DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 25/49 ĐầuĐầu ... 15232425262735 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 241 tới 250 của 487
  1. #241
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi các tăng sĩ tới thăm các vị thí chủ của họ, các tăng sĩ này vui vẻ không chút do dự ăn hết con cừu đã bị giết để phục vụ họ. Khi các tăng sĩ ấy thực hiện những nghi thức đặc biệt để cúng dường các vị Hộ Pháp, họ tuyên bố rằng món thịt thanh tịnh là một phần cần thiết. Đối với họ, món này có nghĩa là thịt và mỡ còn ướt máu của một con vật bị giết chết tươi, và với máu và mỡ đó, họ dùng để trang trí tất cả các bánh cúng (torma) và những món cúng dường khác. Những phương pháp đe dọa ghê sợ như thế chỉ có thể là những nghi thức của các kẻ ngoại đạo hay những người theo đạo BoŠn – chúng chắc chắn không phải là nghi thức Phật Giáo. Trong Phật Giáo, một khi đã quy y Pháp, chúng ta phải từ bỏ việc làm hại người khác. Làm thế nào mà việc giết một con thú ở mỗi nơi chúng ta đến, thưởng thức máu và thịt của nó, lại không là việc phạm giới nguyện quy y? Đặc biệt hơn nữa, trong truyền thống Bồ Tát của Đại Thừa, chúng ta được coi là nơi nương tựa và là người bảo vệ cho tất cả chúng sinh bao la vô tận. Nhưng đối với chính những chúng sinh có nghiệp bất hạnh mà ta được coi như đang che chở cho chúng thì ta lại không cảm thấy chút xíu lòng bi mẫn nào. Thay vào đó, những chúng sinh nằm dưới sự che chở của chúng ta đã bị giết hại, thịt và máu nấu chín của chúng được bày ra trước mặt ta, và những người bảo vệ họ – là chúng ta, những Bồ Tát – lại hân hoan ngấu nghiến món thịt rồi chép môi hả hê thoả mãn. Còn điều gì có thể xấu xa và ác độc hơn nữa không?

    Những bản văn của Kim Cương Mật Thừa có nói:

    Cho dù chúng ta có làm điều gì khiến simha và tramen* khó chịu
    Chẳng hạn như việc không thọ dụng các phẩm vật cúng dường gồm máu và thịt y cứ theo văn bản,
    Chúng ta hãy cầu xin các Không Hành nữ (dakini) ở những chốn linh thiêng tha thứ.


    Vậy ở đây, “thọ dụng các phẩm vật cúng dường gồm máu và thịt y cứ theo văn bản” có nghĩa là thọ dụng những món này như đã được giải thích trong những bản văn Mật điển của Mật Thừa. Những hướng dẫn trong các bản văn đó là gì?

    Năm loại thịt và năm cam lồ
    Là thức ăn và nước uống cho bữa tiệc hội bên ngoài.


    * Những bổn tôn tượng trưng của Mạn đà la.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #242
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Do đó, “cúng dường một tiệc máu và thịt y cứ theo các bản văn” có nghĩa là cúng dường năm loại thịt được coi là những chất liệu mật nguyện (samaya) có giá trị đối với Mật Thừa – đó là thịt người, ngựa, chó, voi, và trâu bò. Năm loại thịt này không bị ô nhiễm bởi những ác hạnh vì đây là toàn thể những sinh vật không bị giết để làm thực phẩm.131 Điều này hoàn toàn trái ngược với việc chúng ta dựa vào khái niệm tịnh và bất tịnh—đối với khái niệm này thì thịt người, thịt chó… được xem là bất tịnh, kém tệ, trong khi loại thịt bổ béo của một con vật vừa bị giết để làm thực phẩm lại được coi là thanh tịnh. Những thái độ như thế được đề cập tới như là:

    Xem chất liệu của năm mật nguyện thọ dụng
    Là tịnh hay bất tịnh, hoặc thọ dụng trong lơ đễnh.


    Nói khác đi, khi có những ý niệm tịnh hay bất tịnh là đã vi phạm những mật nguyện của việc thọ dụng, ngay cả khi năm loại thịt được chấp nhận kia chỉ có thể được sử dụng nếu bạn có năng lực chuyển hóa thực phẩm bạn ăn thành chất cam lồ và đang ở trong tiến trình tu tập để đạt tới những thành tựu đặc biệt ở một nơi ẩn dật. Nếu bạn ăn những món thịt này một cách ngẫu nhiên tình cờ trong làng xóm, chỉ vì bạn thích mùi vị của món thịt thì đây chính là ý nghĩa của câu “thọ dụng trong lơ đễnh, trái ngược với những mật nguyện của việc thọ dụng,” và đấy cũng là một sự vi phạm các giới mật nguyện.

    Do đó, “thịt thanh tịnh” không có nghĩa là thịt của một con vật bị giết để làm thực phẩm, mà là “thịt của con vật bị chết vì hành nghiệp của nó trong quá khứ.” Có nghĩa là thịt của một con vật chết già, chết bệnh, hoặc chết vì những nguyên nhân tự nhiên khác, và những nguyên nhân này không là gì khác hơn ngoài ác báo phải trả cho những hành nghiệp của chính con vật ấy trong quá khứ.

    Ngài Dagpo Rinpoche vô song nói rằng đem thịt và máu còn ấm của một con vật bị giết chết tươi và đặt nó trong mạn đà la thì việc làm ấy sẽ làm tất cả chư Bổn Tôn trí tuệ chết ngất. Cũng có câu nói rằng cúng dường chư vị Bổn Tôn trí tuệ máu và thịt của con vật bị giết thì cũng giống như giết chết một đứa con trước mặt bà mẹ. Nếu bạn mời người mẹ dùng bữa và sau đó đặt trước mặt bà ta món thịt của đứa con ruột của bà, thì liệu bà ta thích hay không thích? Chính bằng tình thương của bà mẹ đối với đứa con duy nhất của mình mà Chư Phật và Bồ Tát đã hướng nhìn về tất cả chúng sinh trong ba cõi. Như vậy, giết thịt một sinh vật vô tội mà nó là nạn nhân của những hành vi bất thiện của chính nó, rồi cúng dường thịt, máu của nó cho các Ngài thì không cách nào có thể làm cho các Ngài hài lòng. Như Bồ Tát Tịch Thiên có nói:

    Không niềm vui nào có thể mang lại sự hài lòng
    Cho những người mà thân thể họ đang bị thiêu đốt,
    Các đấng bi mẫn vĩ đại cũng không thể hài lòng
    Khi chúng sinh bị hãm hại.


    Om Mani Padme Hum !

  3. #243
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu bạn chỉ dùng thịt và máu của những con vật bị giết để cử hành những nghi thức như nghi thức cầu nguyện những vị Hộ Thần, thì cố nhiên những vị Bổn Tôn trí tuệ và những vị Hộ Pháp, là những bậc Bồ Tát thuần tịnh, sẽ không bao giờ chấp nhận vật thực cúng dường là thịt của chúng sinh bị giết, được bày ra giống như được bày bán trên quầy thịt. Thậm chí các Ngài sẽ không bao giờ lại gần những nơi như thế. Thay vào đó, những tinh linh xấu ác đầy năng lực là những kẻ thích thịt và máu tươi, luôn luôn hăm hở trong việc hãm hại kẻ khác, chúng sẽ tụ hội quanh nơi cúng dường và dự tiệc.

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi một hành giả của những “cúng dường đỏ” như thế thực hiện công việc của mình, người ta có thể thấy được một vài lợi ích nho nhỏ. Nhưng bởi những Tinh linh này đang thường xuyên làm hại người khác, nên chúng có thể gây ra những khó khăn và bệnh tật bất ngờ. Một lần nữa, hành giả của những nghi thức “đỏ” sẽ lại xuất đầu lộ diện và cúng dường thịt và máu, và một lần nữa việc đó sẽ giúp ích trong một thời gian ngắn. Đây là cách thức những Tinh linh xấu ác và các hành giả của những nghi thức “đỏ” trở thành bạn đồng hành không thể chia cách, luôn luôn hỗ trợ lẫn nhau. Giống như những thú săn mồi rình mò, chúng đi loanh quanh vơ vẩn, hoàn toàn bị ám ảnh bởi nỗi khát khao nhai thịt, gặm xương và luôn luôn tìm kiếm thêm nạn nhân. Bị những Tinh linh mê hoặc, các hành giả của những nghi thức như thế sẽ đánh mất ý niệm về sự huyễn ảo của vòng sinh tử luân hồi, đánh mất niềm khao khát giải thoát nào mà có thể họ đã có từ trước. Bất kể niềm tin, tri kiến thanh tịnh hay mối quan tâm nơi Giáo Pháp nào mà một thời họ đã có, tất cả những phẩm tính này sẽ mờ nhạt dần, tới độ ngay cả nếu chính Đức Phật hiện ra bay bổng giữa bầu không trung trước mặt thì điều này cũng chẳng đánh thức được niềm tin trong họ; thậm chí khi thấy một con vật với bộ ruột lòng thòng ra ngoài, việc ấy cũng không thể khơi được chút lòng Từ bi nào trong tâm của họ. Họ luôn dáo dác tìm mồi, giống như những kẻ sát nhân la-sát (raksasa) lên đường đi chinh phạt, mặt họ hừng hực, rung lên trong cơn thịnh nộ và tỏ vẻ khiêu chiến hung hăng. Họ kiêu căng về năng lực và ân phước của ngôn ngữ của họ, nó xuất phát từ việc họ thân thiết với những Tinh linh xấu ác. Ngay khi chết, họ bị hút thẳng vào Địa ngục – trừ phi những ác nghiệp của họ chưa đến lúc hoàn toàn trổ quả đề họ phải chịu quả báo như vậy. Trong trường hợp này, họ bị tái sinh vào hàng ngũ của một số Tinh linh xấu ác chuyên đi săn bắt sinh lực của những người khác, hay tái sinh làm diều hâu, chó sói và những dã thú khác.

    Trong triều đại của Pháp Vương Trisong Detsen, những người theo đạo Bošn cúng dường máu và thịt vì lợi ích của nhà vua. Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyana (Đức Liên Hoa Sanh), Đại học giả Vimalamitra, Đại Bồ Tát Tu Viện Trưởng và những dịch giả, học giả khác, tất cả hoàn toàn bị xúc phạm trước cảnh tượng cúng dường của những kẻ BoŠnpo. Các Ngài nói:

    Om Mani Padme Hum !

  4. #244
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Một giáo lý duy nhất không thể có hai vị Thầy; Một tôn giáo duy nhất không thể có hai phương pháp tu tập. Truyền thống của đạo Bošn đối nghịch với giới luật của Giáo Pháp; Cái xấu ác của nó còn đồi bại hơn những việc làm sai quấy của người bình thường. Nếu quý vị cho phép tu tập như vậy, chúng tôi sẽ quay về nhà.

    Tất cả những vị học giả cùng chung một ý kiến, thậm chí không cần phải bàn luận với nhau. Khi nhà vua thỉnh cầu các Ngài thuyết Pháp, không một ai bước lên. Ngay cả khi nhà vua mời họ dùng bữa, các Ngài đều từ chối.

    Nếu chúng ta, tự cho là đang đi theo dấu chân của những học giả, thành tựu giả và Bồ Tát trong quá khứ, mà giờ đây lại thực hiện những nghi lễ sâu xa của Mật Thừa theo cung cách của những kẻ tu theo đạo BoŠn và gây tổn hại cho chúng sinh, điều này sẽ hủy hoại tính chất siêu phàm của Giáo Pháp, làm ô danh Tam Bảo, và sẽ quăng ném cả chúng ta lẫn những người khác vào Địa ngục.

    Hãy luôn luôn ngồi ở vị trí thấp nhất. Hãy mặc y phục giản dị. Hãy giúp đỡ tất cả những người khác càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn. Trong tất cả mọi công việc, hãy chỉ làm với mục đích phát triển lòng từ và bi cho tới khi chúng trở thành một phần căn bản của con người bạn. Điều đó sẽ đáp ứng cho mục đích tu hành, cho dù bạn không thực hành những hình thức nổi bật bề ngoài và dễ nhìn thấy của Giáo Pháp như việc cầu nguyện, làm các hạnh lành hay các hoạt động vị tha. Trong Phật Thuyết Pháp Tập Kinh có nói:

    Hãy để những người khao khát Phật Quả không phải tu
    tập nhiều Pháp trừ một Pháp duy nhất
    Pháp đó là gì? Là lòng đại Bi.
    Những người có lòng đại Bi sở hữu tất cả giáo lý của Đức
    Phật như thể trong lòng bàn tay.


    Om Mani Padme Hum !

  5. #245
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Có lần Geshe Tongpa được một vị tăng đến thăm, ông ta là đệ tử của Ba Anh Em và Ngài Khampa Lungpa.*

    “Dạo này Potawa đang làm gì?” Ngài Tonpa hỏi vị sư.
    “Ngài đang giảng dạy cho Tăng chúng hàng trăm người.”
    “Rất tốt! Còn Geshe Puchungwa thì thế nào?”


    “Ngài dùng toàn bộ thời giờ để sáng tạo những biểu tượng** cho thân, khẩu và ý của Đức Phật từ những vật liệu mà Ngài và những người khác cúng dường”.

    *Xem Thuật ngữ. ** Nghĩa đen: sự hỗ trợ. Những biểu tượng cho thân Phật ám chỉ các pho tượng và tranh vẽ, những biểu tượng cho ngữ của Phật ám chỉ các Kinh văn linh thánh và những bản văn khác, và những biểu tượng cho tâm Phật ám chỉ các bảo tháp (stupa).


    “Rất tốt!”
    Ngài Geshe Tonpa lập lại. “Còn Gonpawa thì thế nào?”
    “Ngài không làm gì hết, chỉ thiền định”
    “Rất tốt! Hãy nói cho ta về Khampa Lungpa.”
    “Ngài sống ở nơi cô tịch, dấu mặt và khóc liên miên.”


    Nghe nói tới đây Ngài Tonpa dở nón, chắp tay giữa ngực và rơi nước mắt kêu lên : “Ô, vị ấy thật tuyệt diệu! Ngài đang thật sự thực hành Giáo Pháp. Ta có thể nói một ít cho ngươi biết là Ngài tốt lành ra sao, nhưng ta biết Ngài sẽ không thích đâu.”

    Lý do khiến Ngài Khampa Lungpa dấu mặt và khóc suốt ngày là bởi Ngài thường xuyên nghĩ tới chúng sinh bị hành hạ bởi những nỗi thống khổ trong vòng luân hồi, và Ngài thiền định về lòng Từ Bi đối với họ.

    Một hôm Ngài Chengawa đang giảng về những lý do tại sao lòng Từ và Bi trở nên hết sức quan trọng, thì Langri Thangpa đảnh lễ trước mặt Ngài và nói rằng từ lúc đó trở đi, ông sẽ không thiền định về điều gì khác ngoại trừ hai điều này. Ngài Chengawa giở nón ra và nói ba lần “Thật là một tin lành tuyệt hảo!”

    Không gì có thể hữu hiệu hơn lòng Từ Bi để tịnh hóa ác nghiệp và chướng ngại của chúng ta. Thời xa xưa ở Ấn Độ, giáo lý A Tỳ Đàm bị thử thách trong ba dịp khác nhau và sắp bị biến mất. Nhưng một nữ tu sĩ Bà la môn tên Prakasasila nghĩ rằng :“Ta sinh ra làm thân nữ. Bởi địa vị thấp kém nên bản thân ta không thể làm cho Kinh điển của Đức Phật chói sáng được. Vì thế, ta sẽ phối hợp với những người đàn ông để sinh ra những người con trai để có thể phổ biến giáo lý A Tỳ Đàm.”

    Om Mani Padme Hum !

  6. #246
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cùng với chồng là một người trong giai cấp chiến sĩ (ksatriya), bà sinh Ngài Asanga (Vô Trước) cao quý, và với một người bà la môn, bà đã sinh ra Ngài Vasubhandhu (Thế Thân). Khi mỗi một trong hai con trai bà tới tuổi trưởng thành, họ hỏi cha họ làm gì.

    Người mẹ bảo với từng đứa con: “Ta sinh ra con không phải để đi theo dấu chân của cha con. Con được sinh ra để phổ biến giáo lý của Đức Phật. Con phải học Giáo Pháp, và trở thành vị thầy của giáo lý A Tỳ Đàm.”

    Ngài Vasubhandhu (Thế Thân) rời nhà tới Kashmir để học giáo lý A Tỳ Đàm. Ngài Asanga (Vô Trước) tới Núi Kukkutapada, ở đó Ngài bắt đầu thực hành pháp tu của Đức Phật Di Lặc với hy vọng có linh kiến về Ngài và có thể thỉnh cầu giáo huấn từ Ngài. Sáu năm trôi qua, mặc dù thiền định gian khổ, Ngài chẳng có được một giấc mộng lành nào.

    “Có lẽ ta chẳng bao giờ thành công” Ngài nghĩ, và bỏ đi, cảm thấy ngã lòng. Dọc đường, Ngài đi ngang qua một người đang chà xát một thỏi sắt khổng lồ bằng một miếng vải mềm.

    Ngài hỏi người đàn ông: “Ông đang gắng làm cái gì mà chà xát như thế?”

    Ông ta trả lời: “Tôi cần một cây kim, nên tôi đang làm nó bằng cách chà xát thanh sắt này.”

    Ngài Asanga nghĩ, “Ông ta sẽ không bao giờ làm được một cây kim bằng cách chà xát thỏi sắt khổng lồ đó với một miếng vải mềm. Cho dù nó có thể được làm trong một trăm năm, liệu ông ta có sống được tới đó không? Nếu chỉ vì một lý do quá nhỏ nhoi mà người bình thường còn nỗ lực như thế thì ta có thể thấy là mình chưa bao giờ thực sự thực hành Pháp với bất kỳ lòng kiên trì nào.”

    Vì thế Ngài thực hành pháp tu trở lại. Ngài thực hành hơn ba năm mà vẫn không thấy dấu hiệu nào.132

    “Lần này, ta hoàn toàn chắc chắn là ta không thể thành công,” Ngài nói, và lại lang thang lần nữa. Cuối cùng Ngài đi tới một tảng đá cao tới nỗi dường như chạm tới các tầng trời. Dưới chân tảng đá, một người đàn ông đang quất một miếng da nhúng nước vào tảng đá.

    “Ông làm gì vậy?” Ngài Asanga hỏi ông ta.

    Người đàn ông nói: “Tảng đá này cao quá, chẳng có chút nắng nào vào nhà, nhà tôi ở phía tây tảng đá nên tôi muốn làm tảng đá mòn đi cho tới khi nó biến mất”.

    Với những suy tưởng như ba năm trước, Ngài Asanga quay trở lại và thực hành trong ba năm nữa, nhưng vẫn không có một giấc mộng lành nào.

    Hoàn toàn thất vọng, Ngài nói: “Như vậy ta chẳng bao giờ thành công được điều gì!” và một lần nữa lại ra đi.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #247
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Dọc đường, Ngài đi qua một con chó cái với hai chân sau bị què và toàn bộ phần sau của nó nhung nhúc dòi. Tuy thế, nó vẫn đầy vẻ gây hấn và cố cắn Ngài khi trườn mình bằng hai chân trước, thân sau của nó kéo lê trên mặt đất. Asanga vô cùng xúc động, Ngài cảm nhận một lòng Bi mẫn sâu xa không thể chịu đựng nổi. Ngài cắt một miếng thịt của mình cho con chó ăn. Sau đó Ngài quyết định giúp nó thoát khỏi những con dòi ở phần thân sau của nó. Vì sợ rằng có thể giết chết những con dòi nếu Ngài bốc chúng ra bằng tay, Ngài nhận thấy cách duy nhất để làm điều đó là dùng lưỡi. Nhưng mỗi khi nhìn vào toàn thân con chó đã quá thối rữa và đầy mủ thì Ngài lại không thể làm được. Do vậy, Ngài nhắm mắt lại và thè lưỡi ra.

    Thay vì chạm vào thân con chó cái thì lưỡi Ngài lại chạm đất.

    Ngài mở mắt ra và thấy con chó đã biến mất. Đức Phật Di Lặc (Maitreya) có hào quang bao quanh đang đứng ở chỗ của nó.

    “Ngài tàn nhẫn làm sao !” Asanga kêu lên “suốt thời gian qua Ngài không cho con nhìn thấy mặt!”

    “Không phải là ta không hiện ra cho con thấy. Ta và con chưa bao giờ xa cách nhau. Nhưng vì những ác nghiệp và chướng ngại của con quá mạnh nên con không thể thấy được ta. Nhờ con đã thực hành suốt mười hai năm ròng nên ác nghiệp và chướng ngại đã suy giảm được một ít nên con mới có thể nhìn thấy con chó cái. Ngay bây giờ, nhờ lòng đại bi của con, các chướng ngại của con đã hoàn toàn được tịnh hóa và con có thể thấy ta bằng đôi mắt của con. Nếu không tin, hãy mang ta trên vai và cho mọi người quanh đây nhìn thấy!”

    Vì thế Asanga đặt Đức Di Lặc trêân vai phải và đi vào chợ, ở đâu Ngài cũng hỏi mọi người: “Ông thấy cái gì trên vai tôi?”

    Ngoại trừ một bà lão mà tri giác ít bị những tư tưởng huân tập ngăn che, còn thì mọi người đều trả lời là không có gì trên vai Ngài. Bà ta nói: “Ông đang mang thây một con chó thối”

    Sau đó Đức Maitreya mang Asanga lên cõi trời Đâu Suất, ở đó Ngài ban cho Asanga Di Lặc Ngũ Luận (Năm Giáo Lý Của Di Lặc) và những giáo huấn khác. Khi trở về cõi người, Ngài Asanga (Vô Trước) truyền bá rộng rãi giáo lý Đại Thừa.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #248
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bởi không có thực hành nào như lòng Từ Bi để tịnh hóa tất cả những hành vi gây tổn hại của chúng ta, và chính vì lòng Bi mẫn chưa từng thất bại trong việc giúp cho chúng ta phát triển Bồ Đề Tâm phi thường, nên chúng ta phải kiên nhẫn thiền định về lòng Bi mẫn.

    Hình ảnh được đưa ra để thiền định về lòng Từ Bi là hình ảnh của một người mẹ cụt tay, mà đứa con của bà bị nước của một con sông cuốn đi. Một bà mẹ như thế sẽ đau khổ biết chừng nào. Tình thương của bà dành cho đứa con quá mãnh liệt, nhưng vì không thể dùng đôi tay nên bà không thể chụp đứa con lại được.

    “Tôi có thể làm gì bây giờ? Tôi có thể làm gì?” bà tự hỏi. Suy nghĩ duy nhất của bà là tìm ra phương tiện nào đó để cứu con. Trái tim bà tan nát, bà vừa khóc vừa chạy theo sau đứa con.

    Hoàn toàn giống như vậy, tất cả chúng sinh trong tam giới đang bị giòng sông đau khổ cuốn trôi vào biển luân hồi. Mặc dù ta cảm nhận một lòng Bi mẫn không thể chịu đựng nổi, nhưng chúng ta không có cách gì cứu thoát họ khỏi nỗi khổ của họ. Hãy thiền định về điều này, hãy nghĩ: “Giờ đây tôi có thể làm được gì?” và hãy khẩn gọi Thầy và Tam Bảo từ tận sâu thẳm trái tim bạn.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #249
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    4. Thiền Định Về Tâm Hỷ

    Hãy hình dung một người được sinh ra sống một đời sống cao quý, mạnh mẽ, thịnh vượng, đầy quyền thế, một người khác sống trong những cõi cao đang trải qua sự nhàn nhã, hạnh phúc, trường thọ, giàu có và được nhiều người hầu hạ. Không có bất kỳ cảm thức ghen tị hay ganh đua nào, hãy phát khởi niềm ước muốn rằng thậm chí những người này có thể trở nên vinh quang hơn nữa, vui hưởng sự thịnh vượng của những cõi cao hơn nữa, thoát khỏi mọi hiểm nguy, và luôn luôn phát triển một bộ óc thông minh và những tài năng hoàn hảo khác hơn nữa. Sau đó hãy thường xuyên tự nhủ rằng thật tuyệt vời biết bao nếu tất cả chúng sinh khác cũng có thể sống trong một hoàn cảnh sung sướng y như vậy.

    Hãy bắt đầu công phu thiền định của bạn bằng cách suy nghĩ về một người có thể dễ dàng làm khơi dậy những cảm xúc tốt lành tích cực – như một người bà con, một người bạn thân hay một người mà bạn yêu mến – là người thành đạt, bằng lòng và an lạc, và hãy cảm thấy sung sướng rằng bạn đang như thế. Khi bạn đã tạo ra được cảm giác hạnh phúc đó, hãy cố gắng nuôi dưỡng cảm giác tương tự đối với những người bạn cảm thấy lãnh đạm. Sau đó tập trung cảm giác đó trên tất cả những loại kẻ thù đã làm tổn thương bạn, và đặc biệt với những người mà bạn cảm thấy ghen tị. Hãy nhổ tận gốc tâm thức xấu ác không chịu đựng nổi khi thấy ai đó được hưởng sự hoàn toàn sung túc, và hãy nuôi dưỡng một cảm giác vui thích đặc biệt đối với mỗi loại hạnh phúc mà họ có thể hưởng thụ. Hãy kết thúc bằng sự ngơi nghỉ trong trạng thái vô niệm.

    Ý nghĩa của tâm hoan hỷ là có được một tâm thức thoát khỏi mọi ganh tị. Do đó, bạn nên cố gắng rèn luyện tâm bạn với đủ loại phương thức để ngăn chận những tư tưởng ganh tị vô cùng tai hại, không để cho chúng phát sinh. Đặc biệt, một vị Bồ Tát, người đã phát khởi Bồ Đề Tâm vì lợi ích của tất cả chúng sinh, phải cố gắng an lập tất cả chúng sinh đó trong hạnh phúc vĩnh cửu của Phật Quả, và trong hạnh phúc nhất thời của những cõi Trời và Người. Vậy, làm sao một vị Bồ Tát như thế lại có thể cảm thấy không hài lòng khi một số người, nhờ nghiệp lực của những hành vi trong quá khứ của họ, được sở hữu một vài điều kiện xuất chúng hay giàu có?

    Một khi người ta bị thiên lệch bởi lòng ghen tị, họ không còn thấy cái tốt của người khác, và những hành vi tiêu cực hay ác hạnh của họ gia tăng một cách đáng báo động.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #250
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN HAI _ CHƯƠNG II : KHƠI DẬY BỒ ĐỀ TÂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi danh tiếng và hoạt động của Ngài Jetsun Milarepa lan rộng, một luận sư tên Tarlo trở nên ghen tị và bắt đầu tấn công Ngài. Mặc dù Ngài Jetsun đã thể hiện cho ông thấy về năng lực thần diệu và khả năng thấu thị (thần nhãn) của Ngài, Tarlo không có niềm tin nơi Ngài và chỉ phản ứng lại bằng sự chỉ trích và tà kiến. Sau đó ông ta tái sinh thành một đại ác quỷ.

    Có nhiều ví dụ khác về những điều có thể xảy ra dưới mãnh lực của lòng ghen tị, giống như cách luận sư Geshe Tsakpuwa đã cố tình đầu độc hãm hại Ngài Jetsun Mila.

    Cho dù chính Đức Phật hiện diện trong thân người, Ngài cũng không thể làm được gì để dẫn dắt một người ghen tị. Một tâm thức bị ô nhiễm bởi ghen tị không thể nhìn thấy bất kỳ điều gì tốt đẹp nơi người khác. Vì không thể thấy điều gì tốt trong họ, nên không thể phát sinh ngay cả một chút niềm tin yếu ớt. Không có niềm tin, ta không thể nhận được lòng Bi mẫn lẫn những ân phước. Devadatta và Sunaksatra là anh em họ của Đức Phật. Cả hai bị dày vò bởi sự ghen tị và không có chút lòng tin nào đối với Ngài. Mặc dù họ sống cả đời với Đức Phật nhưng Ngài hoàn toàn không thể chuyển hóa được tâm họ.*
    * Xem Phần Một, Chương Sáu và Phần Hai, Chương Một.

    Ngoài ra, ngay cả khi những tư tưởng ác độc về người khác không thật sự dẫn đến việc làm tổn hại đồ vật hay thân thể, nhưng chúng vẫn tạo ra những hậu quả tiêu cực to lớn cho người có tư tưởng đó. Ngày trước, có hai vị tiến sĩ học giả Phật Giáo (geshe) nổi tiếng đang kình địch nhau. Một ngày nọ, một người biết rằng người kia có tình nhân.

    Vị geshe nói với người hầu: “Hãy chuẩn bị ít trà ngon, vì ta có một số tin tức rất hay ho.”

    Người hầu pha trà, và khi dâng trà, anh ta hỏi: “Tin tức gì?”

    Vị geshe trả lời: “Người ta nói rằng đối thủ của ta có tình nhân!”

    Khi Ngài Kunpang Trakgyal nghe chuyện này, người ta nói rằng mặt Ngài sạm lại và Ngài hỏi: “Trong hai vị geshe, người nào vi phạm hành vi tệ mạt hơn?”

    Việc liên tục chú tâm vào những cảm xúc như ghen tị và tranh đua không giúp gì cho sự nghiệp của riêng ta mà cũng không làm hại sự nghiệp các đối thủ của ta. Nó chỉ dẫn đến việc tích lũy các ác hạnh tiêu cực vô nghĩa. Hãy từ bỏ loại thái độ, tâm tư xấu xa này. Hãy luôn chân thành hoan hỷ về những thành tựu và hoàn cảnh thuận lợi của người khác, bất kể địa vị xã hội, thân tướng, tài sản, học vấn hay bất kỳ những gì khác của họ ra sao. Hãy suy đi nghĩ lại nhiều lần rằng bạn thật sự vui mừng biết bao bởi có được những người tuyệt vời như thế, thành công và may mắn đến thế. Hãy nghĩ rằng sẽ kỳ diệu biết bao nếu thậm chí họ còn trở nên phong lưu hơn bây giờ, và đạt được tất cả sức mạnh, của cải, học vấn và những phẩm tánh tốt đẹp mà họ có thể có được. Hãy thiền định về điều này từ đáy lòng bạn.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •