DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/49 ĐầuĐầu ... 4567816 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 487
  1. #51
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    II. CHÍNH VĂN GIÁO PHÁP:

    LUẬN GIẢI VỀ VIỆC KHÓ TÌM ĐƯỢC TỰ DO VÀ THUẬN DUYÊN

    Chủ đề chính yếu của chương này được giải thích qua bốn đề mục như sau: (1) quán chiếu về bản chất của tự do, (2) quán chiếu về những điều kiện thuận lợi đặc biệt [hay thuận duyên] liên quan đến Pháp, (3) quán chiếu về những hình ảnh cho thấy việc khó tìm được tự do và thuận duyên ra sao, và (4) quán chiếu về những đối chiếu dựa trên số lượng.

    1. Quán Chiếu về Bản Chất của Tự Do

    Ở đây, nói một cách tổng quát thì “tự do” có nghĩa là có được cơ hội để hành trì Phật Pháp và không bị sinh vào một trong tám trạng thái thiếu vắng cơ hội đó. “Thiếu tự do” ám chỉ tám trạng thái dưới đây khi ta không có được cơ hội hành trì Phật Pháp:

    Sinh ra trong cõi địa ngục hay cõi ngạ quỷ,
    Sinh ra làm thú vật, làm một vị trời trường thọ hay một kẻ man rợ,
    Có tà kiến, sinh ra ở nơi không có Phật,
    Hay sinh ra câm và điếc; đây là tám trạng thái không có tự do.


    Những chúng sinh bị tái sinh trong cõi địa ngục không có được cơ hội để hành trì Phật Pháp vì họ thường xuyên bị cái nóng hay cái lạnh khủng khiếp hành hạ dữ dội.

    Ngạ quỷ (preta) không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì những nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng do đói và khát.

    Súc sinh không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi chúng phải sống đời nô lệ và chịu đựng những cuộc tấn công của những con thú khác.

    Các vị trời trường thọ không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi họ tiêu phí thời giờ của mình trong một trạng thái tâm thức trống không.23

    Những kẻ sinh ra ở các nơi biên địa không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi giáo lý của Đức Phật không được biết tới ở những nơi như vậy.

    Những kẻ sinh ra làm những kẻ ngoại đạo (tirthika*) có các loại tà kiến tương tự như vậy cũng không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì tâm thức họ chịu ảnh hưởng nặng nề của những tin tưởng sai lầm đó.

    Những kẻ sinh ra trong một Mạt Kiếp tối tăm không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì họ chưa từng được nghe đến Tam Bảo, và không thể phân biệt được tốt, xấu.

    Những người sinh ra bị câm hoặc khiếm khuyết về tinh thần không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì các giác quan bẩm sinh của họ không được đầy đủ.

    Những chúng sinh sống trong ba cõi thấp phải chịu đựng liên tục cái nóng, lạnh, đói, khát và những đau khổ khác, là kết quả của những hành động bất thiện trong quá khứ của họ; họ không có được cơ hội để thực hành Phật Pháp.

    Những “kẻ man rợ” là những người sống ở ba mươi hai biên địa như Lo Khatha,24 và tất cả những ai coi việc làm tổn hại người khác như một đức tin, hoặc những người có niềm tin man rợ coi việc sát sinh là việc tốt lành. Những người này sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh, tuy có được thân người nhưng tâm trí họ thiếu sự định hướng đúng đắn và bản thân họ không thể hòa hợp với Pháp. Thừa kế từ tổ tiên của họ những phong tục đồi bại như cưới mẹ của mình, họ sống một cuộc đời thực sự đối nghịch với Pháp. Tất cả mọi việc họ làm đều xấu ác, và họ vượt trội trong các kỹ thuật tạo ra ác hạnh như giết hại côn trùng hoặc săn bắt thú hoang. Nhiều người trong số đó bị đoạ ngay xuống những cõi thấp sau khi họ chết. Đối với loại người như thế thì không có được cơ hội để hành trì Phật Pháp.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #52
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Các vị Trời trường thọ là những vị Trời miệt mài trong một trạng thái tâm thức trống không. Chúng sinh phải bị sinh vào cõi này là do kết quả của việc họ tin rằng giải thoát là một
    * Tirthika, (mu rtegs pa): môn đồ của các truyền thống tôn giáo hay triết học phi-Phật Giáo, ám chỉ các tà kiến được mô tả ở Phần Một, Chương Bốn.
    trạng thái trong đó tất cả những hoạt động tâm thức, dù thiện hay ác, đều vắng bặt. Họ tin vào việc phải thiền định trong trạng thái tâm thức đó. Họ trụ trong trạng thái này liên tục trong nhiều đại kiếp. Nhưng một khi quả lành đưa đến trạng thái an định đó bị tiêu hao thì họ sẽ bị tái sinh vào những cõi thấp vì chính tà kiến của họ. Những chúng sinh này cũng không có bất kỳ cơ hội nào để thực hành Phật Pháp.

    Nói chung, thuật ngữ “tà kiến” bao gồm niềm tin vào thuyết vĩnh cửu (eternalist) và thuyết hư vô (nihilist), là những quan niệm đối nghịch với giáo lý của Đức Phật và nằm ngoài giáo lý Phật Pháp. Những quan niệm như vậy làm băng hoại tâm thức và ngăn cản không cho niềm khao khát về Chánh Pháp phát triển trong ta, tới nỗi chúng ta sẽ không còn cơ hội nào để thực hành Pháp nữa. Ở đây nơi xứ Tây Tạng, bởi Đức Phật thứ hai, Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) của xứ Oddiyana, đã giao phó việc bảo vệ xứ sở cho mười hai Tenma, nên chính ngay cả những kẻ ngoại đạo cũng không thể nào có thể xâm nhập được. Tuy nhiên, bất kỳ những ai có hiểu biết giống như hiểu biết của những kẻ ngoại đạo, là những hiểu biết mâu thuẫn với hiểu biết của Chánh Pháp và của những vị chân sư, thì chính vì lý do đó mà họ bị tước mất cơ hội để có thể thực hành Pháp dựa trên những giáo huấn chân chính. Tu sĩ Sunaksatra trải qua hai mươi lăm năm làm thị giả của Đức Phật, nhưng vì không có chút tín tâm nào và chỉ ôm giữ tà kiến trong lòng, nên cuối đời bị tái sinh làm ngạ quỷ trong một vườn hoa.

    Sinh trong một đại kiếp tối tăm có nghĩa là bị tái sinh vào một thời đại không có Phật. Trong một vũ trụ không có Phật xuất hiện, thậm chí chưa ai từng được nghe đến Tam Bảo. Bởi không có Pháp, nên không có cơ hội để hành trì Pháp.

    Tâm thức của người câm điếc không thể hoạt động đúng đắn. [Đối với người câm điếc], tiến trình lắng nghe Giáo Pháp, diễn giải, quán chiếu về Pháp, và đưa Pháp vào thực hành sẽ gặp trở ngại. Định nghĩa “câm, điếc” thường để ám chỉ một khuyết tật về tiếng nói, ngôn ngữ. Khả năng thông thường của con người là khả năng sử dụng và hiểu biết ngôn ngữ. Khi không có được khả năng đó thì người ta cũng không có được cơ hội để đến với Pháp. Thế nên, phạm trù này cũng bao gồm những người có bệnh tâm thần khiến họ không thể nào thấu hiểu được Giáo Pháp và vì vậy họ cũng bị tước mất cơ hội để thực hành Pháp.

    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 02-28-2017 lúc 04:11 PM
    Om Mani Padme Hum !

  3. #53
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Quán Chiếu về Những Thuận Duyên Đặc Biệt Liên Quan Đến Pháp

    Đề mục này bao gồm năm điều kiện thuận lợi hay thuận duyên cá nhân và năm điều kiện thuận lợi hay thuận duyên thuộc về hoàn cảnh.

    2.1 NĂM THUẬN DUYÊN CÁ NHÂN

    Ngài Long Thọ liệt kê năm thuận duyên thuộc về cá nhân như sau:

    Sinh ra làm người, ở nơi trung tâm, đầy đủ các giác quan, Không sống đời xung đột với Pháp, và có niềm tin vào Phật Pháp.

    Không được sinh làm người thì ngay cả Phật Pháp cũng sẽ không được gặp. Vì vậy, thân người là thuận duyên hỗ trợ.

    Nếu bạn bị sinh ra ở một nơi hoang vu, một nơi chưa từng bao giờ được nghe tới Pháp thì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp được Pháp. Nhưng bạn được sinh ra ở một nơi gọi là “trung tâm” có nghĩa là nơi đó, Phật Pháp được quan tâm đến, và vì thế bạn có thuận duyên về nơi chốn.

    Nếu bạn không có đầy đủ các giác quan thì đó sẽ là một chướng ngại cho việc thực hành Pháp. Nếu bạn có đầy đủ các giác quan, bạn có thuận duyên sở hữu các giác quan.

    Nếu bạn có một lối sống đầy xung đột [đi ngược lại với Pháp, không thuận theo Giáo Pháp] thì bạn sẽ luôn đắm chìm trong những ác hạnh, sống một cuộc đời mâu thuẫn với Pháp. Giờ đây, bởi vì bạn đang mong muốn thực hiện những việc thiện lành, nên đây là thuận duyên về động lực.

    Nếu không có niềm tin vào Giáo Pháp của Đức Phật, bạn sẽ cảm thấy không có bất kỳ thiên hướng nào về Pháp. Việc bạn có khả năng xoay chuyển tâm thức của bạn hướng về Pháp như giờ đây bạn đang làm chính là thuận duyên về niềm tin.

    Rất cần thiết để có được đầy đủ tất cả năm điều kiện thuận lợi trên đây để tạo thành một cá thể nên năm điều kiện thuận lợi này được gọi là năm thuận duyên cá nhân.

    Để tu tập hành trì Chánh Pháp chân chính thì điều tuyệt đối cần thiết là phải sinh ra làm người. Giả dụ bạn không có được thân người như một trợ duyên mà lại mang hình dạng cao nhất trong các hình dạng của chúng sinh trong ba cõi thấp, là hình dạng của một con thú – kể cả là con vật đẹp đẽ nhất và được đánh giá cao nhất mà con người biết đến. Ngay cả như vậy, nếu có ai đó nói với bạn: “Hãy tụng một lần câu Om mani padme hum, và bạn sẽ thành Phật,” thì bạn cũng sẽ hoàn toàn không thể hiểu được lời họ nói hay nắm được ý nghĩa của câu nói đó, và bạn cũng sẽ không thể thốt ra được đến một lời. Trên thực tế, [trong thân xác của một con thú], cho dù bạn đang chết cóng vì lạnh, bạn cũng sẽ chẳng nghĩ ra được điều gì để làm mà chỉ biết nằm ụ ra đó – trong khi đối với một con người, cho dù họ có yếu ớt tới đâu chăng nữa thì họ cũng biết cách tìm trú ẩn trong một hang động hay dưới một gốc cây, có thể tìm nhặt củi và đốt một ngọn lửa để hơ ấm mặt và tay của mình. Nếu loài vật không thể làm ngay cả những việc đơn giản như vậy, thì làm sao chúng có thể thấu hiểu được việc thực hành Pháp?

    Om Mani Padme Hum !

  4. #54
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chư Thiên và những chúng sinh đại loại như vậy, cho dù họ có mang hình tướng siêu việt đến đâu chăng nữa, họ cũng không có đủ điều kiện để thọ các giới nguyện của Biệt Giải Thoát (Prātimoksa), do đó không thể thấm nhuần toàn bộ Giáo Pháp.

    Đối với định nghĩa của một “vùng trung tâm”, ta nên phân biệt giữa một vùng trung tâm có tính chất địa lý và một nơi là trung tâm trong phạm vi Giáo Pháp.

    Nói về mặt địa lý, vùng trung tâm thường được nói là Pháp Toà Kim Cương tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, nằm ngay trung tâm của cõi Diêm Phù Đề (Jambuvipa) hay Nam Thiệm Bộ Châu. Hàng ngàn vị Phật trong thời Hiền Kiếp đã đạt được quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác ở nơi đây. Thậm chí ngay khi toàn thể vũ trụ bị huỷ hoại vào cuối thời Hiền Kiếp, bốn nguyên tố đất nước gió lửa cũng không thể hủy hoại được Pháp Toà Kim Cương tại Bồ Đề Đạo Tràng, và vùng trung tâm ấy sẽ tồn tại ở đó như thể được treo lơ lửng trong không gian. Ở trung tâm của Pháp Toà Kim Cương tại Bồ Đề Đạo Tràng mọc lên Cây Giác Ngộ (Cây Bồ Đề). Do đó, địa điểm này cùng với tất cả những thành phố của Ấn Độ nằm chung quanh đó, được coi là vùng trung tâm về mặt địa lý.

    Trong phạm vi Giáo Pháp, một vị trí trung tâm là ở bất cứ nơi nào mà Phật Pháp – giáo lý của Đức Phật – hiện hữu. Tất cả những vùng khác được gọi là vùng biên địa.

    Trong quá khứ xa xôi, khởi đi từ thời Đức Phật xuất hiện trên thế gian này, và cho đến khi nào mà Giáo Pháp của Ngài vẫn còn hiện hữu ở tại Ấn Độ, thì xứ sở đó là trung tâm về cả hai mặt địa lý và Giáo Pháp. Tuy nhiên, giờ đây là lúc xứ sở ấy đã rơi vào tay những kẻ ngoại đạo và giáo huấn của Đấng Chiến Thắng đã biến mất ở trên xứ sở đó, nên nếu nói trên phương diện Phật Pháp thì ngay cả Bồ Đề Đạo Tràng cũng là xứ biên địa.

    Ở vào thời Đức Phật, Xứ Tuyết Tây Tạng được gọi là “Xứ Tây Tạng biên địa,” bởi xứ ấy là một xứ thưa dân mà Phật Pháp chưa được truyền bá đến. Sau này dân số tăng dần và một vài vị vua trị vì là những hóa thân của chư Phật. Trước tiên, Phật Pháp xuất hiện ở Tây Tạng trong triều đại vua Lha-Thothori Nyentsen, khi Kinh Bách Nguyện Bách Bái, một khuôn tsa-tsa, (dùng để đúc tượng Phật) và những bảo vật khác rơi xuống trên mái cung điện.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #55
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Năm thế hệ sau đó, Pháp Vương Songtsen Gampo, một hóa thân của Đấng Đại Bi Siêu Phàm,* đã xuất hiện phù hợp với những lời tiên tri rằng Ngài sẽ thông suốt yếu nghĩa của Kinh văn (Sutra). Trong triều đại của Ngài, dịch giả Thưnmi Sambhota được gởi tới Ấn Độ để học ngôn ngữ và văn tự Ấn Độ. Khi trở về, Ngài khai lập bản mẫu tự đầu tiên cho Tây Tạng. Ngài phiên dịch sang tiếng Tây Tạng hai mươi mốt bản Kinh và Mật điển của đức Quán Thế Âm (Avalokiteshvara), Oai Mật Kinh, cùng nhiều loại văn bản khác. Bản thân đức vua Songtsen Gampo đã hoá hiện trong nhiều thân tướng, và cùng với quan thừa tướng Gartongtsen, Ngài đã sử dụng nhiều phương tiện kỳ diệu để bảo vệ đất nước. Ngài tấn phong hoàng hậu cho hai công chúa, một đến từ Trung Quốc và một đến từ Nepal. Hai vị này đã mang theo nhiều biểu tượng của thân, khẩu, ý của Đức Phật bao gồm hai pho tuợng Phật được gọi là Jowo Mikyo Dorje và Jowo Sakyamuni, là những biểu tượng đích thực của Đức Phật.26 Nhà vua cho xây dựng một loạt điện thờ được gọi là Thadul và Yangdul, trong đó ngôi điện chính có tên là Rasa Trulnang.27 Bằng vào cách ấy, Ngài đã thiết lập nền móng Phật Giáo ở Tây Tạng.
    * Đây ám chỉ đức Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại (Avalokitesvara), là Bồ Tát của lòng Bi Mẫn hay Đại Từ Đại Bi.

    Vị kế nghiệp thứ năm của Ngài là vua Trisong Detsen đã mời thỉnh một trăm lẻ tám vị học giả đến Tây Tạng, kể cả đức Liên Hoa Sanh, bậc Đạo Sư xứ Oddiyana, bậc trì giữ mật chú vô song, bậc vĩ đại nhất trong suốt ba cõi giới. Để hộ trì những biểu tượng của thân của chư Phật, vua Trisong Detsen đã cho xây dựng nhiều chùa chiền gồm cả tu viện Samye, “một hiển lộ tự nhiên bất biến”. Để hộ trì ngữ của chư Phật tức Chánh Pháp, một trăm lẻ tám vị dịch giả gồm cả Ngài Vairotsana vĩ đại, đã trau dồi nghệ thuật phiên dịch và đã chuyển dịch tất cả các Kinh, Luận, và Mật điển chính yếu ở xứ Ấn Độ cao quý vào thời điểm đó (qua Tạng ngữ). “Bảy Vị Tăng Sĩ Tiên Phong” và những người khác đã thọ giới tỳ kheo, tạo thành một Tăng Đoàn để hôä trì tâm nguyện của chư Phật.

    Từ thời đó cho tới nay, Giáo Pháp của Đức Phật đã tỏa sáng như mặt trời ở Tây Tạng và mặc dù có lúc thịnh lúc suy, nhưng Giáo Pháp của Đấng Chiến Thắng chưa từng bị mai một trên cả hai khiá cạnh truyền dạy và chứng ngộ. Do đó, đối với Tây Tạng trên phương diện Giáo Pháp thì Tây Tạng là một xứ trung tâm.

    Một người nếu thiếu bất kỳ giác quan nào trong năm giác quan thì cũng đều không thể có đủ điều kiện để thọ giới nguyện của tu viện. Ngoài ra, những ai không đủ may mắn để có thể nhìn thấy được những biểu tượng của Đấng Chiến Thắng nhằm khơi dậy lòng sùng mộ quy ngưỡng, hoặc không đủ may mắn để có thể tụng đọc hay lắng nghe những giáo lý quý báu và tuyệt hảo, là những chất liệu cần thiết cho công phu nghiên cứu và quán chiếu, thì họ sẽ không thể nào tiếp nhận được Giáo Pháp một cách trọn vẹn.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #56
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu muốn nói một cách chính xác thì “lối sống xung đột” (không thuận theo Phật Pháp) ám chỉ lôái sống của những người phải bị sinh ra trong cộng đồng của những người làm thợ săn, gái điếm, v…v.., hoặc sinh ra làm kẻ bị dính líu đến những ác hạnh này từ thuở thiếu thời non dại nhất. Nhưng trong thực tế, “lối sống xung đột” cũng bao gồm bất kỳ những ai mà mỗi tư tưởng, lời nói và hành vi của họ đều trái nghịch với Pháp – thậm chí ngay cả những người không phải sinh vào kiểu sống như vậy cũng có thể dễ dàng lọt vào lối sống đó sau này. Vì thế, điều quan trọng là phải tránh làm bất cứ điều gì mâu thuẫn, đối nghịch với Giáo Pháp chân chính.

    Nếu bạn không đặt niềm tin nơi Phật Pháp mà lại tin vào các vị Trời, nāga (rồng nước) đầy quyền lực và v.v.. hay tin vào những học thuyết khác, chẳng hạn như giáo thuyết của những kẻ ngoại đạo thì dù bạn có thể đặt niềm tin nơi họ nhiều tới đâu chăng nữa, không ai trong số họ có thể bảo vệ bạn thoát khỏi những đau khổ của sinh tử luân hồi hoặc khỏi bị đọa vào những cõi thấp. Nhưng nếu bạn đã phát khởi được một niềm tin đúng đắn hợp lý nơi Giáo Pháp của Đấng Chiến Thắng, là Giáo Pháp hợp nhất được cả hai phương diện truyền thừa và chứng ngộ, thì không còn nghi ngờ gì nữa, bạn chính là một bình chứa thích hợp cho Giáo Pháp chân chính. Và đó là điều vĩ đại nhất trong năm thuận duyên cá nhân.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #57
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    2.2 NĂM THUẬN DUYÊN THUỘC VỀ HOÀN CẢNH

    Một vị Phật đã xuất hiện và thuyết giảng Giáo Pháp,
    Giáo lý của Ngài vẫn hiện hữu và vẫn được noi theo,
    Và có những bậc nhân từ đối với kẻ khác cũng đang hiện hữu.


    Những người không được sinh ra trong một kiếp chói sáng (Minh Kiếp), là kiếp có một vị Phật xuất hiện, thì ngay cả đến Giáo Pháp, họ cũng sẽ không bao giờ được nghe nói tới. Nhưng giờ đây chúng ta đang sống trong một kiếp đã có một vị Phật xuất hiện, và vì vậy chúng ta có được thuận duyên của sự hiện diện của vị Thầy đặc biệt.

    Mặc dù một vị Phật đã xuất hiện, nhưng nếu Ngài không giảng dạy thì sẽ chẳng có ai được lợi lạc. Nhưng bởi Đức Phật đã chuyển Pháp Luân phù hợp với ba căn cơ khác nhau nên chúng ta có thuận duyên của việc truyền dạy Giáo Pháp.

    Dù Ngài đã giảng dạy, nhưng nếu giáo lý của Ngài đã tàn lụi thì Giáo Pháp ấy sẽ không còn hiện diện ở đây để đem đến lợi lạc cho chúng ta. Nhưng bởi thời kỳ tồn tại của Giáo Pháp chưa chấm dứt, nhờ đó chúng ta có được thuận duyên về thời gian.

    Dù giáo lý còn tồn tại, nhưng trừ phi chúng ta tuân theo những gì đã được truyền dạy thì Giáo Pháp ấy chẳng thể đem lại lợi ích gì cho ta. Nhưng bởi chúng ta đã thọ trì Giáo Pháp, nên ta có thuận duyên về phước duyên của riêng ta.

    Dù chúng ta có thọ trì Giáo Pháp nhưng nếu không có hoàn cảnh thuận lợi được một vị Thầy tâm linh chấp nhận dạy dỗ thì chúng ta sẽ không bao giờ biết được Giáo Pháp thật sự là gì. Nhưng bởi có một vị Thầy đã chấp nhận dạy dỗ ta nên chúng ta có được thuận duyên về lòng bi mẫn phi thường của Ngài.

    Bởi ta cần có đầy đủ trọn vẹn năm yếu tố thuận lợi, thuộc về hoàn cảnh hơn là thuộc về chính chúng ta, nên năm yếu tố thuận lợi này được gọi là năm thuận duyên thuộc về hoàn cảnh.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #58
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thời gian để vũ trụ hình thành, hiện hữu, bị hủy diệt và tồn tại trong một trạng thái của không tánh được gọi là một kiếp (kalpa). Một đại kiếp trong đó một vị Phật Toàn Giác xuất hiện trên thế gian được gọi là một “kiếp chói sáng” hay là một Minh Kiếp (bright kalpa) trong khi đại kiếp không có một vị Phật xuất hiện được gọi là một “kiếp tối tăm” hay là một Ám Kiếp (dark kalpa). Từ xa xưa, trong Không Kiếp (kiếp hoá lạc -Kalpa of Manifest Joy) có ba mươi ba ngàn vị Phật xuất hiện. Tiếp theo là một trăm kiếp tối tăm. Sau đó, trong Kiên Kiếp (kiếp tuyệt hảo - Perfect Kalpa), tám trăm triệu vị Phật đã xuất hiện, rồi lại tiếp theo là một trăm kiếp không có Giáo Pháp. Rồi tới tám trăm bốn mươi triệu vị Phật xuất hiện trong Đề Hồ Kiếp (kiếp toàn hảo - Excellent Kalpa), sau đó là năm trăm kiếp tối tăm. Trong Diệu Kiếp (Kalpa Delightful to See), tám trăm triệu vị Phật xuất hiện và sau đó là bảy trăm kiếp tối tăm. Sáu mươi tư ngàn vị Phật xuất hiện trong Kiên Đề Hồ Kiếp (kiếp hoan lạc - Joyous Kalpa). Rồi tới kiếp của chính chúng ta gọi là Hiền Kiếp (Good Kalpa).

    Trước khi kiếp của chúng ta xuất hiện, vũ trụ gồm một tỷ thế giới này (tam thiên đại thiên thế giới) là một đại dương bao la mà trên bề mặt của đại dương ấy đãù xuất hiện một ngàn đóa sen ngàn-cánh. Khi tự hỏi làm thế nào điều này có thể xảy ra, chư Thiên trong cõi Trời Phạm Thiên đã dùng thần lực thấu thị để minh xác được điều này và tuyên bố rằng trong kiếp này, một ngàn vị Phật sẽ xuất hiện. Họ nói rằng: “Đây sẽ là một kiếp tốt lành,” và “Hiền” (tốt lành) trở thành tên của kiếp ấy.

    Từ thời đại khi thọ mạng của chúng sinh là tám mươi ngàn năm và Đức Câu Lưu Tôn Phật (Phạn: Krakucchanda) xuất hiện, và cho tới khi chúng sinh sẽ sống lâu không thể tính đếm và Đức Lâu Chí Phật (Phạn: Rucika) sẽ xuất hiện, một ngàn vị Phật sẽ đến với thế gian này, an trụ trên Pháp Toà Kim Cương tại trung tâm của Diêm Phù Đề (Jambudvīpa). Mỗi vị Phật trong số một ngàn vị Phật sẽ chứng đắc Phật quả viên mãn ở đó và sẽ chuyển Pháp Luân. Vì thế, kiếp hiện tại của chúng ta là một kiếp chói sáng.

    Theo sau đó là sáu mươi kiếp ngoại vi xấu ám, và sau đó, trong Vi Trần Kiếp (Kalpa of Vast Numbers), mười ngàn vị Phật sẽ xuất hiện. Rồi mười ngàn kiếp xấu ám khác sẽ xảy ra sau đó. Giữa sự luân phiên của những kiếp chói sáng và kiếp tối tăm này, nếu ngẫu nhiên chúng ta phải bị sinh ra trong một kiếp tối tăm, thì thậm chí ngay cả hai tiếng Tam Bảo cũng là điều mà chúng ta sẽ không bao giờ được nghe nói đến.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #59
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ngoài ra, như Đấng Vĩ đại xứ Oddiyana đã có chỉ rõ, riêng truyền thống Mật Thừa hay Kim Cang Thừa cũng chỉ được truyền dạy một cách hiếm hoi:

    Từ lâu xa về trước, ngay trong kiếp đầu tiên là Diêu Kiếp (Kalpa of the Complete Array), giáo lý Mật Thừa được Đức Phật có danh hiệu là Nhất Lai Vương Phật (Once-Come Buddha) truyền bá, và trở nên hết sức lừng lẫy. Giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà hiện nay chúng ta đang có cũng bao gồm Mật Thưà. Trong thời gian mười triệu kiếp, trong Tinh Tú Kiếp, Đức Phật Văn Thù (Mansjushri) sẽ xuất hiện, như ta đang xuất hiện, để khai phá giáo lý Mật Thừa trên một phạm vi cực kỳ rộng lớn. Đây là bởi vì chúng sinh trong ba kiếp này là những người thích hợp để lãnh hội Mật Thừa, và lý do mà giáo lý Mật Thừa không xuất hiện vào những thời điểm khác là bởi chúng sinh ở những thời đó không có khả năng hành trì những giáo lý này.28

    Trong Hiền Kiếp này, vào thời hiện tại khi thọ mạng của con người là một trăm năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni toàn hảo đã xuất hiện trên thế gian, vì thế đấy là một kiếp chói sáng.

    Giả sử một vị Phật đã xuất hiện, nhưng Ngài vẫn còn trụ trong thiền định và chưa giảng dạy Giáo Pháp. Chừng nào mà ánh sáng Giáo Pháp của Ngài chưa hiển hiện thì sự xuất hiện của Ngài không tác động gì tới chúng ta. Điều đó cũng giống như thể Ngài chưa từng xuất hiện.

    Khi đạt được Phật Quả Chánh Đẳng Chánh Giác trên Toà Kim Cương, Bậc Thầy của chúng ta đã thốt lên rằng:

    Ta đã tìm ra một Giáo Pháp giống như cam lồ,
    Thâm sâu, an bình, đơn giản, dễ hiểu, rạng rỡ.
    Nếu ta giảng về Giáo Pháp ấy, sẽ chẳng ai hiểu nổi,
    Vì thế ta sẽ ở đây, tịch lặng trong rừng.


    Do đó, Ngài đã không giảng dạy trong bảy tuần cho tới khi Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) khẩn cầu Ngài chuyển Pháp Luân. Hơn nữa, nếu những ai nắm giữ giáo lý chân chính mà không giảng dạy, thì Giáo Pháp ấy sẽ khó đem lại được bất kỳ lợi ích thực sự nào cho chúng sinh. Ví dụ Ngài Smrtijnana vĩ đại xứ Ấn Độ đã đến Tây Tạng vì mẹ Ngài tái sinh ra ở đây trong một Cô Độc Điạ Ngục. Người thông dịch của Ngài đã chết trong cuộc hành trình, và Ngài đã lang thang khắp tỉnh Kham mà không thể nói được một tiếng Tây Tạng nào; sau đó Ngài trở thành một người chăn cừu rồi chết ở đó mà không đem lại được lợi ích cho bất kỳ ai. Sau này khi Ngài Jowo Atisha đến Tây Tạng và biết được điều gì đã xảy ra, Ngài than khóc: “Đáng buồn thay! Dân Tây Tạng quí vị kém phước quá! Không đâu ở Ấn Độ, dù Đông hay Tây mà có được một học giả uyên thâm hơn Ngài Smrtijnana,” và chắp hai bàn tay lại, Ngài Atisha khóc.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #60
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG I
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đối với chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chuyển Pháp Luân cho ba loại căn cơ khác nhau và Ngài đã thị hiện qua vô số hình tướng phù hợp với nhu cầu và căn cơ của những người cần được cứu giúp, dẫn dắt các đệ tử qua giáo lý của chín thừa để giúp cho họ trưởng thành trên con đường đạo và đạt được giải thoát.

    Ngay cả trong một kiếp có Đức Phật xuất hiện và ban cho giáo lý, nhưng một khi thời gian để giáo lý này tồn tại đã tới lúc chấm dứt và Giáo Pháp chân chính mà Ngài đã dạy biến mất không để lại dấu vết gì thì kiếp ấy cũng sẽ hoàn toàn giống như một kiếp tối tăm. Thời kỳ trung gian giữa khi giáo lý của một vị Phật mất tăm dấu tích và khi giáo lý ấy lại được một đức Phật vị lai truyền dạy, thì thời kỳ ấy được mô tả là thời kỳ “không có Pháp.” Ở những nơi may mắn mà chúng sinh có đầy đủ công đức thì có các vị Độc Giác Phật (Pratyekabuddhas) xuất hiện, nhưng kinh điển không được giảng dạy hay thực hành [ở những nơi đó].

    Ngày nay, chúng ta vẫn còn có những giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự tồn tại của những giáo lý này đi theo một chu kỳ liên tục gồm mười thời kỳ. Trước tiên, có ba thời kỳ, mỗi một thời kỳ gồm năm trăm năm.29 Trong thời kỳ này xuất hiện “giáo lý tâm yếu của Đức Phổ Hiền,” đó là quả.30 Sau đó là ba thời kỳ kế tiếp, mỗi một thời kỳ gồm năm trăm năm dành cho thành tựu.31 Tiếp theo là ba thời kỳ mà mỗi thời kỳ gồm năm trăm năm dành cho việc truyền dạy. Cuối cùng, một thời kỳ gồm năm trăm năm xuất hiện khi chỉ còn lại những biểu tượng mà thôi. Nói chung, chu kỳ liên tục này tạo nên mười thời kỳ, mỗi thời kỳ gồm năm trăm năm. Hiện nay chúng ta ở thời kỳ thứ bảy hay thứ tám. Chúng ta hiện đang sống trong một thời đại mà năm sự suy hoại đang tăng triển: suy hoại về thọ mạng, về lòng tin, về cảm xúc, về thời gian và về chúng sinh. Tuy nhiên, giáo lý liên quan đến việc truyền dạy và chứng ngộ vẫn còn hiện hữu. Bởi việc truyền dạy và chứng ngộ không bị mai một nên chúng ta vẫn sở hữu sự thuận lợi có được toàn bộ Giáo Pháp.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •