kỳ trứng nước.

    56. las kyi rlung: nghiệp lực của những hành vi trong quá khứ, thúc đẩy toàn bộ tiến trình của luân hồi.

    57. Một tấm kim loại có đục một lỗ qua đó kim loại được kéo thành dây.

    58. Ở Tây Tạng, bơ được xoa trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh để giúp cho cái thóp mau đóng lại. Mặc dù việc này được coi như có lợi cho sức khỏe của nó, nhưng trẻ sơ sinh nhạy cảm tới nỗi những năng lực vi tế của thân nó cũng bị kích động.

    59. Giống như trong những nền văn hóa Đông phương khác, đối với người Tây Tạng thì việc bước qua đầu (hay thân) một người nào là điều hết sức sỉ nhục và là một nguồn nhiễm ô. Đối với những hành giả Kim Cương Thừa thì đó là sự thiếu tôn kính mạn đà la của thân, là một cái gì thiêng liêng. Tuy nhiên, với một hành giả du già đã chứng ngộ được sự thanh tịnh tối hậu của tất cả mọi hiện tượng trong lẽ tuyệt đối thì tất cả những loại kinh nghiệm đều có cùng một vị của tánh Không.

    60. las kyi sa ba, một nơi mà nghiệp lực mãnh liệt hơn và những hậu quả của hành nghiệp được chiêu cảm mạnh mẽ hơn, và trong một vài trường hợp, sẽ xảy ra sớm hơn. Trong bốn trung châu trong thế giới thuộc vũ trụ quan truyền thống (của Phật Giáo), thì đặc biệt là trong châu Jambudvipa (Diêm Phù Đề – cõi người), các hành nghiệp sẽ đưa đến quả báo mạnh mẽ, và trong đó những kinh nghiệm cá nhân có thể thay đổi nhiều hơn. Chúng sinh của những trung châu khác thì thường phải chịu quả báo của những hành vi trong quá khứ hơn là tạo ra những nguyên nhân mới. Kinh nghiệm quả báo và thọ mạng của họ thì cố định hơn chúng sinh ở cõi người.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •