DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 28/49 ĐầuĐầu ... 18262728293038 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 271 tới 280 của 487
  1. #271
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Bồ Đề Tâm Hạnh:
    Nương Theo Giới Hạnh
    Của Sáu Pháp Toàn Thiện Siêu Việt (Lục độ ba-la-mật)


    Năm pháp đầu tiên trong sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba-la-mật hay sáu ba-la-mật) – bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định – bao gồm tất cả các phương tiện thiện xảo khác nhau.
    Pháp thứ sáu, trí tuệ, thuộc về pháp vun bồi trí huệ nguyên sơ.147

    2.1 BỐ THÍ SIÊU VIỆT (Bố thí ba-la-mật)

    Bố thí có thể áp dụng qua ba hình thức: bố thí vật chất (tài thí), bố thí Pháp (Pháp thí), và bố thí sự che chở thoát khỏi sợ hãi (vô uý thí).

    2.1.1 Bố thí vật chất (Tài thí)

    Có ba loại bố thí vật chất: bố thí thông thường, đại bố thí và đại bố thí phi thường.

    Bố thí thông thường. Điều này ám chỉ việc bố thí bất kỳ vật chất nào, cho dù nó không nhiều hơn một nhúm trà hay một chén bột lúa mạch. Nếu nó được bố thí với một tác ý hoàn toàn thanh tịnh thì số lượng không quan trọng. Sự Sám Hối Những Sa Sút nói về “kết quả tốt lành trong tương lai của việc bố thí dù chỉ một muỗng thực phẩm cho một chúng sinh trong cõi Súc sinh.” Ta được biết rằng Các Đấng Chiến Thắng, khéo léo lão luyện trong phương tiện và với lòng Đại Bi quảng đại, có thể cứu giúp Ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng (Gange) chỉ với một giọt nước hay một hạt lúa mạch bằng cách sử dụng oai lực của các dharani,* các thần chú và những phương tiện khác.

    Những lễ cúng dường lửa -- đỏ và trắng, đem lại lợi ích to lớn cho Ngạ quỷ di chuyển khắp hư không. Mặt khác, những Tinh linh được nuôi dưỡng trên sự sống của những chúng sinh khác có thể tạm thời thỏa mãn bằng mùi vị của thực phẩm cúng dường được thiêu hoá (cúng dường lửa) và tâm họ được giải thoát nhờ tặng phẩm của Giáo Pháp.** Kết quả là những Tinh linh đó không còn làm tổn hại người khác, và do đó nhiều chúng sinh khác được bảo vệ, thoát khỏi hiểm họa của cái chết. Điều này dẫn đến pháp bố thí sự che chở thoát khỏi sợ hãi (vô uý thí), vì thế thực hành cúng dường lửa bao gồm cả ba loại bố thí.

    *Một loại thần chú dài được tìm thấy trong các Kinh điển. ** Trong nghi thức của một lễ cúng dường lửa (xem Thuật ngữ), “bố thí Pháp” thường được bao gồm trong hình thức của bài kệ tóm tắt giáo lý của Đức Phật, “Hãy từ bỏ ác hạnh…,” được trích dẫn ở tiết 2.1.2 Bố thí Pháp trong Chương này.

    Vì cả hai việc cúng dường lửa và torma nước đều dễ thực hiện và rất hiệu quả nên hãy cố gắng thực hành đều đặn và không gián đoạn. Thật là vô cùng tốt lành nếu mỗi năm chúng ta cúng dường một trăm ngàn torma nước.

    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (04-30-2017)

  3. #272
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi người ta nhận được một ít thực phẩm hay một ít tiền, họ nắm chắc chúng trong tay bằng cái siết chặt của một người đang hấp hối, và chẳng thể dùng chúng cho đời này hay những đời sau. Cho dù họ có nhiều tới đâu chăng nữa thì họ vẫn nghĩ là họ không có gì, và rên rỉ như thể họ sắp chết đói. Cách cư xử như vậy có thể tức khắc tạo nên một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm của cõi Ngạ quỷ, qua kết quả tương đồng với nguyên nhân.#
    # xem Phần Một, Chương Bốn, Mục I, tiết 2.2.2 Những kinh nghiệm tương tự với nguyên nhân.

    Hãy tránh những thái độ như vậy và cố gắng rộng rãi quảng đại, qua những hoạt động như cúng dường Tam Bảo và bố thí cho các hành khất. Như Ngài Jetsun Mila đã nói:

    Hãy moi thực phẩm ra từ miệng bạn và cho đi như của bố thí.

    Mặt khác, nếu bạn để cho mình trở thành kẻ nô lệ cho tính tham lam ích kỷ, thì cho dù bạn có tất cả của cải trong thế gian nhưng dường như của cải đó vẫn không đủ cho một người. Ngoài ra, không dám buông bỏ những gì bạn có, bạn tự nhủ rằng bất kỳ những gì bạn sắp sử dụng để cúng dường hay bố thí cho người nghèo khó, sau này bạn sẽ phải tìm kiếm ra lại để bù đắp vào, hoặc tiền của ấy phải đến từ một nơi nào khác.

    Nói chung, Đức Phật dạy pháp bố thí vật chất và pháp bố thí sở hữu vật chất chủ yếu là để cho giới Bồ Tát cư sĩ. Nếu bạn là một vị tăng hay ni, điều quan trọng là đơn thuần giảm thiểu lòng ham muốn, học cách bằng lòng với những gì bạn có, và thực hành tu tập ba nhánh của con đường cao cấp (three-fold training of the higher path), quyết tâm ẩn thất trên núi cao và ở những nơi cô tịch, vui vẻ chấp nhận mọi gian khổ.

    Một số hành giả từ bỏ những tu tập tâm linh để lao mình vào việc buôn bán, nông nghiệp hay những phương tiện sinh nhai khác, và chất đống của cải qua thủ đoạn quỷ quyệt và gian xảo. Họ chống chế rằng họ đang thực hành Pháp qua việc cúng dường và đóng góp vào các chương trình từ thiện bằng của cải mà họ đã kiếm được. Nhưng người ta nói về những người ấy như sau:

    Khi Pháp không được thực hành phù hợp với Pháp thì ngay chính Pháp có thể gây ra việc tái sinh vào đường dữ.

    Cách tiếp cận Pháp hay đến với Pháp của họ hoàn toàn vô giá trị. Vì thế, điều tối ư quan trọng là luôn hài lòng với những gì mình có.

    Om Mani Padme Hum !

  4. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (04-30-2017)

  5. #273
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại bố thí. Điều này có nghĩa cho người khác bất cứù thứ gì cực kỳ hiếm hoi hay quý báu đối với cá nhân bạn, chẳng hạn như ngựa hay voi, hay thậm chí con trai hay con gái của riêng bạn.

    Đại bố thí phi thường. Điều này ám chỉ việc hiến tặng tứ chi, thân thể hay cuộc sống của chính bạn. Những tấm gương sáng là Hoàng Tử Đại Dũng Cảm (Tiền thân của đức Phật) hiến thân mạng cho một cọp cái đói khát. Tổ Long Thọ (Nagarjuna) cắt đầu cho con trai vua Surabhibhadra,* và Công Chúa Mandabhadri cũng hiến thân mạng cho một con cọp cái. Tuy nhiên, loại bố thí này chỉ được thực hành bởi những vị đã đạt được một trong những địa của Bồ Tát. Những người bình thường không thể làm nổi những việc như thế.148 Tạm thời, trong tâm thức bạn, hãy dâng hiến thân thể, cuộc sống và tài sản của bạn cho lợi ích của những người khác, trong lòng không chút mảy may tham luyến, và cầu nguyện rằng một ngày nào đó bạn sẽ có đủ khả năng để thực sự bố thí như vậy.
    * Xem Phần Một, Chương Bốn, Mục III.

    2.1.2 Bố thí Pháp (Pháp thí)

    Điều này có nghĩa là dẫn dắt người khác đến với việc thực hành tâm linh bằng cách ban những quán đảnh, giảng Pháp, trao truyền Kinh văn và v.v.. Tuy nhiên, làm điều tốt cho người khác trong khi tánh tham dục ích kỷ của chính mình vẫn chưa biến mất thì sẽ chẳng khác nào một màn trình diễn.

    Các đệ tử của Ngài Atisa hỏi Ngài khi nào thì họ có thể giảng dạy cho người khác, làm việc vì lợi ích của người khác hay thực hiện pháp chuyển di thần thức cho người vừa mới chết. Ngài trả lời như sau:

    Ông có thể dẫn dắt người khác một khi ông đã chứng ngộ
    tánh Không và phát triển khả năng thấu thị.
    Ông có thể làm việc vì lợi ích của người khác một khi
    chẳng còn gì để làm đối với lợi lạc của riêng ông.149
    Ông có thể thực hiện pháp chuyển di cho người chết một
    khi ông đã đi vào con đường của cái Thấy (Kiến Đạo).


    Ngài cũng nói:

    Thời buổi suy đồi này không phải là lúc để khoe khoang;
    Đã tới lúc khơi dậy lòng cương quyết.
    Không phải là lúc để nắm giữ những địa vị cao;
    Đã tới lúc giữ một vị trí khiêm tốn.
    Không phải là lúc để có người hầu và đệ tử;
    Đã tới lúc sống trong cô tịch.
    Không phải là lúc để chăm sóc đệ tử;
    Đã tới lúc tự chăm sóc chính mình.
    Không phải là lúc để phân tích những ngôn từ;
    Đã tới lúc để quán chiếu yếu nghĩa.
    Không phải là lúc để đi rong;
    Đã tới lúc ở yên một chỗ.


    Om Mani Padme Hum !

  6. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (04-30-2017)

  7. #274
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ba Anh Em hỏi Geshe Tonpa rằng tu tập trong cô tịch hoặc giúp đỡ người khác bằng Giáo Pháp, cái nào quan trọng hơn. Geshe Tonpa trả lời:

    Đối với một người sơ cơ không có kinh nghiệm tu tập lẫn kinh nghiệm chứng ngộ thì thật vô ích khi cố gắng giúp đỡ người khác bằng Giáo Pháp. Họ chẳng gia hộ được cho bất kỳ một ai, giống như không có gì để rót ra từ một chiếc bình rỗng. Những giáo huấn của họ vô vị và không có thực chất, giống như ủ bia mà không nén hạt.

    Một số người ở giai đoạn phát nguyện, là những người đã có hơi ấm150 của công phu tu tập nhưng chưa được kiên cố vững chắc trong việc tu tập cho lắm, thì họ không thể làm việc vì lợi ích của chúng sinh. Lực gia trì của họ giống như thứ gì đó được rót từ bình này sang bình khác: họ chỉ có thể đổ đầy cho người khác bằng cách làm cạn kiệt chính mình. Những giáo huấn của họ giống như một ngọn đèn được chuyền từ tay này qua tay khác: nếu họ cho người khác ánh sáng thì họ sẽ ở trong bóng tối.

    Nhưng người đã đạt được một trong những quả vị của Bồ Tát thì sẵn sàng làm việc vì lợi ích chúng sinh. Lực gia trì của các vị ấy giống như năng lực của một chiếc bảo bình như ý: họ có thể giúp tất cả chúng sinh mà không bao giờ trở nên khô cạn. Những giáo huấn của các vị ấy giống như một ngọn đèn đặt ở ngay trung tâm, từ đó mọi người có thể bắt lấy ánh sáng mà ngọn đèn không bao giờ bị lu mờ.

    Do đó, thời đại suy đồi này không phải là lúc để những người bình thường giúp đỡ người khác một cách hời hợt bề ngoài, mà đúng hơn là lúc để họ sống ở những nơi cô tịch và tu luyện tâm thức trong lòng Từ và Bi của Bồ đề Tâm. Đây là lúc tránh xa những cảm xúc ô nhiễm tiêu cực. Khi một cây thuốc quý 151 vẫn còn là một cây non chưa tới lúc thu hoạch, thì đó là lúc phải bảo vệ nó.

    Vì những lý do này, thật là khó khăn để thực sự bố thí Pháp cho người khác. Thuyết giảng một giáo lý cho người khác mà bản thân chưa từng có kinh nghiệm về giáo pháp đó thì sẽ chẳng giúp được gì cho họ. Đối với việc góp nhặt những phẩm vật cúng dường và tài sản bằng việc giảng Pháp, Ngài Padampa Sangye gọi đó là “sử dụng Pháp như món hàng để làm giàu.”

    Om Mani Padme Hum !

  8. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (04-30-2017)

  9. #275
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trừ phi bạn đã vượt qua niềm ước muốn bất kỳ điều gì cho chính bản thân mình, còn thì sẽ chẳng tốt lành gì hơn khi vội vã lao vào những hoạt động vị tha. Thay vào đó, hãy cầu nguyện rằng tâm thức của những Tinh linh có thiện căn có thể được giải thoát khi nghe bạn cầu nguyện, trì tụng thần chú hay tụng đọc Kinh điển. Hãy suy xét kỹ lưỡng điều đó để có thể tụng những bài nguyện bố thí Pháp được tìm thấy ở phần cuối của các bản văn nghi thức torma nước hay cúng dường thân, 152 chẳng hạn như:

    Hãy từ bỏ điều xấu
    Năng làm các hạnh lành.
    Thường làm chủ tâm mình.
    Đây là lời Phật dạy.


    Khi những tham dục ích kỷ của bản thân bạn đã cạn kiệt, thì sẽ tới lúc để bạn hoàn toàn dâng hiến bản thân cho người khác, không chút bận tâm về sự an toàn và hạnh phúc của riêng mình và không lơi lỏng nỗ lực của bạn dù chỉ trong giây lát.

    2.1.3 Bố thí sự che chở khỏi sợ hãi (Vô Uý thí)

    Điều này có nghĩa là thực sự làm bất kỳ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Chẳng hạn, vô úy thí bao gồm việc cung cấp nơi trú ẩn cho những người không có bất kỳ nơi nào an toàn, ban tặng sự che chở cho những người không có bất kỳ sự che chở nào, và đến với những người không có ai làm bạn đồng hành. Vô uý thí đặc biệt đề cập tới những hành động như cấm săn bắn và đánh bắt cá bất kỳ nơi nào bạn có khả năng làm việc đó, hoặc mua lại những con cừu đang bị mang đi làm thịt, và cứu mạng những con cá, những con sâu, ruồi muỗi và những sinh vật sắp chết khác. Bởi Đức Phật đã dạy rằng trong tất cả những hành vi tương đối tốt, cứu mạng sống của chúng sinh là điều tốt đẹp nhất.

    Việc đồng loạt thực hiện những loại bố thí khác nhau tạo thành một giới nguyện quan trọng nhất của các giới nguyện của Mật Thừa. Trong Những Giới nguyện của Ngũ Bộ Phật có nói:

    Như mật nguyện của Bảo Sanh Bộ,
    Hãy luôn thực hành bốn loại bố thí.


    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 05-02-2017 lúc 03:36 PM
    Om Mani Padme Hum !

  10. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (04-30-2017)

  11. #276
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    2.2 TRÌ GIỚI SIÊU VIỆT (Giới ba-la-mật)

    Trì Giới siêu việt bao gồm việc tránh làm những hành vi bất thiện, quyết làm điều thiện, và đem lại lợi ích cho người khác.

    2.2.1 Tránh những hành động bất thiện

    Điều này có nghĩa là loại bỏ như loại bỏ thuốc độc tất cả muời ác nghiệp của thân, khẩu và ý là những gì không nhắm tới lợi ích cho người khác.153

    2.2.2 Quyết làm việc thiện Điều này có nghĩa luôn tạo ra càng nhiều càng tốt những hạt nhân tốt lành cho tương lai bằng cách luôn làm bất kỳ thiện hạnh nào khi bạn có thể làm, bất luận chúng có vẻ tầm thường vô nghĩa tới đâu chăng nữa.

    Như tục ngữ bình dân có nói: “Thiện hạnh chỉ xảy ra khi miệng và tay ta được giải phóng, còn ác hạnh xảy ra khi ta ngồi một chỗ hay đi lòng vòng.” Chỉ bằng cách luôn luôn kiểm soát tâm ta bằng chánh niệm, tỉnh giác, bằng sự chú tâm cao độ, và bằng nỗ lực làm điều thiện, tự chế không làm điều ác, là bạn có thể tránh không mắc phạm nhiều ác hạnh trầm trọng – ngay cả khi bạn đang thuần túy mua vui cho chính mình.

    Làm những ác hạnh nhỏ bé nhất,
    Vì tin rằng chúng không thể tác hại:
    Nhưng ngay cả một tàn lửa nhỏ
    Có thể đốt cháy một núi rơm.


    Hãy luôn luôn đưa lời khuyên này vào thực hành, áp dụng chánh niệm và tỉnh giác liên tục, và cuối cùng bạn sẽ tích lũy được một khối lượng không thể tưởng tượng những thiện hạnh trong tiến trình sinh hoạt hàng ngày của bạn. Việc hoàn toàn tỏ lòng tôn kính khi đi ngang qua một đống đá mani bằng cách giở nón và nhiễu quanh đó theo chiều kim đồng hồ, và ứng dụng ba phương pháp tối cao, những điều này có thể đưa dẫn ta tới Toàn Giác chứ không còn gì phải nghi ngại. Có câu nói rằng:

    Không làm những thiện hạnh nhỏ bé nhất,
    Vì tin rằng chúng khó giúp ích được ai:
    Nhưng từng giọt nước rơi
    Sớm hay muộn cũng làm đầy một hồ lớn.


    Có câu chuyện về một con heo bị con chó rượt chạy quanh một bảo tháp, và câu chuyện khác về bảy con sâu bướm rơi khỏi chiếc lá xuống một con suối và được dòng nước dẫn trôi quanh tháp: rốt cuộc những sự kiện như thế đủ để đưa những chúng sinh đó đi tới giải thoát.

    Vì thế hãy luôn từ bỏ hành vi ác hại nhỏ bé nhất; hãy làm bất kỳ điều thiện nào bạn có thể làm và hồi hướng tất cả công đức cho lợi lạc của chúng sinh. Điều này bao gồm tất cả mọi giới luật của Bồ Tát nguyện.

    2.2.3 Đem lại lợi lạc cho người khác

    Như chúng ta đã thấy, khi bạn hoàn toàn thoát khỏi lòng ham muốn bất kỳ điều gì cho bản thân thì sẽ tới lúc để bạn trực tiếp làm việc vì lợi ích của người khác, sử dụng bốn cách nhiếp phục người khác (tứ nhiếp pháp). Nhưng là một kẻ sơ cơ, cách đem lại lợi ích cho người khác là hồi hướng mọi công phu thực hành của bạn trong khi thực hiện các thiện hạnh và tránh làm những ác hạnh cũng vì lợi lạc của tất cả chúng sinh. Tất cả những điều này được thực hiện bằng cách áp dụng ba phương pháp tối cao.

    Om Mani Padme Hum !

  12. #277
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    2.3 NHẪN NHỤC SIÊU VIỆT (Nhẫn ba-la-mật)

    Nhẫn nhục bao gồm ba phương diện: nhẫn nhục khi gặp bất công, nhẫn nhục chịu đựng những gian khổ vì Giáo Pháp, và nhẫn nhục đối mặt với chân lý sâu xa với tâm vô úy.

    2.3.1 Nhẫn nhục khi gặp bất công

    Loại nhẫn nhục này nên áp dụng bất cứ khi nào bạn bị tấn công, mất trộm hay thất bại, bị sỉ nhục vào mặt hay nói xấu sau lưng. Thay vì khó chịu và phản ứng một cách giận dữ thì bạn nên đáp lại một cách tốt lành với lòng Từ và Bi. Nếu mất kiên nhẫn và chịu thua cơn giận dữ, thì dù chỉ một lóe nhỏ thịnh nộ nổi lên là có thể hủy hoại hết các quả lành của những thiện hạnh mà bạn đã tích lũy trên một ngàn kiếp, như đã được đề cập trong Nhập Bồ Tát Hạnh:

    Thiện hạnh tích lũy trong một ngàn kiếp,
    Chẳng hạn hạnh bố thí,
    Hay cúng dường các bậc đã chứng đại lạc:
    Chỉ một tia giận dữ loé lên là thiện hạnh bị thiêu huỷ.
    154

    Ngoài ra:

    Không xấu ác nào như sân hận,
    Không khổ hạnh nào sánh được nhẫn nhục.
    155
    Vì thế, hãy tắm mình trong nhẫn nhục -
    Bằng mọi cách với lòng nhiệt thành khẩn thiết.


    Hãy nhớ tới những tật bệnh mà sân hận mang lại, hãy nỗ lực vun bồi nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh. Ngài Padampa Sangye nói:

    Thù ghét kẻ địch là một mê lầm gây ra bởi nghiệp. Hãy chuyển hóa tư tưởng xấu xa của quý vị, hỡi dân chúng xứ Tingri!

    Và Ngài Atisa nói:

    Không nên tức giận những người làm hại bạn.
    Nếu nổi giận với những người làm hại mình,
    Thì khi nào bạn mới trau dồi được nhẫn nhục?


    Bất cứ khi nào có ai làm hại bạn, lăng mạ hay buộc tội bạn một cách sai lầm, nếu bạn không bị mất bình tĩnh hay để tâm thù hằn người đó, thì kết quả là nhiều ác hạnh và chướng ngại trong quá khứ của bạn sẽ vơi cạn. Nhờ phát triển tánh nhẫn nhục trong những tình huống như thế, bạn có thể tích lũy được rất nhiều công đức. Vì thế hãy coi những người đã đối xử bất công với bạn như những vị thầy của mình. Có câu nói rằng:

    Nếu không có người làm bạn nổi sân, thì bạn có thể trau dồi hạnh nhẫn nhục với ai?

    Ngày nay, chúng ta thường nghe nói rằng một người nào đó là một Lạt Ma hay một vị Tăng sĩ chân chính nhưng lại có một tính khí kém tệ. Nhưng trong thế gian không có điều gì tệ hại hơn sân hận – vì thế làm sao có thể có người rất tốt đồng thời lại có một tính khí kém tệ? Ngài Padampa Sangye nói:

    Bạn không biết rằng một hành động phát sinh từ sân hận dù trong khoảnh khắc thì còn tệ hại hơn một trăm hành vi phát sinh từ tham dục.

    Om Mani Padme Hum !

  13. #278
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu thực sự thấm nhuần giáo lý một cách đúng đắn, thì mọi việc bạn làm, nói, và suy nghĩ phải mềm mại như bước chân trên vải len và dịu nhẹ như súp tsampa hoà với bơ. Nhưng rất có thể việc bạn có thể nhẫn nhục trở thành một điều nghịch, và việc thực hành đức hạnh nhỏ bé nhất mà bạn làm được, hoặc giới nguyện mà bạn giữ được, sẽ khiến bạn cảm thấy rất hài lòng với chính mình và bạn sẽ thổi phồng bạn lên với lòng kiêu hãnh. Hoặc mỗi khi có ai nói với bạn chỉ một lời nhưng bạn lại cực kỳ nhạy cảm với cách họ nói lên lời đó, và bạn lại giận sôi lên bất kỳ lúc nào bạn nghĩ mình đang bị nhục mạ hay chỉ trích. Tánh khí tự ái đó là một dấu hiệu cho thấy tâm bạn và Pháp đi theo hai con đường riêng rẽ và Giáo Pháp hoàn toàn không chuyển hoá được tâm bạn. Geshe Chengawa nói:

    Khi chúng ta học tập, quán chiếu và thiền định, nếu bản
    ngã của chúng ta phát triển ngày càng lớn hơn, sự nhẫn
    nại của ta trở nên còn mỏng manh hơn cả da non của
    một đứa trẻ, và chúng ta cảm thấy dễ cáu kỉnh thậm chí
    còn hơn cả quỷ Tsang Tsen, thì đây chắc chắn là những
    dấu hiệu cho thấy công phu học tập, thiền định và quán
    chiếu của chúng ta đã đi sai hướng.


    Hãy luôn luôn khiêm tốn, ăn mặc giản dị, và đối xử tôn kính với mọi người dù họ tốt, xấu hay tầm thường. Hãy điều phục tâm bạn bằng Giáo Pháp, lấy từ và bi của Bồ Đề Tâm làm nền tảng của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điểm tối trọng yếu của tất cả con đường tu tập, còn tốt lành gấp ngàn lần những cái thấy “tối thượng” hay những loại thiền định “sâu xa nhất” mà chẳng làm được điều gì tốt đẹp cho tâm thức.

    Om Mani Padme Hum !

  14. #279
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    2.3.2 Nhẫn nhục chịu đựng những gian khổ vì Đạo Pháp (Pháp Nhẫn)

    Vì lợi ích của việc thực hành Đạo Pháp, bạn nên quên đi cái nóng, lạnh và mọi khó khăn khác. Trong các Mật điển có nói:

    Ngay cả phải đi qua hỏa ngục hay biển dao kiếm sắc nhọn, Hãy tìm cầu Giáo Pháp cho tới khi bạn tắt hơi.

    Phái Kadampa cổ có bốn mục tiêu như sau:

    Hãy đặt tâm của bạn trên Pháp,
    Hãy đặt Pháp của bạn trên một cuộc đời khiêm tốn,
    Hãy đặt cuộc đời khiêm tốn của bạn trên sự suy nghiệm về cái chết,
    Hãy đặt cái chết của bạn trên một lỗ hang trống không, trơ trụi.


    Ngày nay, song song với những hoạt động thế gian, chúng ta nghĩ là mình có thể thực hành Giáo Pháp mà chẳng cần chút xíu quyết tâm hay kinh nghiệm gian khó nào, tiếp tục hưởng thụ tiện nghi, sự trọng vọng và hạnh phúc. “Những người khác có thể thực hiện được điều đó,” chúng ta kỳ kèo như vậy, và nói một cách thán phục rằng “Đó là một Lạt Ma xuất sắc, Ngài biết cách kết hợp Giáo Pháp và đời sống thế gian.”

    Nhưng làm sao có thể có một cách thức kết hợp chặt chẽ Giáo Pháp với đời sống thế gian? Những người tuyên bố là mình đang làm điều đó có thể đang trải qua một cuộc sống thế gian tốt đẹp, nhưng bạn có thể tin chắc rằng hiện tại họ đang không thực hành Giáo Pháp thuần tịnh. Tuyên bố rằng bạn có thể vừa thực hành Giáo Pháp và vừa sống cuộc sống thế gian cùng một lúc thì cũng giống như nói bạn có thể may vá bằng một cây kim có hai mũi, đặt lửa và nước vào chung một bình chứa, hay cưỡi hai con ngựa ở hai hướng khác nhau. Tất cả những điều này hoàn toàn không thể thực hiện được.

    Đã có một người bình thường nào vượt trội hơn đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa? Ngay cả chính Ngài cũng không tìm ra cách thức để thực hành Giáo Pháp và sống cuộc sống thế tục song hành với nhau. Thay vào đó, Ngài bỏ lại vương quốc sau lưng giống như nhổ bãi nước bọt, và đến sống ở bờ Sông Ni Liên Thiền (Nairanjana), ở đó Ngài tu tập khổ hạnh trong sáu năm, chỉ tự nuôi sống bằng một giọt nước và một hột lúa mạch mỗi năm.

    Còn về Ngài Jetsun Milarepa? Trong lúc tu tập, Ngài không có thực phẩm lẫn y phục. Ngài chẳng có gì để ăn ngoài rau tầm ma, và toàn thân Ngài trở nên như bộ xương phủ một lớp lông xanh lợt. Ai nhìn thấy Ngài cũng đều không hiểu Ngài là người hay là quỷ. Việc Ngài thực hành tu tập Giáo Pháp tới mức độ đó, thật kiên cường, hoàn toàn vui lòng chấp nhận gian khổ, đã chứng minh một cách chắc chắn rằng không thể đồng thời theo đuổi Giáo Pháp lẫn đời sống thế gian cùng một lúc. Không lẽ nào Ngài Milarepa đã quá tuyệt vọng đến nỗi không biết cách kết hợp tu tập và thế tục hay sao?

    Om Mani Padme Hum !

  15. #280
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại thành tựu giả Melong Dorje đạt được thành tựu sau khi tu luyện trong chín năm, không có gì để ăn ngoài vỏ cây lakhe. Ngài Longchen Rabjam, Pháp Vương Toàn Trí của Giáo Pháp, chỉ sống bằng hai mươi mốt viên thủy ngân trong nhiều tháng.* Khi trời đổ tuyết, Ngài thường chui vào một bao vải thô nhám mà Ngài vừa dùng làm nệm vừa làm quần áo.

    * Thuỷ ngân được dùng trong pháp tu bcud len (pháp trích chiết tinh chất). Độc chất của nó được làm trung hoà và người ta làm thành các viên thuốc. Các thiền giả sống bằng những viên thuốc này, không dùng tới thực phẩm thông thường.


    Tất cả những bậc thành tựu giả trong quá khứ đạt được thành tựu chỉ bằng cách tu tập với quyết tâm, bằng lòng chấp nhận tất cả gian khổ, vứt bỏ mọi hoạt động thế gian. Không một ai trong các Ngài đạt được giác ngộ bằng cách thực hành Pháp song song với những hoạt động thông thường của đời sống hàng ngày, hưởng thụ tiện nghi, hạnh phúc và danh vọng. Ngài Rigdzin Jigmed Lingpa nói:

    Khi bạn gầy dựng cho mình một chỗ ở tiện nghi, thực phẩm dồi dào, áo quần ấm cúng và có một đại thí chủ quảng đại, thì bạn đã hoàn toàn nuôi dưỡng quỷ ma thậm chí còn trước cả việc bắt đầu trau dồi Giáo Pháp.

    Ngài Geshe Shawopa nói:

    Để tu tập Pháp với lòng chân thành thì tham vọng trong đời sống của bạn phải cùng kiệt. Vào lúc cuối của một cuộc đời nghèo túng, bạn phải biết cách đối phó với cái chết của mình. Nếu bạn có thái độ này, bạn có thể đoan chắc rằng không có vị Trời, Ma Quỷ hay con người nào còn có thể gây ra những khó khăn cho bạn.


    Ngài Jetsun Milarepa đã từng hát:

    Không ai hỏi thăm nếu tôi bệnh;
    Không ai than khóc khi tôi chết:
    Chết cô độc ở đây trong chốn ẩn tu này
    Là tất cả những gì một yogi (hành giả du già) mong ước.

    Không một dấu chân ngoài cửa thất,
    Không dấu vết thịt thà bên trong:
    Chết cô độc ở đây trong chốn ẩn tu này
    Là tất cả những gì một yogi mong ước.

    Không ai tự hỏi tôi đã đi đâu,
    Chẳng có nơi chốn riêng biệt nào để đi.
    Chết cô độc ở đây trong chốn ẩn tu này
    Là tất cả những gì một yogi mong ước.

    Thân xác tôi có thể thối rữa và bị côn trùng ăn thịt,
    Xương cốt tôi bị ruồi nhặng rút rỉa;
    Chết cô độc ở đây trong chốn ẩn tu này
    Là tất cả những gì một yogi mong ước.


    Do đó, điều tối quan trọng là xem thường mọi ham muốn của đời sống thế tục và tu tập bất chấp nóng, lạnh hoặc bất kỳ những khó khăn nào khác.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •