DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 15/49 ĐầuĐầu ... 5131415161725 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 141 tới 150 của 487
  1. #141
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    Một đêm kia, Ngài Jetsun Milarepa đến một tu viện và ngủ qua đêm trước cửa một căn phòng. Vị tu sĩ sống trong phòng đang nằm trên giừơng suy nghĩ về việc làm thế nào bán xác của con bò mà ông ta dự định sẽ làm thịt vào ngày mai: “Ta sẽ được ngần đó tiền cho cái đầu, xương vai đáng giá ngần ấy, và thịt vai được chừng ấy, chừng ấy cho giò và cẳng chân.” Ông ta tiếp tục tính toán giá trị của từng món và từng phần của con bò, bên trong và bên ngoài. Tới rạng sáng, ông ta không chợp mắt được chút nào nhưng đã tính toán được xong xuôi mọi thứ ngoại trừ việc phải hỏi giá cái đuôi. Ông lập tức ngồi dậy, hoàn tất công phu quy ngưỡng và thực hành phần cúng dường bánh cúng (torma).

    Khi đi ra đến ngoài, ông ta bước ngang qua chỗ Ngài Jetsun vẫn còn đang say ngủ, và mắng nhiếc Ngài một cách khinh bỉ: “Ông xưng là hành giả của Giáo Pháp, mà cho tới giờ này vẫn còn ngủ ở đây! Ông không công phu hành trì hay tụng niệm chút nào hay sao?”

    “Tôi luôn mất ngủ như vầy,”
    Ngài Jetsun Mila trả lời. “Tôi vừa thức suốt đêm để nghĩ về cách bán con bò mà tôi sắp giết. Tôi chỉ mới chợp mắt được một chút…” Và như thế Ngài phơi bày những khuyết điểm che dấu của vị Tăng, rồi bỏ đi.

    Giống như vị tu sĩ trong truyện này, ngày nay những người mà cả đời chỉ chí thú việc kinh doanh đã dùng cả ngày lẫn đêm hoàn toàn mê đắm trong việc tính toán. Họ bị choán ngợp trong ảo tưởng, ngay cả khi cái chết đến, họ cũng sẽ chết mà vẫn mê lầm như thế. Hơn thế nữa, thương mại có liên quan đến tất cả những loại hành vi tiêu cực (ác hạnh). Người ta có hàng hóa để bán, dù trong thực tế là loại kém tệ, nhưng họ lại đề cao chất lượng của nó bằng bất kỳ cách nào họ có thể nghĩ ra. Họ nói dối công khai, chẳng hạn như khách hàng này người mua nọ đã trả tới giá nào ra sao, nhưng họ đã từ chối không bán; hoặc lúc ban đầu họ đã mua vào với số tiền lớn như thế nào. Khi cố gắng mua cho bằng được những món hàng đang được hai người khác thương lượng, thì họ dùng đến sự vu khống nhằm kích động sự bất hoà giữa hai bên. Họ dùng những lời lẽ nặng nề để nói xấu hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, nhằm việc tranh nợ hoặc các thứ tương tự khác. Họ say mê trong những cuộc trò chuyện vô nghĩa bằng cách đòi hỏi giá cả kỳ cục hoặc mặc cả những thứ mà họ chẳng có ý định mua. Họ ghen tỵ và thèm muốn những thứ thuộc sở hữu của người khác, nỗ lực hết mình để được người kia cho những món đó. Họ luôn mong đối thủ của mình bị tổn hại, luôn mong muốn dành được phần tốt hơn của đối thủ. Nếu họ buôn bán gia súc, họ bị dính mắc trong việc sát sinh. Vì thế trong thực tế, việc kinh doanh bao gồm tất cả mười hành động bất thiện (thập ác), may ra thì có thể không phải kể đến tà kiến và tà dâm. Sau đó, khi việc thương lượng của họ tiến hành không tốt đẹp thì cả hai bên đều hao phí tài sản, mọi người đều khốn khổ, các thương nhân có thể trở thành đói khát, đem lại tổn thất cho bản thân họ và cho cả những kẻ đối tác. Nhưng nếu họ gặt hái chút ít thành công, thì dù có kiếm lời nhiều đến đâu chăng nữa họ chẳng bao giờ thấy đủ. Ngay cả những người giàu có như Đa Văn Thiên (Vaisravana) vẫn cảm thấy thích thú trong những việc kinh doanh bất chính. Cuối cùng khi cái chết tới gần, họ sẽ đấm ngực trong đau khổ, bởi toàn bộ đời người của họ đã bị tiêu phí trong những sự mê ám như vậy, là những thứ giờ đây đang trở thành gánh nặng lôi họ xuống các cõi thấp.

    Để tích lũy những ác hạnh vô tận và hoàn toàn làm cho bạn trở nên đồi bại, hư hỏng thì không có gì hữu hiệu hơn là làm việc buôn bán và thương mại. Bạn sẽ thấy bản thân mình luôn luôn nghĩ đến các phương thức đánh lừa người khác như thể bạn đang xem xét một bộ sưu tập gồm các loại dao, dùi và kim xem dụng cụ nào sắc bén nhất. Khi nghiền ngẫm không ngừng về những tư tưởng ác hại, bạn quay lưng lại với lý tưởng Bồ Đề tâm là tư tưởng cứu giúp những chúng sinh khác, và những hành động nguy hại của bạn sinh sôi nảy nở vô tận.

    Việc lấy đi những gì không được cho cũng bao gồm bốn yếu tố làm cho ác hạnh được hoàn tất; những điều này cũng đã được giảng rõ rồi. Tuy nhiên, bất cứ sự tham dự nào vào trong các hành vi bất thiện đó, dù chỉ là biếu tặng những kẻ đi săn hoặc những tên trộm cắp chút ít thực phẩm giúp cho cuộc hành trình của chúng thì việc này cũng đủ để đem lại cho bạn một phần hậu quả tương đương với hậu quả của hành vi bất thiện gây ra bởi tội sát sinh và trộm cướp của chúng.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #142
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.3 TÀ DÂM

    Những quy luật sau đây là dành cho cư sĩ. Ở Tây Tạng, trong triều đại của vị Pháp Vương Songtsen Gampo, luật pháp được đặt nền tảng trên mười hành động tốt lành (thập thiện). Những quy luật này được thiết lập, bao gồm những luật lệ dành cho người dân sống trong xã hội và những giới luật dành cho cộng đồng Tôn giáo. Ở đây, chúng ta đang đề cập tới những quy luật hạn chế trong cách cư xử dành cho người thế gian. Là những người chủ gia đình, họ nên tuân theo một đạo lý thích hợp. Riêng đối với Tăng và Ni, họ được đòi hỏi phải tránh tất cả mọi hành vi tính dục.

    Sự tà dâm nghiêm trọng nhất là việc dẫn dắt người khác phá vỡ giới nguyện của họ. Tà dâm cũng bao gồm những hành vi được liên kết với những cá nhân nào đó, hoặc tại một nơi chốn và hoàn cảnh đặc biệt nào đó như là: sự thủ dâm; những quan hệ tình dục với người đã có gia đình hoặc với người đã hứa hôn với người khác; hoặc với người còn độc thân nhưng công khai giữa ban ngày, trong khi đang giữ nguyện trai giới một ngày, trong khi bệnh tật, trong lúc kiệt sức, trong lúc có thai, trong khi vừa mất một người thân, trong khi có kinh nguyệt, trong lúc đang hồi phục sau khi sinh nở; ở nơi có sự hiện diện của các biểu tượng của Tam Bảo; với cha mẹ mình, hay với những thành viên khác trong gia đình, với trẻ em chưa tới tuổi dậy thì; hay có quan hệ tính dục qua cửa miệng hay hậu môn, vân vân.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #143
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.4 NÓI DỐI

    Nói dối có ba loại: nói dối thông thường, nói dối nghiêm trọng và những lời giả dối của Lạt ma giả mạo.

    Những lời nói dối thông thường. Đó là bất kỳ những lời phát biểu không chân thật nào, được nói ra với ý định lừa gạt người khác.

    Những lời nói dối nghiêm trọng. Đó là những lời phát biểu chẳng hạn như: thiện hạnh thì không đem lại lợi ích và không có hại gì khi làm các hành động bất thiện, không có hạnh phúc gì trong các cõi Phật và không có đau khổ trong những cõi thấp, hoặc là những lời phát biểu rằng Đức Phật không có các phẩm hạnh tốt đẹp. Những lời phát biểu như vậy được gọi là nói dối nghiêm trọng bởi không có những lời nói dối nào khác có thể đem lại các hậu quả gây lầm lạc nghiêm trọng hơn thế nữa.

    Những lời giả dối của Lạt ma giả mạo. Đây là tất cả những lời tuyên bố không thành thật rằng mình có những phẩm tính cao cả và có oai lực, ví dụ như đã đạt được những Bồ Tát địa, hay có thần lực thấu thị. Ngày nay, những kẻ mạo danh lại thành công hơn những vị Thầy chân thực, và tư tưởng cùng hành động của mọi người dễ dàng bị những kẻ mạo danh gây ảnh hưởng. Do đó, có một số người tự xưng là những Đạo sư hay là những Thành-tựu-giả trong nỗ lực lừa gạt người khác. Họ tuyên bố là mình có một linh kiến về một Bổn Tôn nào đó và tổ chức các lễ cúng dường tạ ơn Ngài, hoặc tuyên bố là họ thấy một Tinh linh và đã trừng trị nó. Thường thì đây chỉ là những lời dối gạt của các Lạt Ma giả mạo, nên hãy thận trọng đừng tin tưởng một cách mù quáng vào những kẻ lừa gạt và bất tài như thế. Bởi có thể nói rằng việc tìm ra được vị Thầy chân chính làm ảnh hưởng tới đời này lẫn đời sau, nên điều tối quan trọng là hãy đặt niềm tin của bạn vào một hành giả Giáo Pháp mà bạn biết rõ, một người luôn luôn khiêm tốn, và bản tánh bên trong cùng cách hành sử bên ngoài của Ngài thì tương ưng với nhau.

    Nói chung, có những người bình thường có được một mức độ thấu-thị-giới-hạn-trong-ý-niệm nào đó, nhưng khả năng này không thường hằng, và chỉ có hiệu lực trong một thời gian. Khả năng thấu suốt hoàn toàn thuần tịnh chỉ hiện ra với những bậc đã đạt tới quả vị siêu việt, vì thế khả năng này thật cực kỳ khó đạt được.72

    Om Mani Padme Hum !

  4. #144
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.5 GIEO MỐI BẤT HOÀ

    Việc gieo mối bất hoà có thể công khai hay bí mật.

    Gieo mối bất hoà công khai. Đây là một chiến lược thường dùng của những người nắm quyền. Điều này bao gồm việc tạo ra mối bất hòa giữa hai người cùng hiện diện bằng cách công khai kể với một người rằng người kia nói xấu sau lưng anh ta, và tiếp tục diễn tả lại những gì người thứ nhất đã nói hay làm hại người thứ hai – và sau đó có thể hỏi cả hai tại sao hiện giờ vẫn đối xử với nhau như thể không có chuyện gì xảy ra giữa họ.

    Gieo mối bất hoà bí mật. Điều này có nghĩa là chia rẽ hai người đang rất hoà thuận với nhau bằng cách kể lại sau lưng người thứ hai cho người thứ nhất nghe về những điều kinh khủng mà người thứ hai được cho là đã nói về người thứ nhất trong khi người thứ hai lại là một người mà người thứ nhất luôn quan tâm đến.

    Trường hợp tệ nhất trong việc gieo mối bất hoà là gây mâu thuẫn giữa những thành viên trong Tăng Đoàn. Việc gây nên sự rạn nứt giữa vị Thầy của Mật Thừa và đệ tử của Ngài, hoặc trong nhóm huynh đệ hay tỉ muội tâm linh thì đặc biệt nghiêm trọng.

    1.6 NÓI LỜI CAY NGHIỆT

    Lời nói cay nghiệt là, chẳng hạn như phê bình một cách thô bạo về những khuyết điểm trên thân thể của người khác, công khai gọi người ta là chột, điếc, mù v.v.. Điều này bao gồm sự phơi bày những khiếm khuyết che dấu của người khác, đủ mọi loại lời nói xúc phạm và, trong thực tế, ngay cả bất kỳ những lời nào làm người khác không vui hay không thoải mái, cho dù là lời ngọt ngào chứ không cay nghiệt.

    Đặc biệt, nói xúc phạm một người trước mặt một vị Thầy, trước mặt một huynh đệ tâm linh, hay một bậc hiền thánh là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.

    Om Mani Padme Hum !

  5. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    Tuệ Thức (03-21-2017)

  6. #145
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.7 NÓI CHUYỆN PHIẾM VÔ ÍCH

    Nói chuyện phiếm vô ích là nói nhiều mà không có bất cứ mục đích nào: ví dụ, kể lại những gì ta tưởng là Giáo Pháp nhưng thật ra không phải – như nghi lễ của những Bà la môn (brahmin);73 hay nói bâng quơ về những chủ đề làm khuấy động lòng tham muốn hay sân hận, như kể những chuyện của gái điếm, hát những bài ca dâm dật, hoặc bàn luận về chuyện cướp bóc và chiến tranh. Đặc biệt, làm quấy nhiễu việc cầu nguyện hay trì tụng của người khác bằng cách tuôn ra những lời lẽ vô dụng làm cho họ bị xao lãng thì điều này đặc biệt tai hại, bởi việc ấy ngăn cản họ trong việc tích tập công đức.

    Những mẩu chuyện ngồi lê đôi mách mà thoạt nhìn dường như phát sinh hoàn toàn tự nhiên và tự phát, nhưng khi bạn xem xét kỹ lưỡng hơn, thì được thúc đẩy bởi sự tham dục hay thù hận, và mức độ nặng nề của những lỗi lầm sẽ tương xứng với số lượng tham muốn hay sân hận được tạo nên trong tâm bạn hay tâm người khác khi nói về những mẩu chuyện này.

    Trong khi bạn đang tụng đọc những lời cầu nguyện hay trì tụng các câu minh chú mà lại trộn lẫn với sự trò chuyện không thích đáng thì việc ấy sẽ ngăn chặn sự kết trái của công phu tu tập của bạn, cho dù bạn có tụng niệm nhiều tới đâu chăng nữa. Điều này đặc biệt áp dụng cho những loại chuyện tầm phào khác nhau lan truyền trong hàng ngũ Tăng Đoàn. Chỉ một người duy nhất nói chuyện tầm phào là đã có thể làm cho công đức của toàn thể hội chúng bị tiêu huỷ và những hành động đáng khen của các tín chủ và người bảo trợ của hội chúng cũng bị uổng phí.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #146
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong xứ Ấn Độ cao quý, như một thông lệ, chỉ có những bậc đã đạt được những thành tựu cao nhất và hoàn toàn trong sạch, đã đoạn diệt được tất cả những lỗi lầm xấu xa thì những vị ấy mới có quyền sử dụng quỹ cúng dường cho Tăng Đoàn. Đức Phật không cho phép một ai khác được làm điều đó. Nhưng ngày nay, người ta chỉ cần học được một hay hai nghi thức Mật thừa, và ngay khi có thể trì tụng các nghi quỹ ấy là họ bắt đầu sử dụng bất kỳ những vật cúng dường nguy hiểm nào 74 mà họ có thể nhận được. Nếu không được thọ nhận các lễ quán đảnh, không trì giữ tất cả các mật nguyện, không tinh thông các giai đoạn phát triển và hoàn thiện, và không hoàn tất những điều kiện đòi hỏi của việc tụng niệm minh chú, mà lại đi nhận cúng dường bằng cách cử hành những nghi lễ Mật thừa – nghĩa là chỉ hát tụng những Minh chú bí mật một cách qua loa giống như những phù thủy đạo Bon – thì đây là một vi phạm nặng nề. Sử dụng những của cúng dường nguy hiểm này được so sánh với việc ăn những viên sắt nóng: nếu người bình thường cùng dự phần mà không có quai hàm bằng gang thép của sự hợp nhất hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện, thì họ sẽ tự đốt cháy mình và bị hủy hoại. Như có câu nói rằng:

    Phẩm vật cúng dường (rất) nguy hiểm là những lưỡi dao bén chết người;
    Cứ tiêu xài, và của ấy sẽ cắt đứt huyết mạch của Giải thoát.


    Chẳng những không tinh thông hai giai đoạn Thiền định của pháp tu Mật Thừa mà những người như vậy, cho dù có thể họ biết chút ít những ngôn từ của các nghi thức nhưng thậm chí họ cũng không lo tụng niệm những ngôn từ ấy một cách đúng đắn. Tệ hơn nữa, vào lúc họ trì tụng Thần chú – là phần quan trọng nhất – họ lại bắt đầu tán gẫu, và trong suốt thời gian được ấn định để trì chú, họ tuôn ra một lô toàn những chuyện tầm phào không dứt, những chuyện ngập đầy tham vọng và kích động. Điều này thật tai hại cho chính bản thân họ và cho cả những người khác. Điều tối quan trọng là các Tu sĩ và các Lạt Ma phải từ bỏ loại chuyện phiếm này và tập trung vào việc tụng chú mà không được trò chuyện.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #147
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    1.8 THAM MUỐN

    Sự tham muốn bao gồm tất cả những tư tưởng thèm muốn hay hám lợi, thậm chí kể cả những niệm tưởng vi tế nhất mà chúng ta có thể có đối với tài sản của người khác. Khi suy tưởng rằng sẽ dễ chịu biết bao nếu như những thứ kỳ diệu đó của họ lại thành của mình, chúng ta cứ mơ tưởng được sở hữu những thứ ấy, vạch ra những kế hoạch để chiếm đoạt chúng, v.v…

    1.9 MUỐN LÀM TỔN HẠI NGƯỜI KHÁC

    Điều này ám chỉ tất cả những tư tưởng hiểm độc mà ta có thể có về những người khác. Ví dụ như suy nghĩ với lòng oán ghét hay giận dữ để xem bằng cách nào chúng ta có thể làm hại được họ; cảm thấy thất vọng khi họ thành công hay phát đạt; mong muốn họ bớt sung túc, bớt hạnh phúc hay bớt tài giỏi; hoặc cảm thấy vui mừng khi những điều khó chịu xảy ra cho họ.

    1.10 TÀ KIẾN

    Tà kiến bao gồm quan điểm cho rằng hành động không tạo nghiệp quả, là quan điểm của thuyết vĩnh cửu thuyết hư vô.

    Theo quan điểm hành động không tạo nghiệp quả thì Thiện hạnh không đem lợi ích và Ác hạnh không gây tổn hại. Quan điểm của thuyết vĩnh cửu và hư vô bao gồm tất cả những quan điểm khác nhau của những kẻ Ngoại đạo. Mặc dù những tà kiến loại này có thể được chia ra thành ba trăm sáu mươi quan điểm sai lầm, hay sáu mươi hai tà kiến, nhưng tất cả có thể được tóm tắt thành hai phân loại bao gồm chủ nghĩa vĩnh cửu và chủ nghĩa hư vô.

    Những người theo chủ nghĩa vĩnh cửu tin là có một cái Ngã thường hằng và một đấng Tạo hoá (tạo lập thế giới) hiện hữu vĩnh cửu bên ngoài ta, chẳng hạn như các vị thần Isvara hay Vishnu. Những người theo thuyết hư vô tin rằng tất cả sự vật hoàn toàn tự phát, không có đời quá khứ hay đời vị lai, không có nghiệp quả, không có tự do và giải thoát.75 Như có nói trong học thuyết của thần Isvara Sắc Đen:

    Mặt trời mọc, nước chảy xuống,
    Hạt đậu xoe tròn, chiều dài đâm tủa và cái bén nhọn của cây gai,
    Vẻ đẹp của con mắt ngũ sắc của đuôi công;
    Chẳng do ai tạo, tất cả đều tự phát một cách tự nhiên.


    Om Mani Padme Hum !

  9. #148
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    Họ biện luận rằng khi mặt trời mọc ở phương Đông, không ai ở đó làm cho nó mọc. Khi một dòng sông chảy xuống thấp, không ai lèo lái cho nước chảy xuống. Không ai lăn những hạt đậu để làm tất cả những hạt đậu tròn xoe, hay làm cho tất cả các mũi gai thành dài, sắc nhọn, và dựng đứng. Không ai vẽ những con mắt đẹp đẽ nhiều màu trên một đuôi công... Tất cả những sự việc này chỉ là thuần túy như thế, được sinh do những đặc tánh riêng của chúng. Và vì thế mọi sự trong thế gian này dù thoải mái hay khó chịu, xấu hay tốt – mọi hiện tượng đều tự phát một cách hoàn toàn tự nhiên. Không có nghiệp từ quá khứ, không có những đời trước, không có những đời sau.76

    Nếu cho rằng văn bản của những học thuyết như vậy là chân chính và thuận theo những bản văn ấy, hoặc ngay cả không noi theo nhưng lại suy gẫm cho rằng lời của Đức Phật, cũng như những giáo huấn của vị Thầy của bạn, hay những trước tác của những nhà luận giảng uyên bác là những lời sai lạc, rồi đâm ra hoài nghi, chỉ trích những lời này, thì tất cả đều được bao gồm trong điều được gọi là Tà kiến.

    Điều tệ hại nhất trong mười hành động bất thiện là sát sinh và tà kiến. Như đã có câu nói rằng:

    Không hành vi nào tệ hại hơn việc cướp đi mạng sống của một chúng sinh khác; Trong mười hành vi bất thiện, tà kiến là nặng nề nhất.

    Ngoại trừ chúng sinh trong các Địa ngục, không ai không chùn bước trước cái chết hay không ai không coi trọng cuộc đời mình hơn bất kỳ điều gì khác. Thế nên, huỷ diệt một cuộc đời là một hành động cực kỳ bất thiện. Trong Tịnh Ức Diệu Pháp Kinh có nói rằng ta sẽ phải trả lại bất kỳ mạng sống nào ta đã cướp đi bằng năm trăm kiếp sống của riêng ta, và nếu ta giết chết dù chỉ một chúng sinh thì ta sẽ phải trải qua một đại kiếp ở các cõi Địa ngục.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #149
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    Còn tệ hại hơn nữa là trong khi đang thực hiện một việc công đức, chẳng hạn như xây dựng một biểu tượng của Tam Bảo, mà bạn lại làm việc đó như thể đây là một lý do bào chữa để qua đó mà bạn phạm những ác hạnh như sát sinh. Ngài Padampa Sangye đã nói:

    Xây dựng pháp bảo hộ trì cho Tam Bảo trong khi gây ra tổn hại và đau khổ
    Là ném đời sau của bạn vào trong gió.


    Cũng là điều sai lầm quấy quá nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm điều đáng ca ngợi khi giết súc vật và dâng cúng thịt và máu của chúng cho các Lạt ma được mời tới nhà bạn, hay dâng cúng những món này cho một hội chúng các tu sĩ. Hậu quả của ác nghiệp sẽ xảy tới cho cả người cho lẫn người nhận. Người cho, mặc dù làm việc cung cấp thực phẩm, nhưng đang tạo ra một món cúng dường bất tịnh; và người nhận đang chấp thuận thực phẩm không thích hợp. Bất kỳ kết quả tốt lành nào cũng đều sẽ bị hậu quả tiêu cực lấn át (lợi bất cập hại). Quả thực, trừ khi bạn có khả năng làm hồi sinh các nạn nhân của bạn ngay tại chỗ, còn thì không có tình huống nào mà hành vi sát sinh lại không làm ô uế bạn như là một hành vi bất thiện. Bạn cũng có thể đoan chắc rằng việc ấy sẽ làm tổn hại cuộc đời và công hạnh của vị Thầy.78 Nếu bạn không có khả năng chuyển di tâm thức chúng sinh đến trạng thái Cực lạc, thì bạn nên thực hiện mọi nỗ lực để tránh việc cướp đi mạng sống của các chúng sinh ấy.

    Nếu bạn có Tà kiến, cho dù chỉ trong một khoảnh khắc, điều ấy sẽ phá vỡ tất cả các giới nguyện của bạn và bạn tự loại mình ra khỏi cộng đồng Phật tử. Tà kiến cũng sẽ không cho bạn có được sự tự do khi đang có được thân người trong đời này để thực hành Giáo Pháp. Từ giây phút tâm thức bạn bị những Tà kiến làm nhiễm ô, thì ngay cả những việc tốt lành mà bạn làm cũng không dẫn tới được giải thoát và những việc xấu ác bạn đã phạm cũng chẳng thể sám hối được nữa.79

    Om Mani Padme Hum !

  11. #150
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Lời vàng của thầy tôi
    PHẦN MỘT _ CHƯƠNG IV
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. Hậu Quả Của Muời Hành Vi Bất Thiện

    Mỗi hành vi tiêu cực sinh ra bốn loại nghiệp quả: quả chín muồi trổ sinh, quả tương ứng với nhân đã gieo, quả trổ sinh nghiệp cảnh, và quả tăng trưởng liên tục.

    2.1 QUẢ CHÍN MUỒI TRỔ SANH 80

    Nếu phạm vào bất kỳ một trong mười ác hạnh nào trong khi để cho lòng sân hận thúc đẩy thì điều này sẽ dẫn đến sự tái sinh trong các cõi Địa ngục. Phạm điều ác bởi lòng tham dục sẽ bị đọa vào cõi Ngạ quỷ; phạm điều ác do vô minh thì sẽ phải đọa vào cõi Súc sinh. Một khi bị đọa vào trong những cõi thấp này, chúng ta phải trải qua những nỗi thống khổ đặc biệt ở cõi đó.

    Ngoài ra, khi có một sự thôi thúc rất mạnh mẽ – lòng tham, sân, hay si cực kỳ dữ dội– thì sự thôi thúc này sẽ là động cơ dẫn đến việc liên tục tích tụ những ác hạnh trong một thời gian dài, và điều này sẽ đưa đến việc tái sinh trong các cõi Địa ngục. Nếu sự thôi thúc bớt mạnh và các ác hạnh giảm thiểu đi, thì sẽ đưa đến việc tái sinh làm Ngạ quỷ; nếu ít hơn nữa thì sẽ tái sinh làm Súc vật.

    2.2 QUẢ TƯƠNG ỨNG VỚI NHÂN

    Ngay cả cuối cùng, khi chúng ta đã thoát được ra khỏi cõi thấp, nơi mà quả chín muồi hoàn toàn trổ sinh đã khiến ta phải bị đoạ sinh vào ấy, và nay ta đã có được một thân người, nhưng dù như thế thì chúng ta sẽ vẫn phải tiếp tục trải qua kinh nghiệm của quả tương tự với nhân. Thật vậy, trong các cõi thấp cũng có nhiều loại đau khổ khác nhau tương tự với những nguyên nhân đặc biệt. Những kết quả tương tự với nguyên nhân này có hai loại: những hành nghiệp tương ứng với nguyên nhân và những kinh nghiệm tương ứng với nguyên nhân.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •