DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 21/49 ĐầuĐầu ... 11192021222331 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 201 tới 210 của 487
  1. #201
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nghe những lời này, Mila cảm thấy niềm sùng kính mãnh liệt đến nỗi nước mắt ông tuôn chảy mãi không thôi, và với một quyết tâm mạnh mẽ, ông nguyện làm bất cứ những gì Thầy ông yêu cầu.

    Vài ngày sau, Marpa đi dạo và đem Mila theo như thị giả của Ngài. Marpa đi về hướng Đông-Nam và tới một miếng đất có vị trí thuận lợi. Ngài nói: “Hãy xây cho ta một tháp màu xám, có góc vuông và cao chín tầng ở đây, thêm một đỉnh nhọn nữa thì thành mười tầng. Mi không được hạ thấp tháp xuống, và khi hoàn tất ta sẽ ban cho mi những giáo huấn. Ta cũng sẽ cho mi lương thực khi mi nhập thất tu tập.”

    Mila đã đào xong phần móng và bắt đầu xây cất thì có ba đệ tử cao cấp của Thầy tới. Để đùa giỡn, họ lăn tới cho ông một tảng đá lớn và Mila dùng nó làm móng nhà. Khi ông hoàn tất hai tầng dưới cùng, Marpa tới thăm và hỏi tảng đá ở đâu tới. Mila kể với Ngài sự việc xảy ra.

    “Những đệ tử của ta đang thực hành pháp du già trong hai giai đoạn, họ không phải là những người hầu của mi!” Marpa la hét: “Hãy lấy tảng đá đó ra khỏi đây ngay và trả nó về chỗ cũ!”

    Mila phá bỏ toàn bộ cái tháp, bắt đầu từ đỉnh. Ông lôi tảng đá làm móng ra và đem đặt lại chỗ cũ.

    Sau đó Marpa lại bảo ông: “Bây giờ đem nó tới đây và đặt nó trở lại vào đây.”

    Vì thế, Mila lại phải lăn tảng đá trở lại và đặt đúng vào chỗ trước đó. Ông tiếp tục xây dựng cho đến khi hoàn tất tầng thứ bảy, vào lúc này ông bị một vết thương ở bên hông.

    Marpa nói: “Bây giờ hãy bỏ việc xây tháp, thay vào đó hãy xây cho ta một ngôi đền với một đại sảnh mười hai cột và một điện thờ cao.”

    Thế là Mila xây ngôi đền, và khi hoàn thành thì một vết thương phía dưới lưng ông bị bể ra.

    Vào lúc đó, Meton Tsonpo xứ Tsangrong thỉnh cầu Marpa ban quán đảnh “Người Chặn Đứng Bánh Xe Luân Hồi” (Samvara hay Chakrasamvara), và Tsurton Wangé xứ Dol thỉnh cầu ban quán đảnh “Bí Mật Tập Hội” (Guhyasamaja). Trong cả hai dịp này, Mila hy vọng rằng nhờ công việc xây cất mà ông được có quyền thọ nhận quán đảnh, có được một chỗ ngồi trong hội chúng, nhưng những gì ông nhận được từ Marpa chỉ là những cú đánh và những lời mắng nhiếc, và cả hai lần ông đều bị Thầy ném ra ngoài. Lưng ông giờ đây là một vết thương khổng lồ với máu và mủ chảy ra từ ba chỗ. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục làm việc, thay vì đeo giỏ đất ở lưng thì ông đeo ở phía trước ngực.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #202
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi Ngokton Chodor xứ Shung tới thỉnh cầu ban quán đảnh “Hô Kim Cương” (Hevajra), vợ Ngài Marpa đưa cho Mila một viên lam ngọc lớn là vật thừa kế của riêng bà. Mila dùng nó như món cúng dường cho lễ quán đảnh, ông ngồi vào hàng những người dự lễ, nhưng như lần trước, Thầy ông đã trách mắng và đánh đập ông một trận, và ông lại không được ban cho quán đảnh.

    Lần này ông cảm thấy là không còn hoài nghi gì nữa: ông sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ giáo lý nào. Ông đi lang thang vô phương hướng. Một gia đình ở Lhodrak Khok thuê ông đọc cả bộ Bát Thiên Tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Ông đọc đến truyện của Thường Đề Bồ Tát (Sadaprarudita), và câu chuyện này làm ông phải suy nghĩ.

    Ông nhận ra rằng để nhận được lợi lạc của Giáo Pháp, ông phải chấp nhận mọi gian khổ và làm hài lòng Thầy bằng cách làm bất cứ những gì Ngài ra lệnh.

    Vì thế ông quay trở lại, nhưng một lần nữa Ngài Marpa chỉ đón chào ông bằng sự thóa mạ và những cú đánh. Mila quá tuyệt vọng đến nỗi vợ Ngài Marpa phải gởi ông tới Lạt Ma Ngokpa, vị này ban cho ông một số giáo huấn. Nhưng khi thiền định thì chẳng có điều gì xảy ra, vì Mila không được Thầy cho phép. Marpa ra lệnh cho ông phải đi về cùng với Lạt Ma Ngokpa.

    Một ngày nọ, trong một tiệc cúng dường, Marpa khiển trách Lạt ma Ngokpa và những đệ tử khác thậm tệ và sắp sửa tấn đánh họ.

    Mila tự nghĩ: “Với ác nghiệp của ta, không chỉ mình ta đau khổ vì những lỗi lầm trầm trọng và những chướng nghiệp sâu dày, mà giờ đây ta còn gây những khó khăn cho Lạt Ma Ngokpa và phối ngẫu của Đạo sư. Bởi ta chỉ đang chồng chất càng lúc càng nhiều ác hạnh mà chẳng được nhận bất kỳ giáo lý nào, nên cách tốt nhất là ta nên chết đi cho rảnh.”

    Mila chuẩn bị tự tử. Lạt ma Ngokpa đang cố ngăn cản ông thì Marpa dịu xuống và gọi cả hai tới. Ngài chấp nhận Mila làm đệ tử, ban cho ông nhiều lời khai thị quý báu và đặt danh hiệu cho ông là Mila Dorje Gyaltsen, “Mila Kim Cương Ngọn Cờ Chiến Thắng.” Khi Ngài ban quán đảnh Samvara cho ông, Ngài cho thị hiện một Mạn đà la với sáu mươi hai Bổn Tôn thật rõ ràng. Rồi Mila nhận danh hiệu bí mật là Shepa Dorje, “Kim Cương Hỷ,” và Marpa ban tất cả những quán đảnh và giáo huấn cho ông giống như rót từ bình này sang chiếc bình khác. Sau đó, Mila đã hành trì trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, và đạt được tất cả những thành tựu thông thường và siêu việt.105

    Cũng giống như thế, đó chính là cách mà tất cả những học giả, thành tựu giả và Trì Minh vương (vidyadhara) trong quá khứ của Tây Tạng lẫn Ấn Độ đã theo chân một vị Thầy tâm linh đích thực, và bằng cách làm bất cứ những gì vị Thầy dạy bảo, các Ngài đã đạt được sự chứng ngộ bất khả phân với chứng ngộ của vị Thầy.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #203
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trái lại, là một lỗi lầm hết sức trầm trọng nếu không theo chân Thầy với một tâm thức hoàn toàn chân thật, không chút giả dối. Đừng bao giờ cho rằng bất kỳ hành động nào của Ngài là một hành động tiêu cực. Chớ bao giờ nói dối Ngài dù chỉ một điều nhỏ bé nhất.

    Một lần kia, có đệ tử của một đại thành tựu giả đang giảng Pháp cho một nhóm đệ tử. Khi ấy, vị Thầy của ông ta đi tới, ăn mặc như một người ăn mày. Người đệ tử quá bối rối nếu phải quỳ lạy Ngài trước đám đông, nên ông giả vờ như không thấy. Chiều hôm đó, khi đám đông đã giải tán, ông đi gặp Thầy mình và đảnh lễ.

    “Tại sao trước đây ngươi không đảnh lễ?” vị Thầy hỏi.

    “Con không thấy Ngài,” ông ta nói dối.

    Lập tức, hai mắt ông rơi xuống đất. Ông cầu xin được tha thứ và nói ra sự thật, và Thầy ông đã từ bi gia trì để giúp phục hồi lại đôi mắt cho ông.

    Có một câu chuyện tương tự như vậy về Đại thành tựu giả Ấn Độ Kan-ha-pa Kiêu Mạn (Krsnacarya). Một ngày kia, khi đang đi tàu trên biển với nhiều đệ tử, tâm ông khởi niệm: “Thầy của ta thực sự là một Thành tựu giả, nhưng theo quan điểm thế gian thì ta xuất sắc hơn Ngài vì ta giàu có và có nhiều thị giả hơn.”

    Ngay lập tức chiếc tàu chìm xuống biển. Ngụp lặn vô vọng trong nước, ông khẩn nguyện Thầy mình; Ngài xuất hiện trong thân người phàm và cứu ông khỏi chết chìm.

    “Đó là phần thưởng cho cái kiêu mạn vĩ đại của ngươi” vị Thầy nói. “Nếu ta nỗ lực tích lũy của cải và thị giả thì ta cũng sẽ có được những thứ đó. Nhưng ta đã quyết không làm như vậy.”

    Vô lượng chư Phật không thể nghĩ bàn đã thị hiện, nhưng lòng đại bi của các Ngài không đủ để cứu chúng ta: chúng ta vẫn còn ở trong đại dương đau khổ của vòng Sinh tử Luân hồi. Từ xa xưa, vô lượng không thể nghĩ bàn những bậc Đạo Sư vĩ đại đã xuất hiện, nhưng chúng ta không đủ may mắn để được thọ hưởng sự chăm sóc đầy bi mẫn của các Ngài, hay ngay cả được gặp mặt các Ngài. Ngày nay, giáo lý của Đức Phật sắp kết thúc. Năm tình trạng suy đồi càng ngày càng hiển nhiên, và mặc dù có được một đời người hiếm quý, chúng ta vẫn hoàn toàn nằm trong móng vuốt của những ác hạnh của mình, và lầm lạc không biết điều gì nên làm và điều gì nên tránh. Khi chúng ta lang thang như một kẻ mù loà lẻ loi trong cánh đồng hoang thì những Thiện hữu tri thức tâm linh của chúng ta, những vị Đạo Sư siêu việt đã nghĩ tưởng tới chúng ta với lòng bi mẫn vô biên, và tuỳ theo nhu cầu (căn cơ) của mỗi người trong chúng ta mà các Ngài thị hiện trong thân tướng con người. Mặc dù trong chứng ngộ thì các Ngài là những vị Phật, nhưng trong hành động thì các Ngài lại hoà hợp với hoàn cảnh của chúng ta. Bằng những phương tiện thiện xảo, các Ngài nhận chúng ta làm đệ tử, giới thiệu cho ta về Giáo Pháp chân chánh tối thượng, khai thị cho ta về những gì nên làm và không nên làm, và chỉ bày chính xác con đường tu tột cùng thâm diệu dẫn tới Giải thoát và Giác ngộ. Quả thật, các Ngài không khác gì chính Đức Phật; nhưng khi so sánh với Đức Phật thì thiện tâm của các Ngài khi từ bi quan tâm tới chúng ta thậm chí còn vĩ đại hơn. Vì thế, hãy luôn cố gắng theo chân Thầy trong cách thế đúng đắn, với ba loại niềm tin (tín tâm).*

    * Những loại tín tâm này được giảng dạy ở phần đầu trong chương kế tiếp.

    Con đã được gặp một vị Thầy cao cả,
    nhưng lại để cung cách hành xử tiêu cực làm mình sa ngã.
    Con đã tìm được con đường thiện lành nhất,
    nhưng lại lang thang khắp nẻo chông gai.
    Xin từ bi gia hộ cho con và tất cả những ai có tánh khí xấu xa như con,
    Khiến tâm chúng con có thể được thuần hóa nương nơi Giáo Pháp.



    Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

    Một trong những hoá thân của Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Ngài đã tu học với một trăm hai mươi vị Thầy và trải toàn bộ hai mươi năm trong thiền thất. Ngài thường ban các giáo lý, kể cả giáo pháp Đại Viên Mãn, cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhiều hậu thế các Lạt Ma Tây Tạng coi Ngài như vị Thầy gốc của họ. Ngài cũng giảng dạy rộng rãi ở Âu Châu và Bắc Mỹ.


    Om Mani Padme Hum !

  4. The Following 2 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-04-2017),socnho (04-02-2017)

  5. #204
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ NHỮNG PHÁP TU DỰ BỊ PHI THƯỜNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN HAI

    NHỮNG PHÁP TU DỰ BỊ PHI THƯỜNG
    HAY NHỮNG CHUẨN BỊ BÊN TRONG



    QUY Y: NỀN TẢNG CỦA MỌI CON ĐƯỜNG

    KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM, GỐC RỄ CỦA ĐẠI THỪA

    THIỀN ĐỊNH VÀ TRÌ TỤNG VỀ BỔN SƯ
    NHƯ ĐỨC KIM CANG TÁT ĐỎA
    ĐỂ TỊNH HÓA NGHIỆP CHƯỚNG

    CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA ĐỂ VUN BỒI PHƯỚC TUỆ

    KUSALI -PHÁP TÍCH TỤ CÔNG ĐỨC:
    DIỆT TRỪ BỐN MA VƯƠNG BẰNG MỘT ĐỘC CHIÊU

    BỔN SƯ DU GIÀ, CÁNH CỔNG DẪN ĐẾN
    NĂNG LỰC GIA TRÌ, PHƯƠNG PHÁP TỐI HẬU
    ĐỂ CHỨNG NGỘ TUỆ GIÁC


    Om Mani Padme Hum !

  6. #205
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG I

    QUY Y _ NỀN TẢNG CỦA MỌI CON ĐƯỜNG

    Đặt Tam Bảo lên đầu, là quy y bên ngoài,
    Ngài thực sự chứng ngộ Ba Nguồn Gia Trì, là quy y bên trong;
    Ngài đã hoá hiện ba Thân, là quy y tối thượng.
    Bậc Thầy Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.


    Quy y là nền tảng của tất cả mọi con đường _ của tất cả mọi pháp tu, và được giải thích dưới ba đề mục như sau: làm sao để đến với quy y, quy y như thế nào, và những giới luật và lợi ích của quy y.

    I. LÀM SAO ĐỂ ĐẾN VỚI QUY Y

    1. Tín Tâm

    Quy y mở ra cánh cửa đi vào tất cả những giáo lý và phương pháp hành trì. Cũng như thế, chính tín tâm mở ra cánh cổng đưa ta đến với quy y. Do vậy, bước đầu quan trọng trong việc quy y là phải phát triển một tín tâm kiên cố và lâu dài. Tín tâm hay niềm tin gồm có ba loại: niềm tin sống động (vivid faith), niềm tin tha thiết, và niềm tin kiên định.

    1.1 NIỀM TIN SỐNG ĐỘNG

    Niềm tin sống động là niềm tin được thôi thúc trong chúng ta qua việc chúng ta nghĩ tưởng về lòng Bi mẫn bao la của chư Phật và những bậc Thầy vĩ đại. Chúng ta có thể kinh nghiệm loại tín tâm này khi viếng thăm một ngôi chùa có nhiều biểu tượng cho thân, khẩu, ý của chư Phật, hoặc sau một cuộc gặp gỡ một vị Thầy hay một Thiện tri thức vĩ đại mà ta vừa đích thân diện kiến, hoặc khi nghe về những phẩm hạnh hay tiểu sử của những vị Thầy.


    Om Mani Padme Hum !

  7. #206
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.2 NIỀM TIN THA THIẾT

    Niềm tin tha thiết là lòng nhiệt thành của chúng ta muốn thoát khỏi những đau khổ của ba cõi thấp khi chúng ta được nghe mô tả về những cõi thấp; sự nhiệt thành của chúng ta muốn vui hưởng hạnh phúc của những cõi cao và của con đường giải thoát khi chúng ta được nghe về những cõi cao và về con đường giải thoát; sự nhiệt thành của chúng ta để dấn mình vào những thiện hạnh khi ta nghe nói về những lợi ích mà những thiện hạnh này sẽ mang lại cho chúng ta; và sự nhiệt thành của chúng ta để tránh xa ác hạnh khi ta hiểu được về những tổn hại mà những hành vi bất thiện sẽ gây ra.

    1.3 NIỀM TIN KIÊN ĐỊNH

    Niềm tin kiên định là niềm tin vào Tam Bảo khởi lên từ đáy lòng ta một khi chúng ta thấu hiểu được những đức tánh phi thường và năng lực gia hộ mà Tam Bảo có thể đem đến cho chúng ta. Đây chính làø toàn bộ niềm tin duy nhất nơi Tam Bảo xuất phát từ nhận thức rằng Phật, Pháp, Tăng là nơi nương tựa duy nhất không bao giờ vơi cạn, mãi mãi muôn đời và trong tất cả mọi hoàn cảnh, cho dù chúng ta đang hạnh phúc, buồn bã, đau đớn, bệnh tật, dù sống hay chết.*

    * Điều này có nghĩa là tín tâm của chúng ta đối với pháp môn quy y sẽ khiến cho chúng ta có khả năng đối phó với những kinh nghiệm xảy ra trong thân trung ấm _ bardo _ sau cái chết.

    Đức Tôn Quý xứ Oddiyana đã nói rằng:

    Sự chí tâm chí thành cho phép lực gia trì thấm nhập vào hành giả.
    Khi tâm thoát khỏi mọi nghi ngờ, thì bất kỳ điều gì các con mong muốn cũng có thể thành tựu.


    Do đó, tín tâm giống như một hạt giống, từ đó mọi điều thiện có thể tăng trưởng. Nếu thiếu tín tâm, hạt giống như thể bị thiêu đốt. Trong Kinh có nói:

    Đối với những người thiếu tín tâm
    Không có điều thiện nào được phát triển,
    Cũng như từ một hạt giống đã bị thiêu đốt
    Sẽ chẳng bao giờ có chồi xanh nào mọc được.


    Trong bảy báu vật cao quý _ thất thánh bảo_ tín tâm là điều quan trọng nhất. Có câu nói rằng:

    Bánh xe quý báu của tín tâm
    Cả ngày lẫn đêm lăn trên con đường đức hạnh.


    Tín tâm là nhiên liệu quý báu nhất trong tất cả những tài nguyên mà chúng ta có được. Tín tâm đem lại một nguồn đức hạnh vô tận, giống như một kho tàng. Tín tâm cưu mang chúng ta suốt trên con đường giải thoát giống như đôi chân, và thâu thập mọi điều tốt đẹp cho chúng ta như đôi tay.

    Tín tâm là tài sản và kho tàng vĩ đại nhất, là đôi chân tốt đẹp nhất;
    Là nền tảng để thâu thập mọi đức hạnh, giống như đôi tay.



    Om Mani Padme Hum !

  8. #207
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lòng Bi mẫn và Lực Gia trì của Tam Bảo ban cho chúng ta thì thật không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên năng lực gia trì này có thể thấm nhập một cách sâu đậm trong ta hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào tín tâm và lòng quy ngưỡng của ta đối với Tam Bảo. Nếu bạn có tín tâm và lòng quy ngưỡng bao la, thì lực gia trì và lòng Bi mẫn mà bạn nhận được từ vị Thầy của bạn và từ Tam Bảo cũng sẽ bao la tương đương như vậy. Nếu tín tâm và lòng quy ngưỡng của bạn chỉ ở mức độ trung bình thì lòng Bi mẫn và Lực gia trì mà bạn nhận được cũng sẽ trung bình. Nếu tín tâm và lòng quy ngưỡng của bạn thật ít ỏi, thì chỉ có rất ít lòng Bi mẫn và Lực gia trì sẽ đến với bạn. Nếu bạn hoàn toàn không có lòng tin và sự quy ngưỡng nào thì bạn sẽ tuyệt đối không nhận được gì cả. Nếu không có lòng tin thì ngay cả việc được gặp Đức Phật và được Ngài nhận làm đệ tử cũng hoàn toàn chẳng có ích lợi gì, giống như đối với nhà sư Thiện Tinh _ Sunaksatra _ mà câu chuyện của ông đã được kể ở chương trước, và với người anh em bà con của Đức Phật là ông Devadatta _ Đề Bà Đạt Đa.

    Ngay cả ngày nay, bất kỳ khi nào Đức Phật được khẩn cầu với tín tâm và lòng quy ngưỡng chân thành, thì Ngài hiện diện ở đó và gia hộ cho ta. Đối với lòng Bi mẫn của Đức Phật thì không có chuyện gần hay xa.

    Đối với tất cả những ai nghĩ tưởng tới Ngài với tín tâm
    Đức Phật hiện diện ở đó trước mặt họ
    Và sẽ ban truyền Quán đảnh và Từ bi gia hộ cho họ.


    Và Đạo Sư vĩ đại xứ Oddiyana có nói:

    Đối với tất cả thiện nam tín nữ có lòng tin nơi ta,
    Ta, Liên Hoa Sanh,
    Chưa hề rời xa – Ta ngủ bên cửa nhà họ.
    Với Ta, không có cái chết;
    Trước mặt mỗi người có tín tâm,
    đều có một Liên Hoa Sanh.


    Khi ta có niềm tin kiên cường, lòng Bi mẫn của Đức Phật có thể hiện diện trong bất kỳ sự việc gì. Điều này được minh họa qua câu chuyện của một bà lão sùng tín được cứu giúp để đạt được Phật Quả nhờ vào một cái răng của một con chó.

    Ngày xưa có một bà cụ, con trai bà là một thương gia. Anh ta thường đi Ấn Độ buôn bán. Một hôm bà cụ nói với con: “Ở Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ có Đức Phật Toàn Giác. Con hãy đem về cho mẹ một vài thánh tích đặc biệt từ Ấn Độ để mẹ có thể đảnh lễ.” Bà lập lại lời thỉnh cầu nhiều lần, nhưng người con thường quên lãng và chẳng bao giờ đem về cho bà những gì bà yêu cầu.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #208
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    Một hôm, khi người con đang chuẩn bị đi Ấn Độ thêm một lần nữa, bà mẹ nói: “Lần này, nếu con không đem về vật gì để mẹ đảnh lễ thì mẹ sẽ tự sát trước mặt con!”

    Người con đi Ấn Độ, kết thúc việc mua bán như đã dự định và lên đường trở về nhà, một lần nữa lại quên điều yêu cầu của mẹ. Chỉ khi về gần tới nhà anh ta mới chợt nhớ ra.

    “Nay ta sẽ phải làm gì?” anh tự nghĩ. “Ta đã không mang được thứ gì về để cho mẹ già của ta đảnh lễ. Nếu ta về nhà tay không, bà sẽ tự sát mất!”

    Nhìn quanh, anh ta thấy xương khô một cái đầu chó đang nằm trên đất gần đó. Anh ta nhổ một cái răng rửa sạch và dùng miếng lụa đẹp gói lại.

    Về đến nhà, anh đưa nó cho mẹ và nói: “Đây là một trong những răng nanh của Đức Phật. Mẹ có thể dùng nó để trợ giúp cho mẹ khi cầu nguyện.”

    Bà lão tin lời con. Bà có lòng tin mãnh liệt nơi chiếc răng, hoàn toàn như thể đó thực sự là chiếc răng của Phật. Bà luôn luôn cúng dường và đảnh lễ, và từ chiếc răng chó xuất hiện nhiều hạt ngọc kỳ diệu.* Khi bà lão chết một vòm ánh sáng cầu vồng xuất hiện quanh bà cùng những dấu hiệu khác của sự thành tựu.

    * ring bsrel: những vật thể hình tròn giống như những hạt ngọc tí hon xuất hiện từ Xá lợi của các hành giả chứng đắc.

    Một cái răng chó thì không chứa đựng chút lực gia trì nào. Nhưng lòng tin của bà lão mãnh liệt tới nỗi bà đoan chắc rằng nó thực sự là răng của Đức Phật. Nhờ niềm tin của bà, chiếc răng thấm đẫm ơn gia hộ của Đức Phật, cho tới cuối cùng thì cái răng chó không khác gì chiếc răng Phật thực sự.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #209
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xưa kia, trong tỉnh Kongpo, có một người chất phác mà sau này được biết với cái tên Jowo Ben. Ông làm một cuộc hành trình tới miền Trung Tây Tạng để gặp Jowo Rinpoche.**

    ** Pho tượng Đức Phật nổi tiếng ở Lhasa. Xem chú thích 295

    Thoạt đầu khi ông tới trước tượng thì quanh đó không có người giữ chùa hay bất kỳ ai khác. Thấy thực phẩm cúng dường và đèn bơ ở trước pho tượng, ông tưởng tượng thấy Jowo Rinpoche nhúng bánh cúng vào bơ chảy lỏng trong các ngọn đèn và ăn chúng. Ông tin rằng những ngọn tim đèn cháy sáng là để làm cho bơ tan lỏng.

    “Ta nghĩ rằng tốt hơn mình nên ăn một ít giống như Jowo Rinpoche,” ông tự nghĩ và nhúng một miếng bánh bột lấy từ bánh torma cúng dường vào trong bơ rồi ăn. Ông nhìn vào khuôn mặt đang tươi cười của Ngài Jowo.

    “Ngài thật là một Lạt Ma tốt bụng,” ông nói. “Ngay cả khi chó đến ăn trộm thực phẩm được cúng dường của Ngài, Ngài cũng mỉm cười; khi gió lùa làm những ngọn đèn của Ngài kêu xèo xèo, Ngài vẫn mỉm cười. Đây, tôi gởi Ngài đôi giày ủng. Làm ơn trông chừng chúng một lát dùm tôi trong khi tôi đi nhiễu quanh Ngài.”***

    *** Việc ăn những món cúng dường và dựng đôi giày của ông ta trước pho tượng được coi là một hành vi phạm thượng, khiếm nhã.

    Ông cởi giày đặt trước tượng. Trong lúc ông đang đi nhiễu quanh con đường chính chạy quanh ngôi chùa thì người giữ chùa nhìn thấy đôi giày ủng. Ông ta sắp ném đôi giày ra ngoài thì bức tượng nói:

    “Không được ném chúng đi. Kongpo Ben đã gởi đôi giày này cho ta!”

    Cuối cùng Ben trở lại và lấy đôi giày.

    “Người ta gọi Ngài là một Lạt Ma tốt bụng quả là không sai”, ông nói với pho tượng: “Sang năm Ngài lại đến thăm chúng tôi nữa nhé. Tôi sẽ giết một con heo già để nấu cho Ngài và đãi Ngài ít bia lúa mạch đã được cất lâu năm, rất hấp dẫn.”

    Ngài Jowo nói: “Ta sẽ đến.”

    Ben trở về nhà và nói với vợ: “Tôi đã mời Ngài Jowo Rinpoche, thế nhưng tôi không biết chính xác chừng nào Ngài tới, vậy làm ơn đừng quên để mắt đến Ngài.”

    Một năm trôi qua. Một ngày nọ, khi đang kéo nước trên sông, vợ của Ben thấy rõ ràng bóng phản chiếu của Ngài Jowo Rinpoche trên mặt nước.

    Bà lập tức chạy về nhà nói với chồng “Có cái gì ở dưới đó, trong con sông…tôi không rõ đó có phải là người mà ông mời không.”

    Ben chạy ra sông và thấy Jowo Rinpoche sáng ngời trong nước. Cho là Ngài bị chìm xuống sông, Ben nhảy xuống. Khi chộp được linh ảnh, ông thấy là có thể thực sự nắm được linh ảnh ấy và đem linh ảnh đi theo.

    Khi gần đến nhà Ben, họ tới trước một tảng đá khổng lồ bên đường. Ngài Jowo không muốn đi xa hơn nữa.

    “Ta không vào nhà của cư sĩ” Ngài nói, và biến mất vào tảng đá.

    Om Mani Padme Hum !

  11. #210
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG I : Quy Y
    __________________________________________________ ______________________________________


    Địa điểm mà người ta nhìn thấy Ngài Jowo hiện đến nay được gọi là Jowo Dolé, còn dòng sông nơi linh ảnh của Ngài xuất hiện thì có tên là Sông Jowo. Thậm chí ngày nay, người ta nói rằng địa điểm mà Ngài Jowo hiện ra cũng có thể ban ơn gia hộ cho chúng ta tương tự như tượng Ngài Jowo ở Lhasa, và mọi người đều đến nơi đây để đảnh lễ và cúng dường. Chính nhờ sức mạnh của niềm tin kiên định mà Ben đã trực nhận được lòng từ bi của Đức Phật. Mặc dù ông ăn bơ từ các ngọn đèn và ăn thực phẩm lấy từ các món cúng dường, lại đặt đôi giày trước tượng Ngài Jowo – bình thường thì những hành vi này toàn là điều sai trái – nhưng sức mạnh của niềm tin của ông đã làm cho những việc làm này trở nên hoàn toàn tốt đẹp.

    Thêm nữa, cũng chỉ duy nhất nương nơi tín tâm mà việc ta thực chứng được Chân lý Tuyệt đối - trạng thái như nhiên – sẽ được phát sinh. Trong một quyển Kinh có nói:

    Ô, Xá Lợi Phất, Chân lý Tuyệt đối chỉ được chứng ngộ nương nơi tín tâm.

    Khi bạn phát triển được một tín tâm hoàn toàn siêu vượt những gì tầm thường, thì nhờ năng lực của tín tâm siêu phàm ấy mà lực gia trì của Thầy của bạn và của Tam Bảo sẽ thấm nhập vào bạn. Sau đó, bạn sẽ đạt được những chứng ngộ đích thực và sẽ trực nhận được trạng thái như nhiên. Khi điều đó xảy ra, bạn sẽ cảm thấy một niềm tin mãnh liệt và có được lòng xác tín thậm chí còn phi thuờng và kiên cố hơn nữa, nơi Thầy của bạn và nơi Tam Bảo. Theo đó, tín tâm và việc đạt đuợc trạng thái như nhiên hỗ trợ lẫn nhau.


    Trước khi từ giã Ngài Jetsun Mila, Dagpo Rinpoche hỏi Ngài khi nào ông nên bắt đầu giảng dạy.

    Ngài Jetsun trả lời: “Một ngày kia con sẽ chứng ngộ được cái thấy trong sáng phi thường về bản tánh của chân tâm của con, hoàn toàn khác biệt với cái thấy con hiện có. Vào lúc đó, niềm tin kiên định sẽ xuất hiện trong con và con sẽ nhận ra ta, người cha già của con, như một vị Phật đích thực. Đó là lúc con nên bắt đầu giảng dạy.”

    Do đó, khả năng ta có được để đón nhận lòng Từ bi và Lực gia trì từ Thầy của ta và từ Tam Bảo hoàn toàn phụ thuộc vào lòng quy ngưỡng và tín tâm.

    Có lần một đệ tử thỉnh cầu đạo sư Jowo Atisa: “Ngài Jowo, xin ban phước cho con”

    “Đệ tử giải đãi” Ngài Atisa trả lời: “hãy cho ta lòng quy ngưỡng của ngươi...”

    Như thế, thật vô cùng cần thiết để có lòng tin cậy kiên cố và tuyệt đối, phát sinh từ một tín tâm và lòng quy ngưỡng phi thường. Điều đó mở ra cánh cửa để thọ nhận Quy y.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •